Đến nội dung

Hình ảnh

Ngô Bảo Châu

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 10 trả lời

#1
vuthanhtu_hd

vuthanhtu_hd

    Tiến sĩ Diễn Đàn Toán

  • Hiệp sỹ
  • 1189 Bài viết

Ngô Bảo Châu

Ngôi sao sáng của toán học Việt Nam đương đại


TS Ngô Bảo Châu, 32 tuổi, giáo sư Đại học Paris-Nam
bao%20chau.jpg


Ngôi sao sáng của toán học Việt Nam đương đại
Lịch sử toán học Việt Nam hiện đại nổi lên hai ngôi sao sáng, làm rạng rỡ cho nền toán học nước nhà. GS Ngô Việt Trung, Viện trưởng Viện toán học Việt Nam từng nhận xét: ìHoàng Tuỵ và Ngô Bảo Châu là hai ngôi sao sáng của toán học Việt Nam đương đại”.

Niềm tin và sự say mê

"Nếu có một điều tâm sự với các bạn trẻ hơn tôi ở nước ta, thì tôi chỉ xin nhắn các bạn: Khoa học không phải là con đường dễ dàng và dễ giàu. Đó là con đường chông gai, cho nên cần có đủ niềm tin và sự say mê khi lựa chọn con đường ấy. Đổi lại, phần thưởng sẽ là những cảm xúc, những chân lý mà bạn sẽ khó đến gần nếu chọn một con đường khác".

Tôi muốn dẫn lời nhắn đó của anh Ngô Bảo Châu dành cho các bạn trẻ hơn anh, khi anh nhận được tin Nhà nước ta đặc cách công nhận anh là giáo sư kiêm chức tại Viện Toán học (thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) vào một ngày cuối năm 2005, khi anh mới 33 tuổi. Đúng là phải có đủ niềm tin và sự say mê đến vô tận nếu quyết định dấn thân vào "con đường chông gai" của toán học.

Học hết chương trình tiểu học, Châu quyết định thi vào lớp chuyên toán của Trường cấp II Trưng Vương, Hà Nội. Châu được cha mẹ khuyến khích. Cha anh là GS, TSKH Ngô Huy Cẩn; mẹ là PGS, TS Trần Lưu Vân Hiền. Một kỳ thi tuyển không dễ chút nào! Năm đầu dự thi, Châu... trượt! Không nản, năm sau lại dự thi, và đỗ.
Xong cấp II (Trung học cơ sở), Châu thi vào Khối THPT chuyên toán - tin Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội). Kỳ thi càng ngặt nghèo hơn, bởi lẽ, ngoài học sinh giỏi ở Thủ đô, còn có học sinh giỏi các tỉnh, thành phố khác dự thi.


Môn học khó nhất là học làm người

Nếu thiếu sự bồi dưỡng với chất lượng rất cao ở các lớp chuyên toán cấp II, rồi cấp III thì, dù năng khiếu có vượt trội đến đâu, Châu cũng không thể 2 năm liền giành 2 Huy chương Vàng Olympic Toán quốc tế (IMO). Năm 1988, đang học lớp 11, anh đoạt Huy chương Vàng IMO với số điểm tuyệt đối 42/42 ở Canberra (Australia). Năm sau, 1989, lên lớp 12, anh lại giành Huy chương Vàng IMO ở Braunchweig (tiếng Anh là Brunswick, CHLB Đức). Là học sinh Việt Nam đầu tiên giành 2 Huy chương Vàng IMO, nên khi về nước, anh được Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười tiếp tại Phủ Chủ tịch.

Có nền tảng kiến thức toàn diện, vững chắc từ thời trung học thì, về sau, mới đủ sức tiến xa trên đường đời. Ghi nhớ điều ấy, anh luôn bày tỏ lòng biết ơn đối với những thầy giáo dạy toán ở cấp II và cấp III như Phạm Ngọc Hùng, Tôn Thân, Lê Tuấn Hoa, Vũ Đình Hoà... những người đã truyền cho anh không chỉ tri thức mà còn niềm say mê vô tận với toán học. Anh cũng cảm ơn những cô giáo dạy Văn như Trịnh Bích Ba, Đặng Thanh Hoa..., những người đã qua môn Văn dạy anh "môn học khó nhất là môn học làm người"!

Từ vườn ươm tài năng khoa học

Khối THPT chuyên toán - tin Trường Đại học Khoa học Tự nhiên quả là một "vườn ươm tài năng khoa học". Tại Đại hội Thi đua yêu nước lần thứ VII, tháng 10/2005, khối này đã được Nhà nước phong tặng Huân chương Độc lập và danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới.

Từ năm 1974 (năm đầu tiên nước ta dự thi Toán quốc tế) đến năm 2005 (22 năm), các học sinh trong khối giành 59 huy chương, trong đó có 20 Huy chương Vàng. Dự thi toán quốc tế 2 năm liền (khi học lớp 11 và lớp 12), 4 học sinh trong khối đã giành mỗi người 2 Huy chương Vàng: Ngô Bảo Châu, Đào Hải Long, Ngô Đắc Tuấn và Lê Hùng Việt Bảo.

Từ năm 1989 (năm đầu tiên nước ta dự thi Tin học quốc tế) đến năm 2005, các học sinh trong khối đoạt 26 huy chương. Riêng Nguyễn Ngọc Huy 2 năm liền giành 2 Huy chương Vàng Tin học quốc tế.

400 học sinh cũ của khối đã trở thành tiến sĩ. 30 người khác đạt học vị cao hơn: Tiến sĩ khoa học.

Ngoài Ngô Bảo Châu, một số "cựu học sinh chuyên toán Tổng hợp" khác cũng đã trở thành giáo sư như: Vũ Kim Tuấn (Đại học Kuwait, gần đây chuyển sang Mỹ), Nguyễn Hồng Thái (Đại học Szczecin, Ba Lan), Phạm Hữu Tiệp (Đại học Florida, Mỹ), Lê Tự Quốc Thắng (Viện Công nghệ Georgia, Mỹ), Đàm Thanh Sơn (Đại học Washington, Mỹ), Nguyễn Tiến Dũng (Đại họcoulouse, Pháp), Đinh Tiến Cường (Đại học Paris 6, Pháp), Nguyễn Đông Anh (Viện Cơ học, Việt Nam), Hoàng Ngọc Hà (Đại học Mỏ - Địa chất, Việt Nam), v.v.

Không ngừng vươn tới những đỉnh cao

Vào năm 18 tuổi, Ngô Bảo Châu được Chính phủ Pháp cấp học bổng để theo học Đại học Paris 6. Nói chung, đối với sinh viên Pháp, được học Đại học Paris 6 đã là một sự mãn nguyện lắm rồi. Nhưng với Ngô Bảo Châu thì... không! Hai năm sau, anh quyết định thi vào hệ đào tạo tiến sĩ của Đại học Sư phạm Paris, trường đại học danh tiếng nhất nước Pháp, nơi đã từng đào tạo biết bao nhà khoa học lừng danh, trong đó có vài ba người Việt Nam như Hoàng Xuân Hãn, Lê Văn Thiêm, Trần Đức Thảo... Ít ai ngờ Châu đậu thủ khoa, mặc dù do thiếu thời gian ôn luyện, về môn tiếng Anh, Châu chỉ được... 2/20 điểm!

Năm 25 tuổi, Châu bảo vệ luận án tiến sĩ về Bổ đề cơ bản của Jacquet; sau đó, làm việc trên một số bài toán khác, và bảo vệ luận án habilitation (tương đương Tiến sĩ khoa học) năm 31 tuổi.

Theo lời khuyên của một nhà toán học lớn, anh quay sang nghiên cứu Bổ đề cơ bản của Langlands, gần với Bổ đề cơ bản của Jacquet. Sau hai năm, trong những ngày về nghỉ hè tại Hà Nội, anh đạt được một bước tiến rõ rệt. Những tháng tiếp theo, kết hợp với một số kết quả mà Gérard Laumon đã thu được trước đó, hai người chứng minh thành công Bổ đề cơ bản của Langlands. Đây là trở ngại chính trong việc thực hiện Chương trình Langlands nhằm mục tiêu tầm xa là thống nhất lý thuyết số, hình học đại số và lý thuyết biểu diễn, do nhà toán học Robert Langlands ở Đại học Princeton (Mỹ) đề xướng từ thập niên 60 của thế kỷ 20.
Thành công đó lập tức gây tiếng vang lớn. GS Ngô Việt Trung (Viện trưởng Viện Toán học Việt Nam, Viện sĩ Viện Hàn Lâm Khoa học Thế giới thứ ba) ví công trình ấy như "một quả bom tấn" trong toán học đương đại.

Ngày 6/11/2004, tại Boston, thủ phủ bang Massachusetts (Mỹ), GS Ngô Bảo Châu cùng GS người Pháp Gérard Laumon nhận giải thưởng của Viện Toán học Clay

Ngày 5/11/2005, tại Cambridge, bang Massachusetts (Mỹ), Viện Toán học Clay trao tặng Gérard Lau mon và Ngô Bảo Châu về "Công trình toán học đặc biệt xuất sắc" trên thế giới năm 2004. Chính Andrew Wiles - người đã giải quyết được Bài toán lớn Fermat tồn tại từ thế kỷ 17 đến cuối thế kỷ 20 - cùng nhiều nhà toán học được tặng Huy chương Fields (vinh dự về toán học tương đương Giải thưởng Nobel ở các ngành khoa học khác) đã tiến cử Ngô Bảo Châu và Gérard Laumon nhận Giải thưởng Nghiên cứu Clay.

Chỉ mấy tháng sau thành công ấy, GS Gérard Laumon được bầu làm Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Pháp.

Đầu năm 2008, GS Ngô Bảo Châu một lần nữa làm giới toán học thế giới xôn xao khi anh giải quyết được trọn vẹn Bổ đề cơ bản. Kết quả mới này, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, không kém phần đặc sắc so với công trình được tặng Giải thưởng Clay năm 2005. Do vậy, sau Giải thưởng Clay của Mỹ, anh còn được nhận thêm 2 giải thưởng toán học khác, của Đức và Pháp.

Viện Nghiên cứu cấp cao Princeton liền "rước" anh sang Mỹ. Đây là Viện tập hợp nhiều nhà bác học hàng đầu thế giới. Chính Albert Einstein, nhà vật lý vĩ đại nhất thế kỷ 20, đã từng làm việc tại đây. Hết sức bận rộn, thế mà hằng năm anh vẫn "dứt ra" vài ba tháng để về nước, giúp đỡ các tài năng trẻ.

Chính vì vậy, GS Ngô Việt Trung, đánh giá GS Hoàng Tuỵ (sinh năm 1927) và GS Ngô Báo Châu (sinh năm 1972) là "hai ngôi sao sáng của toán học Việt Nam đương đại".

Ngày 02/02/2009
Hà Bình


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi E. Galois: 08-09-2013 - 09:41

Nếu một ngày bạn cảm thấy buồn và muốn khóc,hãy gọi cho tôi nhé.
Tôi không hứa sẽ làm cho bạn cười nhưng có thể tôi sẽ khóc cùng với bạn.
Nếu một ngày bạn muốn chạy chốn tất cả hãy gọi cho tôi.
Tôi không yêu cầu bạn dừng lại nhưng tôi sẽ chạy cùng với bạn.
Và nếu một ngày nào đó bạn không muốn nghe ai nói nữa,hãy gọi cho tôi nhé.
Tôi sẽ đến bên bạn và chỉ im lặng.
Nhưng nếu một ngày bạn gọi đến tôi mà không thấy tôi hồi âm...
Hãy chạy thật nhanh đến bên tôi vì lúc đó tôi mới là người cần bạn.

______________________
__________________________________
Vu Thanh TuUniversity of Engineering & Technology


#2
Direction

Direction

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 96 Bài viết
Khổ một nỗi là những người giỏi thì lại công tác và có khi định cư ở nước ngoài luôn, ko về nữa. :)
<strong class='bbc'><span style='color: #48D1CC'><a href='http://diendantoanho...hp?showforum=3'class='bbc_url' title='Liên kết ngoài' rel='nofollow external'>Công thức Toán trên diễn đàn :D.</a></span></strong>

#3
MrMATH

MrMATH

    Nguyễn Quốc Khánh

  • Hiệp sỹ
  • 4047 Bài viết
Ai nói anh Châu định ở nước ngoài luôn và ko có ý định về nước là võ đoán quá. Tớ tin là chỉ 5 năm nữa thôi toán học Việt Nam sẽ có những bước đột phá trong đào tạo :geq

#4
tqnst

tqnst

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 170 Bài viết
Em hi vọng Việt Nam sẽ có giải fields vào năm 2010.Nếu ko được thì chờ đợi thế hệ sau của anh Ngô Đắc Tuấn vậy

Trái tim anh, em Select bằng Mouse
Chốn hẹn hò: Forum - Internet
Lời yêu thương truyền bằng phương thức Get
Nhận dáng hình qua địa chỉ IP

Nếu một mai em vĩnh viễn ra đi
Anh sẽ chết giữa muôn ngàn biển Search
Lời tỏ tình không dễ gì Convert
Lưu ngàn đời vào biến Constant

Anh nghèo khó mang dòng máu Sun
Em quyền quý với họ Microsoft
Hai dòng Code không thể nào hoà hợp
Dẫu ngàn lần Debug em ơi

Sao không có một thế giới xa xôi
Linux cũng thế mà Windows cũng thế
Hai chúng ta chẳng thể nào chia rẽ
Run suốt đời trên mọi Platform.


#5
nghiauce99

nghiauce99

    Lính mới

  • Thành viên
  • 2 Bài viết

Ngô Bảo Châu


Ngôi sao sáng của toán học Việt Nam đương đại
TS Ngô Bảo Châu, 32 tuổi, giáo sư Đại học Paris-Nam
Hình đã gửi
Ngôi sao sáng của toán học Việt Nam đương đại
Lịch sử toán học Việt Nam hiện đại nổi lên hai ngôi sao sáng, làm rạng rỡ cho nền toán học nước nhà. GS Ngô Việt Trung, Viện trưởng Viện toán học Việt Nam từng nhận xét: ìHoàng Tuỵ và Ngô Bảo Châu là hai ngôi sao sáng của toán học Việt Nam đương đại”.

Niềm tin và sự say mê

"Nếu có một điều tâm sự với các bạn trẻ hơn tôi ở nước ta, thì tôi chỉ xin nhắn các bạn: Khoa học không phải là con đường dễ dàng và dễ giàu. Đó là con đường chông gai, cho nên cần có đủ niềm tin và sự say mê khi lựa chọn con đường ấy. Đổi lại, phần thưởng sẽ là những cảm xúc, những chân lý mà bạn sẽ khó đến gần nếu chọn một con đường khác".

Tôi muốn dẫn lời nhắn đó của anh Ngô Bảo Châu dành cho các bạn trẻ hơn anh, khi anh nhận được tin Nhà nước ta đặc cách công nhận anh là giáo sư kiêm chức tại Viện Toán học (thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) vào một ngày cuối năm 2005, khi anh mới 33 tuổi. Đúng là phải có đủ niềm tin và sự say mê đến vô tận nếu quyết định dấn thân vào "con đường chông gai" của toán học.

Học hết chương trình tiểu học, Châu quyết định thi vào lớp chuyên toán của Trường cấp II Trưng Vương, Hà Nội. Châu được cha mẹ khuyến khích. Cha anh là GS, TSKH Ngô Huy Cẩn; mẹ là PGS, TS Trần Lưu Vân Hiền. Một kỳ thi tuyển không dễ chút nào! Năm đầu dự thi, Châu... trượt! Không nản, năm sau lại dự thi, và đỗ.
Xong cấp II (Trung học cơ sở), Châu thi vào Khối THPT chuyên toán - tin Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội). Kỳ thi càng ngặt nghèo hơn, bởi lẽ, ngoài học sinh giỏi ở Thủ đô, còn có học sinh giỏi các tỉnh, thành phố khác dự thi.


Môn học khó nhất là học làm người

Nếu thiếu sự bồi dưỡng với chất lượng rất cao ở các lớp chuyên toán cấp II, rồi cấp III thì, dù năng khiếu có vượt trội đến đâu, Châu cũng không thể 2 năm liền giành 2 Huy chương Vàng Olympic Toán quốc tế (IMO). Năm 1988, đang học lớp 11, anh đoạt Huy chương Vàng IMO với số điểm tuyệt đối 42/42 ở Canberra (Australia). Năm sau, 1989, lên lớp 12, anh lại giành Huy chương Vàng IMO ở Braunchweig (tiếng Anh là Brunswick, CHLB Đức). Là học sinh Việt Nam đầu tiên giành 2 Huy chương Vàng IMO, nên khi về nước, anh được Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười tiếp tại Phủ Chủ tịch.

Có nền tảng kiến thức toàn diện, vững chắc từ thời trung học thì, về sau, mới đủ sức tiến xa trên đường đời. Ghi nhớ điều ấy, anh luôn bày tỏ lòng biết ơn đối với những thầy giáo dạy toán ở cấp II và cấp III như Phạm Ngọc Hùng, Tôn Thân, Lê Tuấn Hoa, Vũ Đình Hoà... những người đã truyền cho anh không chỉ tri thức mà còn niềm say mê vô tận với toán học. Anh cũng cảm ơn những cô giáo dạy Văn như Trịnh Bích Ba, Đặng Thanh Hoa..., những người đã qua môn Văn dạy anh "môn học khó nhất là môn học làm người"!

Từ vườn ươm tài năng khoa học

Khối THPT chuyên toán - tin Trường Đại học Khoa học Tự nhiên quả là một "vườn ươm tài năng khoa học". Tại Đại hội Thi đua yêu nước lần thứ VII, tháng 10/2005, khối này đã được Nhà nước phong tặng Huân chương Độc lập và danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới.

Từ năm 1974 (năm đầu tiên nước ta dự thi Toán quốc tế) đến năm 2005 (22 năm), các học sinh trong khối giành 59 huy chương, trong đó có 20 Huy chương Vàng. Dự thi toán quốc tế 2 năm liền (khi học lớp 11 và lớp 12), 4 học sinh trong khối đã giành mỗi người 2 Huy chương Vàng: Ngô Bảo Châu, Đào Hải Long, Ngô Đắc Tuấn và Lê Hùng Việt Bảo.

Từ năm 1989 (năm đầu tiên nước ta dự thi Tin học quốc tế) đến năm 2005, các học sinh trong khối đoạt 26 huy chương. Riêng Nguyễn Ngọc Huy 2 năm liền giành 2 Huy chương Vàng Tin học quốc tế.

400 học sinh cũ của khối đã trở thành tiến sĩ. 30 người khác đạt học vị cao hơn: Tiến sĩ khoa học.

Ngoài Ngô Bảo Châu, một số "cựu học sinh chuyên toán Tổng hợp" khác cũng đã trở thành giáo sư như: Vũ Kim Tuấn (Đại học Kuwait, gần đây chuyển sang Mỹ), Nguyễn Hồng Thái (Đại học Szczecin, Ba Lan), Phạm Hữu Tiệp (Đại học Florida, Mỹ), Lê Tự Quốc Thắng (Viện Công nghệ Georgia, Mỹ), Đàm Thanh Sơn (Đại học Washington, Mỹ), Nguyễn Tiến Dũng (Đại họcoulouse, Pháp), Đinh Tiến Cường (Đại học Paris 6, Pháp), Nguyễn Đông Anh (Viện Cơ học, Việt Nam), Hoàng Ngọc Hà (Đại học Mỏ - Địa chất, Việt Nam), v.v.

Không ngừng vươn tới những đỉnh cao

Vào năm 18 tuổi, Ngô Bảo Châu được Chính phủ Pháp cấp học bổng để theo học Đại học Paris 6. Nói chung, đối với sinh viên Pháp, được học Đại học Paris 6 đã là một sự mãn nguyện lắm rồi. Nhưng với Ngô Bảo Châu thì... không! Hai năm sau, anh quyết định thi vào hệ đào tạo tiến sĩ của Đại học Sư phạm Paris, trường đại học danh tiếng nhất nước Pháp, nơi đã từng đào tạo biết bao nhà khoa học lừng danh, trong đó có vài ba người Việt Nam như Hoàng Xuân Hãn, Lê Văn Thiêm, Trần Đức Thảo... Ít ai ngờ Châu đậu thủ khoa, mặc dù do thiếu thời gian ôn luyện, về môn tiếng Anh, Châu chỉ được... 2/20 điểm!

Năm 25 tuổi, Châu bảo vệ luận án tiến sĩ về Bổ đề cơ bản của Jacquet; sau đó, làm việc trên một số bài toán khác, và bảo vệ luận án habilitation (tương đương Tiến sĩ khoa học) năm 31 tuổi.

Theo lời khuyên của một nhà toán học lớn, anh quay sang nghiên cứu Bổ đề cơ bản của Langlands, gần với Bổ đề cơ bản của Jacquet. Sau hai năm, trong những ngày về nghỉ hè tại Hà Nội, anh đạt được một bước tiến rõ rệt. Những tháng tiếp theo, kết hợp với một số kết quả mà Gérard Laumon đã thu được trước đó, hai người chứng minh thành công Bổ đề cơ bản của Langlands. Đây là trở ngại chính trong việc thực hiện Chương trình Langlands nhằm mục tiêu tầm xa là thống nhất lý thuyết số, hình học đại số và lý thuyết biểu diễn, do nhà toán học Robert Langlands ở Đại học Princeton (Mỹ) đề xướng từ thập niên 60 của thế kỷ 20.
Thành công đó lập tức gây tiếng vang lớn. GS Ngô Việt Trung (Viện trưởng Viện Toán học Việt Nam, Viện sĩ Viện Hàn Lâm Khoa học Thế giới thứ ba) ví công trình ấy như "một quả bom tấn" trong toán học đương đại.

Ngày 6/11/2004, tại Boston, thủ phủ bang Massachusetts (Mỹ), GS Ngô Bảo Châu cùng GS người Pháp Gérard Laumon nhận giải thưởng của Viện Toán học Clay

Ngày 5/11/2005, tại Cambridge, bang Massachusetts (Mỹ), Viện Toán học Clay trao tặng Gérard Lau mon và Ngô Bảo Châu về "Công trình toán học đặc biệt xuất sắc" trên thế giới năm 2004. Chính Andrew Wiles - người đã giải quyết được Bài toán lớn Fermat tồn tại từ thế kỷ 17 đến cuối thế kỷ 20 - cùng nhiều nhà toán học được tặng Huy chương Fields (vinh dự về toán học tương đương Giải thưởng Nobel ở các ngành khoa học khác) đã tiến cử Ngô Bảo Châu và Gérard Laumon nhận Giải thưởng Nghiên cứu Clay.

Chỉ mấy tháng sau thành công ấy, GS Gérard Laumon được bầu làm Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Pháp.

Đầu năm 2008, GS Ngô Bảo Châu một lần nữa làm giới toán học thế giới xôn xao khi anh giải quyết được trọn vẹn Bổ đề cơ bản. Kết quả mới này, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, không kém phần đặc sắc so với công trình được tặng Giải thưởng Clay năm 2005. Do vậy, sau Giải thưởng Clay của Mỹ, anh còn được nhận thêm 2 giải thưởng toán học khác, của Đức và Pháp.

Viện Nghiên cứu cấp cao Princeton liền "rước" anh sang Mỹ. Đây là Viện tập hợp nhiều nhà bác học hàng đầu thế giới. Chính Albert Einstein, nhà vật lý vĩ đại nhất thế kỷ 20, đã từng làm việc tại đây. Hết sức bận rộn, thế mà hằng năm anh vẫn "dứt ra" vài ba tháng để về nước, giúp đỡ các tài năng trẻ.

Chính vì vậy, GS Ngô Việt Trung, đánh giá GS Hoàng Tuỵ (sinh năm 1927) và GS Ngô Báo Châu (sinh năm 1972) là "hai ngôi sao sáng của toán học Việt Nam đương đại".

Ngày 02/02/2009
Hà Bình

theo em nghi bai viet co chut sai sot day, vi du nhu: Vu Kim Tuan, Dinh Tien Cuong la cuu hoc sinh cua chuyen toan DHSP Ha Noi, hi vong nguoi viet dinh chinh lai^^http://vietnamnet.vn/giaoduc/2006/02/544079/

#6
hocgioitoan

hocgioitoan

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 21 Bài viết

Ngô Bảo Châu


Ngôi sao sáng của toán học Việt Nam đương đại
TS Ngô Bảo Châu, 32 tuổi, giáo sư Đại học Paris-Nam
Hình đã gửi
Ngôi sao sáng của toán học Việt Nam đương đại
Lịch sử toán học Việt Nam hiện đại nổi lên hai ngôi sao sáng, làm rạng rỡ cho nền toán học nước nhà. GS Ngô Việt Trung, Viện trưởng Viện toán học Việt Nam từng nhận xét: ìHoàng Tuỵ và Ngô Bảo Châu là hai ngôi sao sáng của toán học Việt Nam đương đại”.

Niềm tin và sự say mê

"Nếu có một điều tâm sự với các bạn trẻ hơn tôi ở nước ta, thì tôi chỉ xin nhắn các bạn: Khoa học không phải là con đường dễ dàng và dễ giàu. Đó là con đường chông gai, cho nên cần có đủ niềm tin và sự say mê khi lựa chọn con đường ấy. Đổi lại, phần thưởng sẽ là những cảm xúc, những chân lý mà bạn sẽ khó đến gần nếu chọn một con đường khác".

Tôi muốn dẫn lời nhắn đó của anh Ngô Bảo Châu dành cho các bạn trẻ hơn anh, khi anh nhận được tin Nhà nước ta đặc cách công nhận anh là giáo sư kiêm chức tại Viện Toán học (thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) vào một ngày cuối năm 2005, khi anh mới 33 tuổi. Đúng là phải có đủ niềm tin và sự say mê đến vô tận nếu quyết định dấn thân vào "con đường chông gai" của toán học.

Học hết chương trình tiểu học, Châu quyết định thi vào lớp chuyên toán của Trường cấp II Trưng Vương, Hà Nội. Châu được cha mẹ khuyến khích. Cha anh là GS, TSKH Ngô Huy Cẩn; mẹ là PGS, TS Trần Lưu Vân Hiền. Một kỳ thi tuyển không dễ chút nào! Năm đầu dự thi, Châu... trượt! Không nản, năm sau lại dự thi, và đỗ.
Xong cấp II (Trung học cơ sở), Châu thi vào Khối THPT chuyên toán - tin Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội). Kỳ thi càng ngặt nghèo hơn, bởi lẽ, ngoài học sinh giỏi ở Thủ đô, còn có học sinh giỏi các tỉnh, thành phố khác dự thi.


Môn học khó nhất là học làm người

Nếu thiếu sự bồi dưỡng với chất lượng rất cao ở các lớp chuyên toán cấp II, rồi cấp III thì, dù năng khiếu có vượt trội đến đâu, Châu cũng không thể 2 năm liền giành 2 Huy chương Vàng Olympic Toán quốc tế (IMO). Năm 1988, đang học lớp 11, anh đoạt Huy chương Vàng IMO với số điểm tuyệt đối 42/42 ở Canberra (Australia). Năm sau, 1989, lên lớp 12, anh lại giành Huy chương Vàng IMO ở Braunchweig (tiếng Anh là Brunswick, CHLB Đức). Là học sinh Việt Nam đầu tiên giành 2 Huy chương Vàng IMO, nên khi về nước, anh được Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười tiếp tại Phủ Chủ tịch.

Có nền tảng kiến thức toàn diện, vững chắc từ thời trung học thì, về sau, mới đủ sức tiến xa trên đường đời. Ghi nhớ điều ấy, anh luôn bày tỏ lòng biết ơn đối với những thầy giáo dạy toán ở cấp II và cấp III như Phạm Ngọc Hùng, Tôn Thân, Lê Tuấn Hoa, Vũ Đình Hoà... những người đã truyền cho anh không chỉ tri thức mà còn niềm say mê vô tận với toán học. Anh cũng cảm ơn những cô giáo dạy Văn như Trịnh Bích Ba, Đặng Thanh Hoa..., những người đã qua môn Văn dạy anh "môn học khó nhất là môn học làm người"!

Từ vườn ươm tài năng khoa học

Khối THPT chuyên toán - tin Trường Đại học Khoa học Tự nhiên quả là một "vườn ươm tài năng khoa học". Tại Đại hội Thi đua yêu nước lần thứ VII, tháng 10/2005, khối này đã được Nhà nước phong tặng Huân chương Độc lập và danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới.

Từ năm 1974 (năm đầu tiên nước ta dự thi Toán quốc tế) đến năm 2005 (22 năm), các học sinh trong khối giành 59 huy chương, trong đó có 20 Huy chương Vàng. Dự thi toán quốc tế 2 năm liền (khi học lớp 11 và lớp 12), 4 học sinh trong khối đã giành mỗi người 2 Huy chương Vàng: Ngô Bảo Châu, Đào Hải Long, Ngô Đắc Tuấn và Lê Hùng Việt Bảo.

Từ năm 1989 (năm đầu tiên nước ta dự thi Tin học quốc tế) đến năm 2005, các học sinh trong khối đoạt 26 huy chương. Riêng Nguyễn Ngọc Huy 2 năm liền giành 2 Huy chương Vàng Tin học quốc tế.

400 học sinh cũ của khối đã trở thành tiến sĩ. 30 người khác đạt học vị cao hơn: Tiến sĩ khoa học.

Ngoài Ngô Bảo Châu, một số "cựu học sinh chuyên toán Tổng hợp" khác cũng đã trở thành giáo sư như: Vũ Kim Tuấn (Đại học Kuwait, gần đây chuyển sang Mỹ), Nguyễn Hồng Thái (Đại học Szczecin, Ba Lan), Phạm Hữu Tiệp (Đại học Florida, Mỹ), Lê Tự Quốc Thắng (Viện Công nghệ Georgia, Mỹ), Đàm Thanh Sơn (Đại học Washington, Mỹ), Nguyễn Tiến Dũng (Đại họcoulouse, Pháp), Đinh Tiến Cường (Đại học Paris 6, Pháp), Nguyễn Đông Anh (Viện Cơ học, Việt Nam), Hoàng Ngọc Hà (Đại học Mỏ - Địa chất, Việt Nam), v.v.

Không ngừng vươn tới những đỉnh cao

Vào năm 18 tuổi, Ngô Bảo Châu được Chính phủ Pháp cấp học bổng để theo học Đại học Paris 6. Nói chung, đối với sinh viên Pháp, được học Đại học Paris 6 đã là một sự mãn nguyện lắm rồi. Nhưng với Ngô Bảo Châu thì... không! Hai năm sau, anh quyết định thi vào hệ đào tạo tiến sĩ của Đại học Sư phạm Paris, trường đại học danh tiếng nhất nước Pháp, nơi đã từng đào tạo biết bao nhà khoa học lừng danh, trong đó có vài ba người Việt Nam như Hoàng Xuân Hãn, Lê Văn Thiêm, Trần Đức Thảo... Ít ai ngờ Châu đậu thủ khoa, mặc dù do thiếu thời gian ôn luyện, về môn tiếng Anh, Châu chỉ được... 2/20 điểm!

Năm 25 tuổi, Châu bảo vệ luận án tiến sĩ về Bổ đề cơ bản của Jacquet; sau đó, làm việc trên một số bài toán khác, và bảo vệ luận án habilitation (tương đương Tiến sĩ khoa học) năm 31 tuổi.

Theo lời khuyên của một nhà toán học lớn, anh quay sang nghiên cứu Bổ đề cơ bản của Langlands, gần với Bổ đề cơ bản của Jacquet. Sau hai năm, trong những ngày về nghỉ hè tại Hà Nội, anh đạt được một bước tiến rõ rệt. Những tháng tiếp theo, kết hợp với một số kết quả mà Gérard Laumon đã thu được trước đó, hai người chứng minh thành công Bổ đề cơ bản của Langlands. Đây là trở ngại chính trong việc thực hiện Chương trình Langlands nhằm mục tiêu tầm xa là thống nhất lý thuyết số, hình học đại số và lý thuyết biểu diễn, do nhà toán học Robert Langlands ở Đại học Princeton (Mỹ) đề xướng từ thập niên 60 của thế kỷ 20.
Thành công đó lập tức gây tiếng vang lớn. GS Ngô Việt Trung (Viện trưởng Viện Toán học Việt Nam, Viện sĩ Viện Hàn Lâm Khoa học Thế giới thứ ba) ví công trình ấy như "một quả bom tấn" trong toán học đương đại.

Ngày 6/11/2004, tại Boston, thủ phủ bang Massachusetts (Mỹ), GS Ngô Bảo Châu cùng GS người Pháp Gérard Laumon nhận giải thưởng của Viện Toán học Clay

Ngày 5/11/2005, tại Cambridge, bang Massachusetts (Mỹ), Viện Toán học Clay trao tặng Gérard Lau mon và Ngô Bảo Châu về "Công trình toán học đặc biệt xuất sắc" trên thế giới năm 2004. Chính Andrew Wiles - người đã giải quyết được Bài toán lớn Fermat tồn tại từ thế kỷ 17 đến cuối thế kỷ 20 - cùng nhiều nhà toán học được tặng Huy chương Fields (vinh dự về toán học tương đương Giải thưởng Nobel ở các ngành khoa học khác) đã tiến cử Ngô Bảo Châu và Gérard Laumon nhận Giải thưởng Nghiên cứu Clay.

Chỉ mấy tháng sau thành công ấy, GS Gérard Laumon được bầu làm Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Pháp.

Đầu năm 2008, GS Ngô Bảo Châu một lần nữa làm giới toán học thế giới xôn xao khi anh giải quyết được trọn vẹn Bổ đề cơ bản. Kết quả mới này, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, không kém phần đặc sắc so với công trình được tặng Giải thưởng Clay năm 2005. Do vậy, sau Giải thưởng Clay của Mỹ, anh còn được nhận thêm 2 giải thưởng toán học khác, của Đức và Pháp.

Viện Nghiên cứu cấp cao Princeton liền "rước" anh sang Mỹ. Đây là Viện tập hợp nhiều nhà bác học hàng đầu thế giới. Chính Albert Einstein, nhà vật lý vĩ đại nhất thế kỷ 20, đã từng làm việc tại đây. Hết sức bận rộn, thế mà hằng năm anh vẫn "dứt ra" vài ba tháng để về nước, giúp đỡ các tài năng trẻ.

Chính vì vậy, GS Ngô Việt Trung, đánh giá GS Hoàng Tuỵ (sinh năm 1927) và GS Ngô Báo Châu (sinh năm 1972) là "hai ngôi sao sáng của toán học Việt Nam đương đại".

Ngày 02/02/2009
Hà Bình



Thật là tuyệt, thật là tự hào khi Việt Nam có những người thật giỏi, họ đã cống hiến tài năng cho đất nước, làm rạng danh non sông. Mong là những nhân tài này sẽ nhiều hơn nữa để nước nhà có thể sánh vai với cường quốc năm châu.

#7
Messi_ndt

Messi_ndt

    Admin batdangthuc.com

  • Thành viên
  • 679 Bài viết

Thật là tuyệt, thật là tự hào khi Việt Nam có những người thật giỏi, họ đã cống hiến tài năng cho đất nước, làm rạng danh non sông. Mong là những nhân tài này sẽ nhiều hơn nữa để nước nhà có thể sánh vai với cường quốc năm châu.

Bây giờ thì GS Ngô Bảo Châu,ngôn sao rất sáng này đã mang về vinh quang cho TQ rôi. Hạnh Phúc Thiệt.

#8
Lan Phương

Lan Phương

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 119 Bài viết
GS Ngô Bảo Châu là niềm tự hào của những người học toán như chúng ta mọi người thấy đúng kg

~~--**Diễn Đàn Toán học**--~~

",,..--~~Thế giới để ước mơ toán học bay xa~~--..,,"


#9
bugatti

bugatti

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 208 Bài viết
thật tự hào khi mang trong mình dòng máu Việt Nam!Tự hào vì Việt Nam có người giỏi toán như giáo sư Ngô Bảo Châu,tự hào về người Việt anh hùng.Giáo sư Ngô Bảo Châu đã mang vinh quang về cho Tổ quốc, đó là niềm tư hào lớn của mỗi người học toán nói riêng và người dân Việt Nam nói chung! :D
Nếu bạn thích bài viết của tôi hãy chọn "LIKE" nhé,
còn nếu không thích hãy chọn "LIKE" coi như đó là 1 viên gạch :))

#10
AnnieSally

AnnieSally

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 647 Bài viết

Ngô Bảo Châu (sinh ngày 28 tháng 06 năm 1972 tại Hà Nội) là nhà toán học nổi tiếng với công trình chứng minh Bổ đề cơ bản cho các dạng tự đẳng cấu do Robert Langlands và Diana Shelstad phỏng đoán. Ông cũng là người Việt Nam đầu tiên giành được Huy chương Fields. Tính đến năm 2010, ông là nhà khoa học trẻ nhất Việt Nam được Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước Việt Nam phong học hàm giáo sư.

Ngô Bảo Châu sinh ngày 28 tháng 6 năm 1972 tại Hà Nội. Thời niên thiếu, ông là học sinh Trường Thực nghiệm Giảng Võ, Trường THCS Trưng Vương, và sau đó học tại khối chuyên toán Trường Trung học phổ thông chuyên Khoa học Tự nhiênĐại học Tổng hợp Hà Nội cũ, nay là Đại học Khoa học Tự nhiênĐại học Quốc gia Hà Nội. Ông đã hai lần đoạt huy chương vàng Olympic Toán học Quốc tế tại Australia năm1988 và Cộng hòa Liên bang Đức năm 1989 và cũng là người Việt Nam đầu tiên giành 2 huy chương vàng Olympic Toán học Quốc tế

250px-Ngo_Bau_Chau_MFO.jpg

 

Tiểu sử

Là sinh viên Trường Đại học Paris VI (Université Pierre et Marie Curie) và Trường Sư phạm Paris (École normale supérieure Paris, ENS Paris) từ năm 1992 đến năm 1994, rồi sau đó là sinh viên cao học và nghiên cứu sinh của Trường Đại học Paris XI(Université Paris-Sud 11) dưới sự hướng dẫn của Giáo sư Gérard Laumon, Ngô Bảo Châu bảo vệ Luận án tiến sĩ năm 1997, trở thành nghiên cứu viên của Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp (CNRS) từ năm 1998, lấy bằng Habilitation à Diriger les Recherches (HDR) năm 2003 và sau đó được bổ nhiệm làm giáo sư toán học tại Trường Đại học Paris XI năm 2004. Cũng trong năm này, ông được trao tặnggiải Nghiên cứu Clay của Viện Toán học Clay cùng với Giáo sư Gérard Laumon vì đã chứng minh được Bổ đề cơ bản cho các nhóm Unita. Năm 2005, khi được 33 tuổi, Ngô Bảo Châu được nhà nước Việt Nam phong đặc cách hàm giáo sư và trở thành vị giáo sư trẻ nhất của Việt Nam tính đến thời điểm đó.

Năm 2007, ông đồng thời làm việc tại Trường Đại học Paris XIOrsayPháp và Viện nghiên cứu cao cấp Princeton, New Jersey, Hoa Kỳ . Trong năm 2008, ông công bố chứng minh Bổ đề cơ bản cho các đại số Lie hay còn gọi là Bổ đề cơ bản Langlands. Cuối năm 2009, công trình này đã được tạp chí Time bình chọn là 1 trong 10 phát minh khoa học tiêu biểu của năm 2009.

Với các công trình khoa học của mình, Giáo sư Ngô Bảo Châu được mời đọc báo cáo trong phiên họp toàn thể của Hội nghị toán học thế giới 2010 tổ chức ở Ấn Độ vào ngày 19 tháng 8 năm 2010. Tại lễ khai mạc, giáo sư đã được tặng thưởng Huy chương Fields. Trước đó, khi biết tin sắp nhận giải Fields, ông đã tranh thủ nhập quốc tịch thứ hai với hy vọng giải thưởng cũng sẽ đem lại vinh dự cho các nhà toán học Pháp. Kể từ ngày 1 tháng 9 năm 2010, ông là giáo sư tại Khoa Toán Trường Đại học Chicago . Ông đã phát biểu khi nhận giải rằng "Đến một lúc nào đó, bạn làm toán vì bạn thích chứ không phải để chứng tỏ một cái gì nữa" hay vì đam mê giàu có hoặc sự nổi tiếng.

Nhằm khuyến khích nền khoa học nước nhà, Chính phủ Việt Nam đã trao tặng Ngô Bảo Châu một căn hộ công vụ trị giá 12 tỷ VNĐ ởtòa nhà Vincom, Hà Nội. Mặc dù có nhiều ý kiến khác nhau xoay quanh việc nhận căn hộ nhưng ông khẳng định giải thưởng này là xứng đáng, và đã nhận căn nhà 160  này đầu tháng 11 năm 2010. Trước đó, ngày 4/9/2010, Hội đồng Thi đua khen thưởng thành phố Hà Nội (trong chương trình Đại hội Thi đua yêu nước giai đoạn 2010 - 2015 của thành phố) đã lựa chọn thêm Ngô Bảo Châu vào danh sách Công dân Thủ đô ưu tú lần thứ nhất, năm 2010

Ngày 9/3/2011, phó thủ tướng chính phủ và bộ Giáo dục đã công bố Quyết định thành lập Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán và quyết định bổ nhiệm ông Ngô Bảo Châu làm giám đốc khoa học của Viện.

Tháng 4 năm 2011, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy quyết định trao tặng ông Huân chương Bắc đẩu Bội tinh của nhà nước Pháp và ông đã chính thức sang Pháp nhận giải này vào ngày 27 tháng 1 năm 2012 tại điện Élysée. Một tháng sau, Ngô Bảo Châu cùng với năm người khác đã được đại học Chicago trao tặng danh hiệu giáo sư xuất sắc 

Năm 2012 ông là thành viên của Hội toán học Hoa Kỳ.

Gia đình

Ngô Bảo Châu sinh ra trong một gia đình trí thức truyền thống. Ông là con trai của Giáo sưTiến sĩ khoa học ngành cơ học chất lỏng Ngô Huy Cẩn, hiện đang làm việc tại Viện Cơ học Việt Nam. Mẹ của ông là Phó Giáo sưTiến sĩ dược Trần Lưu Vân Hiền, công tác tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, Việt Nam. Ông là cháu của Ngô Thúc Lanh, một Giáo sư toán viết cuốn sách Đại số đầu tiên.

Năm 22 tuổi (1994), sau khi học xong thạc sĩ ở Pháp, Ngô Bảo Châu lập gia đình với Nguyễn Bảo Thanh, người bạn gái học chuyên Toán cùng anh tại Trường THCS Trưng Vương, Hà Nội. Đến tháng 8 năm 2010, hai người có với nhau ba người con gái: Ngô Thanh Hiên (sinh năm 1995), Ngô Thanh Nguyên (sinh năm 2000) và Ngô Hiền An (sinh năm 2003).

Quan điểm chính trị[sửa]

Theo BBC Vietnamese, GS Ngô Bảo Châu cho biết ông đã gửi một bức thư kiến nghị về dự án Bauxit ở Tây Nguyên vào ngày 29 tháng 5, 2009 nhưng tới thời điểm phỏng vấn là ngày 13 tháng 12, 2009, ông vẫn chưa nhận được hồi âm. Nội dung của lá thư theo ông cho biết là đề cập đến chính sách thực dân mới của chính quyền Trung Quốc về khai thác khoáng sản trên toàn câu và đặc biệt là tại Tây Nguyên, ông cũng đưa ra cảnh báo: "phần có hại thì cầm chắc, phần có lợi thì mong manh.".

Đồng thời trong cuộc phỏng vấn này, ông cũng cho hay ông có theo dõi sự kiện Viện Nghiên cứu Phát triển (IDS), một Viện nghiên cứu và phản biện chiến lược tư nhân do Giáo sư Hoàng Tụy và Tiến sỹ khoa học Nguyễn Quang A đứng đầu, đã giải thể sau khi Viện này cho rằng một quyết định quản lý khoa học của Chính phủ ban hành năm 2009 là bất hợp lý. Và ông đã cho biết quan điểm của mình về vụ này như sau: "Tôi có theo dõi tuy không chi tiết như giới nhà báo. Nhưng một xã hội mà không biết lắng nghe các ý kiến phản biện là một chuyện tương đối dở".

Trong vụ án Cù Huy Hà Vũ, Ngô Bảo Châu nói ông "vốn không đặc biệt hâm mộ" ông Cù Huy Hà Vũ, nhưng cho rằng ông Vũ là "một con người không tầm thường. Như Hector người thành Troy, như Turnus người Rutuli hay như Kinh Kha người nước Vệ, ông Vũ không hề sợ hãi khi phải đối mặt với số phận của mình... " đồng thời cũng chỉ trích chính quyền và tòa án rằng họ đã "cố tình làm mất thể diện quốc gia" khi "bắt ông (Vũ) bằng hai bao cao su đã qua sử dụng", xử "nửa công khai, nửa bí mật", và "từ chối thực hiện thủ tục tố tụng".

Sau vụ bình luận gây nhiều tranh cãi này, vào ngày 11 tháng 4, 2011, blog cá nhân của GS. Ngô Bảo Châu có tên Thích học toán đã tạm đóng cửa và đặt ở chế độ cá nhân. Ngày 10 tháng 5 năm 2011, tức gần một tháng sau Báo Công an Nhân dân đăng bài của tác giả Quý Thanh, cho rằng Ngô Bảo Châu đã "ngộ nhận" về Cù Huy Hà Vũ, và rằng ông đã "quá tùy tiện khi đặt Cù Huy Hà Vũ ngang với những biểu tượng anh hùng". Bài báo cho rằng sự "ngộ nhận" của Ngô Bảo Châu đã "vô tình trở thành một luận cứ tâm lý có lợi cho những kẻ ngu dốt hoặc cơ hội cổ súy cho chiêu bài dân chủ", và sự "thổi phồng những cá nhân không xứng đáng" sẽ "tạo ra sự hoang mang trong xã hội và sự sụp đổ của niềm tin".

Quan điểm tôn giáo

Ngô Bảo Châu trưởng thành trong 1 gia đình đình theo Phật, mặc dù khẳng định triết lý và văn hóa Phật giáo đã thấm sâu vào con người ông như nhiều người Việt Nam khác, tuy nhiên ông xác định mình không phải là phật tử theo nghĩa toàn vẹn nhất của từ này. Khi được hỏi về quan điểm đối với giáo lý Phật giáo, ông cho rằng "Triết lý Phật giáo cho con người một nhân sinh quan rộng rãi, giải phóng nhiều định kiến. Đấy là một tố chất cơ bản của nhà khoa học".

250px-Prof_ng%C3%B4_b%E1%BA%A3o_ch%C3%A2
 
Giáo sư Ngô Bảo Châu chụp hình cùng 1 số sinh viên và đồng nghiệp ở Christ Church MeadowTrường Đại học OxfordAnh
  • Công trình khoa học

     

    B. C., Ngo (23/1/1998), Preuve d'une conjecture de Frenkel-Gaitsgory-Kazhdan-VilonenarΧiv:math/9801109
  • B. C., Ngo (4 tháng 3 năm 1998), Faisceaux pervers, homomorphisme de changement de base et lemme fondamental de Jacquet et YearΧiv:math/9804013
  • B. C., Ngo (5 tháng 2 năm 2000), Résolutions de Demazure affines et formule de Casselman-Shalika géométriquearΧiv:math/0005022
  • B. C., Ngo; T., Haines (3 tháng 7 năm 2001), Nearby cycles for local models of some Shimura varietiesarΧiv:math/0103047
  • B. C., Ngo; T., Haines (3 tháng 7 năm 2001), Alcoves associated to special fibers of local modelsarΧiv:math/0103048
  • B. C., Ngo (31/7/2001), Alcoves et p-rang des variétés abéliennes,arΧiv:math/0107223
  • Bao Châu, Ngô (12 tháng 9 năm 2003), D-chtoucas de Drinfeld à modifications symétriques et identité de changement de basearΧiv:math/0312181
  • Bao Châu, Ngô (29/6/2004), Fibration de Hitchin et endoscopiearΧiv:math/0406599
  • Laumon, G.; Ngô, B. C. (2004), Le lemme fondamental pour les groupes unitairesarΧiv:math/0404454.
  • Ngô Bảo Châu (2008), Le lemme fondamental pour les algebres de LiearΧiv:0801.0446.
  • Bao Châu, Ngô (24/3/2010), Formule des Traces et Fonctorialité: le Début d'un ProgrammearΧiv:1003.4578
  • B. C., Ngo; Edward, Frenkel (29/4/2010), Geometrization of Trace FormulasarΧiv:1004.5323
  • B. C., Ngo; Jochen, HeinlothZhiwei, Yun (16/5/2010), Kloosterman sheaves for reductive groupsarΧiv:1005.2765
  • Sách đã viết

    "Ai và Ky ở xứ sở của những con số tàng hình" hợp tác cùng với Nguyễn Phương Văn bắt đầu viết tháng 4 năm 2011 và phát hành 19 tháng 3 năm 2012 .

    Câu nói nổi tiếng

     

Đến một lúc nào đó, bạn làm toán vì bạn thích chứ không phải để chứng tỏ một cái gì nữa. Không phải ai cũng có khả năng để đạt giải Nobel hay Fields, nhưng ai cũng có thể sống để cuộc sống của mình có ý nghĩa. Bám theo lề là việc của con cừu, không phải việc của con người tự do.   Không thể lấy sự cẩu thả và sự sợ hãi làm phương pháp bảo vệ chế độ. Người Đức có lẽ hiểu rất rõ rằng thức ăn cho tâm hồn con người chính là sự thật. Những dân tộc quen nấu sự dối trá cho mình ăn, sẽ dần dần quen với sự bạc nhược, sự đớn hèn của chính mình. Thế nhưng người ta vẫn thích nấu sự dối trá cho mình ăn. Vì sự thật nhiều khi không có lợi, hoặc là cứng quá, không tốt cho lợi.

 

 

 

Nguồn: http://vi.wikipedia....ki/Ngô_Bảo_Châu


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi AnnieSally: 12-07-2013 - 17:12


#11
Tmath1802

Tmath1802

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 151 Bài viết
Đã có bài viết về GS. Ngô Bảo Châu, nay đọc được bài này, viết về công trình Toán học của GS. Ngô Bảo Châu, đưa lên đây cho mọi người tham khảo.
Đây là bài viết của anh hoangnguyen, thành viên của diễn đàn sachxua.net, tóm tắt các công trình Toán học của GS. Ngô Bảo Châu và chương trình Langlands chỉ là 1 trong những công trình đó.

Giới thiệu khái quát về chương trình Langlands

Chương trình Langsland là gì?

Là chương trình toán học lớn nhằm thống nhất hình học và số học. Cụ thể hơn nó là một loạt những giả thuyết, để nối kết lý thuyết số với lý thuyết nhóm.

Khái niệm lí thuyết số và lí thuyết nhóm

Lý thuyết số 

Lý thuyết số là ngành nghiên cứu số nguyên, tức là những số như 1, 13, 1527, khác với số hữu tỷ (3/5, 7/13) hay vô tỷ (số pi), các nhà toán học trong ngành lý thuyết số nghiên cứu mối quan hệ giữa các số nguyên, và trong đó quan trọng nhất là số nguyên tố.

Số nguyên tố, như 2, 3, 5, 7, 11, 13, v.v... là những số chỉ chia hết cho số 1 và chính nó. Số 9 không phải là số nguyên tố vì chia hết cho 3.

Ngành lý thuyết số nghiên cứu mối quan hệ giữa các số, giữa các số nguyên tố, họ nghiên cứu các số này liên quan với nhau ra sao, khi cộng trừ nhân chia với nhau thì kết quả gì sẽ xảy ra.


Lý thuyết nhóm 

Lý thuyết nhóm là ngành nghiên cứu sự đối xứng, và có nhiều ứng dụng trong hóa học, trong vật lý, và trong việc chế tạo thuốc mới.

Trong hóa học, thí dụ có phân tử nằm theo hình khối tam giác, tức là như một kim tự tháp ba mặt. Người ta muốn biết khi hình khối đó xoay hướng này hướng kia thì phân tử đó trở thành khác đi, và lý thuyết nhóm cho các nhà hóa học tiên liệu những chuyện này.

Lý thuyết nhóm cho phép người ta nghiên cứu các cách đối xứng trong không gian, từ không gian ba chiều, cho tới không gian bốn chiều hoặc nhiều hơn.

Trong vật lý hạt nhân, các nhà vật lý nghiên cứu lý thuyết dây. Ðó chính là vật trong không gian đa chiều, và các cách xoay chiều và đối xứng của những 'dây' đó, là kết quả của lý thuyết nhóm.

Trong y, dược học cũng có ứng dụng lý thuyết nhóm. Cũng những phân tử đó, nếu nhà làm thuốc ghép theo hướng này hướng khác thì thuốc trở thành thuốc khác. và lý thuyết nhóm là phương tiện để tìm cách chế tạo thuốc mới.

Trong toán học lý thuyết nhóm xuất hiện lần đầu trong công trình của nhà toán học Pháp Évariste Galois vào năm 1830 khi ông nghiên cứu về điều kiện để các phương trình đại số giải được bằng căn thức. Khi đó các nhóm thường được nghiên cứu là nhóm các hoán vị. Rất nhiều cấu trúc toán học khác nhau được quy về cấu trúc nhóm. Trong đó bao gồm cả cấu trúc của tập hợp các số nguyên, số hữu tỷ, số thức,số phức. 

Chương trình langlands

Cần bắt đầu câu chuyện từ Galois, nhà toán học người Pháp, người đặt nền móng cho toán học hiện đại. Ông đã phát hiện mối liên hệ giữa lý thuyết nhóm và lời giải phương trình đa thức. Trước Galois, người ta đã biết phương trình đa thức từ bậc 5 trở lên không có công thức nghiệm tổng quát. Đó là nội dung của định lý Abel. Chẳng hạn như phương trình bậc nhất a x + b = 0 có công thức nghiệm tổng quát x=-b/a. Nhưng định lý Abel không cho biết khi nào phương trình đa thức có nghiệm và có thể giải được. Lý thuyết của Galois trả lời được vấn đề này. Kết quả là một phương trình đa thức có thể giải được hay không phụ thuộc vào các nghiệm số của nó có tạo thành một nhóm hoán vị hay không. Nhóm hoán vị này gọi là nhóm Galois. Chẳng hạn đối với phương trình bậc 2: a x^2 + b x + c = 0 có nghiệm số x1, x2 thỏa mãn công thức Viete: x1+x2=-b/a và x1*x2=c/a. Nếu đổi chỗ hai nghiệm này cho nhau trong công thức Viete thì ta vẫn thu được đẳng thức đúng: x2+x1=-b/a và x2*x1=c/a. Như vậy nghiệm số của phương trình bậc 2 có hai phép đối xứng: một là đồng nhất và hai là hoán vị. Chúng tạo thành nhóm Galois. Từ khái niệm nhóm Galois người ta phát triển tới khái niệm biểu diễn Galois. Biểu diễn Galois có thể xem là diễn tả mối quan hệ phức tạp giữa các nghiệm số của các phương trình nghiên cứu trong lý thuyết số.

Để hiểu được ý nghĩa của chương trình bổ đề Langlands, thì cũng cần chứng minh Định lý cuối cùng của Fermat,(nhà toán học Pháp nêu lên vào thế kỷ 17 nhưng không để lại chứng minh) Và, vì thế, nó đã trở thành một thách đố làm bối rối những bộ óc vĩ đại nhất của nhân loại trong hơn ba thế kỷ! Thoạt nhìn, định lý thật giản đơn: Phương trình xn + yn = zn không có nghiệm nguyên dương khi n > 2.

Và câu hỏi là một số nguyên tố lẻ như thế nào có thể viết thành tổng của hai số chính phương? Ví dụ như 13=3^2 + 2^2. Fermat tìm ra số nguyên tố lẻ là đồng dư 1 của 4 (có nghĩa là chia cho 4 dư 1) có tính chất như vậy. Ví dụ như các số 5, 13, 17... Như vậy mẫu hình cho số nguyên tố lẻ là đồng dư 1 của 4 có tính chất chu kỳ, hay nói cách khác là có tính chất đối xứng. Định lý Fermat này là ví dụ đơn giản cho bài toán tổng quát hơn có tên gọi là luật nghịch đảo. Luật nghịch đảo tìm điều kiện để một phương trình bình phương đồng dư một số nguyên tố có nghiệm.

Định lý lớn Fermat khiến ta nhớ tới một định lý đã được Pythagore, nhà toán học Hy Lạp cổ đại, chứng minh vào thế kỷ 6 trước Công nguyên, thường gọi là Định lý Pythagore: x2 + y2 = z2 (nếu trong một tam giác vuông ta coi cạnh huyền là z, các cạnh góc vuông là x và y).

Thế nhưng, hơn ba thế kỷ trôi qua, không ai chứng minh được Định lý này.

Giữa thế kỷ 20, hai nhà toán học Nhật Bản Yukata Taniyama và Goro Shimura đưa ra giả thuyết là mỗi phương trình eliptic đều có liên hệ với một dạng modular. Nếu giả thuyết này đúng, thì nó sẽ tạo điều kiện để giải quyết nhiều bài toán eliptic cho đến nay chưa giải quyết được, bằng cách tiếp cận chúng qua thế giới modular. Và, như vậy, hai thế giới eliptic và modular vốn tách biệt nhau, sẽ có thể thống nhất và bất cứ một bài toán chưa giải được trong một lĩnh vực nào đều có thể đổi thành một bài toán tương tự trong một lĩnh vực khác, và các nhà toán học có thể huy động cả một kho to lớn những kỹ thuật mới để giải nó.

Trong những năm 1960, R. Langlands và những người cộng tác tại Đại học Princeton (Mỹ) đưa ra một loạt giả thuyết về những mối liên hệ giữa nhiều ngành toán học vốn rất khác nhau, và kêu gọi giới toán học quốc tế hợp tác chứng minh những giả thuyết cấu thành Chương trình Langlands.

Năm 1984, tại một hội nghị toán học tổ chức tại CHLB Đức, Gerhard Frey đi tới một kết luận là nếu chứng minh được Giả thuyết Taniyama - Shimura, thì cũng có nghĩa là chứng minh được Định lý lớn Fermat, bởi vì định lý này chỉ là một hệ quả của giả thuyết trên.

Năm 1991 , A. Wiles - một nhà toán học người Anh nghiên cứu tại Mỹ đã thành công khi chứng minh được Định lý cuối cùng của Fermat, chấm dứt hơn 300 năm năm căng thẳng trong giới toán học. Tuy nhiên, một kết quả mà những người ta ít chú ý tới, nhưng lại có ý nghĩa to lớn hơn nhiều, đó là chứng minh Giả thuyết Taniyama - Shimura nói trên

Giả thuyết Taniyama - Shimura được chứng minh có nghĩa là Chương trình Langlands có nền tảng vững chắc, và ko phải là 1 công thức mơ hồ. Chương trình này mặc nhiên trở thành bản thiết kế cho tương lai của toán học.

Một loạt giả thuyết toán học của Chương trình này liên kết nhiều đối tượng có vẻ rất khác nhau trong các lĩnh vực toán học như lý thuyết số, hình học đại số, lý thuyết các dạng tự đẳng cấu... ngày càng thu hút sự chú ý của các nhà toán học , và dần dần trở thành dòng chủ lưu của toán học hiện nay.

Năm 1987, Langlands đã phỏng đoán về một tương tự tương ứng cho trường hàm trên trường phức, về sau, được gọi là tương ứng Langlands hình học. Để chứng minh được sự tồn tại của tương ứng đó, phải giải quyết một bài toán lớn mà lúc đầu Langlands chưa thấy hết mức độ phức tạp của nó, nên mới gọi là Bổ đề cơ bản.

Langlands, cũng tìm ra mối liên quan với hình thức tự cấu.Hình thức tự cấu có thể coi là những hàm số đối xứng cao. Ví dụ đơn giản là hàm sin(x) hay cos(x). Các hàm số này có tính chất chu kỳ, hay nói cách khác chúng bất biến nếu ta dịch chuyển cả đồ thị hàm số dọc theo trục x đi 2 pi. Đây là tính chất đối xứng đơn giản. Langlands chỉ ra tương lai của lý thuyết số là ở hiểu biết các hàm số có tính chất chu kỳ kỳ lạ hay ở các dạng phức hợp khác. Ông nhận thấy một số (ví dụ như số 4 trong định lý Fermat kể trên là chu kỳ cho số nguyên tố lẻ có tính chất là tổng của hai số chính phương) thực ra là một ma trận 1x1. Như vậy sự dịch chuyển chu kỳ kiểu như vậy trong định lý Fermat kể trên có thể biểu diễn bằng một số hay một ma trận 1x1. Với các định luật nghịch đảo tổng quát hơn khoảng cách dịch chuyển biến đổi đằng sau chúng có thể biểu diễn bằng ma trận có kích thước lớn hơn. Đây là một định đề của Langlands trong chương trình mang tên ông.

Langlands đã đề xuất mối liên hệ mật thiết giữa đại số và giải tích, mà cụ thể hơn là sự tương ứng giữa biểu diễn Galois và hình thức tự cấu. Và là một lý thuyết thống nhất lớn của toán học trong đó bao gồm cả tìm kiếm tổng quát hóa của tính nghịch đảo Artin đến mở rộng Galois cho trường số.

Năm 1979, Labesse và Langlands công bố khám phá hiện tượng về hai biểu diễn tự cấu cùng tương ứng với một hàm số L có thể xảy ra với bội khác nhau trong không gian của các hình thức tự cấu. Ban đầu Labesse và Langlands mới chỉ chứng minh cho nhóm SL(2). Sau đó Kottwitz chứng minh cho nhóm SL(3), và được Waldspurger chứng minh cho toàn bộ nhóm SL(n). Hales và Weissauer chứng minh cho nhóm Sp(4). Kottwitz và Rogawski chứng minh cho nhóm unitary U(3). Sau đó Laumon và Ngô Bảo Châu chứng minh cho toàn bộ nhóm unitary U(n). Với kết quả này, Laumon và Ngô Bảo Châu được trao giải thưởng nghiên cứu Clay vào năm 2004 cùng với Green. Tóm lại là GS Châu đã tìm ra điểm chung trong quá trình giải và liên kết chúng lại với nhau.

Thuật ngữ bổ đề (lemma) thường dùng để chỉ một cái gì đó dễ chứng minh, nhưng, trong trường hợp này, cụm từ bổ đề cơ bản (fundamental lemma) lại gắn liền với một giả thuyết quyết định, một bộ phận không thể tách rời của Chương trình Langlands, một "bổ đề" khó chứng minh đến mức mà 30 năm qua nhiều nhà toán học hàng đầu - đã ra sức lao vào giải quyết nhưng đều thất bại và năm 2008, GS. Ngô Bảo Châu chứng minh cho tất cả trường hợp và kết quả đã khẳng định rằng không có sai sót gì khi trao giải Fields cho GS Ngô Bảo Châu.  
 
 

 






0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh