Đến nội dung

Hình ảnh

Hoán vị không bất động

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 4 trả lời

#1
hxthanh

hxthanh

    Tín đồ $\sum$

  • Hiệp sỹ
  • 3921 Bài viết
Cho $M=\{1,2,...,n \} $ Một hoán vị $N=\{x_1,x_2,...,x_n\} ; x_i \in M; i=\overline{1,n}$ được gọi là có k điểm bất động nếu có đúng k phần tử $x_i \in N$ sao cho $x_i=i$.
Bài toán:
Có bao nhiêu hoán vị của n phần tử mà không có phần tử nào bất động?

Lời giải:
Dựa trên quy tắc gộp vào loại ra
B1:n! tất cả các hoán vị n phần tử
B2: Xây dựng phép đếm
+ Để có k điểm bất động ta chọn ra k trong n phần tử và giữ nguyên vị trí k phần tử này: Có $C_n^k$ cách
+ (n-k) phần tử còn lại có $(n-k)!$
:vdots Có $C_n^k(n-k)!=\dfrac{n!}{k!}$ cách tạo thành các hoán vị có k phần tử bất động theo phép đếm trên
B3: Loại đi các phần tử đếm lặp
Trong phép đếm như trên, sẽ có phần tử có k+1 điểm bất động bị đếm lặp phải loại ra. Cũng theo phép đếm trên số hoán vị có k+1 phần tử bất động là $\dfrac{n!}{(k+1)!}$
...
Số các hoán vị không có điểm bất động tính theo phương pháp đếm như trên sẽ là
$S_n=n!-\dfrac{n!}{1!}+\dfrac{n!}{2!}-...+\dfrac{(-1)^nn!}{n!}$
$S_n=n!(\dfrac{1}{0!}-\dfrac{1}{1!}+\dfrac{1}{2!}-...+\dfrac{(-1)^n}{n!})$
Thú vị ở chỗ công thức này có thể viết dưới dạng sau:
$S_n=n!\sum\limits_{k=0}^{n}\dfrac{(-1)^k}{k!}= \lfloor\dfrac{n!+1}{e}\rfloor$
Trong đó e là cơ số của logarit tự nhiên: e=2,718281828459..., kí hiệu [ ] là phần nguyên :vdots
Kiểm nghiệm một tí đã!
Với n=4 số hoán vị gồm 4 phần tử không bất động sẽ là $S_4=\lfloor\dfrac{4!+1}{e}\rfloor=9$
Cụ thể từ {1,2,3,4}
có {2,3,4,1}; {2,4,1,3}; {2,1,4,3}; {3,1,4,2}; {3,4,1,2}; {3,4,2,1}; {4,1,2,3}; {4,3,1,2}; {4,3,2,1} :in

Xét khai triển Taylor của hàm $y=e^x$
$e^x=1+\dfrac{x}{1!}+\dfrac{x^2}{2!}+...+\dfrac{x^n}{n!}+...$
Chuỗi hàm này hội tụ $\forall x$
Tại $x=-1$
$e^{-1}=\dfrac{1}{e}=\dfrac{1}{0!}-\dfrac{1}{1!}+\dfrac{1}{2!}-...+\dfrac{(-1)^n}{n!}+...$
Khi đó:
$n!(\dfrac{1}{0!}-\dfrac{1}{1!}+\dfrac{1}{2!}-...+\dfrac{(-1)^n}{n!})>n!e^{-1}$ nếu n chẵn
$n!(\dfrac{1}{0!}-\dfrac{1}{1!}+\dfrac{1}{2!}-...+\dfrac{(-1)^n}{n!})<n!e^{-1}$ nếu n lẻ
Hay:
$n!(\dfrac{1}{0!}-\dfrac{1}{1!}+\dfrac{1}{2!}-...+\dfrac{(-1)^n}{n!})+e^{-1}>(n!+1)e^{-1}$ nếu n chẵn
$n!(\dfrac{1}{0!}-\dfrac{1}{1!}+\dfrac{1}{2!}-...+\dfrac{(-1)^n}{n!})+e^{-1}<(n!+1)e^{-1}$ nếu n lẻ
Từ đây suy ra:
$[n!(\dfrac{1}{0!}-\dfrac{1}{1!}+\dfrac{1}{2!}-...+\dfrac{(-1)^n}{n!})+e^{-1}]=\lfloor(n!+1)e^{-1}\rfloor$
$n!(\dfrac{1}{0!}-\dfrac{1}{1!}+\dfrac{1}{2!}-...+\dfrac{(-1)^n}{n!})=\lfloor\dfrac{n!+1}{e}\rfloor$
:in

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi hxthanh: 15-12-2010 - 01:33


#2
hxthanh

hxthanh

    Tín đồ $\sum$

  • Hiệp sỹ
  • 3921 Bài viết

Cho trước n ổ khóa (khác nhau) và n chìa khóa (khác nhau) tương ứng đi tìm n ổ khóa đó (nhưng chưa biết ổ nào đi với chìa nào). Giả sử mỗi ổ khóa tương ứng với 1 chìa khóa duy nhất và ngược lại. Mỗi phép thử được xem là lấy n chìa khóa nào đó tra vào n ổ khóa.
1) Hỏi có bao nhiêu phép thử thỏa mãn : chỉ tìm được 1 cặp ổ khóa - chìa khóa?
2) Hỏi phải làm tối thiểu bao nhiêu phép thử để chắc chắn tìm ra được đúng n cặp ổ khóa -chìa khóa ?

Ở bài toán này, mỗi phép thử chính là một hoán vị các chìa khóa, mà vị trí bất động là vị trí tương ứng với ổ khóa
1) Chỉ tìm được 1 cặp ổ khóa - chìa khóa
:icon1: Chỉ có 1 điểm bất động: Có $C_n^1=n$ cách chọn
$ n-1$ điểm còn lại không bất động: Có $(n-1)!(\dfrac{1}{0!}-\dfrac{1}{1!}+...+\dfrac{(-1)^{n-1}}{(n-1)!})$
:sum:limits_{i=1}^{n} Số phép thử thỏa mãn là:
$=n!(\dfrac{1}{0!}-\dfrac{1}{1!}+...+\dfrac{(-1)^{n-1}}{(n-1)!})$
$=n!(\dfrac{1}{0!}-\dfrac{1}{1!}+...+\dfrac{(-1)^n}{n!})+(-1)^{n+1}$
$=\lfloor\dfrac{n!+1}{e}\rfloor+(-1)^{n+1}$ :Rightarrow

2) Vấn đề của ta:
Gọi $S_n$ là số phép thử cần tìm
Rõ ràng
$S_1=1$. Thử cái biết ngay!
$S_2=2$. "Đen" lắm thì lần thứ 2 (=2!) là ra ngay :Rightarrow
...
Số phép thử tối đa (n điểm) mà vẫn chưa tìm được điểm bất động nào là
$P_n=n!(\dfrac{1}{0!}-\dfrac{1}{1!}+...+\dfrac{(-1)^n}{n!})=\lfloor\dfrac{n!+1}{e}\rfloor$
Nghĩa là sau $P_n+1$ phép thử ta tìm được ít nhất 1 điểm bất động (để chắc chắn thì coi như tìm được 1 điểm thôi)
Còn lại n-1 điểm :sum cần $S_{n-1}$ phép thử. Nhưng ta đã thử trước 1 phép thử ở lần thứ $P_n+1$ rồi.
=)) $S_n=P_n+S_{n-1}$
=)) $S_{n-1}=P_{n-1}+S_{n-2}$
...
=)) $S_2=P_2+S_1$

:Rightarrow $S_n=S_1+ \sum\limits_{k=2}^{n} P_k$
:Rightarrow $S_n=1+\sum\limits_{k=2}^{n} \lfloor\dfrac{k!+1}{e}\rfloor$
với $n \geq 2$
(Cái tổng này thì mình chưa tính được cụ thể, nhưng khẳng định đó là kết quả hoàn toàn chính xác!)

VD: (I,II,III,IV) là các ổ khóa còn (1,2,3,4) là các chìa tương ứng
thì chỉ cần đến
$S_4=1+\sum\limits_{k=2}^{4} \lfloor\dfrac{k!+1}{e}\rfloor$
$=1+[\dfrac{3}{e}]+[\dfrac{7}{e}]+\lfloor\dfrac{25}{e}\rfloor$
$=1+1+2+9=13$ phép thử
13 phép thử là khẳng định chắc chắn tìm được cả 4 cặp ổ khóa - chìa khóa

I,II,III,IV
2,3,4,1
2,4,1,3
2,1,4,3
3,1,4,2
3,4,1,2
3,4,2,1
4,1,2,3
4,3,1,2
4,3,2,1
1,3,4,2 <- Tìm được ít nhất 1 cặp ở phép thử thứ 10
1,4,2,3
1,2,4,3 <- Tìm được ít nhất 2 cặp ở phép thử thứ 12
1,2,3,4 <- Xong!

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi hxthanh: 15-12-2010 - 11:39


#3
hxthanh

hxthanh

    Tín đồ $\sum$

  • Hiệp sỹ
  • 3921 Bài viết
Sau một thời gian suy nghĩ lại thì thấy số phép thử như vậy vẫn là nhiều (chưa thực sự tối ưu!)
Vì rõ ràng ta mới khẳng định được đó là số phép thử nhiều nhất để chắc chắn tìm ra n cặp ổ khóa - chìa khóa
Thực tế ta phải tìm được số phép thử ít nhất cơ!
VD: với 4 ổ khóa I,II,III,IV
I,II,III,IV
Lần 1 : 2,3,4,1 -> kết quả là 0 cặp đúng
nên I chỉ có thể là (1,3,4); II chỉ có thể là (1,2,4); III chỉ có thể là (1,2,3) và IV chỉ có thể là (2,3,4)
Lần 2 : 3,4,1,2 -> kết quả là 0 cặp đúng
nên I chỉ có thể là (1,4); II chỉ có thể là (1,2); III chỉ có thể là (2,3) và IV chỉ có thể là (3,4)
Lần 3 : 4,1,2,3 -> kết quả là 0 cặp đúng
nên I chỉ có thể là 1; II chỉ có thể là 2; III chỉ có thể là 3 và IV chỉ có thể là 4
Lần 4 : 1,2,3,4 -> chắc chắn đúng cả 4 cặp!
...
Có khi nào chỉ cần tối đa là n lần thử để biết được tất cả n cặp ổ khóa - chìa khóa không?
Các bạn thử suy nghĩ xem!!!

#4
Sonhai224

Sonhai224

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 178 Bài viết

bước 3 khó hiểu quá... anh giúp e giải thích được không 


Không có chữ ký!!!


#5
lhphuc

lhphuc

    Lính mới

  • Thành viên mới
  • 1 Bài viết

@hxthanh Nếu bài toán yêu cầu có tối đa m điểm bất động thì mình phải làm sao h ạ






0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh