Đến nội dung

Hình ảnh

Trận 14 - "MSS21 nthoangcute" VS ALL

* * * * - 3 Bình chọn

  • Chủ đề bị khóa Chủ đề bị khóa
Chủ đề này có 28 trả lời

#21
nthoangcute

nthoangcute

    Thiếu tá

  • Thành viên
  • 2003 Bài viết
Lời giải:
Cách 1 (của lớp 9):
Hình đã gửi
Giả sử $BF$ cắt đường tòn ngoại tiếp tam giác $ACF$ tại điểm thứ hai là $H$
Giả sử $CE$ cắt đường tòn ngoại tiếp tam giác $ABE$ tại điểm thứ hai là $G$
Khi đó ta có tứ giác $AFCH$ nội tiếp, tứ giác $AEBG$ nội tiếp
Vì tứ giác $AFCH$ nội tiếp
Suy ra $\widehat{BHC}=\widehat{FAC}$ (1)
Vì $AF$ là phân giác $\widehat{BAC}$ (theo giả thiết)
Suy ra $\widehat{FAC}=\widehat{BAF}$ (2)
Vì tứ giác $AEBG$ nội tiếp
Suy ra $\widehat{BAF}=\widehat{BGC}$ (3)
Từ (1), (2) và (3) ta được $\widehat{BHC}=\widehat{BGC}$
Xét tứ giác $BCHG$ có $\widehat{BHC}=\widehat{BGC}$ (chứng minh trên)
Suy ra tứ giác $BCHG$ nội tiếp
Suy ra $\widehat{HGC}=\widehat{HBC}$
Mà $\widehat{HBC}=\widehat{ABE}$ (theo giả thiết)
và $\widehat{ABE}=\widehat{AGC}$ (do tứ giác $AEBG$ nội tiếp)
Suy ra $\widehat{HGC}=\widehat{AGC}$
Mà $H$ và $A$ cùng thuộc nửa mặt phẳng bờ $GC$
Suy ra $G,A,H$ thẳng hàng.
Khi đó $\widehat{BCE}=\widehat{BCG}=\widehat{BHG}$ (do tứ giác $BCHG$ nội tiếp)
Ta lại có $G,A,H$ thẳng hàng (chứng minh trên) nên $\widehat{BHG}=\widehat{BHA}$
Vì tứ giác $AHCF$ nội tiếp nên $\widehat{BHA}=\widehat{ACF}$
Từ đó suy ra $\widehat{ACF}=\widehat{BCE}$

+Nếu $E$ trùng với $F$ thì ta có: $\widehat{ACE}=\widehat{ACF}=\widehat{BCE}=\widehat{BCF}$
Suy ra $\widehat{ACE}=\widehat{BCF}$
+Nếu $E$ nằm giữa $A$ và $F$ thì ta có: $\widehat{ACE}=\widehat{ACF}-\widehat{FCE}=\widehat{BCE}-\widehat{FCE}=\widehat{BCF}$
Suy ra $\widehat{ACE}=\widehat{BCF}$
+Nếu $F$ nằm giữa $A$ và $E$ thì ta có: $\widehat{ACE}=\widehat{ACF}+\widehat{FCE}=\widehat{BCE}+\widehat{FCE}=\widehat{BCF}$
Suy ra $\widehat{ACE}=\widehat{BCF}$

Tóm lại $\widehat{ACE}=\widehat{BCF}$ (đpcm)

_____________________________________________________________________________

Cách 2: (của lớp 7,8)
<Em nói trước là em trình bày bài hơi dài để không sai cái "vụn vặt" bởi tính em hay cẩu thả, mong anh tha thứ>

Hình đã gửi

Gọi $H,I$ lần lượt là điểm đối xứng của $E$ qua đường thẳng $AB, AC.$
Gọi $K$ là điểm đối xứng của $F$ qua đường thẳng $BC.$
Khi đó ta có $AB$ là đường trung trực của $HE$ (vì $H$ và $E$ đối xứng với nhau qua $AB$)
Suy ra $AH=AE, BH=BE, \widehat{ABH}=\widehat{ABE}, \widehat{BAH}=\widehat{BAE}$
Ta lại có $\widehat{BAE}=\frac{\widehat{BAC}}{2}$ (vì $ AD$ là phân giác $\widehat{BAC}$)
Suy ra $\widehat{HAE}=\widehat{BAC}$

Chứng minh hoàn toàn tương tự ta cũng được $AI=AE, CI=CE, \widehat{ACI}=\widehat{ACE}, \widehat{IAE}=\widehat{BAC}$

Từ đó suy ra $AH=AI (=AE), \widehat{HAE}=\widehat{IAE}$

Xét $\Delta$HAE và $\Delta$IAE có:
$AH=AI$ (theo chứng minh ở trên)
$\widehat{HAE}=\widehat{IAE}$ (theo chứng minh ở trên)
$AE$ là cạnh chung
Suy ra $\Delta$HAE = $\Delta$IAE (c.g.c)
Suy ra $HE=EI$ (hai cạnh tương ứng), mà $HA=AI$
Suy ra $H$ và $I$ đối cứng nhau qua $AE$
Hay $H$ và $I$ đối cứng nhau qua $AF$
Suy ra $HF=FI$

Vì $F$ và $K$ đối xứng nhau qua $BC$, suy ra $BC$ là đường trung trực của $FK.$
Suy ra $FB=BK, FC=CK, \widehat{FBC}=\widehat{KBC}, \widehat{FCB}=\widehat{KCB}$

Ta thấy: $\widehat{HBF}=\widehat{EBK}$
Thật vậy:
+Nếu $E$ trùng với $F$ thì $\widehat{HBF}=\widehat{HBE}=2.\widehat{ABE}=2.\widehat{CBF}=\widehat{FBK}=\widehat{EBK}$ (vì theo chứng minh ở trên)
+Nếu $E$ nằm giữa $A$ và $F$ thì:
$\widehat{HBF}=\widehat{HBE}+\widehat{EBF}=2.\widehat{ABE}+\widehat{EBF}$
(vì $\widehat{HBA}=\widehat{EBA}$ theo chứng minh trên)

$\widehat{EBK}=\widehat{KBF}+\widehat{EBF}=2.\widehat{CBF}+\widehat{EBF}$
(vì $\widehat{CBK}=\widehat{CBF}$ theo chứng minh trên)
Mà $\widehat{ABE}=\widehat{CBF}$ (theo giả thiết)
Suy ra $\widehat{HBF}=\widehat{EBK}$
+Nếu $F$ nằm giữa $A$ và $E$ thì:

$\widehat{HBF}=\widehat{HBE}-\widehat{EBF}=2.\widehat{ABE}-\widehat{EBF}$
(vì $\widehat{HBA}=\widehat{EBA}$ theo chứng minh trên)
$\widehat{EBK}=\widehat{KBF}-\widehat{EBF}=2.\widehat{CBF}-\widehat{EBF}$
(vì $\widehat{CBK}=\widehat{CBF}$ theo chứng minh trên)
Mà $\widehat{ABE}=\widehat{CBF}$ (theo giả thiết)
Suy ra $\widehat{HBF}=\widehat{EBK}$


Tóm lại, $\widehat{HBF}=\widehat{EBK}$.

Ta có:
Xét $\Delta$HBF và $\Delta$EBK có:
$BH=BE$ (theo chứng minh trên)
$\widehat{HBF}=\widehat{EBK}$ (theo chứng minh trên)
$BF=BK$ (theo chứng minh trên)
Suy ra $\Delta$HBF = $\Delta$EBK (c.g.c)
Suy ra $EK=HF$, mà $HF=IF$ (theo chứng minh trên)
Suy ra $EK=IF (=HF)$

Xét $\Delta$ICF và $\Delta$ECK có:
$IC=EC$ (theo chứng minh trên)
$EI=EK$ (theo chứng minh trên)
$FC=CK$ (theo chứng minh trên)
Suy ra $\Delta$ICF = $\Delta$ECK (c.g.c)
Suy ra $\widehat{ICF}=\widehat{ECK}$ (hai góc tương ứng)

+Nếu $E$ trùng với $F$ thì ta thấy:
$\widehat{ABE}=\widehat{CBF}=\widehat{CBE}$, mà $E$ nằm trong tam giác $ABC, AE$ là phân giác $\widehat{BAC}$
nên $E$ là giao 3 đường phân giác trong của tam giác $ABC$
Suy ra $CE$ là phân giác của $\widehat{ACB}$
Suy ra $\widehat{ACE}=\widehat{BCE}=\widehat{BCF}$

+Nếu $E$ nằm giữa $A$ và $F$ thì:
$\widehat{ICF}=\widehat{ICE}+\widehat{ECF}=2.\widehat{ACE}+\widehat{ECF}$ (vì $\widehat{ICA}=\widehat{ACE}$ theo chứng minh trên)
$\widehat{ECK}=\widehat{FCK}+\widehat{ECF}=2.\widehat{BCF}+\widehat{ECF}$ (vì $\widehat{FCB}=\widehat{BCK}$ theo chứng minh trên)
Mà $\widehat{ICF}=\widehat{ECK}$ (theo chứng minh trên)
Suy ra $\widehat{ACE}=\widehat{BCF}$


+Nếu $F$ nằm giữa $A$ và $E$ thì:
$\widehat{ICF}=\widehat{ICE}-\widehat{ECF}=2.\widehat{ACE}-\widehat{ECF}$ (vì $\widehat{ICA}=\widehat{ACE}$ theo chứng minh trên)
$\widehat{ECK}=\widehat{FCK}-\widehat{ECF}=2.\widehat{BCF}-\widehat{ECF}$ (vì $\widehat{FCB}=\widehat{BCK}$ theo chứng minh trên)
Mà $\widehat{ICF}=\widehat{ECK}$ (theo chứng minh trên)
Suy ra $\widehat{ACE}=\widehat{BCF}$

Tóm lại, ta luôn có $\widehat{ACE}=\widehat{BCF}$ (đpcm)

BÙI THẾ VIỆT - Chuyên gia Thủ Thuật CASIO

 

Facebook : facebook.com/viet.alexander.7


Youtube : youtube.com/nthoangcute


Gmail : [email protected]


SÐT : 0965734893


#22
nthoangcute

nthoangcute

    Thiếu tá

  • Thành viên
  • 2003 Bài viết

Hình đã gửi
Tia $CE$ cắt đường tròn ngoại tiếp $\triangle BAE$ tại điểm thứ 2 là $P$.
Tia $BF$ cắt đường tròn ngoại tiếp $\triangle ACF$ tại điểm thứ 2 là $Q$
Ta có: $\widehat{BQC}=\widehat{DAC}$ (cùng chắn cung $FC$); $\widehat{BPC}=\widehat{BAE}$ (cùng chắn cung $BE$)
AD phân giác góc $BAC$ nên $\widehat{BAE}=\widehat{CAE} \Rightarrow \widehat{BPC}=\widehat{BQC}$
Tứ giác BPQC có 2 đỉnh P,Q nhìn đoạn BC dưới 1 góc bằng nhau nên là tứ giác nội tiếp.
Suy ra: $\widehat{QBC}=\widehat{QPC}$
Mà ta lại có: $\widehat{QBC}=\widehat{ABE}=\widehat{APE}$ nên $\widehat{QPC}=\widehat{APE}$
Mà A,Q cùng thuộc nửa mặt phẳng bờ $PC$ nên $A,P,Q$ thẳng hàng.
Do đó ta có: $\widehat{BCP}=\widehat{BQP}=\widehat{AQF}=\widehat{ACF}$
$\Rightarrow \widehat{BCP}-\widehat{FCE}=\widehat{ACF}-\widehat{FCE}$
$\Rightarrow \widehat{ACE}=\widehat{BCF}$
_________________________________________
P/S: Nãy định post lúc 7 giờ mà phải đi qua trường :(


Mình không có ý định soi chỗ vớ vẩn nhưng chỗ màu đỏ là sai thật
Ta phải xét 3 trường hợp chứ nhỉ?

BÙI THẾ VIỆT - Chuyên gia Thủ Thuật CASIO

 

Facebook : facebook.com/viet.alexander.7


Youtube : youtube.com/nthoangcute


Gmail : [email protected]


SÐT : 0965734893


#23
nthoangcute

nthoangcute

    Thiếu tá

  • Thành viên
  • 2003 Bài viết

Lời giải thứ 2 của Nguyen Lam Thinh:
( P/S: Nếu như cách giải thứ nhất, ta chỉ dùng kiến thức của lớp 7(khá hay), thì ở cách giải này, ta dùng đến tí tẹo kiến thức lớp 9 )
Từ (1),(2) =>$ \Rightarrow \frac{{\sin \widehat{ACE}}}{{\sin \widehat{FCD}}} > 1 \Rightarrow \frac{{EI}}{{FI}} > {\rm{ }}\frac{{CE}}{{CF}}$
Giả sử $\angle ACE > \angle FCD$ => $\frac{{\sin \widehat{ACE}}}{{\sin \widehat{FCD}}} > 1 \Rightarrow \frac{{FI}}{{EI}} > \frac{{CE}}{{CF}}$(3)

Thịnh "mod" ơi, chỗ này nhầm nhọt một tị rồi, nhưng không sao đâu, chắc giám khảo châm trước được

BÙI THẾ VIỆT - Chuyên gia Thủ Thuật CASIO

 

Facebook : facebook.com/viet.alexander.7


Youtube : youtube.com/nthoangcute


Gmail : [email protected]


SÐT : 0965734893


#24
nthoangcute

nthoangcute

    Thiếu tá

  • Thành viên
  • 2003 Bài viết

Lời giải thứ 2 của Nguyen Lam Thinh:
( P/S: Nếu như cách giải thứ nhất, ta chỉ dùng kiến thức của lớp 7(khá hay), thì ở cách giải này, ta dùng đến tí tẹo kiến thức lớp 9 )
Lại có: $\frac{{AE}}{{FD}} = \frac{{{S_{ACE}}}}{{{S_{CFD}}}} = \frac{{0,5.AC.CE.\sin \widehat{ACE}}}{{0,5.CF.CD.\sin \widehat{FCD}}} = \frac{{AC}}{{CD}}.\frac{{CE}}{{CF}} = \frac{{AI}}{{ID}}.\frac{{CE}}{{CF}}$ (2)
(Do CI là phân giác của $\angle ACB$)

Chỗ này thì sai thật. Đề bài muốn chứng minh $\widehat{ACE}=\widehat{BCF}$ hay $\sin ACE=\sin BCF$ mà từ chỗ đó cậu cho luôn nó bằng nhau vào, cái chỗ: $\frac{{0,5.AC.CE.\sin \widehat{ACE}}}{{0,5.CF.CD.\sin \widehat{FCD}}} = \frac{{AC}}{{CD}}.\frac{{CE}}{{CF}} $

BÙI THẾ VIỆT - Chuyên gia Thủ Thuật CASIO

 

Facebook : facebook.com/viet.alexander.7


Youtube : youtube.com/nthoangcute


Gmail : [email protected]


SÐT : 0965734893


#25
nthoangcute

nthoangcute

    Thiếu tá

  • Thành viên
  • 2003 Bài viết
Mọi người mở rộng ít quá.
Mình thấy cách giải của các bạn có thể làm bài toán này mà không cần tam giác ABC nhọn, hay E, F thuộc đoạn thẳng AD mà có thể cho Tam giác ABC bất kì, E, F thuộc đường thẳng AD.
Cách chứng minh thì hơi khác, nhưng lại hay.

BÙI THẾ VIỆT - Chuyên gia Thủ Thuật CASIO

 

Facebook : facebook.com/viet.alexander.7


Youtube : youtube.com/nthoangcute


Gmail : [email protected]


SÐT : 0965734893


#26
Cao Xuân Huy

Cao Xuân Huy

    Thiếu úy

  • Hiệp sỹ
  • 592 Bài viết

Mình không có ý định soi chỗ vớ vẩn nhưng chỗ màu đỏ là sai thật
Ta phải xét 3 trường hợp chứ nhỉ?

Chết thật. Tự nhiên quên mất. Hi vọng không mất hết

Cao Xuân Huy tự hào là thành viên VMF

Hình đã gửi


#27
NLT

NLT

    Trung úy

  • Hiệp sỹ
  • 871 Bài viết

Thịnh "mod" ơi, chỗ này nhầm nhọt một tị rồi, nhưng không sao đâu, chắc giám khảo châm trước được

Chỗ này thì sai thật. Đề bài muốn chứng minh $\widehat{ACE}=\widehat{BCF}$ hay $\sin ACE=\sin BCF$ mà từ chỗ đó cậu cho luôn nó bằng nhau vào, cái chỗ: $\frac{{0,5.AC.CE.\sin \widehat{ACE}}}{{0,5.CF.CD.\sin \widehat{FCD}}} = \frac{{AC}}{{CD}}.\frac{{CE}}{{CF}} $

$P/S:$hì, cách giải đúng mà mình trình bày thiếu tí, haizzz, (do yếu điện), nên bài viết vị vậy đó, mà ý tưởng đúng , hì
------

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Nguyen Lam Thinh: 21-05-2012 - 12:33

GEOMETRY IS WONDERFUL !!!

Some people who are good at calculus think that they will become leading mathematicians. It's funny and stupid.


Nguyễn Lâm Thịnh

#28
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 4996 Bài viết
Anh chưa chấm, nhưng anh xin có vài lời :D
Trước hết, ta có định lý Ceva-sin như sau:
Cho $\vartriangle ABC$ có tia Ax trong $\angle BAC$, tia $By$ trong $\angle ABC$, tia $Cz$ trong $\angle ACB$.. Khi đó
$AD,BE,CF$ đồng quy
\[
\Leftrightarrow \frac{{\sin xAB}}{{\sin xAC}}.\frac{{\sin zCA}}{{\sin zCB}}.\frac{{\sin yBC}}{{\sin yBA}} = 1
\]
Định lý Ceva-sin hoàn toàn tương đương với định lý Ceva. Các em thử áp dụng vào bài toán trận 14 để tìm một lời giải khác xem :D
=========================================
Một mở rộng khác:
Cho $\vartriangle ABC$ nhọn. Vẽ tia $Ax,Ax'$ trong $\angle BAC$, tia $By,By'$ trong $\angle ABC$, tia $Cz,Cz'$ trong $\angle ACB$
sao cho $\angle BAx=\angle CAx';\angle ABy=\angle CBy';\angle ACz=\angle BCz'$.
Khi đó
$Ax,By,Cz$ đồng quy tại E $\Leftrightarrow Ax',By',Cz'$ đồng quy tại F.
2 điểm E,F được gọi là 2 điểm đẳng giác của $\vartriangle ABC$.
Một ví dụ: Trong 1 $\vartriangle ABC$, trực tâm H và tâm đường tròn ngoại tiếp O của $\vartriangle ABC$ là 2 điểm đẳng giác ;)
Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.

#29
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 4996 Bài viết
Điểm cho MSS21 nhoangcute:
C-B=6.7h
B-A=0
H=17
I=0
$D_{rd}=60.8$
=====================
TỔNG KẾT TRẬN 14
MSS02: Cao Xuân Huy[64.8]
MSS03: yeutoan11
MSS04: nguyenta98ka
MSS05: Secrets In Inequalities VP
MSS06: maikhaiok
MSS08: bong hoa cuc trang
MSS09: minhtuyb[61.6]
MSS10: duongld[59.9]
MSS14: daovuquang[62.2]
MSS16: Nguyễn Hữu Huy[48.7]
MSS17: Nguyen Lam Thinh[66.5]
MSS19: Kir
MSS21: nthoangcute[60.8]
MSS22: nth1235
MSS24: ToanHocLaNiemVui
MSS26: sherlock holmes 1997
MSS27: Cuong Ngyen
MSS28: tranhydong[13.9]
MSS30: phantomladyvskaitokid[60.3]
MSS32: tson1997[53.3]
MSS33: WhjteShadow
MSS36: vtduy97
MSS37: hell angel 97
MSS39: danganhaaaa[60.2]
MSS40: mituot03
MSS41: bossulan239
MSS42: thaonguyenkmhd
MSS43: agito0002

MSS44: hamdvk[49.1]
Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.




1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh