Đến nội dung

Hình ảnh

Cần nhìn lại nhà giáo Đại học

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 2 trả lời

#1
habinhminh

habinhminh

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 16 Bài viết
Cần nhìn lại nhà giáo Đại học

Một vấn đề trung tâm của giáo dục (GD), đặc biệt GD đại học (ĐH), là vấn đề đội ngũ nhà giáo - có thầy giỏi thì mới có trò giỏi. Có một nền ĐH tốt thì mới có nền trung học tốt và nền tiểu học tốt.

Tôi xin nêu vài thí dụ tóm tắt:

Trước tiên là sự quan niệm sai về vai trò của giáo sư ĐH. Người giáo sư ĐH phải đồng thời là nhà nghiên cứu. Chức vụ là như vậy, nó gắn với nhu cầu của xã hội. Cho nên, quan niệm giáo sư ĐH như là một ìhàm” hay một ìchức danh” cao quí mà Nhà nước phong thưởng cho những cá nhân xuất sắc vì những công trình cá nhân của họ là một quan niệm không có cơ sở khoa học.

Hiện nay, có câu hỏi: ìỞ ta, có quá nhiều GS, PGS không?”. Câu hỏi không chính xác thì câu trả lời không thể đúng. Nếu giáo sư ĐH là một ìhàm” hay một ìchức danh”, thì ở ta quá nhiều GS (và PGS), và ở các nước khác không hề có. Nếu giáo sư ĐH là một ìchức vụ”, thì ở ta quá ít.

(Nêu một thí dụ so sánh: Ở Pháp dân số ít hơn ta, số giáo sư đại học (professeurs des universités) hiện nay là 19.655, và số maitres de conférences (một danh hiệu khó dịch ra tiếng Việt, vì bằng cấp tối thiểu là tiến sĩ và lý lịch khoa học tương đối cao) là 35.301, tổng cộng là 54.956 nhà giáo ĐH cơ hữu, không kể các phụ giảng viên cơ hữu hay giảng viên theo hợp đồng có bằng tiến sĩ hay không, giáo viên thỉnh giảng, các nghiên cứu viên thấp hay cao như loại directeurs de recherche CNRS tham gia giảng dạy một số giờ, cũng không kể các nhà giáo của hệ tư lập. Số luận án tiến sĩ bảo vệ ở Pháp là khoảng trên 1 vạn mỗi năm).

Quan niệm về giáo sư ĐH nói riêng và nhân sự nói chung tất nhiên gắn liền với cách tổ chức ĐH. Việc tách rời các viện nghiên cứu cơ bản ra khỏi các ĐH (theo kiểu Liên Xô cũ mà các nhược điểm đã được thấy rõ) là điều bất cập, nhưng lại đang tồn tại ở ta.

Trong một xã hội trọng vọng danh hiệu như nước ta, một phần đội ngũ quản lý cũng vì chức danh mà được trao trọng trách. Kéo theo đó là tất cả các quan niệm về cách tổ chức hệ thống các trường ĐH, phần lớn quan niệm như những trường dạy nghề cao cấp, tuyển sinh quá sớm, học cơ bản chưa đủ đã chuyên vào học kỹ thuật nghề nghiệp, cho nên vào đời lao động khó cập nhật, khó đáp ứng được với nhu cầu thị trường luôn luôn thay đổi trong một khung cảnh toàn cầu hóa, ảnh hưởng đến công nghiệp, nông nghiệp, doanh nghiệp… nói chung.

Đặc biệt cũng có thể kể tới hệ thống đại học sư phạm tách rời thành một khối riêng biệt, chú trọng nhiều đến những phương pháp giảng dạy trong khi nội dung hiểu biết lại chưa tương xứng, ảnh hưởng rất nhiều đến nền giáo dục trung học, tiểu học. Nhiều điều còn lại cũng phụ thuộc vào vấn đề nhà giáo, thí dụ như câu hỏi ìGD có là hàng hóa không ?” cho thấy rằng ìcầu” thì có nhưng lấy đội ngũ nhà giáo nào để ìcung” cho có chất lượng ?

Cho nên, hãy nhìn lại vấn đề nhà giáo đại học, quan niệm chức vụ của họ là gì, trước khi bàn về vai vế cao thấp, đánh giá theo số lượng công trình theo kiểu này hay theo kiểu kia... Rồi sau đó hãy bàn đến các vế khác trong việc chấn hưng.

Theo Tiền Phong - GS Bùi Trọng Liễu (Tiến sĩ Nhà nước về khoa học, nguyên Giáo sư Đại học Paris)

#2
habinhminh

habinhminh

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 16 Bài viết
Thương hiệu Đại học

Trò chuyện với GS TS Nguyễn Đăng Hưng
(GS ĐH Liège, Bỉ, chủ nhiệm các chương trình Cao học Bỉ và Việt tại ĐH Bách khoa TP.HCM và Hà Nội)

Ta biết rằng hệ 3-5-8 là hệ đang hiện hành tại các đại học Mỹ, Ấn Độ, Nhật, Úc và nhiều nước lớn khác. Như vậy có nghĩa là gần như sẽ đi đến một nền đại học thống nhất trên toàn thế giới.

* Thưa ông, hiện nay, với chủ trương xã hội hóa giáo dục, Nhà nước đã cho các trường dân lập hay vốn nước ngoài thành lập ngày càng nhiều dẫn đến sự cạnh tranh khá gay gắt. Trong bối cảnh đó, các trường đã bắt tay tự xây dựng thương hiệu cho mình. Xin cho biết ý kiến ông về điều này?

- Công nhận tính thị trường của nền giáo dục Việt Nam hiện nay là một tiến bộ. Đã là thị trường thì có cạnh tranh. Và theo quy luật cạnh tranh, sinh tồn xây dựng thương hiệu là điều tất yếu. Vấn đề là thị trường phải như thế nào…

* Vậy thì theo ông, làm sao để có một thị trường giáo dục công bằng, lành mạnh?

- Trước hết phải coi tư thục và công lập là con một nhà, không có con cưng mà cũng chẳng có con ghẻ. Muốn được vậy, điều quan trọng là phải bình đẳng về phân chia phúc lợi xã hội toàn dân. Đối với các trường đại học, cần công nhận quyền tự quản, bao gồm quyền tuyển sinh, cấp bằng, quản lý và bổ nhiệm nhân sự, tổ chức việc giảng dạy, nghiên cứu khoa học…

Bộ chỉ quản lý khung:học trình quốc gia (trường nào cũng phải tuân theo chương trình học do bộ đề ra), chế độ (mức lương tôi thiếu, chức danh, học hàm…), thanh tra giám sát, hợp tác quốc tế… Lúc ấy, cạnh tranh sẽ theo hướng tích cực: giành thầy giỏi, trò giỏi. Thương hiệu thành công hay không là từ đây.

Để xây dựng thương hiệu, ngoài chất lượng quản lý, chất lượng giảng dạy, môi trường học tập, còn phải có một chiến lược marketing, trong đó có việc xây dựng và quản bá thương hiệu. Việc này liệu có dẫn tới nguy cơ thương mại hóa giáo dục, điều mà chúng ta nghe nói tới gần đây?

Những tiêu cực hiện nay ở Việt Nam, theo tôi, một phần do ta chưa kịp xây dựng một khung pháp lý cần thiết. Mặt khác, do ta cho phép ra đời rất nhỏ giọt các trường dân lập nên dù vô tình hay cố ý, ta cũng đã duy trì cơ chế độc quyền, mất cân bằng cung – cầu.

Hiện nay, trước mắt nên bổ sung bộ luật doanh nghiệp, cho phép ra đời những tổ chức dân sự, tổ chức xã hội không có mục đích kiếm tiền (như các hội ái hữu, hữu nghị, cựu sinh viên, khuyến học…). Các đại học tư thục cũng thuộc loại này. Chú ý không nhằm kiếm tiền không có nghĩa là bất vụ lợi. Các đại học tư thục có phúc lợi nhưng không được dư tiền, chia lãi.mỗi năm ngân sách chi thu phải cân bằng. Phần lãi của trường phải được đầu tư cho nâng cao chất lượng đào tạo, tăng cường quy mô, phát triển ngành nghề. Việc xây dựng thương hiệu cho một đại học phức tạp lắm.

Tôi có một ví dụ mà tôi tâm đắc, chuyện về một đại học có thương hiệu nổi tiếng: đại học Stanford, tiểu bang California, Hoa Kỳ. Trường này được gia đình thành lập cách đây 113 năm. Jane và Leland Stanford là một gia đình doanh nhân giàu có.

Người chồng đã là thống đốc tiểu bang – Thượng nghị sĩ. Nhưng họ bất hạnh: đứa con duy nhất của họ bị bệnh qua đời mới có 16 tuổi. Sau những tháng ngày hụt hẫng khôn nguôi, một sáng thức dậy họ quyết định:”Tuổi trẻ của tiểu bang California sẽ là những đứa con của chúng ta”. Và họ cống hiến toàn bộ tài sản của gia đình cho việc thành lập một trường đại học mới.

Đại học Stanford nay được đánh giá là một trong năm đại học uy tín nhất nước Mỹ. Ông Stanford đã có lời tuyên bố, sau này trở thành ìhiến pháp” của trường như sau: ”Đại học có mục đích tạo điều kiện để sinh viên thành đạt và hữu ích cho đời, đại học phải chăm lo sức khoẻ của cộng đồng nhân danh văn minh và nhân loại, đại học phải chỉ rõ ân huệ của tự do điều tiết bởi luật pháp, đại học phải dạy dỗ lòng yêu mến và niềm kính trọng những nguyên tắc cơ bản của việc trị nước xuất phát từ những quyền bất biến, quyền được sống, quyền được hưởng hạnh phúc của con người”. Sau khi Leland mất đi, có lúc tài sản của gia đình Stanford bị phong tỏa, đại học đứng bên bờ vực và Jane đã tìm cách duy trì hoạt động của trường bằng mọi giá.

Hai năm sau nhờ sự can thiệp của Tổng thống Mỹ Cleveland, Toà án tối cao Liên bang ra phán quyết huỷ bỏ án cũ, trả lại cho Jane Stanford 11 triệu đô la và nhờ vậy ĐH Stanford mới sống trở lại.

Qua sự hình thành của thương hiệu Stanford tôi muốn nhấn mạnh ý tưởng sau đây: một thương hiệu lâu bền và thành công của một đại học đòi hỏi ở thành phần sáng lập những điều kiện, tư duy đặc biệt: có tài chính ban đầu dồi dào, vững chắc, có tinh thần phục vụ cộng đồng bất vụ lợi cao, sự gắn bó tâm huyết của người sáng lập và ban quản trị, ý chí sắt đá đảm bảo chất lượng trong mọi tình huống và nhất là tinh thần trách nhiệm của nhà nước đối với giáo dục, ngay cả ở cơ sở tư nhân.

Các trường nước ngoài khi vào Việt Nam họ thực hiện rất nhiều chiến lược tiếp thị nhằm quảng bá tên tuổi của trường. Xin ông cho biết một số kinh nghiệm của trường châu Âu?

Ngân sách nhà nước rót về hàng năm tỉ lệ thuận với số sinh viên ghi danh. Trường nào kém chất lượng sẽ bị mất sinh viên và kết quả là năm sau mất tiền. Năm nào các trường cũng có chiến dịch quảng bá thu hút sinh viên. Đại học Liège mà tôi gắn bó gần 45 năm có cả một ban báo chí thông tin mà công việc chính là lo cho thương hiệu của trường.

Hiện nay trên bình diện toàn châu Âu, để bảo vệ thương hiệu của nền giáo dục, các nhà lãnh đạo giáo dục đang làm một cuộc cách mạng ngoạn mục. Với tuyên ngôn Balogna năm 1999, một cuộc cải tổ có tính đột phá được bắt đầu thực hiện từ năm 2004, theo một lộ trình thống nhất gồm các nội dung: Xây dựng một hệ thống đào tạo thống nhất, toàn 29 nước của châu Âu chỉ còn ba loại bằng cấp:

1. Tú tài + 3 là cử nhân; tú tài + 5 là thạc sĩ; tú tài + 8 là tiến sĩ
2. Áp dụng chế độ đào tạo theo tín chỉ trên toàn châu Âu
3. Công nhận bằng cấp của nhau trên toàn châu Âu
4. Liên thông giữa đào tạo nghề và đào tạo đại học
5. Củng cố việc trao đổi sinh viên, giảng viên bằng cách tăng cường học bổng và thù lao thụ giảng
6. Củng cố chế độ tự trị đại học cùng lúc với những phương thức kiểm định chặt chẽ chất lượng đại học.

(Theo Sài Gòn Tiếp Thị)

#3
habinhminh

habinhminh

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 16 Bài viết
ĐẾN THĂM NHỮNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ

Hoàng Ngọc Hiến

Trong một chuyến đi thăm Hoa Kỳ tôi đã nhận lời đến thăm trường của Đại học Harvard, Đại học Yale, Đại học Berkcley và đã có dịp tiếp xúc với một số bạn đồng nghiệp ở Đại học Columbia, Đại học San Francisco, Đại học Irvin…Trong thời gian sống ở Mỹ tôi tiếp xúc với giới đại học nhiều hơn cả. Một phóng viên Mỹ hỏi tôi và những cảm tưởng sâu sắc nhất sau hai tháng sống ở Mỹ và tôi đã trả lời: "Nước Mỹ là một siêu cường về đại học, nền đại học Mỹ là một cống hiến to lớn cho sự phát triển của văn minh nhân loại".

Dân số Mỹ hơn 250 triệu người trong đó có khoảng 13.5 triệu sinh viên. Nước Mỹ có hơn 3.500 trường đại học, phần lớn là đại học cộng đồng (Community College), đây là loại trường "đại trà", phổ cập, học phí không cao, chỉ dạy chương trình đại học năm thứ nhất và năm thứ hai, chất lượng không đồng đều (thượng vàng hạ cám), Đại học tổng hợp (University) là một loại trường đại học khác, đào tạo đại học đủ bốn năm (cử nhân) và có đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ). Sinh viên học đại học cộng đồng có thể chuyển học tiếp ở đại học tổng hợp, chất lượng trường đại học tổng hợp cũng có những chênh lệch rất lớn. Nước Mỹ có khoảng một trăm trường đại học tổng hợp lớn tiên tiến, hùng hậu, trong đó nổi lên những trường đầu bảng có uy tín quốc tế: Đại học Harvard, Đại học Yale, Đại học Cornell, Đại học Columbia, Đại học Berkeley… Đây là đầu não của nước Mỹ. Như Đại học Harvard có đến vài mươi giải thưởng Nobel. Các vấn đề quốc tế dân sinh cùng những đối nội, đối ngoại quan trọng đều được nghiên cứu ở đây. ở những trường này cơ sở vật chất rất đẩy đủ, hiện đại, đặc biệt là cơ sở và trang thiết bị thuể dục thể thao. Chẳng hạn ở đại học Harvard có 8 sân quần vợt có mái che, ngoài bể bơi thông thường còn có bể bơi cho người tàn tật. Còn thư viện đại học thì toàn bộ như mục được đưa vào máy vi tính nên việc tra cứu tiện lợi, nhanh chóng. Biết tôi đang muốn tìm tài liệu về đề tài "Tính hiện đại trong văn học" một bạn đồng nghiệp ở Đại học Columbia dẫn tôi đến một thiết bị trông giống như máy vi tính và ông ta bấm nút từ "modernity" (tính hiện đại), thế là trên màn hình lần lượt hiện lên tất cả 639 đề mục những cuốn sách liên quan đến đề tài này với sự miêu tả chính xác, phân loại rành mạch. Bấm một nút nữa thì tôi nhận được bản in đầy đủ danh sách 639 cuốn sách đó. cái máy ấy tên gọi là On line Catalog, ở Mỹ khá phổ biến. Như vậy, mối quan hệ giữa đào tạo đặc tuyển và đào tạo đại trà, một vấn đề cơ bản của chiến lược giáo dục, ở Mỹ được giải quyết bằng việc tập trung xây dựng những trường đại học tổng hợp ìhùng hậu” (nơi dào tạo đặc tuyển, coi trọng chất lượng) và phát triển rộng rãi hệ thống đại học cộng đồng (nơi đào tạo đại trà, giải quyết số lượng), tỷ lệ là 1/30, chỉ cần có một trường đại học ìhùng hậu”, thì có thể xây dựng hơn ba chục trường đại học cộng đồng. Ở ta, nếu như có được mươi trường đại học tổng hợp hẳn hoi thì cấp huyện cũng có thể mở được đại học cộng đồng.

Tại các đại học lớn của Mỹ sinh viên được học với một đội ngũ giáo viên và giáo sư chất lượng cao. ở một số trường các giảng viên trong trường chỉ đảm nhiệm 1/3 số giờ dạy, 1/3 nữa mời các giảng viên xuất sắc ở các trường trong nước, còn 1/3 còn lại mời các giáo sư nước ngoài. Tôi được biết Edgar Morin, Alain Touraine, Derridas, cố giáo sư Michel Foucault, bốn nhà bác học cự phách của Pháp thường xuyên đến giảng ở các đại học California. Một chính sách chung đối với các giảng viên đại học là giảng dạy 4 hoặc 5 năm thì được nghỉ một năm để tu nghiệp (có thể đến bất cứ trường hoặc viện nào, hoàn toàn do mình chọn, không kể trong nước hay ngoài nước). Chế độ nghỉ dạy để nghiên cứu này được gọi là chế độ sabbatical. Tôi đề nghị Bộ nghiên cứu để thực hiện càng sớm càng tốt chế độ này trong giáo dục đại học ở ta,có một bộ phận không nhỏ cán bộ giảng dạy bị mòn mỏi, cạn kiệt vì hàng chục năm phải lên lớp giảng dạy vượt số giờ tối đa quá nhiều, một phần vì sinh kế, một phần vì bị lạm dụng.

So sánh đại học cộng đồng và đại học tổng hợp, sự chênh lệch và học phí có thể rất cao. Đại học cộng đồng học phí khoảng 200 đô la một năm. Học phí ở một trường đại học tổng hợp lớn có thể lên tới 18.000 đô la một năm tính cả tiền nội trú và sinh hoạt thì một năm có thể tốn khoảng 30 ngàn đô la. Phải chăng những trường đại học có thanh thế (thường là chất lượng và học phí rất cao) là độc quyền của con em nhà giàu? Không hẳn như vậy: Nước Mỹ có một thể chế tuyệt vời khá phổ cập và điều kiện tương đối dễ dãi: đó là thể chế cho sinh viên vay để ăn học. Bất kỳ ai có đủ học lực, ngân hàng sẵn sàng cho vay. Bản thân mỗi sinh viên (không kể giầu hay nghèo) sẽ tự quyết định: năng lực và nghị lực của mình có đáng để vay những món tiền lớn cho phép theo học ở những trường đại học lớn. Và chăng "tiền nào, của nấy", tốt nghiệp ở một trường đại học có thanh thế dễ tìm việc hơn, dễ chọn nơi làm việc tốt (công việc hay, lương cao), do đó việc trả nợ không phải là khó. Phần lớn sinh viên Mỹ vay nợ để học đại học. Bob, một người Mỹ trẻ tuổi khá sõi tiếng Nga nói với tôi: "Thời gian nước Nga bắt đầu cải tổ tôi có nhu cầu biết tiếng Nga và tôi đã vay ngân hàng để sang Nga học tiếng Nga, đến nay vẫn chưa trả xong nợ". Một khi người sinh viên vay nợ để đi học thường học tập một cách nghiêm túc. ở Mỹ không không phải gia đình triệu phú nào cũng "bao cấp " hoàn toàn cho con em học đại học, có gia đình con em vẫn phải đứng tên vay ngân hàng để trả học phí.

Ở Mỹ, học đại học y hết sức tốn kém. Muốn thi vào trường y phải có bằng tốt nghiệp đại học, ngành nào cũng được (dĩ nhiên, phải có một số học phần liên quan trực tiếp đến ngành y). Như vậy, tốt nghiệp đại học mất 4 năm, học y mất 4 năm, cộng thêm một năm thực tập, thêm tất cả là 9 năm. Học chuyên khoa mổ tim mất 4 năm, học chuyên khoa mổ óc mất 7 năm nữa (tất cả là 16 năm). Bác sĩ y khoa ở Mỹ dễ tìm việc làm, thu nhập cao. Tôi thấy ở nhiều gia đình Việt kiều tiếp theo đợt một lo cho con tốt nghiệp ngành đại học nào đó là đợt hai lo cho con học bác sĩ y khoa. Có một điều tôi không sao hiểu nổi là tại sao ở Mỹ cứ nhất thiết phải tốt nghiệp đại học thì mới được thi vào trường y. Một giáo sư đại học Mỹ giải thích cho tôi: "Học y thì ngay từ đầu người sinh viên phải có một sự chín chắn nào đó và phương pháp học tập, nghiên cứu. Tốt nghiệp đại học là một bằng chứng cho sự chín chắn và trình độ phương pháp luận…"

Đại học Berkeley ở một thành phố nhỏ, yên tĩnh, ngoài khu trường sở của đại học rộng bát ngát là những dãy phố yên ả, sạch tươm, toàn là biệt thự một, hai tầng, có vườn rộng, trước nhà nào cũng có thảm cỏ và những luống hoa, cứ dăm bảy nhà lại có một cột bóng rổ cho trẻ em tập ném bóng. Ra khỏi thành phố qua một chiếc cầu lớn là địa phận của San Francisco, một thành phố sầm uất cứ phát triển, nguy nga, tráng lệ bất chấp những trận động đất. Tôi thích đại học Berkeley không chỉ vì ở đây có hai người bạn thân của tôi là N.C và P.Z đã từng quen biết ở Hà Nội, không chỉ vì ở đây người phụ trách nghiên cứu Đông Nam á là tiến sĩ Erec. Crystal, một con người rất mực hoà nhã và hiến khách, không chỉ vì ở đây đã từng có phong trào chống chiến tranh ở Việt Nam rất lớn… Tôi rất thích không khí "đại học" ở đây: sự trẻ trung, sự phóng khoáng, sự hồn nhiên nghiêm túc và sự nghiêm túc hồn nhiên, tinh thần dân chủ và những đam mê trong mọi lĩnh vực hoạt động: Thể thao, nghệ thuật, tri thức… Một lần đi thăm trường tôi thấy một đội nhạc kèn lớn rầm rộ kéo đến quảng trường trung tâm của trường. Công chúng khắp nơi ùn đến. Họ cổ vũ cho đội bóng của trường trong trận đấu ngày mai với đội bóng trường bạn là Đại học Stanford. Có những diễn giả nói như gào thét. Công chúng xung quanh reo hò. Sau một đợt cổ vũ, là những tiết mục nhảy múa tưng bừng của gàn một trăm nữ sinh viên thân hình đẹp và khoẻ mạnh. ở một lối đi cây cối um tùm gần trung tâm tôi thấy có hai dãy bàn, ở mỗi bàn có người ngồi trực, xung quanh bàn chăng khẩu hiệu biểu ngữ, trên bàn là những chồng sách báo và truyền đơn. Mỗi tổ chức của sinh viên có một chiếc bàn ở đây. Những hội đồng hương. Những tổ chức tôn giáo. Những đại diện các phong trào văn hoá - xã hội. Có hai bà đã lớn tuổi trực ở một chiếc bàn xin chúng tôi chữ ký. Họ giải thích: "chúng tôi lấy chữ ký đòi hỏi chính phủ ra luật cấm không cho ứng cử viên nhận những món tiền ủng hộ vận động bầu cử quá 100 đô la. Sự bầu cử sẽ không công bằng nếu như có những ứng cử viên được sử dụng những món tiền quá lớn để vận động bầu cử. ở một chiếc bàn khác tôi thấy căng khẩu hiện: "Phản đối lệnh của Hiệu trưởng bãi bỏ chính sách chiếu cố những sinh viên sắc tộc ít người. "Người ngồi trực giải thích: "Bãi bỏ chính sách chiếu cố là một bước lùi về dân chủ. Chúng tôi thành lập tổ chức đấu tranh chống lại sự bãi bỏ này…" ở một lối đi khác cũng có một dãy bàn nhưng những người ngồi trực ở đây là những giáo sư, giảng viên. Họ là những người tư vấn giúp đỡ cho sinh viên trong việc lựa chọn những bộ môn, đề tài để chuyển sâu, những giáo trình chuyên đề cần nghe…Trên thực tế họ làm công việc quảng cáo, rao hàng. ỏ ta, bộ môn nào đã có trong chương trình, mọi sinh viên của một chuyên ngành muốn hay không muốn đều phải theo học, dù cho các thày dạy bộ môn đó rất kém; ở Mỹ, sinh viên được chọn bộ môn. Nếu như có một bộ môn chán quá, không sinh viên nào đăng ký học, thế là các thầy thất nghiệp, không có lý do gì ở lại trường. Hoặc là nhà trường giải tán bộ môn hoặc tìm một giáo sư giỏi giao cho việc xây dựng lại tổ bộ môn. Một biện pháp cơ bản để nâng cao chất lượng những giáo trình và giảng viên là tạo điều kiện và chế độ sinh viên được quyền chọn bộ môn để học, để thi. Chọn bộ môn là một cách bỏ phiếu dân chủ và công bằng chọn lọc những người thầy. Thương mại trong nhà trường là một vấn đề phải bàn, nhưng tại sao không được xem sinh viên là một khách hàng có quyền chọn những mặt hàng theo nhu cầu và sở thích của mình. Trường có nhà Bảo tàng mỹ thuật riêng, dịp tôi đến đương triển lãm chuyên đề những tranh phong cảnh Anh T.k. XVIII. Tôi mê những quán và phê sinh viên ở đây. Có bàn cười nói huyên thuyên. Có bàn tranh cãi nhau om sòm. Có những nhóm tụm lại ca hát. Có những sinh viên đến đây để ngồi đọc sách, làm bài hoặc làm thơ. ở một góc có người gục xuống bàn ngủ một cách ngon lành. Thỉnh thoảng lại có tiếng micrô nhắc khéo: "Nhiều khách hàng đương chờ chỗ trống. Quý khách nào đã ngồi quá lâu xin vui lòng nhường chỗ cho người khác". Chẳng ai để ý đến lời nhắc khéo này. những người ngồi đọc vẫn cứ đọc. Những người viết cặm cụi viết. Và dĩ nhiên những người đương ngủ tiếp tục những giấc mơ của mình. Đến các quán ăn sinh viên không thể không để ý đến một loại khách hàng đặc biệt. Trông họ đã lớn tuổi, ngoài 50… chẳng phải là sinh viên, cũng chẳng phải là giảng viên. Họ ăn mặc lôi thôi, lếch thếch, thường mang theo một chiếc cặp rách chứa đầy sách, tay cầm một cuốn báo… Họ ngồi đàm đạo với nhau hoặc tranh luận với những sinh viên trẻ. Có người ngồi trầm ngâm hút thuốc, có người mải mê đọc báo. Một người bạn Mỹ giới thiệu với tôi: "Đây là những sinh viên "vĩnh cửu". Họ bắt tay làm luận án tiến sĩ cách đây vài chục năm. Họ không hoàn thành luận án và sẽ không bao giờ hoàn thành. Cuộc đời họ gắn với cuộc sống đại học quá lâu rồi nên họ không thể sống khác được. Họ sống quanh quẩn đây. Hàng ngày đến các giảng đường nghe những giáo trình mới và hay. Những tiệm cà phê, những quán ăn sinh viên là nhà của họ…"

Đối với nhiều gia đình người Việt ở Mỹ, nuôi dạy con cái học đại học đã trở thành một mục tiêu thiêng liêng, gần như một tôn giáo. Đây là cả một quá trình vật lộn, phấn đấu rất gian khổ của các bậc phụ huynh. Tôi hết sức xúc động và cảm phục khi được biết có những bà mẹ 5 năm liền làm việc một ngày 16 tiếng để có tiền nuôi con ăn học. ở quận Cam, có hai vợ chồng suốt 10 năm trời làm một ngày hai suất việc và đã nuôi được 5 người con thành bác sĩ y khoa. Một người bạn cho hay là khoảng 60 phần trăm con em người Việt tại Mỹ được học đại học. Tỷ lệ này một phần nhờ sự nỗ lực của các bậc phụ huynh, nhờ sự cố gắng của các em học sinh, và cũng nhờ chính sách đại học của Mỹ có tính chất dân chủ và phổ cập. Điều đáng mừng là sinh viên người Việt tại các trường đại học Mỹ nói chung học tốt. Một người bạn Mỹ bảo tôi: nhìn vào đội ngũ sinh viên đó thì thấy tương lai Việt Nam sẽ phát triển nhanh.

(Theo http://www.ncst.ac.vn/HVGD/

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi habinhminh: 24-02-2005 - 01:59





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh