Đến nội dung

Hình ảnh

Topic về Bất đẳng thức, cực trị THCS


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 1205 trả lời

#1081
cristianoronaldo

cristianoronaldo

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 233 Bài viết

 

2, Chứng minh rằng với mọi số thực dương a,b,c ta đều có:

$\sum \sqrt{\frac{a^2}{b^2+(c+a)^2}}\leq \frac{3}{\sqrt{5}}$

Áp dụng bất đẳng thức Cauchy-Schwarz ta có:

$b^2+(c+a)^2\geq \frac{[b+2(c+a)]^2}{5}$

Từ đó ta có:

$\sum \sqrt{\frac{a^2}{b^2+(c+a)^2}}\leq \sqrt{5}.\sum \frac{a}{b+2c+2a}$

Khi đó bài toán được quy về chứng minh:

$\sum \frac{a}{2a+b+2c}\leq \frac{3}{5}$

Ta dễ thấy $\frac{a}{2a+b+2c}= \frac{1}{2}-\frac{b+2c}{2(2a+b+2c)}$ nên bất đẳng thức dược viết lại thành:

$\sum \frac{b+2c}{2a+b+2c}\geq \frac{9}{5}$

Dến đây lại áp dụng bất đẳng thức Cauchy-Schwarz ta có:

$\sum \frac{b+2c}{2a+b+2c}\geq \frac{(\sum b+2c)^2}{\sum (b+2c)(2a+b+2c)}= \frac{9(\sum a)^2}{5\sum a^2+10\sum ab}= \frac{9}{5}$

Như vậy bài toán được chứng minh xong.

Dấu ''='' xảy ra khi a=b=c


Nothing in your eyes


#1082
cristianoronaldo

cristianoronaldo

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 233 Bài viết

Bài 3: Cho a,b,c là các số thực đôi một khác nhau thỏa mãn a+b+c=o.Cmr:

$(ab+bc+ca)^2[\frac{1}{(b-c)^4}+\frac{1}{(c-a)^4}+\frac{1}{(a-b)^4}]\geq \frac{33}{16}$

Bài 4:Chứng minh rằng với mọi số thực a,b,c ta luôn luôn có:

$\sum \sqrt{\frac{2a}{a+b}}\geq 3\sqrt{\frac{\sum ab}{\sum a^2}}$


Nothing in your eyes


#1083
hoduchieu01

hoduchieu01

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 208 Bài viết
Bai 5:
Ai go latex giup minh dung dien thoat ko go dc
A.b.c ko am a+b+c=1 tim max
(1+a^2)/(1+b^2) + (1+b^2)/(1+c^2) + (1+c^2)/(1+a^2)

#1084
cristianoronaldo

cristianoronaldo

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 233 Bài viết

Bai 5:
Ai go latex giup minh dung dien thoat ko go dc
A.b.c ko am a+b+c=1 tim max
(1+a^2)/(1+b^2) + (1+b^2)/(1+c^2) + (1+c^2)/(1+a^2)

Cho a,b,c là các số thực không âm thỏa mãn a+b+c=1.Tìm max của biểu thức:

$\frac{1+a^2}{1+b^2}+\frac{1+b^2}{1+c^2}+\frac{1+c^2}{1+a^2}$


Nothing in your eyes


#1085
githenhi512

githenhi512

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 290 Bài viết

Cho a,b,c là các số thực không âm thỏa mãn a+b+c=1.Tìm max của biểu thức:

$\frac{1+a^2}{1+b^2}+\frac{1+b^2}{1+c^2}+\frac{1+c^2}{1+a^2}$

$GT\Rightarrow a,b,c\in \left [ 0;1 \right ]. Đặt (a^2+1;b^2+1;c^2+1)\Rightarrow (x,y,z)\Rightarrow x,y,z\in \left [ 1;2 \right ]\Rightarrow A=\sum \frac{x}{y}$

$Không  mất tính tổng quát, gs 2\geq x\geq y\geq z\geq 1\Rightarrow (x-y)(y-z)\geq 0\Leftrightarrow xy-zx-y^2+yz\geq 0\Leftrightarrow \frac{x}{z}+1\geq \frac{x}{y}+\frac{y}{z}$

$(2x-z)(2z-x)\geq 0..\Leftrightarrow \frac{x}{z}+\frac{z}{x}\leq 2.5\Rightarrow A\leq 1+\frac{x}{z}+\frac{z}{x}\leq 1+2.5=3.5$


'' Ai cũng là thiên tài. Nhưng nếu bạn đánh giá một con cá qua khả năng trèo cây của nó, nó sẽ sống cả đời mà tin rằng mình thực sự thấp kém''.

Albert Einstein                               


#1086
githenhi512

githenhi512

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 290 Bài viết

cho các số thực x, y thỏa mãn $x^{2}+y^{2}=1$ . tìm Min và Max của biểu thức 

  M=$\sqrt{3}xy+y^{2}$

Bài này đã có ở đây!


'' Ai cũng là thiên tài. Nhưng nếu bạn đánh giá một con cá qua khả năng trèo cây của nó, nó sẽ sống cả đời mà tin rằng mình thực sự thấp kém''.

Albert Einstein                               


#1087
githenhi512

githenhi512

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 290 Bài viết

ai giúp m bài 1 vs . cám ơn trước

$A=\sum \frac{a}{b(ac+1)}\geq \frac{(a+b+c)^2}{abc(a+b+c)+\sum ab}=\frac{(\sum a)^2}{ab.bc+bc.ca+ca.ab+1}$

Lại có: $ab.bc+bc.ca+ca.ab\leq \frac{(ab+bc+ca)^2}{3}=\frac{1}{3}, (a+b+c)^2\geq 3(ab+bc+ca)=3$

...đpcm


'' Ai cũng là thiên tài. Nhưng nếu bạn đánh giá một con cá qua khả năng trèo cây của nó, nó sẽ sống cả đời mà tin rằng mình thực sự thấp kém''.

Albert Einstein                               


#1088
cristianoronaldo

cristianoronaldo

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 233 Bài viết

Bài 3: Cho a,b,c là các số thực đôi một khác nhau thỏa mãn a+b+c=o.Cmr:

$(ab+bc+ca)^2[\frac{1}{(b-c)^4}+\frac{1}{(c-a)^4}+\frac{1}{(a-b)^4}]\geq \frac{33}{16}$

 

Không mất tính tổng quát giả sử a$\geq b\geq c$

Từ giả thiết bài toán ta suy ra:

$-6(\sum ab)= 3(\sum a)^2= \sum (a-b)^2+(\sum a)^2= \sum (a-b)^2$

=>$(\sum ab)^2= \frac{\sum (a-b)^2}{36}$

Bất đẳng thức tương đương với:

P=$[\sum (a-b)^2]^2.[\sum \frac{1}{(a-b)^4}]\geq \frac{297}{4}$

Đặt a-b=x, b-c=y. Như vậy ta có:

$P=[x^2+y^2+(x+y)^2]^2[\frac{1}{x^4}+\frac{1}{y^4}+\frac{1}{(x+y)^4}]$

    $\geq [\frac{(x+y)^2}{2}+(x+y)^2]^2[\frac{2}{x^2y^2}+\frac{1}{(x+y)^4}]$

    $\geq \frac{9(x+y)^4}{4}[\frac{32}{(x+y)^4}+\frac{1}{(x+y)^4}]= \frac{297}{4}$

Dấu "=" xảy ra khi một số bằng 0, tổng hai số còn lại bằng 0


Nothing in your eyes


#1089
quanminhanh

quanminhanh

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 111 Bài viết

bài 9$P= 1-\frac{a^{2}}{a^{2}+1}+1-\frac{b^{2}}{b^{2}+1}+1-\frac{c^{2}}{c^{2}+1}=3-(\Sigma \frac{a^{2}}{a^{2}+1})> 3- \frac{25}{3+a^{2}+b^{2}+c^{2}}> \frac{27}{34}>\frac{10}{19}$



#1090
cristianoronaldo

cristianoronaldo

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 233 Bài viết

 

b)  $\frac{a}{b}+\frac{b}{c}+\frac{c}{a}\geq \frac{a+b}{b+c}+\frac{b+c}{a+b}+1$

Bài này mình đã từng giải rồi:

http://diendantoanho...bbc-fracbcab-1/


Nothing in your eyes


#1091
haccau

haccau

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 47 Bài viết

Tìm GTNN của T= (x+y)+ (x-1)2 + (y-1)2 + 5


:lol:  :lol:  :lol: Don't let your dreams just be dreams!!! :lol:  :lol:  :lol: 


#1092
kisi

kisi

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 28 Bài viết

Tìm GTNN của T= (x+y)+ (x-1)2 + (y-1)2 + 5

 


 

Tìm GTNN của T= (x+y)+ (x-1)2 + (y-1)2 + 5

$$T= 2(x+\frac{y-1}{2})^2+\frac{3}{2}(y-1)^2+\frac{19}{3}\geq \frac{19}{3}$$



#1093
Luong Ngoc Anh

Luong Ngoc Anh

    Lính mới

  • Thành viên mới
  • 1 Bài viết

Cho a,b,c >0 thỏa mãn : $\bg_white \large \frac{1}{1+a}+\frac{35}{35+2a}\leq \frac{4c}{4c+57}$

Tìm max của A= abc.



#1094
cristianoronaldo

cristianoronaldo

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 233 Bài viết

Cho a,b,c >0 thỏa mãn : $\bg_white \large \frac{1}{1+a}+\frac{35}{35+2a}\leq \frac{4c}{4c+57}$

Tìm max của A= abc.

Từ giả thiết bài toán ta có thể suy ra:

$\frac{1}{1+a}+\frac{1}{\frac{2b}{35}+1}+\frac{1}{\frac{4c}{57}+1}\leq 1$

Đặt$\left\{\begin{matrix} a=x\\ \frac{2b}{35}=y\\ \frac{4c}{57}=z\end{matrix}\right.$.Như vậy ta có:

$\frac{1}{1+x}+\frac{1}{1+y}+\frac{1}{1+z}\leq 1$

Áp dụng bất đẳng thức AM-GM ta có;

$\frac{x}{x+1}\geq \frac{1}{1+y}+\frac{1}{1+z}\geq \frac{2}{\sqrt{(1+y)(1+z)}}$

Tương tự ta cũng có;$\left\{\begin{matrix} \frac{y}{y+1}\geq \frac{2}{\sqrt{(1+x)(1+z)}}\\ \frac{z}{z+1}\geq \frac{2}{\sqrt{(1+x)(1+y)}}\end{matrix}\right.$

Nhân theo vế các bất đẳng thức trên ta được:

$\frac{xyz}{\prod (x+1)}\geq \frac{8}{\prod (x+1)}$

$\Rightarrow xyz\geq 8$

$\Rightarrow a.\frac{2b}{35}.\frac{4c}{57}\geq 8\Rightarrow abc\geq 1995$

Dấu ''='' xảy ra khi a=2,b=35,$c=\frac{57}{2}$


Nothing in your eyes


#1095
Hai2003

Hai2003

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 225 Bài viết

cho a,b,c,d là các số thực. Chứng minh $a^{2}+b^{2}+c^{2}+d^{2}\geq a\left ( b+c+d \right )$

dấu = xảy ra khi nào

Ta có: $$a^{2}+b^{2}+c^{2}+d^{2}-ab-ac-ad\\ =\frac{a^{2}}{4}-ab+b^{2}+\frac{a^{2}}{4}-ac+c^{2}+\frac{a^{2}}{4}-ad+d^{2}+\frac{a^{2}}{4}\\ =\left ( \frac{a}{2}-b \right )^{2}+\left ( \frac{a}{2}-c \right )^{2}+\left ( \frac{a}{2}-d \right )^{2}+\frac{a^{2}}{4}\geq 0\\ \Rightarrow a^{2}+b^{2}+c^{2}+d^{2}\geq a(b+c+d)$$

Dấu bằng xảy ra khi $a=b=c=d=0$



#1096
Hua Thi Mi Duyen

Hua Thi Mi Duyen

    Lính mới

  • Thành viên mới
  • 5 Bài viết

Có ai giải mình bàinày được ko

    $0\leq x,y,z\leq 1,x+y+z\geq 2$

          c/m  $xy(x+1)+yz(y+1)+zx(z+1) \geq 2$  


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi tpdtthltvp: 30-06-2016 - 18:51


#1097
haccau

haccau

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 47 Bài viết

Cho a, b, c là 3 cạnh của tam giác. CMR: $a^{2}b(a-b)+b^{2}c(b-c)+c^{2}a(c-a)\geq 0$


:lol:  :lol:  :lol: Don't let your dreams just be dreams!!! :lol:  :lol:  :lol: 


#1098
backieuphong

backieuphong

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 35 Bài viết

Cho a,b,c>0 thoa a + b + c = 3. CM $\frac{1}{2\,+\,{{a}^{2}}b}\,+\,\frac{1}{2\,+\,{{b}^{2}}c}\,+\,\frac{1}{2\,+\,{{c}^{2}}a}\,\ge \,1$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi backieuphong: 31-07-2016 - 14:12


#1099
thjiuyghjiuytgjkiutghj

thjiuyghjiuytgjkiutghj

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 70 Bài viết
Cho $a,b,c$ là độ dài 3 cạnh tam giác. CMR : $\sqrt{2}(a+b+c) \le \sqrt{a^{2}+b^{2}}+\sqrt{b^{2}+c^{2}}+\sqrt{c^{2}+a^{2}} < \sqrt{3}(a+b+c)$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi thjiuyghjiuytgjkiutghj: 13-08-2016 - 17:38


#1100
Air Force

Air Force

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 145 Bài viết

1. Bất đẳng thức Cô si (AM-GM): Với m số không âm $a_{1},a_{2},...,a_{m}$ ta có:

$a_{1}+a_{2}+...+a_{m}\geq m\sqrt[m]{a_{1}a_{2}...a_{m}}$. Đẳng thức xảy ra khi $a_{1}=a_{2}=...=a_{m}.$
2. Bất đẳng thức Bunhiacopxki (Cauchy - Schwazs): với 2 bộ n số $a_{1},a_{2},...,a_{m}$ và $b_{1},b_{2},...,b_{m}$ thì :
$(a_{1}^{2}+a_{2}^{2}+...+a_{m}^{2})(b_{1}^{2}+b_{2}^{2}+...+b_{m}^{2})\geq (a_{1}b_{1}+a_{2}b_{2}+...+a_{m}b_{m})^{2}$
Đẳng thức xảy ra khi : $\dfrac{a_{1}}{b_{1}}= \dfrac{a_{2}}{b_{2}}=...= \dfrac{a_{m}}{b_{m}}$
3. Bất đẳng thức Xvác (Schwars). Với $a_{1},a_{2},...,a_{m}$ bất kì và $b_{1},b_{2},...,b_{m}\geq 0$ ta có :
$\dfrac{a_{1}^{2}}{b_{1}}+\dfrac{a_{2}^{2}}{b_{2}}+...+\dfrac{a_{m}^{2}}{b_{m}}\geq \dfrac{(a_{1}+a_{2}+...+a_{m})^{2}}{b_{1}+b_{2}+...+b_{m}}.$Đẳng thức xảy ra khi $\dfrac{a_{1}}{b_{1}}= \dfrac{a_{2}}{b_{2}}=...= \dfrac{a_{m}}{b_{m}}$
4.Bất đẳng thức Mincopxki (Mincowski): Với 2 bộ n số $a_{1},a_{2},...,a_{m}$ và $b_{1},b_{2},...,b_{m}$ thì :
$\sqrt{a_{1}^{2}+b_{1}^{2}}+\sqrt{a_{2}^{2}+b_{2}^{2}}+...+\sqrt{a_{m}^{2}+b_{m}^{2}}\geq \sqrt{(a_{1}+a_{2}+...+a_{m})^{2}+(b_{1}+b_{2}+...+b_{m})^{2}}$
Đẳng thức xảy ra khi :$\dfrac{a_{1}}{b_{1}}= \dfrac{a_{2}}{b_{2}}=...= \dfrac{a_{m}}{b_{m}}$
5. Bất đẳng thức Holder: Xin chỉ nêu trường hợp dùng nhiều nhất , ko nêu dạng tổng quát:
Cho $a,b,c,x,y,z,m,n,p>0$ thì BĐT sau đúng : $(a^{3}+b^{3}+c^{3})(x^{3}+y^{3}+z^{3})(m^{3}+n^{3}+p^{3})\geq (axm+byn+czp)^{3}.$
Đẳng thức xảy ra khi : các bộ số tương ứng tỉ lệ với nhau.
6. Bất đẳng thức Schur: Dạng tổng quát:
Cho $a,b,c\geq 0$ và $t > 0$ ta có : $a^{t}(a-b)(a-c)+b^{t}(b-c)(b-a)+c^{t}(c-a)(c-b)\geq 0.$
Đẳng thức xảy ra khi : $a=b=c$ hoặc $a=0,b=c$ hoặc các hoán vị.
Các trường hợp thường dùng là TH: $t=1$ và $t=2$
$a(a-b)(a-c)+b(b-c)(b-a)+c(c-a)(c-b)\geq 0$ .
Trong trường hợp $t=1$ thì ở THCS ta thường có các cách diễn đạt tương đương sau :
$a^{3}+b^{3}+c^{3}+3abc\geq ab(a+b)+bc(b+c)+ac(c+a).$
$4(a+b+c)(ab+bc+ac)\leq (a+b+c)^{3}+9abc.$
Hệ quả rất thông dụng: $(a+b-c)(b+c-a)(c+a-b)\leq abc.$
Với $t=2$ ta có dạng quen thuộc hơn: $a^{4}+b^{4}+c^{4}+abc(a+b+c)\geq a^{3}(b+c)+b^{3}(a+c)+c^{3}(a+b)$.
7. Bất đẳng thức Trêbưsep Chebyshev): Với $a_{1}\geq a_{2}\geq ...\geq a_{m}$ và $b_{1}\geq b_{2}\geq ...\geq b_{m}$ thì:
$m(a_{1}b_{1}+a_{2}b_{n}+...+a_{m}b_{m})\geq (a_{1}+a_{2}+...+a_{m})(b_{1}+b_{2}+...+b_{m}).$
Đẳng thức xảy ra khi : $a_{1}=a_{2}=...=a_{m}$ và $ b_{1}=b_{2}=...=b_{m}.$
Nếu $a_{1}\geq a_{2}\geq ...\geq a_{m}$ và $ b_{1}\leq b_{2}\leq ...\leq b_{m}$ thì BĐT trên đổi chiều.
8. Bất đẳng thức Nét bít (Nesbitt): Mình chỉ nêu ra 2TH hay dùng nhất đối với THCS :
BĐT Nesbitt 3 biến : Với $ a,b,c >0$ thì $\dfrac{a}{b+c}+\dfrac{b}{c+a}+\dfrac{c}{a+b} \geq \dfrac{3}{2}.$
BĐT Nesbitt 4 biến : với $a,b,c,d >0$ thì :$\dfrac{a}{b+c}+\dfrac{b}{c+d}+\dfrac{c}{d+a} +\dfrac{d}{a+b}\geq 2.$
ĐẲng thức xẩy ra khi các biến bằng nhau.
9. Các hằng bất đẳng thức thường dùng:
$a^{2}+b^{2}+c^{2}\geq ab+bc+ac$ và $(a+b+c)^{2}\geq 3(ab+bc+ac).$
$\dfrac{1}{a_{1}}+\dfrac{1}{a_{2}}+...+\dfrac{1}{a_{m}}\geq \dfrac{m^{2}}{a_{1}+a_{2}+...+a_{m}}$ ( với $a_{i}>0$)
$\dfrac{a^{n}+b^{n}}{2}\geq (\dfrac{a+b}{2})^{n}$ (Với $a+b\geq 0$ và $n\in N*$)
$a^{m+n}+b^{m+n}\geq a^{m}.b^{n}+a^{n}.b^{m}.$


 






2 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 2 khách, 0 thành viên ẩn danh