Đến nội dung

Hình ảnh

Évariste Galois

- - - - - danh nhân toán học nhà toán học thiên tài galois

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 37 trả lời

#1
nguyendinh_kstn_dhxd

nguyendinh_kstn_dhxd

    Đỉnh Quỷ Đỏ

  • Thành viên
  • 1167 Bài viết
Cuộc đời ngắn ngủi của Êvarit Galoa - nhà toán học Pháp thiên tài, người bảo vệ đến cùng chế độ cộng hòa - đã trôi qua đầy bão tố.
Hình đã gửi
Người ta hầu như không biết gì về những năm thơ ấu của Galoa. Chỉ biết rằng thiên tài toán học kỳ lạ của cậu bé được phát hiện khi cậu mới 15 tuổi. Vào những năm đó, cậu đã thuộc lòng giáo trình toán học sơ cấp dạy ở phổ thông, và với lòng khát khao hiểu biết, cậu đã bắt đầu đọc những môn toán cao cấp khó nhất và quan trọng nhất. Đối tượng nghiên cứu là những luận văn khoa học của những nhà toán học lỗi lạc hồi ấy. Cậu nghiên cứu những công trình kinh điển của Côsi, Gauxơ và nhiều tác giả khác. Galoa mê say nghiên cứu toán học đến cuồng nhiệt. Bao nhiêu cũng học hết, không phải chỉ trong giờ nghỉ mà cả khi làm những công việc khác. Chẳng hạn khi viết một bài văn bằng tiếng Pháp, hay khi trả lời giáo sư về một vấn đề gì đó, cậu vẫn nghĩ về những vấn đề toán học.

Galoa không thích ngồi trên lớp. Hầu hết các buổi học, những kiến thức thầy giáo trình bày cậu đều đã biết từ những cuốn sách đã đọc, nên cậu rất chán. Thường thường khi nào Galoa đột nhiên chú ý nghe thầy giáo giải thích, thì điều ấy có nghĩa là hôm đó thầy giáo đã chuẩn bị bài học rất công phu. Các bạn học nhất định sẽ bảo: "Hôm nay bài học thú vị lạ lùng, vấn đề không phải chỉ mới mẻ đối với chúng ta, mà đối với cả bậc thiên tài của chúng ta nữa!" những tiếng "bậc thiên tài của chúng ta" được nói với giọng mỉa mai không giấu giếm do sự ghen ghét và tức tối với một kẻ mà họ gọi là tự cao và chơi trội.

Bạn đọc không yêu thích Galoa vì tính cục cằn, và không đánh bạn với cậu. Ngay đến các thầy giáo cũng không chịu được cậu. Họ biết rằng muốn Galoa nghe và làm theo lời họ, thì phải kàm cho cậu thích. Mà muốn vậy chính họ phải biết nhiều, đọc rất nhiều, chuẩn bị rất nhiều .

Chỉ riêng có thầy giáo Risa là thích Galoa. Ông đã nhìn thấy tài năng to lớn của Galoa.

Risa có thói quen là thích cho hàng loạt bài toán khó vào thứ 2 để học sinh phải làm ở nhà suốt cả tuần. Đa số các bài toán cần phải suy nghĩ nhiều và phải được giải thích hướng dẫn thêm. Nhưng khi Risa vừa đọc xong và đang định giải thích thì đã nghe giọng Galoa: -Thưa thầy, em đã giả được tất cả các bài toán rồi - và cậu đưa cho thầy giáo một vài tờ giấy xé từ cuốn vở học.

Thầy giáo hết sức ngạc nhiên. Mỗi khi Galoa không tự giải được những bài toán đã cho với một thời gian ngắn như vậy, thì bọn học trò lại ngạc nhiên và lại nghe thấy những lời nói đùa quen thuộc "thiên tài loại xoàng". Sau khi xem những bản nháp lời giả của Galoa, Risa hết sức lạ lùng, vì hầu hết các lời giả đều rất độc đáo mà ông chưa hề gặp trong một cuốn sách giáo khoa nào.

Sau buổi học, Risa thường mời Galoa đến phòng mình nói chuyện rất "bình đẳng".

- Ngồi chơi, anh bạn trẻ, và hãy kể cho nghe hiện nay đang nghiên cứu gì nào?

- Thưa thầy, trước hết là em đang mê thích với những suy nghĩ của mình. Em cảm thấy em sắp tìm được điều kiện cần và đủ để cho những phương trình đại số bậc cao, bắt đầu từ bậc năm, giải được dưới dạng căn thức. Rõ ràng là rất nhiều phương trình không thỏa mãn những điều kiện như vậy sẽ không giải được dướ dạng căn thức.

- Điều đó rất đáng khen ngợi - Risa chăm chú nhìn Galoa - nhưng em đã lường trước được sức lực của mình chưa? Chính những vấn dề như vậy ngay cả các nhà toán học khổng lồ cũng không giải quyết được trọn vẹn kia mà.

- Nhưng em sẽ làm trọn vẹn được, em cần phải giải quyết trọn vẹn. Em sẽ làm việc đêm ngày và sẽ giải quyết trọn vẹn, nhất định phải giải quyết trọn vẹn. Rồi thầy sẽ thấy, em sẽ chứng minh cho thầy và tất cả những nhà bác học lớn thấy rằng Galoa có thể làm được cái mà nó thích làm - Galoa nóng nảy cãi lại.

-Thú thực là - cậu tiếp tục - em đã có một cái gì đó trong đầu và ngày nào đó em sẽ cố gắng đưa nó lên trang giấy. Thực không phải tất cả vẫn còn xa lạ, mà đã đang gần đến cái mà em khao khát đi tới với cả tâm hồn, trong nhiều đêm không ngủ

Galoa im lặng. Cậu đang xúc động mạnh. Khuôn mặt vốn xanh xao ửng hồng lên. Đôi mắt lanh lợi ánh lên một cái gì lấp lánh.

- Xin lỗi thầy Risa. Có lẽ em đã nói ra những suy nghĩ của mình một cách vụng về thô lỗ. Nhưng nó xuất phát từ đáy lòng sâu kín của em, với những dự định tốt lành trong sáng. Còn về thầy, em rất kính mến thầy như quý mến một người thầy giáo, quý mến một con người. Em sẽ chẳng bao giờ quên thầy!

Lòng đầy cảm phục, người thầy giáo già chăm chú nhìn cậu bé với đôi cánh tâm hồn của nhà bác học. Ông nghĩ: "Đúng, còn xa lắm cậu bé mới bước tới đích.nhưng hiển nhiên là cậu sẽ trở thành một nhà bác học vĩ đại. Chính niềm tự hào tột độ của cậu đã làm ta xúc động. Khó có được những con người sống như vậy trên thế gian này.Ôi khó lắm!"

- Thầy thấy rằng - Risa nói to lên - thầy chẳng giúp gì được em trong những giờ thầy giảng toán. Em đã vượt xa tất cả những kiến thức đó do cách làm việc đặc biệt và do năng khiếu của em. Em buồn trong những giờ đó. Em sẽ truyền nỗi buồn chán đó cho các bạn em. Điều đó chẳng tốt đẹp gì đối với thầy.

- Không, chẳng sao đâu, em rất thích học giờ thầy dạy - Galoa kính cẩn trả lời. Cậu đang cảm kích chân thành trước người thầy giáo của mình.

-Thầy biết, thầy biết rất rõ là em sẽ buồn. Để em đỡ phần nào sự buồn chán, thầy sẽ nghĩ ra một cái gì đó. Thầy yêu cầu em chú ý lắng nghe những lời giải thích trong giờ học và em sẽ đưa ra những nhận xét phê bình. Rồi sau đó thì nói cho thầy biết. Được chứ?

- Em rất cảm động trước đề nghị của thầy, thưa thầy Risa!

- Thế nhé, chúng ta đã thỏa thuận với nhau. Bây giờ em trở lại ký túc xá đi. Có lẽ người ta đang chờ em ở đó. Bảo là thầy giữ em ở lại nói chuyện. Chào em, người bạn trẻ của tôi!

Galoa ghi nhớ mãi buổi gặp gỡ đó trong lòng mình. Phải thừa nhận rằng một mối tình thân cha con với người thầy giáo kính yêu đó Galoa chưa hề mong đợi. Tâm hồn phấn chấn, cậu lại lao vào những nghiên cứu.

Galoa đã hoàn thành công trình "Chứng minh một định lý về các phân số tuần hoàn liên tục" ngay trong bốn bức tường của trường trung học. Bài báo đó đã được đăng trong ìnhững công trình toán học", nhưng nó chẳng mang lại niềm vinh quang hằng mong đợi. Thế giới khoa học chẳng màng để ý đến nó. Không nhà bác học nào có một lời tán thưởng để làm vui lòng nhà bác học trẻ tuổi này. Sự việc xảy ra như vậy là tất nhiên thôi, vì đó là lúc ban giám khảo đánh trượt Galoa trong kỳ thi vào trường bách khoa Pari. "Nhưng mình sẽ cố gắng hết sức - Galoa nghĩ – sẽ có ngày các nhà bác học phải nói về mình".

Hoàn thành xong công trình mới về điều kiện để giải được một phương trình đại số, Galoa đã gửi ngay đến Viện hàn lâm Khoa học Pari. Cũng như mọi nhà bác học chân chính, Galoa hay mơ ước. Đứng giữa mọi người , anh mơ về mình. Anh nói to lên như chỉ có một mình anh. Anh hình dung bản thảo mới này tới Viện hàn lâm như thế nào. Chắc là chính Côsi sẽ nhận được bản thảo. Lúc đầu ông ngạc nhiên, khi thấy bản thảo là của một học sinh trung học. Ông càu nhàu: "Tại sao người ta lại gửi cho mình bản thảo vớ vẩn của một thằng học sinh nhãi làm mất thời gian vàng ngọc của mình thế này". Nhưng tính tò mò đã thắng ý định vứt bản thảo đó vào sọt rác, và ông bắt đầu đọc...

Óc tưởng tượng của Galoa đã vẽ nên rất rõ sự thay đổi tính tình và vẻ mặt của viện sĩ khi đọc bản thảo của mình. Đó, những dòng chữ đầu tiên đang được đọc lướt. ìA ha, tác giả lại nhắc đến cả Gauxơ, có nghĩa là nó đọc cả ông ta. Điều đó kỳ lạ đấy. Một học sinh trung học mà đọc cả Gauxơ”. Lúc đầu Côsi giữ bản thảo ở một tay, sau đó cầm cả hai tay hình như ông sợ ai cướp mất của ông. Còn mắt ông ta? Đôi mắt viện sĩ nhìn chằm chặp như đốt cháy cả bản thảo. Ông đọc to cho mình nghe và thỉnh thoảng lại phải thốt lên:

-Ồ, mới đấy!...

-Vĩ đại quá!...

-Sắc sảo quá!...

-Rất sắc sảo!...

-Đúng, - Côsi nói sau khi đọc xong bản thảo –Công trình của một cậu học sinh trung học có thể lấy làm niềm vinh dự cho bất kỳ một viện sĩ nào!...

Nhưng ước mơ là một chuyện; thực tế lại là một chuyện khác. Đối với Galoa thực tế còn ìđau hơn đòn hằn, rát hơn phải bỏng”. Galoa đã hai lần thi vào trường Bách khoa Pari và hai lần bị đánh trượt. Có thể tha thứ được chăng - Galoa nghĩ - nếu như mình không hiểu và không trả lời được. Nhưng mình hiểu rất cặn kẽ. Mình tin rằng mình hiểu những kiến thức đó còn hơn cả những tên giám khảo kiêu căng tự đắc mà chẳng đánh giá bằng cái ngón tay mình. Nhưng thế đấy, mình đã bị đánh trượt. Mà tất cả cũng chỉ tại mình nóng nảy không tự chủ khi bọn ngố ấy nó hỏi mình những câu hỏi ngu xuẩn. Kể ra mình cũng có lỗi. Nhưng những câu hỏi về lý thuyết lôgarit chúng cho mình trong kỳ thi mới lố bịch làm sao! Chúng nó tưởng trước mắt chúng là một khúc gỗ có mắt chắc.

Trường Bách khoa sẽ còn phải nhớ đến mình; mình phải là một niềm vinh hạnh cho nhà trường.

Hai năm sau Galoa gửi bản thảo công trình của mình đến Viện hàn lâm khoa học Pari và bị nó tảng lờ. Ngài Cosi vĩ đại như ngậm nước trong miệng, mặc dù ông nắm bản thảo trong tay. Ông đã không báo tin cho nhà bác học trẻ mới vào nghề, mà thậm chí còn không thèm đọc hết để trả lời cho anh. Cuối cùng ông bảo ông ìđánh mất” bản thảo nên không thể báo cáo được nội dung của nó trong phiên họp của Viện hàn lâm khoa học.

Nhưng Galoa không chịu đầu hàng. Anh lập tức gửi đến Viện hàn lâm khoa học Pari ba bản ghi lại công trình của mình. "Thử xem bây giờ các viện sĩ nói thế nào. Nhất dịnh họ phải nói"-Galoa nghĩ vậy.

Ba bản thảo này đã đến tay vị thư ký của Viện hàn lâm là nhà toán học nổi tiếng Batixtơ Giôgiep Phuariê. "Nhất định họ phải phân tích để hiểu tường tận, chứ không nhẫn tâm như Côsi” - Lần này Galoa nghĩ.

Khó mà nói được Galoa đã nóng lòng sốt ruột chờ thư trả lời như thế nào. Nhưng ...lại bất ngờ! Một sự cố đáng buồn đã xảy ra. Viện sĩ Phuariê, người mà Galoa gửi gắm bao hi vọng đã chết ngay sau đó. Bản thảo của Galoa lại bị mất một lần nữa.

Lòng kiên nhẫn của Galoa quả đáng ngạc nhiên. Anh không thất vọng. Càng thất bại, càng bên gan quyết chí. Lần thứ ba anh lại gửi bản thảo công trình vừa được hoàn thành đến Viện hàn lâm khoa học Pari. Lần này viện hàn lâm đã nhận và trả lời. Nhưng kết quả thế nào? Bản thảo của công trình vừa hoàn thành này đã được gửi trả lại Galoa với một lời nhận xét gắn gọn và hùng hồn "Không hiểu". Người ta nói "những giọt nước thì rơi trên đá, còn những vận rủi thì rơi lên đầu con người". Thất bại càng ngày càng trở thành một đặc trưng của Galoa, con người không còn chịu đựng nổi sự lọc lừa dối trá. Bị những nỗi bất công vô nhân đạo hành hạ, đôi mắt Galoa trở nên u ám. Anh già hẳn đi. Về nỗi bực bội cau có và sự già nua trước tuổi, đã được bà chị anh ghi lại khi vào thăm trại giam, lúc Galoa bị bỏ tù với tội bảo vệ một cách điên dại chế độ cộng hòa và là phần tử tích cực của đảng phái cách mạng.

Những năm tháng cuối cùng của Galoa đã giành cho cuộc đấu tranh chính trị chống lại chính phủ phản động đáng căm phẫn ở Pháp. Nhà toán học vĩ đại và người yêu nước nồng nhiệt đã chết khi chưa đầy 21 tuổi trong một cuộc quyết đấu mà những kẻ phản động đã bố trí.

Galoa đã thức suốt dêm trước hôm mình bị giết. Anh đã viết một bức thư dày cho bạn mình, trong đó anh ghi vắn tắt lại tất cả những kết quả quan trọng nhất mà anh đã thu được trong lĩnh vực toán học và đề nghị gửi cho Jacôbi và Gauxơ để họ đánh giá: "không phải về đúng hay sai, mà về tầm quan trọng của những định lý đó”. Bức thư này đã đặt ra cả một chương trình nghiên cứu cho các nhà toán học thế giới. Nó được công bố sau khi Galoa bị giết.

Việc đánh giá đầy đủ và phổ biến rộng rãi những công trình của Galoa được tiến hành vài năm sau khi Galoa mất và nó có ảnh hưởng to lớn không phải chỉ đối với sự phát triển của môn đại số mà với toàn bộ các ngành toán học.
Theo Bài của anh ngocson52 trênhttp://toantuoitho.nxbgd.com.vn/Forum/,xin phép anh cho em đưa lên đây!

#2
kummer

kummer

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 235 Bài viết
Galois là một trong nhưng thiên tài hàng trăm năm có một của nhân loại( và cũng là một thần tượng của tôi )...Bài viết trên của Nguyendinh là tương đối đủ nhưng có vài điểm tôi muốn làm rõ hơn...Thứ nhất Galois( 25-10-1811 - 2-6-1832 ) .. Ông có một thời thơ ấu yên ả tại vùng quê Bour la ren nơi cha ông là thị trưởng,thời gian này Galois chỉ chủ yếu học toán ở nhà với mẹ....Lên trung học,ông bắt đầu theo học tại Lui lơ Grăng trường học danh tiếng bậc nhất Pháp thời bấy giờ...Tại đây thiên tài của Galois thực sự nở rộ,ông đã hoàn thành chứng minh tổng quát về tính giải được hay không giải được của 1 phương trình bậc cao hơn 5( vì trước Galois, Abel đã cm được pt bậc 5 không giải được bằng căn thức )....Tuy nhiên ( đây cũng là theo một số tạp chí nước ngoài ) công trình của Galois đã vượt quá tầm của thời đại bấy giờ,vì vậy rất lâu sau khi ông qua đời sự đúng đắn của lí thuyết này mới được nhìn nhận....Và góp công lớn vào bước đột phá này là 3 nhà bác học : Camine Giócđăng , Felix Kleen và Sophut Lee và không thể không kể tới tên của người bạn thân của ông : August Chavarlier........
Nhưng ngược dòng lịch sử 1 chút...Thời điểm khi Galois gửi bản thảo của mình đến viện Hàn lâm Khoa học Pháp,quả thực viện sĩ Cauchy đã bỏ quên bản thảo giá trị này trong " thùng rác "...Nhưng cho đến nay ( cũng theo rất nhiều tài liệu lịch sử về Toán mà tôi đã được đọc ) có 1 số thì nói là Cauchy vì đố kị với tài năng của Galois nên đã ém nhẹm bản thảo đó đi,nhưng cũng có 1 số lại nói là Cauchy gần như hóa điên với những nghiên cứu của mình,ông tiết kiệm từng giây từng giây một ,mặt khác những công trình " nhảm nhí " của 1 số nhà " toán học trẻ " đương thời đã hành hạ ông quá nhiều nên ông đã bỏ luôn vào thùng rác, 1 số khác còn nói,thực ra Cauchy cũng không hiểu nổi công trình này của Galois ( có thể cho thêm 1 dẫn chứng là Poisson khi đọc công trình này( bản thảo lần 3 của Galois ) cũng phải thốt lên : " không thể hiểu nổi ".......Vì vậy nên để khẳng định rằng Cauchy là 1 người ích kỉ,đố kị thì có lẽ chưa ai dám chắc ( cũng như ngày nay chúng ta không ai có thể khẳng định được rằng liệu Féc Ma có thể có 1 chứng minh tuyệt vời về định lí cuối cùng của ông hay không? )......
Galois mất sau 1 cuộc đấu súng với 1 gã Bảo Hoàng mà nhiều nguồn thông tin ngày nay đều nói rằng nguyên nhân sâu xa là vì 1 cô ả với đức hạnh đáng ngờ.....
Nhưng cuộc đời hoạt động khoa học cũng như tấm lòng yêu nước chân chính ( muốn đưa nước Pháp lên chế độ Cộng Hòa,công khai chống lại sự trung hưng của dòng Buorbon ) của ông chính là 1 tấm gương sáng cho tất cả chúng ta noi theo.........

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi kummer: 01-09-2005 - 17:52


#3
nguyendinh_kstn_dhxd

nguyendinh_kstn_dhxd

    Đỉnh Quỷ Đỏ

  • Thành viên
  • 1167 Bài viết
Galois
Hình đã gửi
Sinh ra tại Gourg-la-Reine năm 1811- Mất tại Paris năm 1832.
Ông là một nhà toán học kỳ diệu.Kỳ diệu về các phát minh Toán học và cũng kỳ diệu về cuộc đời. Năm 12 tuổi, ông được mẹ đưa vào học ở trường LOUIS-DE-GRAND trường học nổi tiếng nhất nước Pháp thời bấy giờ, nhưng chỉ một thời gian ngắn sau đó ông đã bị đuổi khỏi trường do không chịu … hát thánh ca. Năm 15 tuổi ông say sưa với Toán, đọc sách Toán đến đâu ông hiểu đến đó, dễ hiểu như tiểu thuyết vậy!! Tuy thông minh như vậy nhưng Galois luôn bị chê là không nghiêm túc và tự phụ. Hai lần ông thi vào Đại học Báck khoa thì đều bị đánh trượt. Năm 17 tuổi, ông được nhận vào học tại trường Cao đẳng Sư phạm. Một trong những giáo sư của Galois là M.Richard hiểu được năng khiếu bẩm sinh của Galois nên khuyến khích ông tiếp tục suy nghĩ. Galois định công bố những kết quả về phương trình đa thức và mong có một nhà Toán học nổi tiếngđể ý đến, nhưng vào lúc đó, Cauchy cũng đang xem xét chủ đề tương tự, nên ông không thèm đoái hoài gì đến Galois. Poison thì cho rằng công trình của Galois khó hiểu. Fourier thì qua đời trước khi nhận kết quả của Galois. 1830, Galois tham gia các hoạt động chống đối triều đình, kết quả là phải vào tù mấy tháng. Năm sau đó, ông tham gia vào một trận đấu gươm và thiệt mạng (hơi lãng xẹt!!), để lại một mớ giấy lộn xộn ông viết trước lúc đấu gươm. Những tờ giấy của Galois được công bố vào năm 1846, nhưng mãi đến 1866 mới có người hiểu được những gì Galois viết. Những lời bình và giải thích cặn kẽ đầu tiên xuất hiện trong ìGiáo trình Đại số cao cấp” của Serret và thực sự đầy đủ trong ìNghiên cứu các phép thế” của Jordan. Sự sáng tạo của Galois dự trên các ý tưởng của Lagrange. Ông quan tâm đến những phép thế trên các nghiệm của một phương trình và đưa ra định nghĩa tích của 2 phép thế. Lúc này chưa có ai đưa ra khái niệm về nhóm, vành, trường nên Galois phải sử dụng cách diễn đạt riêng, vì vậy không ai hiểu được. Galois thiết lập mối quan hệ giữa các nghiệm của một phương trình đại số với số nguyên và lặp lại quá trình đó trên ìtrường gãy”, và ông là người đã chứng minh được điều kiện cần và đủ để một phương trình đại số giải được bằng căn thức. Để đi đế kết quả này, Galois đã đưa ra khái niệm Nhóm con phân biệt, Phép đẳng cấu nhóm, nhóm thương…(ai học Đại số Đại cương sẽ biết những khái niệm này). Galois ước đoán một nhóm đơn nhỏ nhất mà bậc không phải số nguyên tố có đến 60 phần tử.
Ông là một nhà Toán học thiên tài, nhưng chỉ được công nhận là thiên tài khi đã chết! Có người cho rằng nếu không phải chết trẻ, ông chắc sẽ có nhiều sáng tạo tuyệt vời và hiếm thấy nữa cho nền Toán học thế giới.
Những lời mà Galois uỷ thác cho bạn mình nói lại sau khi viết những trang giấy trước lúc đấu kiếm nói lên tính cách của Galois: ìBạn hãy nhờ công khai Jacobi và Gauss cho ý kiến về kết quả nghiên cứu của tớ, nhưng không phải là xem xét xem nó đúng hay sai mà là phát biểu xem những định lý của mình qua trọng đến mức nào! Mình hy vọng sẽ có nhiều người hiểu được và tận dụng tốt những tờ giấy lộn xộn này. Ôm hôn bạn”.

Theo http://thuvientoanhoc.com

#4
science-girl

science-girl

    Lính mới

  • Thành viên
  • 6 Bài viết
Galois cũng là thần tượng của em. Đầu tiên em thấy thương ông ý, còn bây giờ em coi ông ấy thật sự là một thần tượng. Mỗi khi nghĩ đến Galois là em lại lao vào học toán. Theo em được biết mộ của ông không còn chút dấu vết gì nữa. Liệu các anh có tài liệu gì về công trình vĩ đại của Galois thì post lên giúp em nhé, em không giỏi trong việc tìm trên mạng. Em rất nóng lòng muốn biết những công trình đấy, đó cũng là ước mơ của em. Galois là nhà toán học giỏi nhất mà em từng biết, sau đó là Ta-lét.

#5
nguyendinh_kstn_dhxd

nguyendinh_kstn_dhxd

    Đỉnh Quỷ Đỏ

  • Thành viên
  • 1167 Bài viết
thế theo em như thế nào là một nhà toán học giỏi? Dựa vào tiêu chí gì để so sánh... "độ giỏi" của mỗi ông. Và như thế nào là nhà toán học giỏi nhất, nhì... :D

#6
MrMATH

MrMATH

    Nguyễn Quốc Khánh

  • Hiệp sỹ
  • 4047 Bài viết
Thực ra thì, ko phải ai cũng có thể cảm nhận được sự vĩ đại của Galois. Chỉ e sự ngưỡng mộ đó lại mang tính gián tiếp, mà như thế thì ... thật là nguy hiểm :D

#7
pizza

pizza

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 143 Bài viết

Mỗi khi nghĩ đến Galois là em lại lao vào học toán. Theo em được biết mộ của ông không còn chút dấu vết gì nữa. Liệu các anh có tài liệu gì về công trình vĩ đại của Galois thì post lên giúp em nhé, em không giỏi trong việc tìm trên mạng. Em rất nóng lòng muốn biết những công trình đấy, đó cũng là ước mơ của em. Galois là nhà toán học giỏi nhất mà em từng biết, sau đó là Ta-lét.

Tuyệt vời , cố lên em nhé . Em thử xem:
Lý thuyết Galois

Nếu không hiểu thì đừng nản , cỡ tuổi em không hiểu thì cũng bình thường . " Chị " hơn em gần chục tuổi mà có hiểu đâu :D

thế theo em như thế nào là một nhà toán học giỏi? Dựa vào tiêu chí gì để so sánh... "độ giỏi" của mỗi ông. Và như thế nào là nhà toán học giỏi nhất, nhì


Chú không khuyến khích em ý thì thôi , sao lại vặn vẹo kiểu đấy . Bài hôm qua của chú bị xóa rồi , kể cũng đúng . Chú lần sau đừng nghịch dại nhé .
The world is what it is; men who are nothing , who allow themselves to become nothing , have no place in it !
(Naipaul)
Khi mê tiền chỉ là tiền
Ngộ ra mới biết trong tiền có tâm
Khi mê dâm chỉ là dâm
Ngộ ra mới biết trong dâm có tình
(NBS)

#8
thangde.

thangde.

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 88 Bài viết
Học sinh học trước những thứ này rất bổ ích.Ví dụ mình nghe nói anh LHVB và biết về Galois theory nên làm được bài 6-IMO2003 một cách dễ dàng

#9
thánhtoán

thánhtoán

    Toán học là bể khổ

  • Thành viên
  • 195 Bài viết

Galois cũng là thần tượng của em. Đầu tiên em thấy thương ông ý, còn bây giờ em coi ông ấy thật sự là một thần tượng. Mỗi khi nghĩ đến Galois là em lại lao vào học toán. Theo em được biết mộ của ông không còn chút dấu vết gì nữa. Liệu các anh có tài liệu gì về công trình vĩ đại của Galois thì post lên giúp em nhé, em không giỏi trong việc tìm trên mạng. Em rất nóng lòng muốn biết những công trình đấy, đó cũng là ước mơ của em. Galois là nhà toán học giỏi nhất mà em từng biết, sau đó là Ta-lét.

Hồi anh học cấp hai cũng thần tượng Galois lắm ,do đọc quyển Cuộc đời và sự nghiệp của Galois ,em muốn học về lí thuyết đó thì đến chỗ anh ,anh dắt đến gặp một anh đang nghiên cứu về cái đó :)
:D

#10
madness

madness

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 137 Bài viết
Notes on Fields and Galois theory (và một số môn khác) trên trang web này khá hay:

http://www.jmilne.org/math/
http://www.jmilne.or...s/math594f.html

Nếu là học sinh phổ thông thì có lẽ ko nên đọc những cái này :lol:

#11
ThiêuQuang

ThiêuQuang

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 23 Bài viết
Tôi đã từng đọc "Tuyển tập 30 năm toán học và tuổi trẻ" và rất khâm phục GA_LOA .Đối với tôi Galoa là Thiên tài và bất hạnh . Tôi rất khâm phục tài năng và ý trí của ông.Cuộc đời Galoa là bảm tố cáo Xã hội bất công , vùi dập tài năng của con người!
"...Cuộc đời chỉ sống có một lần phải sống sao cho khỏi ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí cho khỏi tủi hổ vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình ..."

#12
Tran The Trung

Tran The Trung

    Lính mới

  • Thành viên
  • 9 Bài viết
Mời bổ sung
http://vi.wikipedia....Evariste_Galois

#13
toannm

toannm

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 55 Bài viết
Sao bạn không tìm mua cuốn "Lý thuyết Galois"của giáo sư Ngô Việt Trung(Viện toán học).Cuốn đó bằng tiếng việt hẳn hoi mà lại do một trong những nhà đại số hàng đầu thế giới viết .Chắc chắn dễ đọc hơn tiếng anh mà kiến thức thu được thì khỏi bàn

#14
MrMATH

MrMATH

    Nguyễn Quốc Khánh

  • Hiệp sỹ
  • 4047 Bài viết
Ớ, cuốn đó đã xuất bản rồi à. Tuần trước MM lên viện mà có thấy gì đâu :D

#15
li_khach_chieu_mua

li_khach_chieu_mua

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 33 Bài viết
Evariste Galois (1811-1832) - CUỘC ĐỜI MỘT THIÊN TÀI

Évariste Galois sinh tại Bourg-la-Reine năm 1811. Cha ông là Nicholas Gabriel Galois và mẹ là là Adélaïde Marie Demante; song thân cuả ông đều là những người uyên bác và có học. Mẹ Galois, con của một thẩm phán, là cô giáo duy nhất của ông cho đến tuổi 12. Mẹ bà dạy cho bà tiêng Latin, Grec và đạo.

Cha của Galois, là hiệu trưởng cuả một trường Trung học và là thị trưởng Paris trong giai đoạn les Cents-jours (1)

Bối cảnh Lịch sử trong giai đoạn này: Napoléon thoái vị vào ngày 11-4-1814. Ngày 06-04-1814 Louis XVIII được Liên minh (Alliés) bầu làm vua và mất tháng 09 năm 1824 và Charles X lên ngôi rồi tới Louis-Phillipe

Évariste Galois sinh trưởng vào lúc nước Pháp có nhiều biến cố. Năm 1823, lúc ông được 12 tuổi, ông học nội trú trường Louis Legrand, lúc bấy giờ có tên là Collège royal. Niên khóa 1826-1827 ông bị ở lại lớp vì kết quả yếu về môn hùng biện (môn rhétorique). Lúc bấy giờ lối học cổ điển, trong thời kỳ cách mạng Napoléon, những môn khoa hoc không coi là quan trọng.

Tháng Hai năm 1827 ông ghi danh học lớp toán đầu tiên trong lớp của M. Vernier. Và từ đó ông bị Toán học thu hút. Ông đọc Legendre (1752-1833) (Yếu tố Toán học, Éléments de géométrie), Lagrange (1736-1813) (Bài viết về giải những phương trình, textes sur la résolution des équations), Euler (1707-1783), Gausss (1777-1855), Jacobi (1804-1851).

Lới nhận xét của ông hiệu trưởng: "Sự đam mê Toán học đã thống trị anh ta. Tôi nghĩ rằng cha mẹ của anh học sinh này phải cho phép anh ta chỉ học toán mà thôi. Dù sao đi nữa, anh ta tốn thì giờ để dự những giờ học khác. anh ta chỉ gây bực bội cho giáo sư và tự làm hại mình bằng những hình phạt xứng đáng mà anh ta nhận lãnh."

Những người chung quanh bắt đầu thấy ông lạ lùng và khép kín. Thầy M. Vernier đã phê lên học bạ về môn toán của ông như sau: "Thông minh, tiến bộ đáng kể, nhưng chưa đủ phương pháp"

Năm 1828 Galois thi rớt vô trường Bách Khoa Kỹ Thuật
(Polytechnique) , một trường đại học nổi tiếng và tốt nhất Paris. Ông trở về trường Louis Le Grand và ghi danh vô lớp Chuyên Toán (Mathématiques Spéciales) của Louis Richard (33 tuổi), chính ông này đã thán phục thiên tài toán học của Galois Ông ta đã giữ lại các bài tập của Galois và sau đó đưa cho một học sinh khác là Charles Hermites (1822-1901). Louis Richard khuyến khích Galois in ra những công trình đầu tiên của ông, một đề tài về liên phân số, được đăng ngày 1/04/1829 trên Annales de mathématiques, một tờ báo do Joseph Gergonne sáng lập. Sau đó, Galois bỏ dở các môn học khác để chú tâm cho những nghiên cứu riêng tư. Ông nghiên cứu Hình học của Adrien-Marie Legendre (1752-1833) và nhiều tiểu luận của Joseph Louis de Lagrange (1736-1813)

Ngày 25 tháng Năm và 1 tháng 6, ông trình bày một số tiểu luận về cách giải phương trình đại số cho Hàn lâm viện Khoa học.

Ngày 2 tháng 7 năm 1829, thân phụ cuả Galois đã phải tự sát vì một lá thư nặc danh được viết bởi cha cố Bourg-la-Reine. Ðám tang cha ông đã biến thành một cuộc nổi dậy nhỏ. Trong khi quan tài đang được đưa xuống mộ, một sự cãi vả nổ ra giữa những người theo Jésuite (Dòng Tên) và những người làm trong thị xã. Kết cuộc là ông cha cố đã bị bắn vô trán. Biến cố này đã gây ra những xáo trộn vô cùng lớn Évariste Galois và điều đó đã ảnh hưởng đến hướng đi của ông.
Lần thi rớt thứ nhì tại Polytechnique

Vài tuần sau khi cha mất, Galois dự thi vô trường Polytechnique lần thứ hai và lại bị rớt trước sự ngạc nhiên vô cùng của vị giáo sư dạy ông.

Lý do bị đánh trượt là vi ông đã ném miếng giẻ lên đầu một vị giám khảo (có thể là Dinet hay là Lefébure de Forcy) khi được hỏi một câu mà ông cho là ngớ ngẩn và ngu xuẩn về logarithme

Học tại Ecole Préparatoire (trường Ecole Normale Supérieure cũ), năm 19 tuổi, thầy Toán cuả ông đã đánh giá:: "Người học trò này đôi khi diễn tả ý tưởng không sáng sủa, nhưng thông minh và tỏ ra một trí óc tổng hợp lỗi lạc". Giáo sư Văn chương thì ngược lại: "Ðây là sinh viên duy nhất trả chỉ trả lời tôi vừa phải. Anh ta chẳng biết gì hết. Tôi tưởng anh ta có khả năng phi thường về toán. Ðiều này gây cho tôi vô cùng ngạc nhiên, vì sau kỳ thi này, tôi nghĩ rằng anh ta là người sinh viên thật sự kém thông minh"

Những nghiên cứu về phương trình của ông được Auguste Cauchy khảo sát. Hình như chính Cauchy cũng làm việc trên đề tài về "nhóm" nên rất thích và đề nghị Galois tổng quát hóa các công trình này và phải soạn thảo một bản báo cáo đề xuất cho Giải Thưởng Lớn về Toán Học của Viện Hàn Lâm Khoa học. Bản báo cáo đó đã được giao cho Fourier lúc bấy giờ là thư ký Viện Hàn lâm, nhưng sau cái chết của Galois, người ta mất hết dấu vết của những công trình này.

Năm sau ông soạn một bản báo mới về cách giải phương trình bằng căn số và bị cho là khó hiểu. Ông không hề được công nhận bởi nền giáo dục lúc bấy giờ.

Năm 1830 những người theo đảng Cộng hòa xuống đường chống sự phục hưng của nền quân chủ. Trong lúc sinh viên Polytechnique tham dự cuộc biểu tình thì sinh viên Ecole Normale thì bị hiệu trường nhốt trong trường. Galois tiếc đã không được tham gia cuộc cách mạng nhỏ này..

Cuối cùng , năm 1830 Louis-Phillipe lên ngôi, Galois và các bạn vô cùng thất vọng nên liền tiếp xúc với những nhóm Cộng hòa và bị đuổi ra khỏi trường Ecole Préparatoire. Vì vậy ông về ở nhà mẹ nhưng bà bỏ đi vì ông con lúc bấy giờ rất khó sống. Năm 1831 trong một bữa tiệc ông cầm bánh và một con dao đưa cho Louis-Phillipe. Sự khiêu khích này làm cho ông bị bắt và bị đem xử nhưng vì tuổi nhỏ nên được trắng án và chỉ bị tù 3 tháng.

Một tháng sau ông bị bắt vì sử dụng đồng phục của đội Pháo Vệ Binh Quốc gia (Artillerie de la Garde Nationale) vốn đã bị giải tán vì lý do đó là mối đe dọa cho ngai vàng. Và bị ở tù gần một năm. Chính trong tù ông mới làm việc bằng trí óc. Ông viết về tích phân đại số và thuyết đa trị (théorie de l'ambiguïté) mà hiện nay không còn dấu vết. Người ta kể rằng có lần ông xuống tinh thần quá độ đến nỗi đã tiên đoán về sự kết thúc của đời mình: "Tôi sẽ chết bởi một cuộc đấu cho cặp mắt đẹp của một cô gái đỏm đáng nào đó thuộc tầng lớp thấp kém" (Je mourrai dans un duel pour les beaux yeux de quelque coquette de bas étages). Năm 1832, nhân lúc bị dịch tả, ông được chuyển đến dưỡng đường Sieur Faultrier, chính nơi này ông gặp Stephanie-Félicie Poterin du Motel. Chính vì nàng mà ông đã nhận cuộc thách đấu. Ðêm trước khi ra đấu, ông sắp xếp thứ tự những bài nháp, ghi lại hai tường trình và một bản di chúc gởi cho Auguste Chevallier, người thu tóm lại những khám phá của ông, chứ không phải ông đã viết tất ra trong vòng một đêm như người ta truyền lại.
NqB - Over and over

#16
namvk

namvk

    Tay Trái Vàng

  • Thành viên
  • 592 Bài viết
Hình đã gửi
Galois trong độ tuổi 15, vẽ bởi một người bạn học.

Évariste Galois (25 tháng 10, 1811 – 31 tháng 5, 1832) là một thiên tài toán học người Pháp đoản mệnh, nhưng các công trình toán học ông để lại là một đề tài rất quan trọng cho việc tìm nghiệm của các phương trình đa thức bậc cao hơn 4 thông qua việc xây dựng lý thuyết nhóm trừu tượng mà ngày nay được gọi là lý thuyết nhóm Galois, một nhánh quan trọng của đại số trừu tượng. Galois là người đầu tiên dùng từ groupe (nhóm) như là một thuật ngữ toán học để biểu thị cho nhóm hoán vị. Ông chết trong một cuộc đấu súng khi tuổi mới 21.

Tiểu sử

Sinh ra tại Bourg-la-Reine, trong một gia đình lễ giáo. Cha ông là Nicholas Gabriel Galois, một hiệu trưởng trường trung học và từng là thị trưởng của Paris. Mẹ ông, Adélaïde Marie Demante, là người đã dạy dỗ Galois khi còn bé cho đến lúc 12 tuổi.

Năm 1823, khi 12 tuổi, ông học nội trú tại trường Collège royal (sau này là trường Louis-le-Grand). Ông bị lưu ban trong niên khóa 1826-1827 vì học yếu về môn hùng biện.

Tháng hai năm 1827, ông được vào học lớp toán với M. Vernier và từ đó toán học trở thành bộ môn thực sự hấp dẫn Galois. Ông đã tìm hiểu nhiều tác phẩm về bộ môn này như là "Hình học sơ cấp" (Éléments de géométrie) của Adrien-Marie Legendre (1752-1833), "Luận về việc giải các phương trình" (Textes sur la résolution des équations) của Joseph Louis Lagrange (1736-1813) và các tác phẩm khác của những nhà toán học lừng danh như là Leonhard Euler (1707-1783), Carl Friedrich Gauss (1777-1855) và Charles Gustave Jacob Jacobi (1804-1851).

Năm 1828, Galois thi rớt trường Bách khoa (Ecole Polytechnique), một trường kỹ thuật nổi tiếng nhất ở Paris. Trở về, ông ghi tên học lớp chuyên toán trường Louis-le-Grand do Louis Richard giảng dạy và cũng là người thán phục thiên tài toán học của Galois. Ngày 1 tháng 4 năm 1829, những công trình đầu tiên của ông viết về đề tài liên phân số được đăng trên Annales de mathématiques (niên giám toán học). Sau đó, Galois đã bỏ dở nhiều môn học để tập trung nghiên cứu các tác phẩm về hình học của Legendre và nhiều tiểu luận của Lagrange.

Giữa năm 1828, ông trình bày một số tiểu luận về phương pháp giải phương trình đại số cho Viện hàn lâm khoa học Pháp. Nhưng vào tháng 7 năm 1928, một biến cố đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc đời hoạt động về sau của Galois là việc cha ông, Nicholas Gabriel Galois, đã tự sát vì một lá thư nặc danh của một cha cố thuộc dòng Tên. Ông đã trở thành người có tâm lý cực đoan và nổ lực tham gia các hoạt động chính trị theo nhóm người Cộng Hòa (cấp tiến).

Vài tuần sau, Galois thi trượt vào trường Bách khoa lần thứ hai, trước sự ngạc nhiên của vị giáo sư dạy ông. Người ta truyền tụng rằng, lý do bị đánh rớt là vì ông đã ném miếng giẻ vào đầu một vị giám khảo khi được hỏi một câu mà ông cho là ngớ ngẩn và ngu xuẩn về lượng giác.

Học tại trường Sư phạm (Ecole Normale Supérieure), năm 19 tuổi, thầy dạy toán của ông đã đánh giá: "Người học trò này đôi khi diễn tả ý tưởng không sáng sủa, nhưng thông minh và tỏ ra một trí óc tổng hợp lỗi lạc". Trong khi đó, thầy giáo vật lí Péclet đã đánh giá mỉa mai:
"Anh ta tuyệt đối không biết gì hết. Tôi đã được nghe rằng anh ta có khả năng toán học; tôi hoàn toàn ngạc nhiên về điểm này. Khi chấm bài thi của anh, dường như anh có một tí hơi hớm thông minh hay là cái trí khôn này đã được giấu quá kỹ đến nỗi tôi không cách chi tìm ra nó!"

Galois có một cuộc đời thực sự thiếu may mắn, chẳng những nhiều công trình của ông bị bỏ xó mà còn, có trường hợp, chúng hoàn toàn bị cất vào không đúng chỗ bởi những người hữu trách. Khi Galois giao cho Augustin Louis Cauchy (1789-1857) tài liệu chứa đựng những kết quả tối quan trọng (mà chính Galois lại không lưu lại bản sao), thì Cauchy lại đánh mất. Một bản luận văn khác của ông cũng đã được đệ trình cho giải thưởng lớn về toán học của Viện Hàn Lâm, Joseph Fourier (1768-1830) tự tay lấy bản văn đó về nhà nhưng lại qua đời một thời gian ngắn sau đó và tài liệu này cũng bị thất lạc. Dưới cái nhìn của Galois, thì sự mất mát này không thể là tình cờ và cho rằng có thể Fourier đã hoặc không hiểu nổi nội dung bản văn hay là đã cố ý đánh mất nó. Ngoài Fourier ra, những người có trách nhiệm đọc qua bản văn trong hội đồng giám khảo giải thưởng còn có Sylvestre François Lacroix (1765-1843), Siméon-Denis Poisson (1781-1840), Louis Poinsot (1777-1859) và Lengendre. Chưa hết, Poisson sau này có nhận được một bản luận văn mới (bản thứ 3 của Galois) thì đã từ chối với lí do không đúng thời hạn nhưng thực sự là vì các hành vi chính trị của Galois. Cuối cùng thì Poisson cũng đã đánh giá bản luận văn này nhưng với thái độ bảo thủ:
"Những lý luận của anh ta chẳng những không đủ rõ mà còn không được phát triển để cho chúng ta đánh giá sự chính xác của chúng ... Có lẽ tốt hơn là đợi cho tác giả công bố toàn bộ công trình này trước khi đưa ra một ý kiến quyết định."

Năm 1830 Louis Phillipe lên ngôi vua, Galois và các bạn có tiếp xúc với những nhóm Cộng hòa và bị đuổi ra khỏi trường Ecole Préparatoire.

Năm 1831, nhân vì trong một bữa tiệc ông cầm bánh và một con dao đưa cho Louis Phillipe, ông đã bị bỏ tù vì tội được "diễn dịch" là gây nguy hại cho nhà vua khi ông đã cầm bánh cùng với một con dao đem đến cho vua. Ông được tha sau đó 3 tháng vì còn quá nhỏ tuổi. Tháng sau, ông lại bị bắt tù gần một năm vì sử dụng đồng phục của đội Pháo Vệ binh quốc gia (Artillerie de la Garde Nationale) vốn đã bị giải tán vì lý do đó là mối đe dọa cho ngai vàng. Ngay trong tù ông có viết về tích phân đại số và thuyết đa trị mà cho đến nay không còn tìm được tài liệu này.

Tờ giấy nháp Galois đã cố gắng viết tư tưởng lên, phần trên có chữ Femme (đàn bà) đã bị xóa nhòa

Năm 1832, nhân lúc có dịch tả, ông bị chuyển đến dưỡng đường Sieur Faultrier, ở đây, ông gặp và yêu Stephanie-Félicie Poterin du Motel. Cô gái được coi là nguyên nhân cái chết của ông. Đêm cuối trước khi chết (29 tháng 5 năm 1832), Galois đã để lại lá thư tuyệt mệnh cho Auguste Chevalier, trong đó có nêu lên phát hiện về sự liên hệ giữa lí thuyết nhóm và lời giải của các đa thức bằng căn thức.

Người ta đã không biết chắc những gì đã xảy ra lúc ông bị bắn gục nhưng có nhiều giả thuyết tin rằng ông vì người yêu và đã thách đấu với một quân nhân hoàng gia, một người bất đồng chính kiến với ông hoặc giả có thể ông bị giết vì một nhân viên an ninh của cảnh sát.

Những đóng góp toán học của Galois mãi đến năm 1843 mới được hiểu và Joseph Liouville khi xem bản thảo của ông đã tuyên bố là Galois đã giải được bài toán do Niels Henrik Abel đưa ra lần đầu tiên. Bản thảo của ông cuối cùng được công bố toàn bộ trong Journal des mathématiques pures et appliquées (Tạp chí toán lý thuyết và ứng dụng) vào khoảng tháng 10-11 năm 1846.
Tất cả là phù du.

#17
namvk

namvk

    Tay Trái Vàng

  • Thành viên
  • 592 Bài viết
Click
Tất cả là phù du.

#18
Niels Henrik Abel

Niels Henrik Abel

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 174 Bài viết
Có lẽ trên dd có rất nhiều người hâm mộ Galois bởi cuộc đời đặc biệt của anh ( gọi là anh thay vì ông vì Galois chết trẻ ) . Tuy nhiên cũng có lẽ bởi vì anh ra đi quá sớm , nên nhiều điều về cuộc đời của Galois còn unclear
Tại hạ mạo muội mở topic này để trao đổi về cuộc đời của Galois , đã có rất nhiều người post bài về Galois rồi ( những bài dài và lấy từ 1 tài liệu nào đó ) có thể xem tại đây , ở đây sẽ ko cần post lại nữa

Thứ nhất : Galois có gặp Abel ko , có từng gửi thư cho Abel ko ?
Tại hạ gặp 1 tài liệu nói rằng khi Galois đc đọc bài báo của Abel về tính ko giải đc của pt đa thức bậc > 4 thì lúc đó Abel đã chết , ng` ta nói thêm đó là tháng 9 năm 1827 . Rõ ràng là ko chính xác vì Abel mất 6/4/1829

Thứ 2 : Galois thì trượt BK ( polytechnique thì phải ) 2 lần vì sao
Lần 1 thì chưa thấy tại liệu nào nói rõ , nghe đâu là vì đl Viete thì phải
Còn lần 2 thì vì cái giẻ lau , nhưng 1 nơi nói là do 1 câu về lượng giác , 1 nơi nói là do 1 câu về logarithm

Thứ 3 : Về vụ chúc rượu Louis Philippe . Đó là 1 buổi tiệc của những ng` Cộng Hòa , Galois cầm 1 con dao và 1 ly rượu và hô : chúc sức khỏe vua Philippe ! 2 lần và bọn gián điệp nghe đc . 1 tài liệu # thì nói rằng có cả vua Philippe ở đó , cái nào đúng

Thứ 4 : Galois sau vấn đề 3 này có bị vào tù ko ? Có sách nói Galois vào tù , có sách nói Galois ko phải vào tù vì ng` tòa án theo phe Cộng Hòa

Thứ 5 : Sau khi Galois ra tù thì tình yêu đến với Galois , nhưng đoạn này thì mỗi cái nói 1 kiểu , cả vụ đấu súng cũng mỗi nơi nói 1 lí do , có nơi còn ghi là đấu gươm ! có lẽ cái chết của Galois là thiếu sáng của nhất

Thứ 6 : 62 trang cuối cùng của Galois đc in vào năm bao nhiêu , có sách ghi là năm 1843 , có sách ghi là 1846

Thứ 7 : Nguyên nhân cái chết của ông Nicholas Gabriel Galois , cha anh là j` ?

Thứ 8 : Galois nghiên cứu những j` trong cuộc đời mình

Hy vọng mọi ng` nhiệt tình thảo luận

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Niels Henrik Abel: 30-08-2007 - 18:35

ko co j` thi` cg~ chang~ co' j` !!!

#19
Dr.Quan

Dr.Quan

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 29 Bài viết
Sinh ra tại Bourg-la-Reine, trong một gia đình lễ giáo. Cha ông là Nicholas Gabriel Galois, một hiệu trưởng trường trung học và từng là thị trưởng của Paris. Mẹ ông, Adélaïde Marie Demante, là người đã dạy dỗ Galois khi còn bé cho đến lúc 12 tuổi.

Năm 1823, khi 12 tuổi, ông học nội trú tại trường Collège royal (sau này là trường Louis-le-Grand). Ông bị lưu ban trong niên khóa 1826-1827 vì học yếu về môn hùng biện.

Tháng hai năm 1827, ông được vào học lớp toán với M. Vernier và từ đó toán học trở thành bộ môn thực sự hấp dẫn Galois. Ông đã tìm hiểu nhiều tác phẩm về bộ môn này như là "Hình học sơ cấp" (Éléments de géométrie) của Adrien-Marie Legendre (1752-1833), "Luận về việc giải các phương trình" (Textes sur la résolution des équations) của Joseph Louis Lagrange (1736-1813) và các tác phẩm khác của những nhà toán học lừng danh như là Leonhard Euler (1707-1783), Carl Friedrich Gauss (1777-1855) và Charles Gustave Jacob Jacobi (1804-1851).

Năm 1828, Galois thi rớt trường Bách khoa (Ecole Polytechnique), một trường kỹ thuật nổi tiếng nhất ở Paris. Trở về, ông ghi tên học lớp chuyên toán trường Louis-le-Grand do Louis Richard giảng dạy và cũng là người thán phục thiên tài toán học của Galois. Ngày 1 tháng 4 năm 1829, những công trình đầu tiên của ông viết về đề tài liên phân số được đăng trên Annales de mathématiques (niên giám toán học). Sau đó, Galois đã bỏ dở nhiều môn học để tập trung nghiên cứu các tác phẩm về hình học của Legendre và nhiều tiểu luận của Lagrange.

Giữa năm 1828, ông trình bày một số tiểu luận về phương pháp giải phương trình đại số cho Viện hàn lâm khoa học Pháp. Nhưng vào tháng 7 năm 1928, một biến cố đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc đời hoạt động về sau của Galois là việc cha ông, Nicholas Gabriel Galois, đã tự sát vì một lá thư nặc danh của một cha cố thuộc dòng Tên. Ông đã trở thành người có tâm lý cực đoan và nổ lực tham gia các hoạt động chính trị theo nhóm người Cộng Hòa (cấp tiến).

Vài tuần sau, Galois thi trượt vào trường Bách khoa lần thứ hai, trước sự ngạc nhiên của vị giáo sư dạy ông. Người ta truyền tụng rằng, lý do bị đánh rớt là vì ông đã ném miếng giẻ vào đầu một vị giám khảo khi được hỏi một câu mà ông cho là ngớ ngẩn và ngu xuẩn về lượng giác.

Học tại trường Sư phạm (Ecole Normale Supérieure), năm 19 tuổi, thầy dạy toán của ông đã đánh giá: "Người học trò này đôi khi diễn tả ý tưởng không sáng sủa, nhưng thông minh và tỏ ra một trí óc tổng hợp lỗi lạc". Trong khi đó, thầy giáo vật lí Péclet đã đánh giá mỉa mai:

"Anh ta tuyệt đối không biết gì hết. Tôi đã được nghe rằng anh ta có khả năng toán học; tôi hoàn toàn ngạc nhiên về điểm này. Khi chấm bài thi của anh, dường như anh có một tí hơi hớm thông minh hay là cái trí khôn này đã được giấu quá kỹ đến nỗi tôi không cách chi tìm ra nó!"
Galois có một cuộc đời thực sự thiếu may mắn, chẳng những nhiều công trình của ông bị bỏ xó mà còn, có trường hợp, chúng hoàn toàn bị cất vào không đúng chỗ bởi những người hữu trách. Khi Galois giao cho Augustin Louis Cauchy (1789-1857) tài liệu chứa đựng những kết quả tối quan trọng (mà chính Galois lại không lưu lại bản sao), thì Cauchy lại đánh mất. Một bản luận văn khác của ông cũng đã được đệ trình cho giải thưởng lớn về toán học của Viện Hàn Lâm, Joseph Fourier (1768-1830) tự tay lấy bản văn đó về nhà nhưng lại qua đời một thời gian ngắn sau đó và tài liệu này cũng bị thất lạc. Dưới cái nhìn của Galois, thì sự mất mát này không thể là tình cờ và cho rằng có thể Fourier đã hoặc không hiểu nổi nội dung bản văn hay là đã cố ý đánh mất nó. Ngoài Fourier ra, những người có trách nhiệm đọc qua bản văn trong hội đồng giám khảo giải thưởng còn có Sylvestre François Lacroix (1765-1843), Siméon-Denis Poisson (1781-1840), Louis Poinsot (1777-1859) và Lengendre. Chưa hết, Poisson sau này có nhận được một bản luận văn mới (bản thứ 3 của Galois) thì đã từ chối với lí do không đúng thời hạn nhưng thực sự là vì các hành vi chính trị của Galois. Cuối cùng thì Poisson cũng đã đánh giá bản luận văn này nhưng với thái độ bảo thủ:

"Những lý luận của anh ta chẳng những không đủ rõ mà còn không được phát triển để cho chúng ta đánh giá sự chính xác của chúng ... Có lẽ tốt hơn là đợi cho tác giả công bố toàn bộ công trình này trước khi đưa ra một ý kiến quyết định."
Năm 1830 Louis Phillipe lên ngôi vua, Galois và các bạn có tiếp xúc với những nhóm Cộng hòa và bị đuổi ra khỏi trường Ecole Préparatoire.

Năm 1831, nhân vì trong một bữa tiệc ông cầm bánh và một con dao đưa cho Louis Phillipe, ông đã bị bỏ tù vì tội được "diễn dịch" là gây nguy hại cho nhà vua khi ông đã cầm bánh cùng với một con dao đem đến cho vua. Ông được tha sau đó 3 tháng vì còn quá nhỏ tuổi. Tháng sau, ông lại bị bắt tù gần một năm vì sử dụng đồng phục của đội Pháo Vệ binh quốc gia (Artillerie de la Garde Nationale) vốn đã bị giải tán vì lý do đó là mối đe dọa cho ngai vàng. Ngay trong tù ông có viết về tích phân đại số và thuyết đa trị mà cho đến nay không còn tìm được tài liệu này.


Tờ giấy nháp Galois đã cố gắng viết tư tưởng lên, phần trên có chữ Femme (đàn bà) đã bị xóa nhòaNăm 1832, nhân lúc có dịch tả, ông bị chuyển đến dưỡng đường Sieur Faultrier, ở đây, ông gặp và yêu Stephanie-Félicie Poterin du Motel. Cô gái được coi là nguyên nhân cái chết của ông. Đêm cuối trước khi chết (29 tháng 5 năm 1832), Galois đã để lại lá thư tuyệt mệnh cho Auguste Chevalier, trong đó có nêu lên phát hiện về sự liên hệ giữa lí thuyết nhóm và lời giải của các đa thức bằng căn thức.

Người ta đã không biết chắc những gì đã xảy ra lúc ông bị bắn gục nhưng có nhiều giả thuyết tin rằng ông vì người yêu và đã thách đấu với một quân nhân hoàng gia, một người bất đồng chính kiến với ông hoặc giả có thể ông bị giết vì một nhân viên an ninh của cảnh sát.

Những đóng góp toán học của Galois mãi đến năm 1843 mới được hiểu và Joseph Liouville khi xem bản thảo của ông đã tuyên bố là Galois đã giải được bài toán do Niels Henrik Abel đưa ra lần đầu tiên. Bản thảo của ông cuối cùng được công bố toàn bộ trong Journal des mathématiques pures et appliquées (Tạp chí toán lý thuyết và ứng dụng) vào khoảng tháng 10-11 năm 1846.
9( trich wikipedia)
cuộc đời quá ngắn ngủi mà tham vọng của con người thì quá lớn

#20
L_Euler

L_Euler

    Leonhard Euler

  • Hiệp sỹ
  • 944 Bài viết


mình khâm phục nhất là nhà toán học Galois. Một đầu óc vĩ đại, được coi là cha đẻ của toán học hiện đại, các bạn thử thảo luận xem nếu ổng không chết ở cái tuổi 21 thì có khi nào ổng còn vĩ đại hơn Gauss không!

Bạn nói thế này thì hóa ra Gauss là vĩ đại nhất à :supset Theo tớ thì trong Toán nhà TH nào cũng vĩ đại, nhưng không có ai vĩ đại nhất cả. Evariste cũng vậy. :supset





Được gắn nhãn với một hoặc nhiều trong số những từ khóa sau: danh nhân toán học, nhà toán học thiên tài, galois

1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh