Đến nội dung

Hình ảnh

VMO 2012


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 9 trả lời

#1
Crystal

Crystal

    ANGRY BIRDS

  • Hiệp sỹ
  • 5534 Bài viết
Topic này dùng để các bạn thảo luận về các bài toán VMO 2012.

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA THPT NĂM 2012
Thời gian làm bài: 180 phút
-------- Ngày thi thứ nhất--------

Bài 1: (5 điểm)
Cho dãy số thực$(x_n)$ xác định bởi : $\begin{cases}
& x_1=3\\
& x_n = \dfrac{n+2}{3n} ( x_{n-1} + 2)
\end{cases}$ với mọi $n\geq 2$.
Chứng minh rằng dãy số có giới hạn hữu hạn khi $n \to + \infty $ và tính giới hạn đó.

Bài 2: (5 điểm)
Cho các cấp số cộng $(a_n), \ (b_n)$ và số nguyên $m>2$. Xét $m$ tam thức bậc hai: $P_k(x) = x^2 + a_k x + b_k ,\ k=1,2,3,....,m$ .
Chứng minh rằng nếu hai tam thức $P_1(x),\ P_m(x)$ đều không có nghiệm thực thì tất cả các đa thức còn lại cũng không có nghiệm thực.

Bài 3: (5 điểm)
Trong mặt phẳng, cho tứ giác lồi $ABCD$ nội tiếp đường tròn tâm $O$ và có các cặp cạnh đối không song song. Gọi $M,N$ tương ứng là giao điểm của các đường thẳng $AB$ và $CD$, $AD$ và $BC$. Gọi $P, Q, S, T$ tương ứng là giao điểm các đường phân giác trong của các cặp $\angle MAN$ và $\angle MBN, \angle MBN$ và $\angle MCN, \angle MCN$ và $\angle MDN, \angle MDN$ và $\angle MAN$. Giả sử bốn điểm $P, Q, S, T$ đôi một phân biệt.

1) Chứng minh rằng bốn điểm $P, Q, S, T$cùng nằm trên một đường tròn. Gọi $I$ là tâm của đường tròn đó.

2) Gọi $E$ là giao điểm của các đường chéo $AC$ và $BD$. Chứng minh rằng ba điểm $E, O, I$ thẳng hàng.

Bài 4: (5 điểm)
Cho số nguyên dương $n$. Có $n$ học sinh nam và $n$ học sinh nữ xếp thành một hàng ngang, theo thứ tự tùy ý. Mỗi học sinh (trong số $2n$học sinh vừa nêu) được cho một số kẹo bằng đúng số cách chọn ra hai học sinh khác giới với X và đứng ở hai phía của $X$. Chứng minh rằng tổng số kẹo mà tất cả $2n$ học sinh nhận được không vượt quá $\frac{1}{3}n(n^2-1)$.



---------------------HẾT---------------------


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi xusinst: 11-01-2012 - 12:22


#2
Karl Heinrich Marx

Karl Heinrich Marx

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 321 Bài viết
Đề năm nay khá dễ thở, rất tiếc là ngồi nhà :D
Câu 1 một cách tự nhiên là đi tìm đk để dãy giảm, đk là $x_n \ge \frac{n+2}{n-1}$ chứng minh điều này bằng quy nạp. Và suy ra dãy giảm bị chặn dưới bởi 1 nên hội tụ. $lĩn_n=1$
Câu 2: Xét delta của $P_k$ Gọi công sai dãy $a_n$ là $t$ ta xét đây là pt bậc 2 theo $k$ thì có:
$$ f(k)=(a_1+(k-1)t)^2-4b_k$$
Hệ số của hàm bậc 2 này là dương nên đồ thị của nó (lồi hay lõm gì đó mình quên mất định nghĩa rồi mà nói chung là có cái đáy vòng ở dưới :D), tại điểm $k=1,k=m$ thì $f(k)$ âm nên nó âm tại tất cả các điểm giữa 2 điểm này,
Câu 4: Xét cách xếp để cho ta nhiều kẹo nhất là R, quy ước là 2 cách xếp cùng cho ta R cây thì có thể coi là như nhau, bây giờ chứng minh cách xếp xen kẽ thuộc cách xếp này,ta có nhận xét là nếu 2 người cạnh nhau mà đổi chỗ cho nhau thì chỉ có kẹo của họ thay đổi còn những người khác giữ nguyên.
Xét một cặp nam nữ đứng cạnh nhau là $A_k$ và $A_{k+1}$, giả sử bên trái $A_k$ có $u$ bạn khác giới và bên trái $A_{k+1}$ có $v$ bạn khác giới thì tổng số kẹo của 2 bạn này là $u(n-u)+v(n-v)$. Nếu đổi chỗ họ cho nhau thì số kẹo trở thành $(u+1)(n-u-1)+(v-1)(n-v+1)=u(n-u)+v(n-v)+2(v-u-1)$
Như vậy nếu $v \ge u+1$ thì ta có thể đổi chỗ họ cho nhau để được nhiều kẹo hơn.
Xét bạn đứng đầu là$A_1$ thì theo trên ta suy ra rằng $A_2$ phải khác giới tính với $A_1$
Quy nạp rằng nếu từ $A_1$ đến $A_i$ nam nữ đứng xen kẽ nhau thì với cách xếp cho $A_{i+1}$ khác giới với $A_i$ cho ta số kẹo không nhỏ hơn các cách xếp khác. Cũng chỉ dựa vào biểu thức ở trên ta cm dễ dàng đc điều này. Chứng minh số kẹo nhận được từ cách xếp xen kẽ là $\frac{1}{3}n(n^2-1)$ chỉ là cách tính tổng rất quen thuộc.

#3
Zaraki

Zaraki

    PQT

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 4273 Bài viết

Hình đã gửi


KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA THPT NĂM 2012


Thời gian làm bài: 180 phút


-------- Ngày thi thứ hai-------------


Bài 5: (7 điểm)

Cho một nhóm gồm 5 cô gái, kí hiệu là $G_1, G_2, G_3, G_4, G_5$, và 12 chàng trai. Có 17 chiếc ghế được xếp thành một hàng ngang. Người ta xếp nhóm người đã cho ngồi vào các chiếc ghế đó sao cho các điều kiện sau được đồng thời thỏa mãn:

1/ Mỗi ghế có đúng một người ngồi;
2/ Thứ tự ngồi của các cô gái, xét từ trái qua phải, là $G_1, G_2, G_3, G_4, G_5$;
3/ Giữa $G_1$ và $G_2$ có ít nhất 3 chàng trai;
4/ Giữa $G_4$ và $G_5$ có ít nhất 1 chàng trai và nhiều nhất 4 chàng trai.
Hỏi có tất cả bao nhiêu cách xếp như vậy?
(Hai cách xếp được coi là khác nhau nếu tồn tại một chiếc ghế mà người ngồi ở chiếc ghế đó trong hai cách xếp là khác nhau).

Bài 6. (7 điểm)
Xét các số tự nhiên lẻ $a,b$ mà $a$ là ước số của $b^2+2$ và $b$ là ước số của $a^2+2$. Chứng minh rằng $a$ và $b$ là các số hạng của dãy số tự nhiên $(v_n)$ xác định bởi
$$v_1=v_2=1$$ và $$v_n=4v_{n-1}-v_{n-2}$$ với mọi $n \ge 3.$

Bài 7. (6 điểm)
Tìm tất cả các hàm số $f$ xác định trên tập số thực $\mathbb R$, lấy giá trị trong $\mathbb R$ và thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:
1/ $f$ là toàn ánh từ $\mathbb R$ đến $\mathbb R$;
2/ $f$ là hàm số tăng trên $\mathbb{R}$;
3/ $f(f(x))=f(x)+12x$ với mọi số thực $x$.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Phạm Quang Toàn: 12-01-2012 - 14:06

Discovery is a child’s privilege. I mean the small child, the child who is not afraid to be wrong, to look silly, to not be serious, and to act differently from everyone else. He is also not afraid that the things he is interested in are in bad taste or turn out to be different from his expectations, from what they should be, or rather he is not afraid of what they actually are. He ignores the silent and flawless consensus that is part of the air we breathe – the consensus of all the people who are, or are reputed to be, reasonable.

 

Grothendieck, Récoltes et Semailles (“Crops and Seeds”). 


#4
Karl Heinrich Marx

Karl Heinrich Marx

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 321 Bài viết
Thật sự đề năm nay toàn là những ý tưởng cũ và không mang tính phân loại cao.
Mình chỉ nêu ra ý tưởng chính:
bài 5: 1 cách phát biểu khác đi của bài toán chia kẹo Euler
Bài 6: đưa về pt nghiệm nguyên $a^2+b^2+2=kab$ Dùng vài bước Viet thì sẽ được $k=4$ và thêm lập luận là nếu $(a;b)$ là nghiệm thì $(a;4a-b)$ cũng là nghiệm. Rồi phản chứng để nghiệm của pt phải thuộc dãy.
Bài 7: Dạng này đưa về truy hồi

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Karl Heinrich Marx: 12-01-2012 - 17:30


#5
T*genie*

T*genie*

    Đường xa nặng bóng ngựa lười...

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 1161 Bài viết

4 bài rưỡi, ít nhất cũng 23đ, giải nhì rồi
mà bạn ở tỉnh nào thế


Anh nghĩ đề này 23 chưa thể giải nhì được :). Như hồi năm anh (còn phân hai bảng A,B), bảng B đề cũng thuộc loại dễ mà 25 mới được giải 3. Dù sao cũng phải chờ xem chất lượng bài làm thế nào đã. Chúc tất cả các em may mắn.

p/s: bài tổ hợp ngày 2 không khó lắm nhỉ (thường tổ hợp toàn bài hóc :D). Đúng như em Kal Heinrich Marx nói ở trên nếu đặt $a,b,c,d,e,f$ lần lượt là 6 nhóm chàng trai mà xen giữa lần lượt là $5$ cô gái từ $G_1$ đến $G_5$ thì ta có thể sử dụng bài toán chia kẹo của Euler. Bài dãy số 1 của ngày đầu tiên cũng quá căn bản. Các bài còn lại chưa có thời gian ngẫm nghĩ kĩ...

#6
Nguyễn Thái Vũ

Nguyễn Thái Vũ

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 684 Bài viết
Ngày thứ nhất:
Bài 1,2 khá nhẹ. Bài 4 cũng thế. Bài 3a thuần tính góc. Riêng bài 3b nhiều người mắc hơn 1 chút sử dụng định lý Brockad.( mình cũng mắc 3b. :|). Mấy bạn kém hình 1 chút chắc cũng chịu cái định lý Brok( Like me). =))
Ngày thứ 2.
Bài tổ hợp có thể chỉ đếm cũng được, hoặc cũng có thể dùng song ánh. Cho ra 2 kết quả hình thức khác nhau nhưng tính ra thì bằng nhau. :D
Bài 6,7 đều móm nên no comment. =))

#7
Crystal

Crystal

    ANGRY BIRDS

  • Hiệp sỹ
  • 5534 Bài viết
Chúc mừng em.

Có thể xem ở đây: http://diendantoanho...l=&fromsearch=1

#8
Nh0c_vo_D4nh

Nh0c_vo_D4nh

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 18 Bài viết
Các bạn ơi, nếu bài 7 mình đưa về dãy sai phân thì:
- Mình làm như trong tài liệu 11 phương pháp giải PTH. Hiện rất phổ biến trong chúng ta (Làm như ví dụ 3 trong ấy)
- Khi xem đáp án thì người ta dùng hàm ngược. Rồi cũng ra đáp án như mình.
Mình xin hỏi ý kiến của các bạn. Làm như trong 11 phương pháp và lời giải tuy khác nhau nhưng ra cùng đáp án thì các bạn suy nghĩ như thế nào? Chân thành cảm ơn.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Nh0c_vo_D4nh: 21-12-2012 - 19:06


#9
barcavodich

barcavodich

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 449 Bài viết

Thật sự đề năm nay toàn là những ý tưởng cũ và không mang tính phân loại cao.
Mình chỉ nêu ra ý tưởng chính:
bài 5: 1 cách phát biểu khác đi của bài toán chia kẹo Euler
Bài 6: đưa về pt nghiệm nguyên $a^2+b^2+2=kab$ Dùng vài bước Viet thì sẽ được $k=4$ và thêm lập luận là nếu $(a;b)$ là nghiệm thì $(a;4a-b)$ cũng là nghiệm. Rồi phản chứng để nghiệm của pt phải thuộc dãy.
Bài 7: Dạng này đưa về truy hồi

Phản chứng kiểu gì bạn có thể viết rõ ra được không

Thật sự đề năm nay toàn là những ý tưởng cũ và không mang tính phân loại cao.
Mình chỉ nêu ra ý tưởng chính:
bài 5: 1 cách phát biểu khác đi của bài toán chia kẹo Euler
Bài 6: đưa về pt nghiệm nguyên $a^2+b^2+2=kab$ Dùng vài bước Viet thì sẽ được $k=4$ và thêm lập luận là nếu $(a;b)$ là nghiệm thì $(a;4a-b)$ cũng là nghiệm. Rồi phản chứng để nghiệm của pt phải thuộc dãy.
Bài 7: Dạng này đưa về truy hồi


[topic2=''][/topic2]Music makes life more meaningful


#10
quanguefa

quanguefa

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 596 Bài viết

Topic này dùng để các bạn thảo luận về các bài toán VMO 2012.
 

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA THPT NĂM 2012
Thời gian làm bài: 180 phút
-------- Ngày thi thứ nhất--------

Bài 1: (5 điểm)
Cho dãy số thực$(x_n)$ xác định bởi : $\begin{cases}
& x_1=3\\
& x_n = \dfrac{n+2}{3n} ( x_{n-1} + 2)
\end{cases}$ với mọi $n\geq 2$.
Chứng minh rằng dãy số có giới hạn hữu hạn khi $n \to + \infty $ và tính giới hạn đó.

 

Em còn gà mờ, cho em hỏi bài 1 chứng minh ntn có được không.

 

Ta sẽ chứng minh $(x_n)$ là dãy giảm kể từ số hạng thứ 2. Tức là: $x_n<x_{n-1}$  với mọi $n\geq 3$  (1)

Dễ tính: $x_2=\frac{10}{3}$; $x_3=\frac{80}{27}<x_2$

(1) đúng với n=3, giả sử (1) đúng với n=k ta sẽ chứng minh nó cũng đúng với n=k+1.

Ta có: $x_k<x_{k-1}$

Dễ có: $\frac{k+3}{3k+3}<\frac{k+2}{3k}$

Suy ra: $\frac{k+3}{3k+3}(x_k+2)<\frac{k+2}{3k}(x_{k-1}+2)\Leftrightarrow x_{k+1}<x_k$

Suy ra (1) đúng theo nguyên lý quy nạp.

Dãy $(x_n)$ giảm và bị chặn dưới ($x_n>0$ với mọi n). Suy ra $(x_n)$ có GHHH. 

Chuyển CT truy hồi về giới hạn ta tính được $limx_n=1$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi quanguefa: 07-11-2016 - 05:02

Xem topic "Chuyên đề các bài Toán lãi suất Casio" tại đây

 

:like Visit my facebook





0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh