Đến nội dung

Hình ảnh

Ai là tác giả thực sự của thuyết tương đối?

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 36 trả lời

#1
nguyendinh_kstn_dhxd

nguyendinh_kstn_dhxd

    Đỉnh Quỷ Đỏ

  • Thành viên
  • 1167 Bài viết
Vừa qua ,nhân đọc tờ Tia Sáng số tháng 9/2005 có một bài với cái tít trên.Tưởng như ai cũng biết Albert Einstein là người phát minh ra thuyết tương đối ,nhưng nay vấn đề này lại được đem ra xem xét lại.Tôi vẫn nghiêng về Albert Einstein hơn.Mọi người bình luận thử về sự kiện này xem,những ai quan tâm tới sự kiện này hãy tìm đọc bài báo trên ở tạp chí Tia Sáng số ra ngày 5/9/2005,tôi có thể cung cấp bản Scan bài báo này cho những ai không có .

#2
thánhtoán

thánhtoán

    Toán học là bể khổ

  • Thành viên
  • 195 Bài viết
mình cũng chưa đọc tờ và cũng không có nhưng thực chất về vấn đề này người ta đã bàn luận từ lâu ,và cùng thời với Einstein cũng có một số người đã nghĩ ra cái tương tự nhưng họ không dám công bố và cũng chẳng ai muốn tranh gianh với Einstein vì với họ Einstein xứng đáng là cha đẻ của thuyết tương đối vì lòng dũng cảm với khoa học
Và cũng phải nói thêm rằng chính miệng Einstein nói ra là nếu ông không tìm ra thuyết tương đối thì 6 tháng sau Poincare sẽ tìm ra và 9 tháng sau Lorents cũng sẽ tìm ra
nếu bạn Đình có tờ tia sáng thì post lên xem thế nào nhé
:D

#3
quantum-cohomology

quantum-cohomology

    I need the end to set me free, i was me but now he's gone

  • Thành viên
  • 725 Bài viết
Tôi cho rằng người đầu tiên tiên phong trong lý thuyết tương đối hẹp phải là Henri Poincaré, nhưng vì công trình của ông ta thực sự quá rắc rồi về mặt toán học, nên các nhà vật lý thường công nhận Einstein và các phép biến đổi của Lorentz. Henri Poincaré không đưa ra 1 sự giải thích vật lý nào, còn Einstein thì thành công trong việc cắt đi cái đuôi Ete trong vật lý.

#4
QCsGF

QCsGF

    Lính mới

  • Thành viên
  • 6 Bài viết
Mình học tâm lý, nhưng thỉnh thoảng cũng muốn tìm hiểu thêm về vật lý. Nhungthangnamtuoitre có thể giải thích thêm đôi điều về Einstein được không?
Bên anh bên anh em say trong hạnh phúc.

#5
namvk

namvk

    Tay Trái Vàng

  • Thành viên
  • 592 Bài viết
Bạn có thể tìm những tác phẩm của anh Đình đã pót lên rồi trong mục DANH NHA^N TOÁN HỌC.

Nhưng đối với riêng mình, mình chỉ biết lúc chết Einstein đã viết di chúc ( ông không muốn trên thế giới lặp đền thờ về ông ( như quên lãng đi) và thiêu thi hài thả tro bay theo gió ).
Tất cả là phù du.

#6
namvk

namvk

    Tay Trái Vàng

  • Thành viên
  • 592 Bài viết
TÔI CŨNG ĐỌC QUA CÁC SÁCH NÓI RẰNG : SAU KHI LÀ MỘT VIÊN CHỨC HẠNG 3, SAU NHIỀU CUỘC VUI CHƠI CÙNG CÁC BẠN: LEO NÚI (CÒN TỔ CHỨC NHÓM GỌI LÀ OLYMPIA NỮA ĐẤY ) THÌ KHI VỀ 5 CÔNG TRÌNH CỦA ÔNG RA ĐỜI.
1) SƠ LƯỢC PHƯƠNG TRÌNH: e=mc^2
2)cm : THÍ NGHIỆM CỦA BORROW VỀ VIỆC CHUYỂN ĐỘNG CỦA PHẤN HOA TRONG
NƯỚC.
3)4)5 QUÊN

VÀ 1 TRONG 5 CÔNG TRÌNH ĐẦU TIÊN ĐÁNH DẤU SỰ RA ĐỜI THUYẾT ĐẦU TIÊN :"THUYẾT TƯƠNG ĐỐI HẸP ".
Tất cả là phù du.

#7
bandmaster

bandmaster

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 36 Bài viết
Mình không biết bài viết trong báo tia sáng nói sao nhưng cách đây 3 năm mình đã đọc một bài về vấn đề này trong một tờ báo xuân.

Có thể tóm tắt như sau:

1)Bằng chứng để nói Einstein không là tác giả thực sự của thuyết tương đối:

- Trước đó Einstein chưa có công trình nào liên quan đề vấn đề này (ete, tốc độ ánh sáng...). Trong khoa học, ít thấy ai công bố một công trình bự mà trước đó không công bố những công trình liên quan. Luận điểm này có lẽ không thuyết phục mấy đối với những ý tưởng lớn.

- Vì sao Einstein không được giải Nobel nhờ thuyết tương đối mà nhờ một công trình khác? Nguyên nhân họ viết là do Maxwell, một người có ảnh hưởng rất lớn đối với ban giám khảo trao giải Nobel, biết rằng không phải Einstein mà chính Poincare mới là tác giả của thuyết tương đối. Luận điểm này khá thuyết phục bởi khi trao giải Nobel cho ai thì phải nhắc đến công trình tiêu biểu nhất của người đó(nhất là khi xét đến mức độ ảnh hưởng, ứng dụng của thuyết tương đối).

2) Bằng chứng để nói Poincare là tác giả thuyết tương đối: trong một lần nói chuyện ở một trường đại học nào đó (quên rồi) thì Poincare có phát biểu rằng "có lẽ đã đến lúc xây dựng một môn cơ học mà trong đó tốc độ ánh sáng là hằng số". Đây có lẽ là bằng chứng chủ yếu nhất để nói rằng Poincare là tác giả của thuyết tương đối. Nhưng xét kĩ thì tác dụng không lớn lắm. Bởi theo như một bài từ diễn đàn vật lý thì từ giữa thế kỉ 19 đã có một bài thơ có ý nói rằng ánh sáng không lan truyền tức thời. Chẳng lẽ cũng nói ông này là cha đẻ của thuyết tương đối? Hơn nữa có lẽ Poincare cũng không nhận công về (lúc đó ông còn sống) bởi thuyết tương đối xa hơn nhiều câu nói trên của ông.

3) Nguyên nhân khiến Poincare không được công nhận là tác giả của thuyết tương đối: thứ nhất là do các nhà vật lý (thời đó) không muốn bị mang tiếng là bị ảnh một kẻ "ngoại đạo" giải quyết dùm một vấn đề to như vậy (cho dù có nghiên cứu vật lý nhưng khi nhắc đến Poincare người ta nghĩ đến một nhà toán học hơn là vật lý). Cái này coi bộ có lý nhất là xét vào thời điểm đó. Thứ hai là vật lý thời đó đang thuộc về người Đức. Luận điểm này chỉ có lý một phần bởi lúc đó Poincare vẫn còn sống, chẳng lẽ các nhà khoa học Pháp ngồi im?

Bài báo tôi đọc là được dịch từ một bài báo Pháp.

#8
hello

hello

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 23 Bài viết
khổ thế đấy ! người ta đã thành nổi tiếng rồi ,bắt đầu chuyện bàn tán về bản quyền .phải nói ở đây rằng ,thuyết tương đối chứ không phải một thuyết nào đó trong toán học .thuyết tương đối phát biểu các hiện tượng vật lý ,nó xuất phát từ việc giải thích và tiên đoán vật lý ,toán chỉ là tính toản cụ thể và xây dựng công thức .có thuyết rồi mới tính đến chuyện nó đúng hay sai ,ông toán đi giải quyết việc này ( phải nói là các nhà Toán lý ,chứ không thể đơn thuần là nhà toán )và như vậy Einstien là tác giả thực sự của thuyết tương đối ,không còn nghi ngờ gì nữa ,thế giới đã qua thế kỷ 20 vậy mà chưa phân biệt đc ai là người sáng lập thuyết tương đối à ?thế thì kỷ niệm năm Einstien làm cái gì hả ? hừm !

#9
namvk

namvk

    Tay Trái Vàng

  • Thành viên
  • 592 Bài viết
Đây có rùi :
Công trình của Einstien :
1.Nghiên cứu nhỏ về kích thước nguyên tử .
2.Hiệu ứng quan điện,.ánh sáng( Ánh sáng không những bức xạ gián đoạn như giả thuyêt của Plăng, mà còn bị lan truyền và hấp thụ một cách gián đoạn.)
3.Dựa vào thuyết động lực học để giải thích chuyển động của Braonơ.
4.Trình bày tóm tắt Thuyết Tương Đối Hẹp.
5.Giáo sat ngắn gọn về phương trình E=http://dientuvietnam.net/cgi-bin/mimetex.cgi?mc^2.
Đánh dấu sự ra đời của thuyết tương đối hẹp. Và là góp phần cho bước ngoặc mới của KHoa Học VL thế kỉ XX.
Tất cả là phù du.

#10
Dick

Dick

    Lính mới

  • Thành viên
  • 1 Bài viết

TÔI CŨNG ĐỌC QUA CÁC SÁCH NÓI RẰNG : SAU KHI LÀ MỘT VIÊN CHỨC HẠNG 3, SAU NHIỀU CUỘC VUI CHƠI CÙNG CÁC BẠN: LEO NÚI (CÒN TỔ CHỨC NHÓM GỌI LÀ OLYMPIA NỮA ĐẤY ) THÌ KHI VỀ 5 CÔNG TRÌNH CỦA ÔNG RA ĐỜI.

Trước khi xuất bản thuyết tương đối thì Einstein đã là một tiến sỹ rồi bạn, và luận văn TS của ông chính là một công trình về chuyển động Brown mà mạn đã đề cập đấy, một tiến sỹ thì có thể coi là một "viên chức hạng 3" ko?

1)Bằng chứng để nói Einstein không là tác giả thực sự của thuyết tương đối:

- Trước đó Einstein chưa có công trình nào liên quan đề vấn đề này (ete, tốc độ ánh sáng...). Trong khoa học, ít thấy ai công bố một công trình bự mà trước đó không công bố những công trình liên quan. Luận điểm này có lẽ không thuyết phục mấy đối với những ý tưởng lớn.

- Vì sao Einstein không được giải Nobel nhờ thuyết tương đối mà nhờ một công trình khác? Nguyên nhân họ viết là do Maxwell, một người có ảnh hưởng rất lớn đối với ban giám khảo trao giải Nobel, biết rằng không phải Einstein mà chính Poincare mới là tác giả của thuyết tương đối. Luận điểm này khá thuyết phục bởi khi trao giải Nobel cho ai thì phải nhắc đến công trình tiêu biểu nhất của người đó(nhất là khi xét đến mức độ ảnh hưởng, ứng dụng của thuyết tương đối).


Lúc đó (1905) Einstein mới 26 tuổi thôi, và những chủ để về ete, tốc độ ánh sáng không phổ biến, đó vẫn là thời ngự trị của cơ học cổ điển. Vậy thử hỏi một người 26 tuổi, với tư duy không phù hợp với phong cách giáo dục và lối suy nghĩ cổ điển có thể viết nhiều công trình về những chủ đề ít được biết đến như thế không?
Còn tại sao Einstein không nhận được giải Noel cho thuyết tương đối thì "tờ báo xuân" của bạn có vẻ quá phiến diện rồi. Theo hầu hết các ghi chép về lịch sử vật lý, nguyên nhân của điều này là do cơ học lượng tử thời gian đó là một ngành cực thời thượng. Đa số các nhà vật lý lý thuyết lúc đó đều lao vào ngành này. Cho nên công trình của Einstein không thu hút sự chú ý đặc biệt lắm. Thêm vào đó, do bản chất truyền thống của giải Nobel, những công trình được trao giải phải là những công trình được kiểm tra tính đúng đắn bằng các kết quả thực nghiệm. Đến tận ngày hôm nay người ta vẫn còn đang cố gắng tìm kiếm những dữ liệu này bằng cách xây dựng những máy gia tốc vĩ dại, những kính thiên văn khổng lồ, thì thử hỏi bạn ngày đó họ lấy gì để tin rằng thuyết tương đối là đúng đắn?

Còn về những câu chuyện của Poincare. Trước hết tôi xin nói Poincare là một thiên tài vĩ đại. Và đúng là, trong một paper xuất bản năm 1900, ông có nhắc đến phương trình E=mc2, nhưng về chi tiết bài báo đó chỉ nghiên cứu một trường hợp đặc biệt trong một chất lỏng nào đó mà tôi ko nhớ, để phản bác lại một công trình của Lorentz. Nhưng điều đó không nói rằng Poincare là cha đẻ của thuyết tương đối hẹp.
Ý nghĩa của thuyết tương đối hẹp nằm ở chỗ nó khẳng định:
-Không có vật chất hay thông tin nào có thể di chuyển nhanh hơn ánh sáng.
-Vận tốt ánh sáng là không đổi so với mọi hệ quy chiếu, và hoàn toàn không phụ thuộc vào nguồn sáng.
-Các định luật vật lý là như nhau trong mọi hệ quy chiếu quán tính.
-Các sự kiện xảy ra khác nhau đối với người quan sát ở các hệ quy chiếu khác nhau.
-Thêm vào 3 chiều không gian cổ điển một chiều thời gian, và chiều thời gian này càng co lại trên hệ quy chiếu chuyển đông càng nhanh.
-Các chiều không gian càng giãn ra trong hệ quy chiếu chuyển động càng nhanh.
-Liên hệ giữa năng lượng và khối lượng.
Trong tất cả những khẳng định này trong công trình của Einstein, không có khẳng định nào (ngoại trừ phương trình E=mc2) được nhắc tới trong các công trình của Poincare. Và những khẳng định này mới làm nên thuyết tương đối chứ không phải mỗi phương trình E=mc2. phương trình này sau này được gắn liền với thuyết tương đối hẹp là bởi vì nó quá đẹp, và người ta nhắc tới nó với những ẩn ý về tương đối tính của vạn vật bên trong nó, chứ không phải đơn thuần là về năng lượng và khối lượng.
Nhưng khẳng định nên trên đã tạo ra một cuộc cách mạng mạnh mẽ về tư duy, và cũng đưa tên tuổi của Einstein ra với thế giới. Nhưng mà thuyết tương đối hẹp mới chỉ là bước khởi đầu trong sự tạo thành một hình tượng thiên tài của Einstein, sau đấy còn có thuyết tương đối tổng quát, cũng là một cuộc cách mạng khác về sự nhận thức của con người. Xin nói thêm là Einstein dường như đơn độc một mình trên con đường cách mạng tư duy của ông, vì hầu hết các nhà vật lý khác vẫn đang mải mê với vật lý lương tử. Ông đã tường nói qua thư vời một người bạn: "tôi đã trở thành một lão già đơn độc được biết tới chỉ vì không mang vớ và được trưng bày tại những dịp lễ hội như một thứ của lạ.
Tuy vậy trong cuộc đời mình Einstein cũng có khá nhiều sai lầm trong tư duy như là cho rằng vũ trụ là vô hạn, không giãn nở, không chấp nhân cơ học lương tử cũng như là nguyên lý bất định.
Vậy nên các bạn đừng nghi ngờ Einstein nữa ngheng.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Dick: 01-05-2006 - 21:37


#11
namvk

namvk

    Tay Trái Vàng

  • Thành viên
  • 592 Bài viết
Thế đành vậy. Anh Đình có mục gì hay để bàn luận anh cứ Post lên xem
Tất cả là phù du.

#12
namvk

namvk

    Tay Trái Vàng

  • Thành viên
  • 592 Bài viết
Mấy anh em cứ vào Trang Nay mà cũng có bài viết của Tạp Chí Tia Sáng đấy.
Tất cả là phù du.

#13
No Where To Be Seen

No Where To Be Seen

    "A1 & XVA" Forever!

  • Thành viên
  • 366 Bài viết
Phát hiện chiều thứ 4 của trọng lực trong vũ trụ

Với phát hiện mới về chiều thứ 4 của trọng lực trong vũ trụ, các nhà khoa học Trường đại học Duke và Rutgers của Mỹ đã thách thức thuyết Tương đối của nhà bác học Einstein.

Theo thuyết Tương đối của nhà bác học Einstein về vũ trụ 4 chiều, gồm 3 chiều không gian và 1 chiều thời gian. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã phát triển một mô hình toán học về chiều thứ 4 trên cơ sở lý thuyết cho rằng vũ trụ quan sát được hiện nay là một màng được một vũ trụ lớn hơn bao quanh giống như một lớp rong biển mỏng nổi trên đại dương.

Một vũ trụ như vậy phải có 5 chiều và mô hình này sẽ được các nhà thiên văn thử nghiệm trong vũ trụ. Chiều không gian thứ 4 có nhiều tác động trong vũ trụ và sẽ được các vệ tinh phóng lên vũ trụ trong vài năm tới xác định và kiểm nghiệm.

Các nhà khoa học Mỹ nêu rõ lý thuyết về vũ trụ với trọng lực 5 chiều này nếu được khẳng định sẽ dẫn đến những thay đổi tư duy triết học của con người về thế giới tự nhiên.


---------------
Soure: Tuoitre online
Hình đã gửi

#14
namvk

namvk

    Tay Trái Vàng

  • Thành viên
  • 592 Bài viết
Ở đây phải không bác
Tất cả là phù du.

#15
Jeffrey

Jeffrey

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 98 Bài viết
Mọi người có cảm thấy mình rảnh rỗi khi cùng nhau mở ra và bàn luận trên topic này không?
Cho dù đây là một vấn đề đăng trên tạp chí Tia Sáng nhưng nó cũng không đến mức để mọi người bàn luận như vậy.Bởi lẽ việc tác giả của thuyết tương đối đã được công nhận gần thế kỉ qua là công trình của Einstein,điều đó cũng khó thay đổi trong mọi người bởi vì ngay từ khi sinh ra nó đã được truyền bá rất rộng trên thế giới,người truyền bá cũng chính là Einstein.Ông ấy đã được công nhận là một thiên tài huyền sử bao nhiêu năm nay,giờ lại đem cái thuyết tương đối ra để moi móc xem ai là tác giả thực sự của nó.
Theo quan điểm của tôi thì ai là tác giả không quan trọng mà cái quan trọng là phát minh ra đời mở ra cho nhân loại một chân trời,một hướnh đi mới cho nền khoa học nhân loại cùng với những ứng dụng có ích của nó.Quan trọng là nó đã có phục vụ lớn cho con người.
Có những nhà khoa học họ đã cãi nhau về những vấn đề như thế này như:"Nếu trên đời không có ông thì chắc là tiệm photocopy phải đóng cửa mất"

#16
namvk

namvk

    Tay Trái Vàng

  • Thành viên
  • 592 Bài viết
Có thế như ý của bạn nói tôi chấp nhận nhưng để biết được công lao của ai là chính đáng để mọi người đời nhớ ơn nó ! Cho dù E có phát minh ra nó thì mọi người đều công nhận nhưng cho tới nay nếu để biết được H là người thực sự làm ra nó thì sao ? Thôi ai mà biết được cứ nhắm vào mục tiêu là công dụng của nó là lớn nhất đối với nhân loại là được
Tất cả là phù du.

#17
vns_master88

vns_master88

    Naruto

  • Thành viên
  • 507 Bài viết
nói thật nhé,tui phải hiểu nó đã rồi tui mới tìm xem nguồn gốc,đến bây giờ chưa hiểu nó,nên mọi người nói E thì cứ tạm công nhận là E,
Trong thuyết tương đối,tui biết một thứ : http://dientuvietnam...etex.cgi?E=mc^2
.

#18
namvk

namvk

    Tay Trái Vàng

  • Thành viên
  • 592 Bài viết
Xem cái này biết thêm về nó đấy
Tất cả là phù du.

#19
namvk

namvk

    Tay Trái Vàng

  • Thành viên
  • 592 Bài viết
Einstein ! Phương trình E=mc^2 là bước ngoặc mới trong nghành VL và cả Toán học nữa.
Tất cả là phù du.

#20
hungnd

hungnd

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 585 Bài viết

Einstein ! Phương trình E=mc^2 là bước ngoặc mới trong nghành VL và cả Toán học nữa.

Theo em biết thì hình như cái này đã giúp các nhà khoa học khẳng định rằng ánh sáng là nhà vô địch về tốc độ, để đưa một nguyên tử lên vận tốc bằng vận tốc ánh sáng thì cần có nguồn năng lượng vô hạn...
Các bác có thể nói rõ cho em về http://dientuvietnam...etex.cgi?E=mc^2 không (ý nghĩa của chữ E; chữ m; và chữ c) :) :vdots :vdots

Hình như chữ c chỉ vận tốc ánh sáng :)

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi hungnd: 20-08-2006 - 13:55





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh