Đến nội dung

Hình ảnh

Giáo viên nước ngoài có phải soạn giáo án không?


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 7 trả lời

#1
ánh xạ

ánh xạ

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 16 Bài viết
Tôi thấy có nhiều giáo viên kêu là nên bỏ việc soạn giáo án, nhiều giáo viên lại có ý kiến ngược lại hoàn toàn. Vì vậy tôi đặt ra câu hỏi công việc của một giáo viên (cấp 3 chẳng hạn) ở Anh, Mĩ hoặc Pháp là gì? Họ có phải soạn giáo án không, nếu phải soạn giáo án thì giáo án của họ như thế nào? Tuy nhiên do vốn ngoại ngữ của tôi kém quá, tôi có search trên google với từ khóa Lesson plan nhưng không tìm thấy điều mong muốn. Nhờ các bạn trên diễn đàn, nhất là những bạn hiểu biết, giỏi ngoại ngữ hoặc đang du học, trả lời giúp tôi mấy câu hỏi trên, cũng là giúp anh chị em giáo viên trong nước mở mang, biết đâu có thể góp ích cho nhiều cho việc nâng cao chất lượng giáo dục nước nhà.
Kết lại nhờ các bạn, nhờ thực sự đấy: tìm giúp tài liệu nói về công việc của giáo viên nước ngoài (chấm bài, soạn bài,....). Mẫu giáo án của họ (nếu có), mẫu bài kiểm tra, mẫu sách giáo khoa của cấp học tương đương với cấp III của chúng ta. Cảm ơn các bạn rất nhiều.
Killing me
Killing you
Killing all we have

#2
naluv

naluv

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 88 Bài viết
Theo em nghĩ thì ở đâu các prof cũng phải chuẩn bị giáo án trước khi lên lớp .Như ở Pháp ,cấp III không biết thế nào nhưng trong hệ dự bị ĐH mà em đang học chương trình chung đựoc nêu ra trong 1 bản text ,không có SGK ,giáo án là do prof quyết định . Nói chung thì các prof chỗ em thường tay không đánh giặc ( do nắm quá chắc rồi) ,ai cẩn thận hơn thì soạn giáo án cơ bản ra pdf rồi để lên trang cá nhân cho HS ( em có gửi lên 1 bản pdf giáo án ) . Còn mẫu bài kiểm tra thường là các vấn đề ,problème , chứ không phải bài tập nên tạo cho học sinh được mạch suy nghĩ liên thông và sau khi làm xong thì có cảm giác thích thú vì biết thêm 1 vấn đề "lớn" . Em có post lên mấy bài kiểm tra chỗ em cả năm 1 lẫn năm 2 .
Còn đây là link các trang cá nhân của các prof ở prepa ,có thể tham khảo rất nhiều : http://prepas.org/pagesperso/

File gửi kèm


Là où on s'aime, il ne fait jamais nuit.
L'amour sans une certaine folie ne vaut pas une sardine !
Il faut se quitter souvent pour s'aimer toujours

#3
ánh xạ

ánh xạ

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 16 Bài viết
Rất cảm ơn bạn naluv. Mình cần thông tin về giáo viên cấp 3 hơn, bạn đang ở Pháp à, thử tìm hộ mình nhé. Hi vọng nhận được sự hưởng ứng từ các thành viên khác của diễn đàn.
Killing me
Killing you
Killing all we have

#4
T*genie*

T*genie*

    Đường xa nặng bóng ngựa lười...

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 1161 Bài viết
Em đang học năm 2 prepas của một trường đào tạo kĩ sư ở Pháp. Theo các bạn Pháp ở đây kể lại thì hồi cấp 3, họ được chia ra thành các lớp của các nhóm khoa học ví dụ chủ đạo toán-lý hay chủ đạo về lý-hóa... Trên lớp số tiết lí thuyết và thực hành gần như tương đương nhau, giáo án các profs không soạn ra 1 quyển sổ lớn như giáo viên mình mà họ làm thành các files pdf và up lên trang web của nhà trường, học sinh có thể download trước để xem chương trình. Không biết tụi nó có nói giỡn không nhưng có kể là thời gian học bài ở nhà những năm cấp 3 khá ít (lên đh mới bắt đầu cầy cật lực), thường ngủ từ 11h tối. Không có các điểm kiểm tra miệng, 15ph hay 1 tiết mà họ chỉ kiểm tra 2 đợt vào giữa và cuối mỗi kì học. Họ sẽ thi tốt nghiệp để chọn thí sinh vào ĐH, tùy vào điểm số này mà apply vào trường (có khoảng 80% đỗ tốt nghiệp và có phân loại bằng tốt nghiệp tres bien, bien,...). Một số grande école thì phải học tiếp 2 năm prepas và đạt một số điểm nhất định trong quá trình học để tham gia thi concours vào trường như poly, ens...

Ở đây các giáo viên có soạn giáo án, giáo án giống như quyển sách giáo khoa phổ thông của mình (ko kèm chứng minh), nêu ra các định lý, tiên đề...(các cm profs sẽ tự tay thực hiện khi giảng bài ). Thường thì các giáo viên của trường cùng soạn cho riêng trường đó, em không biết họ có dạy theo một chương trình nào đó do bộ qui định hay không nhưng có điều chắc chắn họ học theo giáo án của profs dạy họ chứ không có một tài liệu chung nào của bộ giáo dục soạn thảo.

#5
Lim

Lim

    Quét rác đêm

  • Hiệp sỹ
  • 858 Bài viết
Mình có học 2 năm trung học ở Canada và thấy họ không có giáo án soạn sẵn, bởi vì ở đây cứ 2 năm thì sách giáo khoa thay mới một lần. Sách giáo khoa được nhà trường giao cho học sinh đầu kỳ, và cuối kỳ họ thu lại, để dành cho năm sau. Điều chú ý là mỗi trường có thể chọn sách giáo khoa riêng, nghĩa là tổ trưởng bộ môn ở trường đó có vai trò quyết định. Cơ cấu chương trình thì bộ giáo dục đề ra, còn sách giao khoa thì nhà trường tự quyết. Có rất nhiều sách khác nhau, và luôn luôn cập nhật nên chuyện giáo án 20 năm vẫn dùng tốt là không có.

Học trung học ở bên đây chỉ là giai đoan rèn luyện tính cách, making attitude, làm bản lề thôi, chứ nó không đánh giá được gì. Thi cử thì ở đâu cũng có, nhưng giáo viên là người chịu trách nhiệm. Ví dụ như mỗi lần thi sử, thì bọn mình thường biết trước đề, và chỉ lên lớp viết. Dễ phải không ?
Cái chính là tính cập nhật, ví dụ như mỗi hôm có tiết sử thì bọn mình phải tìm tin và có các bài phát biểu ý kiến về tin tức đó ( thay cho kiểm tra miệng như ở nhà ).

Học nói chung là nhẹ, và thi cử nói chung cũng nhẹ nốt. Ở đây không có thi đại học, mà chỉ xét điểm các năm học tốt nghiệp, 2 năm cuối. Mỗi môn có một mã số riêng, và mỗi ngành trên đại học ứng với một bộ mã đó. Mỗi môn Văn và Toán là bắt buộc, còn lại mình có thể chọn môn nào điểm mình cao nhất.

Sau năm đầu tiên học đại học, thì họ thường loại đi khoảng 40% sinh viên, 20% phải chuyển ngành vì không đạt tiêu chuẩn. Nhưng chả ai kêu ca gì cả, vì tất cả đều phải làm lại từ đấu, tính từ đại học.

Trung thực và có hệ thống là hai điểm mà mình quan sát được. Giáo viên ở đây ăn lương năm, khoảng 40 nghìn/ năm trước thuế. Nếu dậy khoảng 12 năm thì sẽ lên 70 nghìn/ năm và giữ nguyên ở mức này nếu bằng cấp và chức vụ không lên.

Trên đại học thì cũng tương tự như vậy, ( lương cán bộ có biên chế dao động từ 100-140 nghìn/năm, lương hiệu trưởng là 400 nghìn/năm) chỉ chương trình là cố định, còn sách giáo khoa, tham khảo thì biến hóa. Có giáo sư soạn giáo án tỉ mỉ, có giao sư không. Từ góc nhìn của học sinh, viên thầy cô giáo có giáo án không quan trọng bằng việc thầy cô giáo đó truyền đạt những gì từ sự ghi chép đó, truyền thống cổ điển - vở ghi, hay trực tiếp từ bộ nhớ trong đầu.

#6
ánh xạ

ánh xạ

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 16 Bài viết
Cảm ơn sự quan tâm và thông tin của các bạn. Còn đối với trong nước, thì việc giáo viên soạn giáo án là bắt buộc, điều này thể hiện như sau trung bình một học kì của một năm học có 2 lần kiểm tra giáo án và hồ sơ của giáo viên (sổ điểm cá nhân, sổ chủ nhiệm, sổ bồi dưỡng chuyên môn...). Giáo án có vài mẫu chung như hai cột, ba cột, phân chia theo hoạt động nhưng bắt buộc phải có mục ngày soạn, ngày giảng, mục đích, yêu cầu... các bạn có thể xem file mẫu tôi tải kèm lên. Chỉ cần thiếu một tiết không soạn giáo án, coi như giáo viên không hoàn thành nhiệm vụ, giáo án không có đầy đủ các mục là không đạt chuẩn. Tôi xin đưa thêm một vài bài viết để các bạn thêm hiểu về tình hình giáo viên trong nước:File gửi kèm  GIAOAN10.doc   1018.5K   73 Số lần tải

XIN HÃY GIẢI PHÓNG CHO GIÁO VIÊN!
Trong diễn đàn còn nhiều bạn du học, các bạn có thể cho biết thêm về công việc của giáo viên ở Nga, Trung Quốc được không? (Vì mô hình giáo dục của ta chịu ảnh hưởng nhiều từ Liên Xô trước đây, còn Trung Quốc là hàng xóm.)

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi ánh xạ: 08-04-2008 - 18:06

Killing me
Killing you
Killing all we have

#7
ánh xạ

ánh xạ

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 16 Bài viết
Đợi bài viết của các bạn.
Killing me
Killing you
Killing all we have

#8
audivinh

audivinh

    Lính mới

  • Thành viên mới
  • 2 Bài viết

Cái đáng nói là bắt soạn Giáo án mà chả bao giờ lên lớp lại dùng đến nó. Nền giáo dục của các quan thích kiểm và tra.






1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh