Đến nội dung

Hình ảnh

Những định nghĩa và tính chất cơ bản


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 37 trả lời

#21
son20giangvo

son20giangvo

    Lính mới

  • Thành viên
  • 1 Bài viết
Định lý ceva sin :cho tam giac ABC và 3 điểm M,N,P thỏa mãn điều kiện : M :D (AB):D (AC), N :D (BC):D (BA),P :D (CA):Rightarrow (CB) . Ta có AM,BN,CP đồng quy hoặc đôi một song song khi và chỉ khi :
$ \dfrac{sin(vec{AM},vec{AB} )}{sin(vec{AM},vec{AC} )} $ . $ \dfrac{sin(vec{BN} ,vec{BC} )}{sin(vec{BN} ,vec{BA} )} $.$ \dfrac{sin(vec{CP} ,vec{CA} )}{sin(vec{CP} ,vec{CB} )} $=-1

#22
lyxuansang91

lyxuansang91

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 145 Bài viết

Định lý ceva sin :cho tam giac ABC và 3 điểm M,N,P thỏa mãn điều kiện : M :D (AB):D (AC), N :D (BC):D (BA),P :D (CA):Rightarrow (CB) . Ta có AM,BN,CP đồng quy hoặc đôi một song song khi và chỉ khi :
$ \dfrac{sin(\vec{AM},\vec{AB} )}{sin(\vec{AM},\vec{AC} )} $ . $ \dfrac{sin(\vec{BN} ,\vec{BC} )}{sin(\vec{BN} ,\vec{BA} )} $.$ \dfrac{sin(\vec{CP} ,\vec{CA} )}{sin(\vec{CP} ,\vec{CB} )} =-1$

hix viết thế ai mà hiểu được tớ viết lại nha:D
Định lí này rất hay đấy!!
Ai có tài liệu về điểm Toricelli ko:D
<span style='color: #FF8C00'><strong class='bbc'><em class='bbc'><span style='font-size: 36px;'>Em muốn học giỏi toán</span></em></strong></span>

#23
titikid91yb

titikid91yb

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 167 Bài viết
ai có thể post và chứng minh định lí miôbiut không?
còn định lí haruki qua bài viết của anh mrmath nữa
Hình đã gửi
Trời đã cho ta một trí thông minh tuyệt vời...
Mới 3 tuổi đã biết cười,biết nói...
Lên lớp 5 đã thuộc làu bảng chữ cái,chữ số...
Vừa vào cấp 3 đã làm cả trường chuyên kinh ngạc khi đã thành thạo tất cả các phép toán cộng,trừ,nhân,chia...
Tương lai đang chờ đón ta...
Nguyễn Duy Cương,toánTK17 chuyên nguyễn tất thành,yên bái

#24
titikid91yb

titikid91yb

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 167 Bài viết
ai có thể đưa ra và chứng minh định lí miobius không,còn định lí-bdt phin-slo kha dvi ge nữa
Hình đã gửi
Trời đã cho ta một trí thông minh tuyệt vời...
Mới 3 tuổi đã biết cười,biết nói...
Lên lớp 5 đã thuộc làu bảng chữ cái,chữ số...
Vừa vào cấp 3 đã làm cả trường chuyên kinh ngạc khi đã thành thạo tất cả các phép toán cộng,trừ,nhân,chia...
Tương lai đang chờ đón ta...
Nguyễn Duy Cương,toánTK17 chuyên nguyễn tất thành,yên bái

#25
Khách- PiE_*

Khách- PiE_*
  • Khách
Titikid91yd có thể đưa ra tên chuẩn tiếng Anh cho các định lí trên không ??? Bạn viết thế mình không thể hiểu mà tìm tài liệu được cả vì mình chỉ biết tìm trên internet thôi mà . Thanks.

#26
godwill

godwill

    Lính mới

  • Thành viên
  • 9 Bài viết
các bạn có thể cho mình biết về khái niệm Isotomic Conjugates(không biết tiếng việt gọi là gì nữa) mình xin cảm ơn nhiều

#27
buckandbaby

buckandbaby

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 159 Bài viết
ISOTOMIC CONJUGATES có nghĩa là liên hợp đẳng giác
ISOTOMIC CONJUGATES LINES là 2 đường đẳng giác.
VD: cho tam giác ABC 2 tia AM, AN thỏa mãn (AB,AM) đồng dư -(AC,AN) thì 2 đường đó gọi là liên hợp đẳng giác
ISOTOMIC CONJUGATES Point là 2 điểm đẳng giác. VD N là giao 3 đường đảng giác với AM,BM,CM thì M và N là 2 điểm đảng giác
Thành công có 99% là mồ hôi và nước mắt

#28
songuyento

songuyento

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 73 Bài viết
Các bạn cho mình hỏi là khái niệm hai đường tròn trực giao trong tiếng Anh người ta gọi là gì? Và nếu có một vài file nói về tính chất của hai đường tròn này thì hay quá. Cảm ơn nhiều. :D

#29
neverstop

neverstop

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 261 Bài viết
Trực giao trong tiếng anh gọi là orthogonal, 2 đường tròn trực giao thì gọi là orthogonal circles.
Để tra cứu các thuật ngữ toán học Anh - Việt, các bạn có thể dùng Từ điển toán học Anh Việt này: http://rapidshare.co..._anh_-_viet.pdf
Download phần mềm miễn phí: http://rilwis.tk

#30
vo thanh van

vo thanh van

    Võ Thành Văn

  • Hiệp sỹ
  • 1197 Bài viết
Lâu rồi mới thấy anh neverstop trở lại,anh làm tiếp cái topic này nữa ko?
Quy ẩn giang hồ

#31
Mashimaru

Mashimaru

    Thượng sĩ

  • Hiệp sỹ
  • 264 Bài viết
Anh ma_29 ơi, em nghĩ rằng chuyện tên gọi của điểm $P$ đâu phải là vấn đề quan trọng ạ! Vì khái niệm tam giác bàn đạp chỉ nói $P$ là điểm bất kì mà!?
Và như thế, hạnh phúc thật giản dị, nhưng đó là điều giản dị mà chỉ những người thực sự giàu có trong tâm hồn mới sở hữu được.

#32
Non_Stop

Non_Stop

    LTV School

  • Thành viên
  • 86 Bài viết
Em thấy hình như cả góc định hướng cũng đâu dạy trong chương trình phổ thông ?
Còn tính chất của tứ giác toàn phần liên quan đến cực và đối cực hay trục đẳng phương,tâm đẳng phương... cũng không thấy nhắc đến (cơ bản quá chăng)?:in
P.M.K

#33
Mashimaru

Mashimaru

    Thượng sĩ

  • Hiệp sỹ
  • 264 Bài viết
Hình như cũng có đấy em. Góc định hướng và hệ thức Charles (ko biết viết đúng ko) đối với góc định hướng cũng được nói đến trong bài học về phép quay thì phải???!!!

@anh ma_29: Mashimaru ở đâu cũng là...Mashimaru :in
Câu chuyện vấn đề đảo của tam giác pedal em cũng có khảo sát. Em nghĩ rằng với 3 điểm bất kì trên các cạnh của một tam giác $\triangle ABC$ thì điều kiện cần và đủ để tồn tại một (và chỉ một) điểm $P$ nhận tam giác có đỉnh là 3 đỉnh lấy làm tam giác pedal chính là điều kiện cần và đủ để các đường thẳng đi qua các điểm này và vuông góc với cạnh tương ứng của tam giác $\triangle ABC$ đồng qui. Đây chính là nội duy của định lý Carnot ạ.
Và như thế, hạnh phúc thật giản dị, nhưng đó là điều giản dị mà chỉ những người thực sự giàu có trong tâm hồn mới sở hữu được.

#34
lamminhbato

lamminhbato

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 25 Bài viết

<span style='font-size:14pt;line-height:100%'><span style='color:red'>Định lí Pascal</span></span>

Định lý: Cho lục giác ABCDEF nội tiếp. Khi đó các giao điểm của các cặp cạnh đối AB và DE, BC và EF, CD và FA đồng quy.

Hình đã gửi

Có 1 cách C/m định lý Pascal bằng tỷ số kép, khá hay. Mọi người tham khảo bài c/m cuả Mashimaru.
http://www.mathlinks...ic.php?t=274672

#35
thegioitoanhoc

thegioitoanhoc

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 77 Bài viết
CM Papus có thể sử dụng Ceva sin , lời giải ngắn gọn và củng dễ hiểu .

#36
Bong hoa cuc trang

Bong hoa cuc trang

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 166 Bài viết

Định nghĩa "Tứ giác toàn phần"
Một tứ giác toàn phần là một hình được tạo nên bởi bốn đường thẳng, từng đôi một cắt nhau nhưng không có ba đường nào đồng qui. Một hình tứ giác toàn phần có 4 cạnh là 4 đường thẳng, có 6 đỉnh là 6 giao điểm và 3 đường chéo là 3 đoạn đi qua đỉnh đối diện (chú ý hai đỉnh này không phụ thuộc một cạnh).

Tính chất:
Trong một tứ giác toàn phần, ba trung điểm của ba đường chéo thẳng hàng.

Chứng minh tính chât:
Hình đã gửi
Hình minh họa có từ giác toàn phần với 6 điểm A,B,C,D,E,F, bốn cạnh là CA,CB,AF,FD và 3 đường chéo là AE,BD,CF. Ta cần chứng minh 3 trung điểm M,N,Y của 3 đường chéo nói trên thẳng hàng.
Dựng JK,KL,JL là các đường trung bình của tam giác ABC nên M,N,Y lần lượt thuộc JK,JL,KL. Do đó ta có:
$ \dfrac{\bar{MK}}{\bar{MJ}}= \dfrac{\bar{EC}}{\bar{EB}} \\ \dfrac{\bar{NJ}}{\bar{NL}}= \dfrac{\bar{DA}}{\bar{DC}} \\ \dfrac{\bar{YL}}{\bar{YK}}= \dfrac{\bar{FB}}{\bar{FA}}$
Nhân từng vế đẳng thức ta có:
$ \dfrac{\bar{MK}}{\bar{MJ}} \times \dfrac{\bar{NJ}}{\bar{NL}} \times \dfrac{\bar{YL}}{\bar{YK}}=\dfrac{\bar{EC}}{\bar{EB}} \times \dfrac{\bar{DA}}{\bar{DC}} \times \dfrac{\bar{FB}}{\bar{FA}}=1$
Điều này suy ra M,N,Y thẳng hàng theo định lí Menelaus.

PS: anh neverstop cứ để phần này thế đã nhé, tối em post hình và lời giải cho tính chất trên Hình đã gửi Giờ đi măm măm đã :oto


Anh đánh latex bị lỗi rồi kìa , anh sửa lại giúp em cho dễ đọc với ! :lol:
Bôi đen : => Kudo Shinichi

#37
daothanhoai

daothanhoai

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 160 Bài viết

Định lí Brianchon

Định lý này được coi là tương đương đối với định lý Pascal nhờ vào khái niệm Cực và đối cực (xem thêm tại đây)

Định lý: Cho lục giác ABCDEF ngoại tiếp đường tròn (O). Khi đó các đường chéo lớn AD, BE, CF đồng quy.

Hình đã gửi


Trong định lý Brianchon nếu thay vì xét các đỉnh A,B,C,D,E,F mà ta xuất phát từ tiếp điểm A1,A2,A3,A4,A5,A6 (A1 là tiếp điểm của BC với đường tròn,....) thì định lý này cũng như định lý Pascal lục giác chỉ là một trường hợp của định lý Pascal tổng quát thôi. Cả định lý này và định lý Pascal cho lục giác đều không thể tương đương với định lý Pascal tổng quát mà chỉ là một trường hợp của nó. Còn định lý Pascal tổng quát thì xem tại đây: http://diendantoanho...showtopic=76448

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi daothanhoai: 16-07-2012 - 08:56


#38
daothanhoai

daothanhoai

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 160 Bài viết

Định lí Pappus

Định lý: Trên đường thẳng $d_1$lần lượt lấy các điểm$A_1,B_1,C_1$ Trên đường thẳng $d_2$ lần lượt lấy các điểm $A_2,B_2,C_2$. Gọi $A_3,B_3,C_3$ lần lượt là giao điểm của các cặp đường thẳng $B_1C_2$ và $B_2C_1$, $C_1A_2$ và $C_2A_1$, $A_1B_2$và $A_2B_1$. Khi đó $A_3,B_3,C_3$ thẳng hàng.

Chứng minh:(PDatK40SP)

Hình đã gửi
Áp dụng phép chiếu xuyên tâm $ A_1 $
$ ( B_1DA_3A_2) = (OC_2B_2A_2) $
Áp dụng phép chiếu xuyên tâm $ C_1 $
$(B_1C_2C_3E) = (OC_2B_2A_2) $
$ \Rightarrow ( B_1DA_3A_2) =(B_1C_2C_3E) $
Xét phép chiếu tâm $ B_3 $ ta có điều phải chứng minh

zaizai: định lí trên còn có thể chứng minh dễ hiểu hơn bằng thuần túy hình học. Qua năm mới mình sẽ cố gắng post lên hoặc nhờ anh neverstop bổ sung. Cảm ơn PDatK40SP đã bổ sung 1 chứng minh hay.


Lưu ý các điểm A1,B1,C1 và A2,B2,C2 trong định lý Pappus tổng quát là không phân biệt thứ tự




4 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 4 khách, 0 thành viên ẩn danh