Đến nội dung

Hình ảnh

[ĐẤU TRƯỜNG] Trận 6: DELTA - GAMMA


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 47 trả lời

#21
PSW

PSW

    Những bài toán trong tuần

  • Quản trị
  • 493 Bài viết
Trông chờ thangthan ghi bàn ;))
1) Thể lệ
2) Danh sách các bài toán đã qua: 1-100, 101-200, 201-300, 301-400
Còn chờ gì nữa mà không tham gia! :luoi:

#22
Zaraki

Zaraki

    PQT

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 4273 Bài viết

Đây là đề của Delta cho Gama :

Câu 1 : THCS

Tồn tại chăng các số hữu tỷ $x ; y ; z$ thoả mãn :

$2x^2 + y^2 + 4z^2 -2x+10z+3y-2xy+7=0 \ \ \ \ \ \ \ (1)$


Phạm Quang Toàn Perfectstrong xin giải bài 1 đội Delta.

$$(1) \iff (2x-2y-3)^2+(2x+1)^2+(4z+5)^2=7$$

Đặt $$2x-2y-3= \dfrac{a_t}{a_m}, \ 2x+1= \dfrac{b_t}{b_m}, \ 4z+5= \dfrac{c_t}{c_m}$$

$$\begin{aligned}

(a_t,b_t,c_t,a_m,b_m,c_m \in \mathbb{Z}, & \gcd(|a_t|,|a_m|)=1 \\ & \gcd(|b_t|,|b_m|)=1 \\ & \gcd(|c_t|,|c_m|)=1 \\ & a_m,b_m,c_m \ne 0 )
\end{aligned}$$
Như vậy
$$\begin{aligned}

pt & \iff \dfrac{a_t^2}{a_m^2} + \dfrac{b_t^2}{b_m^2} + \dfrac{c_t^2}{c_m^2} = 7 \\ & \iff \left( a_tb_mc_m \right)^2 + \left( b_ta_mc_m \right)^2 + \left( c_ta_mb_m \right)^2 = 7{\left( a_mb_mc_m \right)^2}
\end{aligned}$$

Đặt $a_tb_mc_m=m, \ b_ta_mc_m=n, \ c_ta_mb_m=p, \ a_mb_mc_m=q \ \ (q \neq 0)$

Ta đưa về bài toán giải phương trình nghiệm nguyên $m^2+n^2+p^2=7q^2 \ \ \ \ \ \ (2)$
  • Với $q \ \not\vdots 2 \rightarrow q^2 \equiv 1 \pmod{8} \rightarrow VP \equiv 7 \pmod{8}$. Mà $VT \equiv 3 \pmod{8}$, vô lí.
  • Với $q \ \vdots 2 \rightarrow VP \ \vdots 4$.
Mà $a^2 \equiv 0 \pmod{4}$ hoặc $a^2 \equiv 1 \pmod{4} \ \ (a \in \mathbb{Z})$ nên $m^2,n^2,p^2 \ \vdots 4 \rightarrow m,n,p$ chẵn.
$\rightarrow m=2m_1,n=2n_1,p=2p_1,q=2q_1$
Thay vào phương trình $(2)$ ta thu được
$$m_1^2+n_1^2+p_1^2=7q_1^2$$
Lí luận tương tự ta được $m=2m_2,n=2n_2,p=2p_2,q=2q_2$.

Như vậy nếu $(m_1,n_1,p_1,q_1)$ là một nghiệm tùy ý của $(2)$ thì $\dfrac{m_1}{2^k}, \dfrac{n_1}{2^k}, \dfrac{p_1}{2^k}, \dfrac{q_1}{2^k}$ là các số nguyên với mọi $k=1,2,...$. Điều này chứng tỏ $m=n=p=q=0$, hiển nhiên vô lí vì $q \ne 0$.

$\boxed{ \text{Kết luận}}.$ Không tồn tại các số hữu tỉ $x,y,z$ thỏa mãn phương trình $(1)$.

PSW : 6/6 điểm

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi PSW: 26-01-2012 - 22:51

Discovery is a child’s privilege. I mean the small child, the child who is not afraid to be wrong, to look silly, to not be serious, and to act differently from everyone else. He is also not afraid that the things he is interested in are in bad taste or turn out to be different from his expectations, from what they should be, or rather he is not afraid of what they actually are. He ignores the silent and flawless consensus that is part of the air we breathe – the consensus of all the people who are, or are reputed to be, reasonable.

 

Grothendieck, Récoltes et Semailles (“Crops and Seeds”). 


#23
Zaraki

Zaraki

    PQT

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 4273 Bài viết
Thừa cơ chém phát: 4-2 rồi, hai đội cùng cố lên. :D

Discovery is a child’s privilege. I mean the small child, the child who is not afraid to be wrong, to look silly, to not be serious, and to act differently from everyone else. He is also not afraid that the things he is interested in are in bad taste or turn out to be different from his expectations, from what they should be, or rather he is not afraid of what they actually are. He ignores the silent and flawless consensus that is part of the air we breathe – the consensus of all the people who are, or are reputed to be, reasonable.

 

Grothendieck, Récoltes et Semailles (“Crops and Seeds”). 


#24
PSW

PSW

    Những bài toán trong tuần

  • Quản trị
  • 493 Bài viết
Toàn giỏi quá :)
1) Thể lệ
2) Danh sách các bài toán đã qua: 1-100, 101-200, 201-300, 301-400
Còn chờ gì nữa mà không tham gia! :luoi:

#25
thangthan

thangthan

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 92 Bài viết
Thangthan đội Delta xin giải câu 5 đội Gama:
Đầu tiên ta chứng minh nếu u là 1 nghiệm bất kì của P(x) thì $|u|>1$ (1)
Thật vậy giả sử ngược lại thì $|u|^{n-1}|u+a|=p|\leq |u|^{n-1}(|u|+|a|)<p,$vô lý.
Bây giờ giả sử $P(x)=g(x)h(x)$ với g và h là các đa thức với hệ số nguyên và có bậc lớn hơn 1.Suy ra g(0)h(0)=p nên |g(0)| hoặc |h(0)| bằng 1.Ko mất tính tổng quát giả sử |g(0)|=1.
Gọi $x_1,x_2,...,x_k$ là tất cả các nghiệm của g(x).Thế thì $|x_1...x_k|=g(0)=1$.
Theo (1) suy ra vô lý.
@@ mình không tham gia ra đề cho đội Delta lần này nên theo nhận xét của mình thì đề Gama khó hơn :lol:

PSW : Lời giải ngắn gọn ; hay

7/7 điểm :)

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi PSW: 11-02-2012 - 00:02


#26
hxthanh

hxthanh

    Tín đồ $\sum$

  • Hiệp sỹ
  • 3921 Bài viết
Nói đề GAMMA khó, mà sao thành viên DELTA nào cũng giải mất khoảng 10 dòng :) là xong
Còn đề của DELTA dễ hơn, mà sao bài nào GAMMA giải cũng dài hơn rất nhiều :D
Từ đó kết luận rằng $$\boxed{\text{ Đẳng cấp}(DELTA)>>\text{ Đẳng cấp}(GAMMA)}$$
___
^_^

#27
taminhhoang10a1

taminhhoang10a1

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 131 Bài viết
hai đội bám đuổi nhau rất sát. Tỉ số dâng là 4-3 nghiêng về GAMMA. Mặc dù với là những ngày đầu thi đấu nhung GAMMA đã giải quyết nhanh gọn câu 6 của DELTA. Rất khâm phục. Hai bên vẫn còn nhiều cầu thủ chưa ghi bàn. Mong là những ngày tới sẽ được chứng kiến nhiều bàn thắng đẹp và sự toả sáng của anh em bên DELTA
THPT THÁI NINH - THÁI THỤY - THÁI BÌNH

#28
thangthan

thangthan

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 92 Bài viết
Lời giải câu 4 của Gama:
Ta có 2 bổ đề sau (tương đối quen thuộc,mình xin phép ko cm ở đây )
Bổ đề 1:Cho tam giác A'B'C' với các cạnh B'C'=a',A'B'=c',C'A'=b',S là diện tích tam giác và x,y,z là các số thực dương bất kì.Khi đó:
$xa'^2+yb'^2+zc'^2\geq 4\sqrt{xy+yz+xz}S$
Bổ đề 2: Cho tam giác ABC và điểm M bất kì ,BC=a,AC=b,AB=c.Khi đó $\sum \dfrac{MA.MB}{CA.CB}\geq 1$
Back bài toán:
Áp dụng bổ đề 1 với $a'=\sqrt2,b'=sqrt3,c=2 thì S=2(2.3+3.4+4.2)-(4+9+16)=23 ,x=\dfrac{MA}{a},y=\dfrac{MB}{b},z=\dfrac{MC}{c}$,và kết hợp bổ đề 2 suy ra $dfrac{2MA}{a}+\dfrac{3MB}{b}+\dfrac{4MC}{c}\geq 2\sqrt23.$
nên max ${\dfrac{2MA}{a},\dfrac{3MB}{b},\dfrac{4MC}{c}\geq }\dfrac{2\sqrt23}{3}> \dfrac{2\sqrt6}{3}$

PSW : 3/7 điểm

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi PSW: 11-02-2012 - 00:04


#29
hxthanh

hxthanh

    Tín đồ $\sum$

  • Hiệp sỹ
  • 3921 Bài viết

Lời giải câu 4 của Gama:
Ta có 2 bổ đề sau (tương đối quen thuộc,mình xin phép ko cm ở đây )
Bổ đề 1:Cho tam giác A'B'C' với các cạnh B'C'=a',A'B'=c',C'A'=b',S là diện tích tam giác và x,y,z là các số thực dương bất kì.Khi đó:
$a'^2+yb'^2+zc'^2\geq 4\sqrt{a'b'+b'c'+c'a'}S$
Bổ đề 2: Cho tam giác ABC và điểm M bất kì ,BC=a,AC=b,AB=c.Khi đó $\sum \dfrac{MA.MB}{CA.CB}\geq 1$
Back bài toán:
Áp dụng bổ đề 1 với $a'=\sqrt2,b'=sqrt3,c=2 thì S=2(2.3+3.4+4.2)-(4+9+16)=23 ,x=\dfrac{MA}{a},y=\dfrac{MB}{b},z=\dfrac{MC}{c}$,và kết hợp bổ đề 2 suy ra $dfrac{2MA}{a}+\dfrac{3MB}{b}+\dfrac{4MC}{c}\geq 2\sqrt23.$
nên max ${\dfrac{2MA}{a},\dfrac{3MB}{b},\dfrac{4MC}{c}\geq }\dfrac{2\sqrt23}{3}> \dfrac{2\sqrt6}{3}$


thangthan có thể sửa lại bài cho dễ đọc không? Hơn nữa 2 cái bổ đề bạn nêu ra mà không chứng minh thì không ổn!
(Xin lỗi vì mình đọc lời giải mà chẳng hiểu gì :( )

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi hxthanh: 18-12-2011 - 19:18


#30
thangthan

thangthan

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 92 Bài viết
Xin lỗi mọi người,mình gõ latex sai.Đã edit rồi đó.

#31
Dung Dang Do

Dung Dang Do

    Dũng Dang Dở

  • Thành viên
  • 524 Bài viết
Tỉ số bây giờ là 4-4.Hai bên đều có một cú đúp.Bên real thì tiền đạo
nguyen thai phuc mang áo số 10.Còn barcelona thì tiền đạo thằng than mang áo số 01.Thời gian còn lại cho trận đấu là 11 ngày nữa.Cả hai đội cố lên.Lập một cú hattrick xem nào
@@@@@@@@@@@@

#32
thangthan

thangthan

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 92 Bài viết
Thangthan đội Delta giải câu 6 của đội Gama:
Giả sử $n={x_kx_{k-1}...x_1x_0}_2 $là biểu diễn của n trong hệ cơ số 2.Đặt $f(n)=[\dfrac{n}{2}],f_k(n)=f(f(...f(n))))$ (k lần f)
$f(n)=x{_kx_{k-1}...x_1}_2,f(f(n))={x_kx_{k-1}...x_2}_2,...,f_k(n)={x_k}_2,f_{k+1}(n)=0.$
suy ra $a_n=a_{f(n)}+(-1)^{f(n)}=a_{f(f(n))}+(-1)^{f(n)}+(-1)^{f(f(n))}=...=...=a_{f_{k+1}(n)}+(-1)^{f_{k+1}(n)}++(-1)^{f_{k}(n)}+...+(-1)^{f_{1}(n)}$
Mà dễ có $f_{i}(n)=x_i (mod 2)$ nên
$a_n=(-1)^0+(-1)^{x_k}+...+(-1)^{x_1}$
Gọi $S_{2}(n)$ là tổng các chữ số khi biểu diễn n trong hệ cơ số 2.Dễ có $\varepsilon _{2}(n)=n-S_{2}(n)$
nên $a_n-2\varepsilon _{2}(n)=1+(-1)^{x_k}+...+(-1)^{x_1}-2n+2S_{2}(n)$

PSW : 4/8 điểm

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi PSW: 11-02-2012 - 00:04


#33
hxthanh

hxthanh

    Tín đồ $\sum$

  • Hiệp sỹ
  • 3921 Bài viết
Vậy muốn tính $S_2(n)$ trực tiếp theo $n$ thì làm thế nào? :)
Hơn nữa với mỗi $n$ bạn lại phải tính các giá trị $x_i$. Vậy thì làm sao đáp ứng yêu cầu của đề là tính giá trị $U_n-2\varepsilon_2(n)$ trực tiếp theo $n$ được !

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi hxthanh: 19-12-2011 - 15:01


#34
thangthan

thangthan

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 92 Bài viết
Em nghĩ công thức đó cũng theo n mà.Vì với mỗi n thì đều tính được các số $x_i$!
Nếu đề bài yêu cầu tính ra 1 công thức mà chỉ có n thì đẻ em chỉnh lại ạ.

#35
PSW

PSW

    Những bài toán trong tuần

  • Quản trị
  • 493 Bài viết
Mình nhớ là Seagame năm nay ; tiền đạo văn Thắng của Việt Nam đá rất dở mà nhỉ ; sao giờ lại nổi hứng ghi bàn viên tục :))
1) Thể lệ
2) Danh sách các bài toán đã qua: 1-100, 101-200, 201-300, 301-400
Còn chờ gì nữa mà không tham gia! :luoi:

#36
thangthan

thangthan

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 92 Bài viết
Ở câu 6 của đội Gama em nghĩ lời giải trên có thể chỉnh lại tý để theo n được.Vì rõ ràng là các giá trị $f_{i}(n)$ là theo n nên $a_n$ có thể tính theo n.còn $\varepsilon _{2}(n)=[\dfrac{n}{2}]+[\dfrac{n}{2^2}]+... cũng theo n :icon6: $

#37
hxthanh

hxthanh

    Tín đồ $\sum$

  • Hiệp sỹ
  • 3921 Bài viết
Vậy với $n=1234^{4321^{1234^{4321}}}$
thì giá trị cần tính là bao nhiêu?
Cần bao nhiêu thời gian để tính giá trị đó theo cách của bạn?

#38
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 4996 Bài viết
Post hộ anh Nguyễn Thái Phúc.
Nguyễn Thái Phúc đội Gama giải bài 2 của đội Delta
Ghi chú: Bổ sung giả thiết O' và A cùng phía đối với BC. kí hiệu arc(AB) là chỉ cung AB
Lời giải:
Hình đã gửi
Ta sẽ chứng minh \[ \angle AKI=90^o (1) \]
Vẽ KM cắt (O) tại điểm thứ 2 là D; vẽ đường kính DE của (O). KE cắt MI tại H. DE cắt BC tại N.
DE là đường kính của (O) nên $\angle DKE=90^o$ và O là trung điêm DE.
$\angle HKM=\angle EKD=90^o$ nên MH là đường kính của (O'). Suy ra, O' là trung điểm MH.
Mà (O) và (O') tiếp xúc tại K nên O;O';K thẳng hàng.
$\vartriangle HKM$ vuông tại K, có trung tuyến KO' $\Rightarrow KO'=MO'$
Tương tự, ta cũng có $KO=OD \Rightarrow \dfrac{KO'}{MO'}=\dfrac{KO}{DO}=1 \Rightarrow MO' \parallel DO \Rightarrow DE \perp BC$.
Do đó, D,E là trung điểm các cung BC lớn và nhỏ và DE là trung trực của BC. Suy ra, N là trung điểm BC.
\[ DB=DC \Rightarrow arc(DB)=arc(DC) \Rightarrow \angle BAD=\angle CAD \Rightarrow \angle BAD=\dfrac{1}{2}\angle BAC=\angle BAI\]
$\Rightarrow$ A,I,D thẳng hàng.
Lại có:
\[ \angle DBI=\angle DBC+\angle IBC=\angle DAC+\angle IBA=\angle IAB+\angle IBA=\angle DIB \]
Nên $\vartriangle DBI$ cân tại D. Do đó
\[ DI=DB \Rightarrow DI^2=DB^2 (2)\]
Mà $\vartriangle DBE$ vuông tại B, đường cao BN nên $DB^2=DN.DE (3) $
$\angle EKM+\angle ENM=90^o+90^o=180^o \Rightarrow$ EKMN là tứ giác nội tiếp $\Rightarrow DN.DE=DM.DK (4)$
\[ (2),(3),(4) \Rightarrow DI^2=DM.DK \Rightarrow \dfrac{DI}{DM}=\dfrac{DK}{DI} (5)\]
$\vartriangle DMI$ và $\vartriangle DIK$ có chung góc MDI nên kết hợp với (5), ta có:
\[ \vartriangle DMI \sim \vartriangle DIK (c.g.c) \Rightarrow \angle DIM=\angle DKI (6) \]
\[ MH \parallel DE \Rightarrow \angle DIM=\angle EDA=\angle AKE (7) \]
\[ (6),(7) \Rightarrow \angle DKI=\angle AKE \Rightarrow \angle AKI=\angle AKE+\angle EKI=\angle DKI+\angle EKI=\angle EKD=90^o \]
Do đó, (1) đúng.
KẾT LUẬN: \[ \angle AKI=90^o \]

PSW : 6/6 điểm Good !

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi PSW: 10-02-2012 - 23:58

Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.

#39
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 4996 Bài viết
Thời gian thi đấu đã hết. Đây là đáp án đề nghị của đề đội GAMA
http://www.mediafire...eb8ig452lzwgwc8
Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.

#40
taminhhoang10a1

taminhhoang10a1

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 131 Bài viết
hic trận này DELTA thua rồi
THPT THÁI NINH - THÁI THỤY - THÁI BÌNH




0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh