Đến nội dung

Hình ảnh

Lượt Thi Đấu thứ ba vòng bảng : Beta- Gama


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 31 trả lời

#1
PSW

PSW

    Những bài toán trong tuần

  • Quản trị
  • 493 Bài viết
hai đội đã nộp đề :)

Có thể do rút kinh nhiệm từ trận thứ nhất nên 2 đội đã đưa ra các bài Toán đẹp hơn hẳn về ngoại Hình ; hứa hẹn 1 trận đấu đẹp :)

PSW hoan nghênh thái độ chuẩn bị tốt của Gama ; Gama đã soạn đáp án rất đầy đủ ; thuận tiện cho công tác chọn bài ; hi vọng các đội khác học tập :)

PSW chúc 2 đội làm bài tốt và tỉnh táo ; cẩn thận ; tránh những lỗi lặt vặt không đáng có :)

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi PSW: 19-10-2011 - 18:58

1) Thể lệ
2) Danh sách các bài toán đã qua: 1-100, 101-200, 201-300, 301-400
Còn chờ gì nữa mà không tham gia! :luoi:

#2
PSW

PSW

    Những bài toán trong tuần

  • Quản trị
  • 493 Bài viết
Đề thi của Gama :
http://www.mediafire...pcekak5p7o3onso

Đề thi của Beta :
http://www.mediafire...zx89q6k0vshjvit

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi PSW: 22-10-2011 - 21:40

1) Thể lệ
2) Danh sách các bài toán đã qua: 1-100, 101-200, 201-300, 301-400
Còn chờ gì nữa mà không tham gia! :luoi:

#3
Cao Xuân Huy

Cao Xuân Huy

    Thiếu úy

  • Hiệp sỹ
  • 592 Bài viết
Cao Xuân Huy đội BETA giải bài 1 của đội GAMA.

Với n=1 thì chữ số đầu tiên sau dấu phẩy là chữ số 5.

Với $n \ge 2$ ta có các bất đẳng thức: $n + 0,7 > \sqrt[3]{{n^3 + 2n^2 + n}} > n + 0,6$

Ta chứng minh bất đẳng thức trên:

Ta có:$n + 0,7 > \sqrt[3]{{n^3 + 2n^2 + n}} \Leftrightarrow (n + 0,7)^3 > n^3 + 2n^2 + n \Leftrightarrow n^3 + 2n^2 + n < n^3 + 2,1n^2 + 1,47n + 0,343$
$ \Leftrightarrow 0,1n^2 + 0,47n + 0,343 > 0$

Đa thức $0,1n^2 + 0,47n + 0,343$ có 2 nghiệm là $\dfrac{{ - 235 \pm 15\sqrt {93} }}{{100}}$

Vì n là số nguyên dương nên suy ra bất đẳng thức đúng khi $n > \dfrac{{ - 235 + 15\sqrt {93} }}{{100}}$

Mà $n \ge 2$ nên bất đẳng thức thỏa mãn.

Ta có:$\sqrt[3]{{n^3 + 2n^2 + n}} > n + 0,6 \Leftrightarrow n^3 + 2n^2 + n > (n + 0,6)^3 \Leftrightarrow n^3 + 2n^2 + n > n^3 + 1,8n^2 + 1,08n + 0,216$
$ \Leftrightarrow n^2 - 0,4n - 1,08 > 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} n < 0,2 - \sqrt {1,12} \\ n > 0,2 + \sqrt {1,12} \\ \end{array} \right.$

Mà $n \ge 2$ nên bất đẳng thức thỏa mãn.

Ta được:$n + 0,7 > \sqrt[3]{{n^3 + 2n^2 + n}} > n + 0,6$

Vì $n \in Z$ và $ n \ge 2$ nên $n + 0,7 > \sqrt[3]{{n^3 + 2n^2 + n}} > n + 0,6 \Leftrightarrow \overline {n,7} > \sqrt[3]{{n^3 + 2n^2 + n}} > \overline {n,6} $

Vậy: + Với $ n=1$ thì chữ số đầu tiên sau dấu phẩy của biểu thức là 5
+ Với $ n \ge 2$ thì chữ số đầu tiên sau dấu phẩy của biểu thức là 6



PSW : 4/6 điểm

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi PSW: 28-10-2011 - 09:26

Cao Xuân Huy tự hào là thành viên VMF

Hình đã gửi


#4
PSW

PSW

    Những bài toán trong tuần

  • Quản trị
  • 493 Bài viết
Cái link đề của Gama bị die hay sao ấy :) ; Gama khẩn trương up lại đề nhé :)
1) Thể lệ
2) Danh sách các bài toán đã qua: 1-100, 101-200, 201-300, 301-400
Còn chờ gì nữa mà không tham gia! :luoi:

#5
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 4996 Bài viết
Dạ, em đã thử lại link. Vẫn down được bình thường mà anh PSW.
Em up đề lên luôn.


ĐỀ THÁCH ĐẤU CỦA ĐỘI $\Gamma$ GỞI $\beta$

Bài 1: THCS
Cho n là số nguyên dương. Tìm chữ số đầu tiên sau dấu phẩy khi viết $\sqrt[3]{{{n^3} + 2{n^2} + n}}$ trong hệ thập phân.

Bài 2: THCS
Cho C thuộc nửa đường tròn tâm O, đường kính AB=2R (C khác A;B ). M là trung điểm cung AC. N là giao điểm của AM và BC. Tiếp tuyến tại A cắt BC tại Q. Gọi (I) là đường tròn ngoại tiếp $\vartriangle MNQ$. Khi (I) và (O) tiếp xúc ngoài tại M. Tính BC biết $R=\dfrac{1+\sqrt{5}}{4}$.

Bài 3: THPT
Cho a;b;c là các số thực dương. Chứng minh rằng:
\[\sqrt {\dfrac{a}{{2{a^2} + bc}}} + \sqrt {\dfrac{b}{{2{b^2} + ac}}} + \sqrt {\dfrac{c}{{2{c^2} + ab}}} \geqslant \dfrac{{3\sqrt 3 \sqrt {abc} }}{{\sqrt {\left( {{a^2} + {b^2} + {c^2}} \right)\left( {ab + bc + ca} \right)} }}\]


Bài 4: THPT
Cho đa thức ${P_n}\left( x \right) = \left( {x + 1} \right)\left( {x + 2} \right)...\left( {x + n} \right);n \geqslant 2$.
Tìm hệ số của $x^{n-2}$ trong khai triển của đa thức $P_n(x)$ theo n.


Bài 5: THPT
Cho tứ diện đều SABC. Tiếp tuyến bất kì của đường tròn nội tiếp tam giác ABC cắt cạnh BC, BA thứ tự tại M,N. Định vị trí M,N để bán kính mặt cầu bàng tiếp trong góc tam diện đỉnh S của tứ diện SBMN đạt giá trị lớn nhất.

Bài 6: Olympiad
Giải pt nghiệm nguyên sau: \[3{x^3} + {x^2} + 9x + 3 = {y^2}\]

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi perfectstrong: 20-10-2011 - 14:39

Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.

#6
Didier

Didier

    đẹp zai có một ko hai

  • Thành viên
  • 403 Bài viết
giải bài 3 của đội gamma
ta có
$ \sqrt{\dfrac{a}{2a^{2}+bc}}+\sqrt{\dfrac{b}{2b^{2}+ac}}+\sqrt{\dfrac{c}{2c^{2}+ab}}=\sqrt{abc}\left (\dfrac{1}{\sqrt{(2a^{2}+bc)bc}}+\dfrac{1}{\sqrt{(2b^{2}+ac)ac}}+\dfrac{1}{{\sqrt{(2c^{2}+ab)ab}}} \right )$
lại có
$ \dfrac{1}{\sqrt{(2a^{2}+bc)bc}}+\dfrac{1}{\sqrt{(2b^{2}+ac)ac}}+\dfrac{1}{{\sqrt{(2c^{2}+ab)ab}}}\geq \dfrac{9}{\sqrt{(2a^{2}+bc)bc}+\sqrt{(2b^{2}+ac)ac}+\sqrt{(2c^{2}+ab)ab}}$
$ \dfrac{9}{\sqrt{(2a^{2}+bc)bc}+\sqrt{(2b^{2}+ac)ac}+\sqrt{(2c^{2}+ab)ab}}\geq \dfrac{9}{\sqrt{(2a^{2}+2b^{2}+2c^{2}+ab+bc+ca)(bc+ca+ab)}}$
$ \dfrac{9}{\sqrt{(2a^{2}+2b^{2}+2c^{2}+ab+bc+ca)(bc+ca+ab)}}\geq \dfrac{9}{\sqrt{3(a^{2}+b^{2}+c^{2})(ab+bc+ca)}}$
vậy
$ \sqrt{\dfrac{a}{2a^{2}+bc}}+\sqrt{\dfrac{b}{2b^{2}+ac}}+\sqrt{\dfrac{c}{2c^{2}+ab}}\geq \dfrac{3\sqrt{3}\sqrt{abc}}{(a^{2}+b^{2}+c^{2})(ab+bc+ca)}$
Đành phải gõ kiểu này cho nó đỡ vượt quá trang viết bài moị người thông cảm
dấu bằng xảy ra dễ dàng theo a=b=c

PSW : 7/7 điểm :)

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi PSW: 28-10-2011 - 05:51


#7
khanh3570883

khanh3570883

    Trung úy

  • Thành viên
  • 905 Bài viết
khanh3570883 - Beta giải bài 4 đội Gama
Ta sẽ giải bài toán mạnh hơn là:
Cho đa thức ${P_n}\left( x \right) = \left( {x + {a_1}} \right)...\left( {x + {a_n}} \right);n \ge 2$
Tìm hệ số của ${x^{n - 2}}$ trong khai triển của đa thức ${P_n}\left( x \right)$ theo n.
Giải:
Ta sẽ chứng minh đa thức ${P_n}\left( x \right)$ sẽ khai triển thành:
$\begin{array}{l}
{P_n}\left( x \right) = {x^n} + \left( {{a_1} + {a_2} + ... + {a_n}} \right){x^{n - 1}} + \left[ {{a_1}\left( {{a_2} + ... + {a_n}} \right) + {a_2}\left( {{a_3} + ... + {a_n}} \right) + ... + {a_{n - 1}}{a_n}} \right]{x^{n - 2}} + \\
\left\{ {{a_1}\left[ {{a_2}\left( {{a_3} + ... + {a_n}} \right) + {a_3}\left( {{a_4} + ... + {a_n}} \right) + ... + {a_{n - 1}}{a_n}} \right] + {a_2}\left[ {{a_3}\left( {{a_4} + ... + {a_n}} \right) + ... + {a_{n - 1}}{a_n}} \right] + ... + {a_{n - 2}}{a_{n - 1}}{a_n}} \right\}{x^{n-3}} + \\
... + {a_1}{a_2}...{a_n}
\end{array}$
Với n=2, ta có:
$\left( {x + {a_1}} \right)\left( {x + {a_2}} \right) = {x^2} + \left( {{a_1} + {a_2}} \right)x + {a_1}{a_2}$ (đúng)
Giả sử nó đúng với n=k, tức là:
$\begin{array}{l}
{P_k}\left( x \right) = {x^k} + \left( {{a_1} + {a_2} + ... + {a_k}} \right){x^{k - 1}} + \left[ {{a_1}\left( {{a_2} + ... + {a_k}} \right) + {a_2}\left( {{a_3} + ... + {a_k}} \right) + ... + {a_{k - 1}}{a_k}} \right]{x^{k - 2}} + \\
\left\{ {{a_1}\left[ {{a_2}\left( {{a_3} + ... + {a_k}} \right) + {a_3}\left( {{a_4} + ... + {a_k}} \right) + ... + {a_{k - 1}}{a_k}} \right] + {a_2}\left[ {{a_3}\left( {{a_4} + ... + {a_k}} \right) + ... + {a_{k - 1}}{a_k}} \right] + ... + {a_{k - 2}}{a_{k - 1}}{a_k}} \right\}{x^{k - 3}} + \\
... + {a_1}{a_2}...{a_k}
\end{array}$
Ta sẽ chứng minh nó đúng với n=k+1. Thật vậy, ta có:
$\begin{array}{l}
{P_{k + 1}}\left( x \right) = ({x^k} + \left( {{a_1} + {a_2} + ... + {a_k}} \right){x^{k - 1}} + \left[ {{a_1}\left( {{a_2} + ... + {a_k}} \right) + {a_2}\left( {{a_3} + ... + {a_k}} \right) + ... + {a_{k - 1}}{a_k}} \right]{x^{k - 2}} + \\
\left\{ {{a_1}\left[ {{a_2}\left( {{a_3} + ... + {a_k}} \right) + {a_3}\left( {{a_4} + ... + {a_k}} \right) + ... + {a_{k - 1}}{a_k}} \right] + {a_2}\left[ {{a_3}\left( {{a_4} + ... + {a_k}} \right) + ... + {a_{k - 1}}{a_k}} \right] + ... + {a_{k - 2}}{a_{k - 1}}{a_k}} \right\}{x^{k - 3}} + \\
... + {a_1}{a_2}...{a_k})(x + {a_{k + 1}})
\end{array}$
$\begin{array}{l}
= {x^{k + 1}} + \left( {{a_1} + {a_2} + ... + {a_{k + 1}}} \right){x^k} + \left[ {{a_1}\left( {{a_2} + ... + {a_{k + 1}}} \right) + {a_2}\left( {{a_3} + ... + {a_{k + 1}}} \right) + ... + {a_k}{a_{k + 1}}} \right]{x^{k - 1}} + \\
\left\{ {{a_1}\left[ {{a_2}\left( {{a_3} + ... + {a_{k + 1}}} \right) + {a_3}\left( {{a_4} + ... + {a_{k + 1}}} \right) + ... + {a_k}{a_{k + 1}}} \right] + {a_2}\left[ {{a_3}\left( {{a_4} + ... + {a_{k + 1}}} \right) + ... + {a_k}{a_{k + 1}}} \right] + ... + {a_{k - 1}}{a_k}{a_{k + 1}}} \right\}{x^{k - 2}} + \\
... + {a_1}{a_2}...{a_{k + 1}}
\end{array}$
Theo nguyên lý quy nạp thì nó đúng.

Áp dụng: Hệ số của ${x^{n - 2}}$ trong khai triển là: 1(2+...+n)+2(3+...+n)+...+(n-1)n

Điểm : 1/7

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi PSW: 28-10-2011 - 05:48

THẬT THÀ THẲNG THẮN THƯỜNG THUA THIỆT

LƯƠN LẸO LUỒN LỎI LẠI LEO LÊN

 

Một ngày nào đó ta sẽ trở lại và lợi hại hơn xưa


#8
khaidongthaiducthohatinh

khaidongthaiducthohatinh

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 18 Bài viết
Đề nghị đội beta post đề lên diễn đàn để thuận tiện cho việc giải

#9
khanh3570883

khanh3570883

    Trung úy

  • Thành viên
  • 905 Bài viết

Đề thi của đội BETA




Câu 1: (THCS)
Giải phương trình nghiệm nguyên dương sau :
\[{x^6} + {z^3} - 15{x^2}z = 3{x^2}{y^2}z - {\left( {{y^2} + 5} \right)^3}\]

Câu 2: (THCS)
Cho tứ giác lồi ABCD, 2 đường chéo AC và BD vương góc tại O. Gọi M, N, P, Q lần lượt là các điểm đối xứng của O thứ tự qua AB, BC, CD, DA. AN cắt đường tròn ngoại tiếp tam giác OMN tại E, đường thẳng AP cắt đường tròn ngoại tiếp tam giác OPQ tại F. CMR M, E, F, Q cùng thuộc một đường tròn.

Câu 3: (THPT)
Dựng ra phía ngoài một tam giác ABC ba tam giác bất kỳ BCM, CAN và ABP sao cho $\widehat {MBC} = \widehat {CAN} = {45^0};\,\,\widehat {BCM} = \widehat {NCA} = {30^0};\,\widehat {ABP} = \widehat {PAB} = {15^0}$
Chứng minh rằng tam giác MNP vuông cân đỉnh P.

Câu 4: (THPT)
Tính giới hạn:
\[\mathop {\lim }\limits_{n \to \infty } \sum\limits_{k = 1}^n {\sum\limits_{p = 1}^n {\dfrac{{{k^2} + pk + p}}{{k(k + 1)(k + p)!}}} } \]

Câu 5: (THPT)
Tìm giá trị lớn nhất của tổng: $\sum\limits_{i = 1}^n {\sin 2{x_i}} $ trong đó ${x_i},i = \overline {1,n} $ là nghiệm của phương trình $\sum\limits_{i = 1}^n {{{\sin }^2}{x_i}} = a$ n là một số nguyên dương cho trước, $0 \le a \le n$

Câu 6: (Olympiad)
Tìm tổng tất cả các số tự nhiên có các chữ số tạo thành dãy tăng.

THẬT THÀ THẲNG THẮN THƯỜNG THUA THIỆT

LƯƠN LẸO LUỒN LỎI LẠI LEO LÊN

 

Một ngày nào đó ta sẽ trở lại và lợi hại hơn xưa


#10
hxthanh

hxthanh

    Tín đồ $\sum$

  • Hiệp sỹ
  • 3921 Bài viết
Đội GAMA giải thử bài 6 của BETA

Câu 6: (Olympiad)
Tìm tổng tất cả các số tự nhiên có các chữ số tạo thành dãy tăng (nghiêm ngặt).

Các số tự nhiên thoả mãn yêu cầu đề bài phải có ít nhất 2 chữ số và không thể quá 9 chữ số
Gọi $S$ là tổng cần tìm, còn $S_i;\;(2\le i\le 9)$ là tổng của tất cả các số có $i$ chữ số tạo thành dãy tăng chặt. Như vậy:
$S=S_2+S_3+...+S_9$
Để tính được tổng này, ta sẽ chứng minh rằng:

$\boxed{S_i = \overline{1...i} * C_{10}^{i+1},\;\;\;(2\le i\le 9)}$

Khi đó:

$S=12C_{10}^3+123C_{10}^4+1234C_{10}^5+12345C_{10}^6+123456C_{10}^7+1234567C_{10}^8+12345678C_{10}^9+123456789C_{10}^{10}$

$S=1 440+25 830+310 968+2 592 450+14 814 720+55 555 515+123 456 780+123 456 789$

$S=320 214 492$

--------------------
Phần chứng minh đẳng thức trong khung, vì khá dài nên perfectstrong sẽ post lên sau :)

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi hxthanh: 21-10-2011 - 17:48


#11
hxthanh

hxthanh

    Tín đồ $\sum$

  • Hiệp sỹ
  • 3921 Bài viết
BỔ ĐỀ CHO CÂU 6
------------------------------
Cho tập $E=\{1,2,..,n\};\;\;(n\le 9)$. Mỗi tổ hợp gồm $i;\;(1\le i\le n)$ phần tử của $E$ là $\{a_1,...,a_i\}$ được sắp tăng dần $(a_1<...<a_i)$ để tạo thành số $\overline{a_1...a_i}$.
Gọi $S_{i,n}$ là tổng của tất cả các số đó.
Chứng minh rằng:
$\boxed{S_{i,n}=\overline{1...i}C_{n+1}^{i+1}}\;\;\;(*)$
------------------------------
Lời giải: Ta sẽ CM (*) bằng quy nạp theo $i$
  • Với $i=1$, thì (*) trở thành $S_{1,n}=1.C_{n+1}^2=\dfrac{(n+1)n}{2}=1+...+n$ Vậy (*) đúng.
  • Giả sử (*) đúng với $i-1$, ta sẽ chứng minh nó cũng đúng với $i$
Ta tính tổng $S_{i,n}$ bằng cách phân ra các số có tận cùng là $k,\;\;(i\le k\le n)$


Nếu số có tận cùng là $k$ thì $i-1$ chữ số đầu sẽ có các chữ số nhỏ hơn $k$, nghĩa là nó là một tổ hợp $i-1$ phần tử của tập $\{1,...,k-1\}$ được sắp thứ tự tăng dần.
Có $C_{k-1}^{i-1}$ số như vậy. Do đó ta có:
$\Rightarrow S_{i,n}=\sum\limits_{k=i}^n\left(10S_{i-1,k-1}+kC_{k-1}^{i-1}\right)$
$\Rightarrow S_{i,n}=\sum\limits_{k=i}^n\left(10.\overline{1...i-1}C_k^i+iC_k^i\right)$ (Theo giả thiết quy nạp)
$\Rightarrow S_{i,n}=\sum\limits_{k=i}^n\left(\overline{1...(i-1)0}C_k^i+iC_k^i\right)$
$\Rightarrow S_{i,n}=\sum\limits_{k=i}^n\left(\overline{1...i}C_k^i\right)$
$\Rightarrow S_{i,n}=\overline{1...i}\sum\limits_{k=i}^n\left(C_{k+1}^{i+1}-C_k^{i+1}\right)$
$\Rightarrow S_{i,n}=\overline{1...i}C_{n+1}^{i+1}$

Theo nguyên lý quy nạp ta có điều phải chứng minh.
-----------------------------
Nếu Câu 6 của đội Beta được hiểu là:

Câu 6:
Tìm tổng tất cả các số tự nhiên có n chữ sốcác chữ số tạo thành dãy tăng (nghiêm ngặt)

Thì đáp án là:
$\boxed{S=S_{n,9}=\overline{1...n}*C_{10}^{n+1};\;\;\; (2\le n\le 9)}$
-----------------------------
@ BETA & PSW cần xác minh lại đề bài, tránh tình trạng người làm hiểu không đúng!

PSW : 8/8 điểm :)

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi PSW: 28-10-2011 - 09:27


#12
hxthanh

hxthanh

    Tín đồ $\sum$

  • Hiệp sỹ
  • 3921 Bài viết
Đội GAMMA xin giải CÂU 1 của đội BETA

Câu 1 (THCS)
Giải phương trình nghiệm nguyên dương sau:
$x^6+z^3-15x^2z=3x^2y^2z-(y^2+5)^3$

------
Phương trình đã cho tương đương với:
$x^6+z^3+(y^2+5)^3=3x^2z(y^2+5)$
Áp dụng BĐT AM-GM cho ba số dương $x^6,y^3,(y^2+5)^3$, ta có:
$x^6+z^3+(y^2+5)^3 \ge 3 \sqrt[3]{x^6z^3(y^2+5)^3}=3x^2z(y^2+5)$

Do đó phương trình đã cho tương ứng với trường hợp xảy ra dấu bằng:

$\begin{cases}x^6=z^3 \\x^6=(y^2+5)^3\end{cases} \Leftrightarrow \begin{cases}x^2=z \\x^2=y^2+5\;\;\;(1)\end{cases}$
Vì $x,y,z>0$
$(1)\;\;\Leftrightarrow (x-y)(x+y)=5=1.5 \Rightarrow x=3;\;y=2 \Rightarrow z=9$

Phương trình đã cho có nghiệm nguyên dương duy nhất là: $(x,y,z)=(3,2,9)$

PSW : 6/6 điểm

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi PSW: 27-10-2011 - 22:27


#13
PSW

PSW

    Những bài toán trong tuần

  • Quản trị
  • 493 Bài viết
Trận này hấp dẫn đấy :)
1) Thể lệ
2) Danh sách các bài toán đã qua: 1-100, 101-200, 201-300, 301-400
Còn chờ gì nữa mà không tham gia! :luoi:

#14
hxthanh

hxthanh

    Tín đồ $\sum$

  • Hiệp sỹ
  • 3921 Bài viết
ĐỘI GAMMA xin giải CÂU 4 của BETA

Câu 4: (THPT)
Tính giới hạn:
$ \mathop {\lim }\limits_{n \to \infty } \sum\limits_{k = 1}^n {\sum\limits_{p = 1}^n {\dfrac{{{k^2} + pk + p}}{{k(k + 1)(k + p)!}}} } $

Ta có:
$\lim\limits_{n \to \infty} \sum\limits_{k=1}^n \sum\limits_{p=1}^n \dfrac{k^2+kp+p}{k(k+1)(k+p)!} = \lim\limits_{n \to \infty} \sum\limits_{p=1}^n \sum\limits_{k=1}^n \dfrac{(k+1)(k+p)-k}{k(k+1)(k+p)!}$
$=\lim\limits_{n \to \infty} \sum\limits_{p=1}^n \sum\limits_{k=1}^n\left(\dfrac{1}{k(k-1+p)!}-\dfrac{1}{(k+1)(k+p)!}\right)$
$=\lim\limits_{n \to \infty} \sum\limits_{p=1}^n\left(\dfrac{1}{p!}-\dfrac{1}{(n+1)(n+p)!}\right)$
$=\lim\limits_{n \to \infty} \sum\limits_{p=1}^n\dfrac{1}{p!}-\lim\limits_{n \to \infty} \sum\limits_{p=1}^n\dfrac{1}{(n+1)(n+p)!}$

$=(e-1)-0=e-1$

------------------------------------------------------------
GAMMA CỐ LÊN!

PSW : 7/7 điểm

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi PSW: 28-10-2011 - 09:21


#15
PSW

PSW

    Những bài toán trong tuần

  • Quản trị
  • 493 Bài viết
Tiền đạo hxthanh vừa lập 1 cú hattrick đẹp mắt :D ; Beta cố lên nhé :D
1) Thể lệ
2) Danh sách các bài toán đã qua: 1-100, 101-200, 201-300, 301-400
Còn chờ gì nữa mà không tham gia! :luoi:

#16
Cao Xuân Huy

Cao Xuân Huy

    Thiếu úy

  • Hiệp sỹ
  • 592 Bài viết
Hình như đội trưởng BETA bị "chấn thương" hay sao mà trận này thấy im hơi lặng tiếng quá.

Cao Xuân Huy tự hào là thành viên VMF

Hình đã gửi


#17
Crystal

Crystal

    ANGRY BIRDS

  • Hiệp sỹ
  • 5534 Bài viết

Hình như đội trưởng BETA bị "chấn thương" hay sao mà trận này thấy im hơi lặng tiếng quá.


Xin lỗi mọi người nhé! Tại mấy hôm nay mạng ở chỗ trọ bị hỏng nên không vào VMF được. Hôm nay về nhà mới vào được. Mong các thành viên của BETA thông cảm.

#18
CD13

CD13

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1456 Bài viết
Không biết ai chứ ongtroi thì bị thương chính hiệu luôn cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng! Đồng đội cố lên, ongtroi đứng bên cổ vũ!

#19
hxthanh

hxthanh

    Tín đồ $\sum$

  • Hiệp sỹ
  • 3921 Bài viết
ĐỘI GAMMA xin giải Câu 5 của đội BETA

Câu 5: (THPT)
Tìm giá trị lớn nhất của tổng: $\sum\limits_{i = 1}^n {\sin 2{x_i}} $ trong đó ${x_i},i = \overline {1,n} $ là nghiệm của phương trình $\sum\limits_{i = 1}^n {{{\sin }^2}{x_i}} = a,\;\;\;n:\;$ là một số nguyên dương cho trước, $0 \le a \le n$

Đặt: $0 \le |\sin x_i| =y_i \le 1,\;\;i=\overline {1,n}$, từ các dữ kiện đề bài ta có:
$y_1^2+y_2^2+...+y_n^2=a$

$|\cos x_i|=\sqrt{1-y_i^2}$;
Và:
$\sin 2x_i=2\sin x_i \cos x_i \le 2 \left|\sin x_i \right| \left|\cos x_i\right| = 2y_i\sqrt{1-y_i^2}$
Do đó:
$\sum\limits_{i = 1}^n {\sin 2{x_i}} \le 2\left(y_1\sqrt{1-y_1^2}+y_2\sqrt{1-y_2^2}+...+y_n\sqrt{1-y_n^2}\right) \le$
$\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\; \le 2\sqrt{\left(y_1^2+y_2^2+...+y_n^2\right)\left(1-y_1^2+1-y_2^2+...+1-y_n^2\right)}=2\sqrt{a(n-a)}$
(Theo BĐT Cauchy - Schwatz )
Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi $y_1^2=y_2^2=...=y_n^2=\dfrac{a}{n}$
(điều này hoàn toàn có thể vì $0 \le\dfrac{a}{n} \le 1$)

Vậy $\max\left(\sum\limits_{i = 1}^n {\sin 2{x_i}}\right)=2\sqrt{a(n-a)}$

---------------------------------------------
@GAMMA:Tình hình là chỉ còn 2 bài hình học, tôi "để dành" cho các bạn :) . Các bạn cố gắng giải càng nhanh càng tốt để đội mình về được đích sớm! :)

''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''

GAMMA VÔ ĐỊCH !!!


PSW : 7/7 điểm :)

Bài này dễ nhận " Mâm xôi vàng" lắm ; không có ý nghĩa Toán học mấy

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi PSW: 27-10-2011 - 22:31


#20
khanh3570883

khanh3570883

    Trung úy

  • Thành viên
  • 905 Bài viết
Xin lỗi mọi người, tình hình là trong 3 ngày tới phải ôn thi cho đợt khảo sát đầu năm nên không vào diễn đàn được, an hem Beta thông cảm!

P/s: Hình như bài 6 có 3 nghiệm x = 1, x = 2, x = 37 thì phải!Xin lỗi mọi người, tình hình là trong 3 ngày tới phải ôn thi cho đợt khảo sát đầu năm nên không vào diễn đàn được, an hem Beta thông cảm!

P/s: Hình như bài 6 có 3 nghiệm x = 1, x = 2, x = 37 thì phải!

THẬT THÀ THẲNG THẮN THƯỜNG THUA THIỆT

LƯƠN LẸO LUỒN LỎI LẠI LEO LÊN

 

Một ngày nào đó ta sẽ trở lại và lợi hại hơn xưa





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh