Đến nội dung

Hình ảnh

Topic các bộ đề ôn tập và bồi dưỡng học sinh giỏi Toán 9


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 90 trả lời

#21
Ispectorgadget

Ispectorgadget

    Nothing

  • Quản lý Toán Phổ thông
  • 2946 Bài viết
Híc đề này khó xơi quá nên chắc ít người làm bạn post gợi đi :D

►|| The aim of life is self-development. To realize one's nature perfectly - that is what each of us is here for. ™ ♫


#22
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 4996 Bài viết
Đề 3:
Bài 5:
Nhận xét: Bình phương một số nguyên chia 4 có số dư là 0;1 (1) ; chia 5 có số dư 0;1;4.(2)
Xét tất cả các bình phương của 7 bất kì.
Theo nhận xét (2) và theo nguyên lý Dirichle, tồn tại 3 bình phương có cùng số dư khi chia 5.
Giả sử đó là $a^2;b^2;c^2$.
Áp dụng nhận xét (1) và theo nguyên lý Dirichle, trong $a^2;b^2;c^2$ có 2 số chia 4 có cùng số dư.
Giả sử đó là $a^2;b^2$.
Vậy $a^2-b^2 \vdots 4;5 \Rightarrow a^2-b^2 \vdots 20$ (do (4;5)=1)
========================================================

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi perfectstrong: 07-11-2011 - 14:17

Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.

#23
MyLoVeForYouNMT

MyLoVeForYouNMT

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 259 Bài viết
Xung phong làm câu 2 nhưng chỉ làm đc phần 1 thôi
$\sqrt {{x^2} + 5x + 13} + \sqrt {{x^2} + 5x - 11} = 12$
Đặt $a=\sqrt {{x^2} + 5x + 13}$; $b=\sqrt {{x^2} + 5x - 11}$
Ta có:
$\left\{ \begin{array}{l}a+b=12 \\ a^2-b^2=24 \end{array} \right.$
Giải phương trình trên ta được a=7; b=5
Khi đó (1) $x^2+5x+13=49$
$\Rightarrow (-4+x) (9+x)=0$
$\Rightarrow x=4; x=-9$
(2) $x^2+5x-11=25$
$\Rightarrow (x-4)(x+9)=0$
$ \Rightarrow x = 4;x = - 9$
Vậy $x \in \left\{ {4; - 9} \right\}$.
---------------------------------------------
MoD: Em chú ý dấu suy ra là \Rightarrow và dấu tương đương là \Leftrightarrow nhé. Đừng gõ => và <=>.
-----------------------------------------
C.X.H: Một số lỗi $\LaTeX$ nho nhỏ, mình đã sửa cho rồi. Đối với bài này thì bạn chỉ cần xét một trường hợp a=7 hoặc b=5 thôi vì đã có điều kiện $a^2 - b^2 = 24 $ rồi mà

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Cao Xuân Huy: 15-11-2011 - 22:32

​You may only be one person to the world
But you may also be the world to one person


#24
Cao Xuân Huy

Cao Xuân Huy

    Thiếu úy

  • Hiệp sỹ
  • 592 Bài viết
Mình post gợi ý những bài chưa giải được nhé.

Bài 2.b: Các bạn hãy gom các biểu thức dưới dấu căn và vế phải theo các hằng đẳng thức$(a+b)^2 = a^2 +2ab + b^2$. Từ đó bạn suy ra $VT \ge 4$ và $VP \le 4$. Đến đây ta dễ dàng có nghiệm.
Bài 3: Các bạn khai triển ra và coi đây là 1 pt bậc hai theo a. Từ đó lập $\Delta$ với điều kiện $\Delta \ge 0$. Từ đó suy ra min và max của $x$. Thế vào pt tìm ra a.

Bài 4:
Hình đã gửi



1.Kẻ $IN \bot OA$ tại N.
Bạn dễ dàng có $\triangle OIK$ đồng dạng $\triangle OBM$ rồi suy ra. $OI.OM=OK.OB= \dfrac{R^2}{2}$
Ta cũng có $\triangle OIN$ đồng dạng $\triangle OAM$ suy ra $ON.OA=OI.OM \Rightarrow ON={R}{6}$.

2. Ta chứng minh giao của các tiếp tuyến chính là giao của OM với (I). Ta suy ra được IN là đường trung bình của $\triangle OKH$ suy ra $OH=2.ON= \dfrac{R}{3}$.
3. Dựa trên câu 2 ta có quỹ tích của K.

Bài 6: $hpt \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}(x + 1)(y + 1) = 6\\{(x + 1)^3} + {(y + 1)^3} = 35\end{array} \right.$
Đến đây đặt các ẩn phụ $a=x+1$; $b=y+1$ rồi giải tiếp một hpt đối xứng loại I.

Cao Xuân Huy tự hào là thành viên VMF

Hình đã gửi


#25
Cao Xuân Huy

Cao Xuân Huy

    Thiếu úy

  • Hiệp sỹ
  • 592 Bài viết

Hôm nay mình cũng rảnh rỗi nên post tiếp đề.


BỘ ĐỀ SỐ 4

Bài 1: Giải phương trình nghiệm nguyên: $({x^2} - y)(x - 2y + 1) = (x - 1){(x - y)^2}$


Bài 2: Cho phương trình: ${x^2} - 2(m - 1)x + 2m - 6 = 0$. Tìm $m$ để phương trình có nghiệm nguyên.

Bài 3: Giải hệ phương trình: $\left\{ \begin{array}{l}xy = x + y - z\\yz = 3(y - x + z)\\zx = 2(x - y + z)\end{array} \right.$

Bài 4: Cho $a,b,c>0$. Tìm GTNN của:
\[F = {\left( {a + \dfrac{1}{b}} \right)^2} + {\left( {b + \dfrac{1}{c}} \right)^2} + {\left( {c + \dfrac{1}{a}} \right)^2}\]

Bài 5: Cho tam giác nhọn ABC, đường cao AH. Đường tròn đường kính AH cắt AC ở D và AB ở E. Chứng minh rằng các tiếp tuyến của đường tròn tại D và E đồng qui với trung tuyến AI của của $\triangle ABC$

Bài 6: Cho phương trình $(m^2+m+1)x^2 - (m^2+2m+2).x-1=0$. Tìm min và max của $S=x_1+x_2$

Bài 7: Cho hàm số: $y = f(x) = \dfrac{{2{x^3} + 6{x^2} - 2x - 6}}{{3{x^2} - 3}}$. Viết các phương trình đường thẳng đi qua điểm A(1;0) và không có điểm chung với đồ thị hàm số $y=f(x)$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Cao Xuân Huy: 21-12-2011 - 16:28

Cao Xuân Huy tự hào là thành viên VMF

Hình đã gửi


#26
Ispectorgadget

Ispectorgadget

    Nothing

  • Quản lý Toán Phổ thông
  • 2946 Bài viết


BỘ ĐỀ SỐ 4

Bài 4: Cho $a,b,c>0$. Tìm GTNN của:
\[F = {\left( {a + \dfrac{1}{b}} \right)^2} + {\left( {b + \dfrac{1}{c}} \right)^2} + {\left( {c + \dfrac{1}{a}} \right)^2}\]

Tưởng dẹp tiệm rồi chứ :D
Theo BĐT Cauchy-Schwarz ta có: $x^2+y^2+z^2\geq \dfrac{(x+y+z)^2}{3}$ dấu "=" xảy ra khi $x=y=z$
Áp dụng ta có F$\geq \dfrac{(a+\dfrac{1}{b}+b+\dfrac{1}{c}+c+\dfrac{1}{a})^2}{3}\geq \dfrac{6^2}{3}=\dfrac{36}{3}=12$
Dấu "=" xảy ra khi $a=b=c=1$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Cao Xuân Huy: 25-11-2011 - 15:59

►|| The aim of life is self-development. To realize one's nature perfectly - that is what each of us is here for. ™ ♫


#27
Ispectorgadget

Ispectorgadget

    Nothing

  • Quản lý Toán Phổ thông
  • 2946 Bài viết

BỘ ĐỀ SỐ 4


Bài 6: Cho phương trình $(m^2+m+1)x^2 - (m^2+2m+2).x-1=0$ %%- . Tìm min và max của $S=x_1+x_2$

Điều kiện $\Delta \geq 0$ Cái này dễ các bạn tự lấy nhé :D

Với điều kiện trên áp dụng định lý Viet cho %%-
S =$x_{1}+x_{2}=\dfrac{m^2+2m+2}{m^2+m+1}$
$\Leftrightarrow m^2S+mS+S=m^2+2m+2\Leftrightarrow Sm^2+Sm+S-m^2-2m-2=0$
$\Leftrightarrow m^2(S-1)+m(S-2)+S-2=0$ (~~)
Xét S-1=0$\Leftrightarrow S=1$ thay vào (~~) tìm được m=-1
Xét S khác 1 ta có: $\Delta =S^2-4S+4-4(S-2)(S-1)=S^2-4S+4-4(S^2-3S+2)=-3S^2+8S-4$
Vì S tồn tại nên phương trình luôn có nghiệm $\Rightarrow \Delta \geq 0\Leftrightarrow -3S^2+8S-4\geq 0$
$\Rightarrow 2\geq S\geq \dfrac{2}{3}$
Max S=2 khí đó m=2
Min S=$\dfrac{2}{3}$ khi đó m=-2

---------------------------------
Lời giải ban đầu hình như bị sai Huy kiểm tra lại dùm :P
P/s: Trong quá trình giải có thể có sai sót các bạn kiểm tra lại dùm :icon6:
Mà sao toàn thấy học sinh cấp 3 giải bài vậy . Các bạn lớp 9 sao không tham gia đi. :(

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Ispectorgadget: 26-11-2011 - 18:41

►|| The aim of life is self-development. To realize one's nature perfectly - that is what each of us is here for. ™ ♫


#28
Cao Xuân Huy

Cao Xuân Huy

    Thiếu úy

  • Hiệp sỹ
  • 592 Bài viết


BỘ ĐỀ SỐ 4



Bài 6: Cho phương trình $(m^2+m+1)x^2 - (m^2+2m+2).x-1=0$ %%- . Tìm min và max của $S=x_1+x_2$

Điều kiện $\Delta \geq 0$ Cái này dễ các bạn tự lấy nhé :D



Chỗ này ta có $ac=-1<0$ nên phương trình luôn có 2 nghiệm trái dấu.
------------------------------------
Các bạn lớp 9 đâu rồi. Vào cùng tham gia giải đề đi chứ

Cao Xuân Huy tự hào là thành viên VMF

Hình đã gửi


#29
Ispectorgadget

Ispectorgadget

    Nothing

  • Quản lý Toán Phổ thông
  • 2946 Bài viết

BỘ ĐỀ SỐ 4



Bài 2: Cho phương trình: ${x^2} - 2(m - 1)x + 2m - 6 = 0$. Tìm $m$ để phương trình có nghiệm nguyên.
$\Delta '=(m-1)^2-2m+6=m^2-2m+1-2m+6=m^2-2m+7=(m-2)^2+3$

Để phương trình có nghiệm nguyên Delta phải là 1 số chính phương
Đặt $(m-2)^2+3=k^2$ $\Leftrightarrow (m-2)^2-k^2=-3\Leftrightarrow (m-2-k)(m-2+k)=-1.-3=-3.1$
Lại có : m-2+k > m-2-k
\[
\left[ \begin{array}{l}
\left\{ \begin{array}{l}
m - 2 - k = - 1 \\
m - 2 + k = 3 \\
\end{array} \right. \\
\left\{ \begin{array}{l}
m - 2 - k = 1 \\
m - 2 + k = - 3 \\
\end{array} \right. \\
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
\left\{ \begin{array}{l}
m = 3 \\
k = 2 \\
\end{array} \right. \\
\left\{ \begin{array}{l}
m = 1 \\
k = - 2 \\
\end{array} \right. \\
\end{array} \right.
\]

►|| The aim of life is self-development. To realize one's nature perfectly - that is what each of us is here for. ™ ♫


#30
Zaraki

Zaraki

    PQT

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 4273 Bài viết
Bài 3.

Xét $x=y=z=0$ là một nghiệm của hệ.
Với $x,y,z\neq 0$, hệ đã cho tương đương với :
$$\left\{\begin{matrix} 6xy=6(x+y-z)(1) & & \\ 2yz=6(y-x+z) (2)& & \\ 3zx=6(x-y+z) (3)& & \end{matrix}\right.$$
Lấy $(1)+(2), \ (2)+(3), \ (3)+(1)$ theo vế ta được
$$\left\{\begin{matrix}3xy+yz=6y & & \\ 2yz+3zx=12z & & \\ 2xy+zx=4x & & \end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}3x+z=6 & & \\ 2y+3x=12 & & \\ 2y+z=4 & & \end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}x=\frac{7}{3} & & \\ y=2,5 & & \\ z=-1 & & \end{matrix}\right.$$

Discovery is a child’s privilege. I mean the small child, the child who is not afraid to be wrong, to look silly, to not be serious, and to act differently from everyone else. He is also not afraid that the things he is interested in are in bad taste or turn out to be different from his expectations, from what they should be, or rather he is not afraid of what they actually are. He ignores the silent and flawless consensus that is part of the air we breathe – the consensus of all the people who are, or are reputed to be, reasonable.

 

Grothendieck, Récoltes et Semailles (“Crops and Seeds”). 


#31
Cao Xuân Huy

Cao Xuân Huy

    Thiếu úy

  • Hiệp sỹ
  • 592 Bài viết

Bài 3.

Xét $x=y=z=0$ là một nghiệm của hệ.
Với $x,y,z\neq 0$, hệ đã cho tương đương với :
$$\left\{\begin{matrix} 6xy=6(x+y-z)(1) & & \\ 2yz=6(y-x+z) (2)& & \\ 3zx=6(x-y+z) (3)& & \end{matrix}\right.$$
Lấy $(1)+(2), \ (2)+(3), \ (3)+(1)$ theo vế ta được
$$\left\{\begin{matrix}3xy+yz=6y & & \\ 2yz+3zx=12z & & \\ 2xy+zx=4x & & \end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}3x+z=6 & & \\ 2y+3x=12 & & \\ 2y+z=4 & & \end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}x=\frac{7}{3} & & \\ y=2,5 & & \\ z=-1 & & \end{matrix}\right.$$

Toàn giải thiếu 2 nghiệm rồi.
Em giải trong trường hợp cả 3 biến khác 0 chứ em chưa xét đến trường hợp từng biến khác 0.
Bài này ra 5 nghiệm

Cao Xuân Huy tự hào là thành viên VMF

Hình đã gửi


#32
taitwkj3u

taitwkj3u

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 193 Bài viết

Hôm nay mình cũng rảnh rỗi nên post tiếp đề.


BỘ ĐỀ SỐ 4

Bài 1: Giải phương trình nghiệm nguyên: $({x^2} - y)(x - 2y + 1) = (x - 1){(x - y)^2}$




phương trình tương đương:
2x2y+xy2-2x2+3y-3y2-xy=0
$\Leftrightarrow (2x^2+xy-3y)(y-1)=0 \Leftrightarrow y=1 và x=1$
vipppppppppppppppppppppppppppppppppppp
and
proooooooooooooooooooooooooooooooooooo
DAM ME TOAN HET SUC

#33
Cao Xuân Huy

Cao Xuân Huy

    Thiếu úy

  • Hiệp sỹ
  • 592 Bài viết

phương trình tương đương:
2x2y+xy2-2x2+3y-3y2-xy=0
$\Leftrightarrow (2x^2+xy-3y)(y-1)=0 \Leftrightarrow y=1 và x=1$

Bạn giải sai rồi.
Bài này khai triển hết ra rồi ta có một pt bậc 2 theo $x$. Từ đó lập $\Delta$ giải ra 5 nghiệm

Cao Xuân Huy tự hào là thành viên VMF

Hình đã gửi


#34
taitwkj3u

taitwkj3u

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 193 Bài viết
bài 5 bạn gợi ý đi
vipppppppppppppppppppppppppppppppppppp
and
proooooooooooooooooooooooooooooooooooo
DAM ME TOAN HET SUC

#35
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 4996 Bài viết
BỘ ĐỀ SỐ 4
Bài 5:
Hình đã gửi
Gọi F là trung điểm của AH. Đặt FH=R.
Vẽ G là giao điểm 2 tiếp tuyến của (F;R). AG cắt BC tại I. Ta sẽ chứng minh I là trung điểm BC.
Gọi J là giao điểm của AG với (F) ($J \neq A$). K là giao điểm của ED và JA.
Sử dụng định lý hàm số sin, ta có:
\[\dfrac{{\sin BAI}}{{\sin CAI}} = \dfrac{{\dfrac{{EJ}}{{2R}}}}{{\dfrac{{DJ}}{{2R}}}} = \dfrac{{JE}}{{JD}}\]
Theo tính chất của tứ giác "đẹp" (có thể dễ chứng minh), ta có:
\[\dfrac{{JE}}{{JD}} = \dfrac{{AE}}{{AD}}\]
Mà lại có:
\[\vartriangle AED \sim \vartriangle ACB\left( {g.g} \right) \Rightarrow \dfrac{{AE}}{{AD}} = \dfrac{{AC}}{{AB}}\]
\[ \Rightarrow \dfrac{{\sin BAI}}{{\sin CAI}} = \dfrac{{AC}}{{AB}}\]
Ta có:
\[\dfrac{{{S_{BAI}}}}{{{S_{CAI}}}} = \dfrac{{\dfrac{1}{2}AB.AI.\sin BAI}}{{\dfrac{1}{2}AC.AI.\sin CAI}} = \dfrac{{AB}}{{AC}}.\dfrac{{AC}}{{AB}} = 1 = \dfrac{{BI}}{{CI}}\]
Vậy ta có đpcm.
Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.

#36
Cao Xuân Huy

Cao Xuân Huy

    Thiếu úy

  • Hiệp sỹ
  • 592 Bài viết
Ở bài 5 bộ đề số 4 thì mình có cách làm khác.
Bài 5:

Hình đã gửi

Gọi B' là giao điểm của DH với AB; C' là giao điểm của EH với AC.

Ta chứng minh được H là trực tâm của $\triangle AB'C' \Rightarrow AH \bot B'C'$

Do đó $BC//B'C'$.

Gọi K là trung điểm của B'C'.

Ta sẽ chứng minh tiếp tuyến tại D và E của đường tròn đường kính AH và trung trực AI của $\triangle ABC$ đi qua K.

Gọi M là giao điểm của tiếp tuyến tại E của đường tròn đường kính AH với BC.

Ta có: $\widehat{MHE}=\widehat{MEH}$ (vì cùng bằng $\widehat{BAH}$)

Suy ra ME=MH và $\widehat{MEB}=\widehat{MBE}$ (cùng phụ với 2 góc bằng nhau) nên ME=MB

Vì vậy M là trung điểm BH.

Gọi K' là giao của EM với B'C'. Bằng định lí Thales ta dễ dàng chứng minh K' là trung điểm B'C'.

Suy ra K trùng với K'.

Do đó tiếp tuyến tại E của đtròn đường kính AH đi qua K.

Tương tự tiếp tuyến tại D của đường tròn đường kính AH đi qua K.

Bằng định lí Thales ta cũng dễ dàng có trung tuyến AI của $\triangle ABC$ đi qua K.

Vậy các tiếp tuyến tại D và E của đường tròn đường kính AH và trung tuyến tại điểm A của tam giác ABC đồng qui tại K.

Cao Xuân Huy tự hào là thành viên VMF

Hình đã gửi


#37
thedragonknight

thedragonknight

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 229 Bài viết
Ta có y=f(x)=$\huge \dfrac{2x^{3}+6x^{2}-2x-6}{3x^{2}-3}$=$\huge \dfrac{(x^{2}-1)(2x+6)}{3(x^{2}-1)}$=$\huge \dfrac{2}{3}x+2$(d)
Ta chia ra 3 TH:
TH1: đường thẳng đó song song với f(x) thì ta có a=a'=$\huge \dfrac{2}{3}$
b=y-ax= 0-$\dfrac{2}{3}$=-$\dfrac{2}{3}$
Vậy (d'):y=$\dfrac{2}{3}$x-$\dfrac{2}{3}$
TH2: đường thẳng đó đi qua điểm có tọa độ (1;....) vì thay x=1 vào (d) ko xác định
Thay x=1 vào y=$\dfrac{2}{3}$x+2 ta đc y=$\dfrac{2}{3}$+2=$\dfrac{8}{3}$
(d) ko đi qua điểm có tọa độ (1;$\dfrac{8}{3}$).
Ta thấy với các y khác nhau thì x=1.Vậy đường thẳng đó có dạng x=a=1
TH3:đường thẳng đó đi qua điểm có tọa độ(-1;....)
Tượng tự ta có y=$\dfrac{4}{3}$
Lần lượt thay (-1;$\dfrac{4}{3}$);(1:0) vào (d''):y=ax+b ta đc:
a+b=0
-a+b=$\dfrac{4}{3}$
suy ra a=-$\dfrac{2}{3}$ và b=$\dfrac{2}{3}$
vậy (d''):y=-$\dfrac{2}{3}$x+$\dfrac{2}{3}$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi thedragonknight: 23-12-2011 - 17:17


#38
L Lawliet

L Lawliet

    Tiểu Linh

  • Thành viên
  • 1624 Bài viết
Anh perfectstrong ơi coi lại đề 1 câu năm đi \Delta AEH đâu có ~ với \Delta FBH đâu :mellow:

Thích ngủ.


#39
Cao Xuân Huy

Cao Xuân Huy

    Thiếu úy

  • Hiệp sỹ
  • 592 Bài viết

Đề 1:
Bài 5:
Hình đã gửi

c) $$\vartriangle AEH \sim \vartriangle FBH(g.g) \Rightarrow HE.HF=HA.HB=HG^2$$

Thế này nhé em.
Ta có: $\widehat{HFB}=\widehat{CAB} (=90^o - \widehat{ABC}$
Từ đó suy ra được tam giác AEH đồng dạng với tam giác FBH theo trường hợp góc góc.
_____________________________________________________

P/S: Dạo này lười quá quên mất topic này. Để hôm nào rảnh post đề tiếp

Cao Xuân Huy tự hào là thành viên VMF

Hình đã gửi


#40
thukilop

thukilop

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 291 Bài viết
Xuân Huy cho mình 3 bộ đề dưới dạng PDF giùm...Mình phô ra làm,nhìn máy tính mỏi mắt quá :icon6:

-VƯƠN ĐẾN ƯỚC MƠ-





0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh