Đến nội dung

Hình ảnh

Những hồi ức về toán học của một đất nước thời đang bị cấm vận

* * * * * 1 Bình chọn

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 4 trả lời

#1
E. Galois

E. Galois

    Chú lùn thứ 8

  • Quản lý Toán Phổ thông
  • 3861 Bài viết
Đây bài phỏng vấn GS Hoàng Tụy được thực hiện năm 1989 bởi GS Neal Koblitz, Đại học Washington ở Seattle, và được công bố trong số 3 tập 12 năm 1990 của tạp chí Người đưa tin toán học rất nổi tiếng trong giới toán học quốc tế.

Theo GS Ngô Việt Trung, Viện trưởng Viện Toán, ông có may mắn làm việc cùng cơ quan với GS Hoàng Tụy ngay từ lúc chập chững làm nghiên cứu và đã học được rất nhiều điều từ nhân cách, nghị lực và phương pháp làm việc của GS. Để tỏ lòng biết ơn GS Hoàng Tụy , ông đã dịch bài trả lời phỏng vấn này.

Hình đã gửi

GS Hoàng Tụy cùng học trò và đồng nghiệp



Hình đã gửi
Koblitz: Thưa GS Hoàng Tụy , xin ông bắt đầu bằng việc kể một chút về nguồn gốc gia đình và những năm thơ ấu.


GS Hoàng Tụy : Tôi sinh năm 1927 tại làng Xuân đài, nay thuộc xã Điện quang, khoảng 20 km về phía nam Đà nẵng. Cha tôi, ông mất lúc tôi mới 4 tuổi, đã đỗ kỳ thi tiếng nho kiểu cổ và là một quan lại nhỏ của triều đình cũ. Những năm 20 chế độ hiện đại của Pháp đang trong quá trình hình thành ở Việt Nam. Mặc dù cha tôi có vị trí xã hội nhưng gia đình tôi nghèo. Nhiều người anh tôi phải đi làm từ lúc rất trẻ.

Gia đình tôi có truyền thống bất hợp tác với chính quyền thực dân. Một trong những tiền bối của tôi là ông Hoàng Diệu, tổng đốc thành Hà Nội vào những năm 1880. Ông đã anh dũng chống quân pháp để bảo vệ thành Hà Nội nhưng thành phố đã thất thủ. Cho rằng mình phải chịu trách nhiệm về việc đó, ông đã tự vẫn để khỏi phải rơi vào tay kẻ thù. Sự kháng cự và tự vẫn của ông được coi là những hành động yêu nước vĩ đại. Năm 1945, khi cách mạng giành lại Hà Nội từ tay quân Pháp, Hà Nội đã được đổi tên là Thành Hoàng Diệu trong một thời gian.

Thế hệ chúng tôi tiếp tục truyền thống kháng chiến đó. Nhưng chúng tôi hầu như không làm được gì trong nhiều năm. Một người anh của tôi bị đuổi khỏi trường mỹ thuật khi đang học để trở thành họa sĩ vì tham gia các cuộc bãi khóa. Anh cả của tôi là giáo viên trung học – một nghề được coi là danh giá trong xã hội Việt Nam khi đó - bị đuổi việc do hoạt động chống chế độ thuộc địa. Gia đình tôi có truyền thống văn hóa và yêu nước được truyền từ đời này sang đời khác.

Ông bắt đầu quan tâm đến toán học như thế nào?


Khi còn là đứa trẻ đi học trường làng tôi đã học giỏi hai môn văn và toán. Sau đấy tôi đến Huế, nơi anh tôi làm giáo viên trung học, và vào học trường licee ở đó, một trong ba trường tốt nhất ở Việt Nam thời kỳ đấy. Nhưng không may là các giáo viên dạy văn của tôi rất dở, còn các giáo viên dạy toán thì rất giỏi.

Đó là những năm chiến tranh thế giới thứ hai. Việc học của ông có bị gián đoạn không?


Có, điểm học của tôi không tốt lắm do tôi bị ốm. Năm 15 tuổi, tôi phải bỏ học một năm vì bị bệnh hô hấp và liệt một phần. Tôi bị liệt mất 3 tháng và sợ không chữa được. Thế nhưng sau đó tôi được chữa khỏi bởi một ông thầy châm cứu lành nghề.

Đó là năm 1942. Pháp và Nhật đang chiếm đóng đất nước. Máy bay Mỹ ném bom thường xuyên, ngay cả ở làng tôi vì nó nằm giữa hai con sông gần hai chiếc cầu trên tuyến đường sắt xuyên Đông Dương. Gần như ngày nào chúng tôi cũng phải chạy vào hầm trú ẩn.

Sau khi bỏ học một năm, tôi chuyển từ trường licee sang trường tư thục mà ở đó tôi có thể nhảy cóc 2 lớp và tốt nghiệp sớm một năm vào năm 1946. Thế nhưng cũng có chuyện vì cách mạng diễn ra năm 1945.

Cách mạng ảnh hưởng thế nào tới kế hoạch của ông?


Đấy là thời kỳ cách mạng. Sau khi nhận bằng trung học bậc I, tôi trở về làng tham gia cách mạng. Lúc đó tôi 18 tuổi và tôi biết rằng có mối nguy hiểm là tôi không thể tốt nghiệp trung học bậc II.

Để nhận được bằng này phải trải qua hai phần của một kỳ thi khó được tổ chức hai lần một năm vào tháng năm và tháng chín. Sau khi trở lại Huế vào tháng hai năm 1946 tôi chỉ có ba tháng để chuẩn bị cho kỳ thi tháng năm và chỉ mong qua được một phần thi. Nhưng kết quả thi của tôi đứng nhất lớp nên tôi quyết định thi ngay phần hai mặc dù không chuẩn bị gì cho nó. Tôi ngạc nhiên khi biết tôi đạt điểm cao nhất trong cả kỳ thi. Vậy là tôi nhận bằng tốt nghiệp, có thời gian nghỉ ngơi đôi chút rồi đi làm kiếm tiền để ra Hà Nội.

Ông có vào thẳng trường đại học không?


Mùa hè năm 1946 tôi kiếm tiền bằng cách dạy tư để có thể đi. Cuối tháng 9 tôi đi tàu từ Huế ra Hà Nội để vào trường đại học. Lúc đó tôi đã nghe về ông Lê Văn Thiêm, sau này trở thành người sáng lập ra các cơ sở toán học ở Việt Nam, và tôi muốn học với ông Thiêm. Có tin đồn rằng ông sẽ từ châu Âu trở về năm đó để làm hiệu trưởng trường Đại học Hà Nội. Trường theo hệ thống Pháp, và tôi theo chương trình toán của Khoa khoa học cơ bản.
Hai tháng sau đó, vào tháng 12 năm 1946, chiến tranh nổ ra, Hà Nội thất thủ, và trường đại học đóng cửa.

Thế ông làm gì?
Tôi dùng số tiền còn lại mua sách toán để học sau này. Sau đó tôi quay về làng tôi ở phía Nam Đà Nẵng.
Đầu năm 1947 tình hình ở Việt Nam trở nên phức tạp. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, theo thỏa thuận của phe Đồng minh, quân đội Tưởng Giới Thạch chiếm đóng miền Bắc (kéo dài đến phía nam Đà Nẵng), còn quân Anh thì chiếm miền Nam. Mục đích của họ là giải giáp quân Nhật, như Pháp đã thỏa thuận để thay thế quân Tưởng và quân Anh. Do đó, quân Pháp đã có mặt ở nhiều thành phố kể cả Đà Nẵng, khi chúng tôi tổ chức bảo vệ nền độc lập. Tình hình quân đội chúng tôi rất không thuận lợi.


Chúng tôi kháng cự lại quân Pháp trong vòng 2- 3 tháng rồi quân đội Việt Nam rút lui. Tôi phải nói rằng chúng tôi rút lui khá lộn xộn bởi vì chúng tôi bị bất ngờ trước quy mô tấn công của quân Pháp. Khi quân đội rút khỏi thành phố thì nhiều người dân cũng đi sơ tán theo, để lại đồng bằng để lên vùng núi. Thật kinh khủng. Chúng tôi đốt sạch để kẻ thù không còn gì để dùng.

Ông đi đâu? Ông có sống cùng gia đình không?


Tôi sống với mẹ và anh em trong miền núi phía tây tỉnh nhà khoảng 2 tuần. Sau đó mọi người chuyển đến một vùng cách đó 100 km về phía nam, và tôi đi dạy ở một trường trung học tỉnh Quảng ngãi. Thời đó Quảng ngãi có trường trung học tốt nhất ở vùng tự do của chúng tôi (được gọi là Liên khu năm). Tôi dạy toán ở đó từ năm 1947 đến năm 1951.

Công tác giáo dục có bình thường trong thời kỳ này hay không?


Ở một mức độ nhất định thì bình thường. Vùng tự do khá ổn định, có trình độ tổ chức kinh tế và chính trị với đời sống văn hóa cao.

Chính trong thời kỳ này ông viết sách giáo khoa?


Đúng thế, cuốn sách được nhà xuất bản kháng chiến in năm 1949. Đó chỉ là một cuốn sách hình học sơ cấp cho các trường trung học, nhưng nó có thể là cuốn sách toán học đầu tiên do chính phủ kháng chiến xuất bản.

Tôi thích thú khi thấy một cuốn truyện nổi tiếng gần đây có nhắc đến cuốn sách hình học của tôi. Anh có biết năm 1954 nước tôi bị chia cắt tại vĩ tuyến thứ 17. Thời kỳ này một số vùng ở Việt Nam đã được giải phóng, nhưng vì hiệp ước Giơ-ne-vơ nên bộ đội và giáo viên của các vùng giải phóng đã ra miền bắc. Không may là nhiều học sinh không đi cùng được với các giáo viên và họ phải tìm cách tiếp tục tự học. Theo cuốn truyện nổi tiếng này thì có hai cuốn sách được những học sinh khen nhiều nhất là một tập thơ của Tố Hữu, một nhà thơ Việt Nam đương đại, và cuốn sách của tôi.

Ông có thể học toán ở Quảng Ngãi không?


Có, trong khi dạy học tôi vẫn học toán từ những cuốn sách tôi mua ở Hà Nội.

Ông có thăm gia đình thời kỳ này không ?


Có, trong vùng chúng tôi vẫn có thể đi lại bằng tàu hỏa. Cuối tuần tôi thường đi về phía nam để thăm gia đình. Tàu đi ban đêm, không có đèn để tránh quân Pháp phát hiện. Trong hai năm đầu có một đầu tàu chạy bằng hơi nước. Nhưng đầu tàu này bị máy bay phá hỏng năm 1956. Tiếp theo chúng tôi tìm cách kéo một cái xe bởi một động cơ ô tô. Nhưng động cơ bị hỏng và chúng tôi không có cái thay. Sau đấy con tàu nửa ô tô này được đẩy đi bởi 4 người. Nó có tốc độ khoảng 7-8 km/h và tất nhiên là nó chạy nhanh hơn khi xuống dốc. Như vậy chúng tôi có thể rời Quảng Ngãi lúc chập tối và đến phía nam trước khi trời sáng. Tôi cho rằng đây là một phương tiện vận chuyển độc nhất vô nhị vì nó là một cái xe chạy bằng sức người trên đường ray.

Người ta cũng có thể đi lại bằng xe đạp. Tuy nhiên, xe đạp đắt và tôi không có tiền mua. Vì vậy tôi luôn luôn đi tàu.
Mặc dù cuộc sống diễn ra bình thường hầu hết thời gian, đó là một thời kỳ khó khăn. Năm 1948 trường trung học nơi tôi dạy bị thiêu hủy hoàn toàn trong một cuộc bỏ bom nửa tiếng đồng hồ bởi máy bay Pháp. 17 học sinh và một nữ giáo viên bạn tôi bị chết.

Tại sao Pháp lại bỏ bom trường học?


Thời kỳ này quân Pháp rất dã man. Chúng bỏ bom mọi thứ. Ngay cả một người đi đường cũng bị tấn công. Chúng tôi đã nghĩ rằng do ai cũng biết rõ chúng tôi là một trường trung học nên chúng tôi không cần ngụy trang. Sau trận bom chúng tôi trở nên thận trọng hơn, và chúng tôi chuyển các lớp học sang các làng khác và ngụy trang chúng.

Khi nào ông quyết định rời miền Nam ?


Năm 1949, sau khi Hà Nội bị chiếm đóng và trường đại học đóng cửa, một vài lớp đại học toán được thành lập tại các vùng giải phóng ở miền núi khoảng 200-300 km về phía bắc gần biên giới với Trung Quốc. Thêm vào đó có hai đại học đại cương được thành lập ở các vùng tự do: một bởi GS Nguyễn Thúc Hào ở Chiến khu tư và một bởi GS Nguyễn Xiển ở vùng Đông Bắc.

Trí thức Việt Minh tổ chức một cuộc thi dưới sự quản lý của Bộ giáo dục. Tôi là một trong hai người dự thi đến từ vùng của tôi ở phía nam. Anh phải biết rằng cuộc thi kéo dài và phức tạp vì các đề bài và bài làm của chúng tôi được chuyển đi theo đường mòn trên núi (sau này được gọi là đường mòn Hồ Chí Minh) bởi các giao liên kháng chiến. Thông thường phải cần đến khoảng 3 tháng để nhận được thư từ miền bắc gửi vào. Nhưng tôi phải nói rằng phương thức này hoàn toàn tin cậy, không có gì bị thất lạc hoặc đưa nhầm. Thật vậy, bưu điện Việt Minh thời đó làm việc hiệu quả hơn rất nhiều bưu điện Việt Nam ngày nay.

Sau khi gửi bài làm đi, tôi phải đợi 8 tháng mới biết kết quả. Đề bài kiểm tra toán đại cương của đại học năm thứ nhất, chủ yếu là giải tích và cơ học. Bất chấp điều kiện thiếu thốn, cuộc thi được thực hiện rất nghiêm ngặt. Hội đồng thi vùng tôi được thành lập trực tiếp bởi Ủy ban Việt Minh liên khu Năm. Do đó cuộc thi có thanh thế cao, và mọi người đã rất hân hoan khi nhận được tin là tôi thi đỗ.

Ông ra bắc ngay sau khi biết tin?


Không, đó là cuối năm 1949. Tôi còn dạy học thêm hai năm nữa. Năm 1951 tôi biết chắc rằng Văn Thiêm đã quay trở về Việt Nam và đang làm việc trong vùng giải phóng ở miền Bắc. Khi đó tôi xin phép được ra miền Bắc và được chấp nhận.

Ông đi ra Bắc như thế nào?


Chỉ có một con đường đi bộ xuyên núi. Thời kỳ này, đường mòn Hồ Chí Minh vẫn là một đường mòn theo đúng nghĩa, một đường mòn cho đi bộ rất hẹp. Nhưng nó được tổ chức rất tốt. Cứ khoảng 30 km có một trạm nghỉ qua đêm và có giao liên đưa chúng tôi đến trạm tiếp theo. Tất nhiên là cũng có những hiểm nguy.

Cái gì là mối nguy hiểm chính?


Có 3 thứ: quân Pháp, bệnh sốt rét và cọp.

Ông đi bộ ra Bắc mất bao lâu?


Chuyến đi kéo dài ba tháng. Đoạn đầu ở vùng gần Đà Nẵng còn tương đối dễ bởi vì chúng tôi đi trên đồng bằng, theo các con đường về ban đêm. Thành phố và làng mạc đều không có người ở do Pháp bỏ bom, nhưng không bị chiếm đóng.

Tiếp theo về phía bắc thì quân Pháp chiếm đóng tất cả vùng phía dưới và chúng tôi phải đi trên núi. Đây là quãng đường gian khổ nhất của chuyến đi – trên vùng núi của tỉnh Bình Trị Thiên hiện nay.

Tất nhiên chúng tôi làm mọi cách để mang nhẹ. Chúng tôi chỉ mang theo gạo và muối để ăn. Khi tôi ra đi, tôi mang theo những cuốn sách toán bỏ đi bìa và cắt lề để chúng nhẹ hơn cho chuyến đi ra bắc.
Sau đó, khi chúng tôi đến Liên khu tư gần Hà Tĩnh, ngay ở phía Nam thành phố Vinh, chúng tôi có thể an toàn đi trên đồng bằng và do đó đi nhanh hơn.


Nhưng tôi ở lại dạy tư hai tháng tại Liên khu tư nhằm kiếm tiền để tiếp tục đi. Thật thú vị khi nhớ lại trong thời gian chiến tranh vẫn có những trường học hoạt động trong khắp các vùng tự do. Đối với một người có trình độ thì không khó kiếm việc dạy học cho lắm và vẫn có nhu cầu về thầy giáo dạy tư. Tôi dạy học vào kỳ nghỉ hè - từ tháng bảy đến tháng 9 năm 1951 - là thời gian mà học sinh trung học thích học thêm. Các lớp tư học nhỏ này được tổ chức trong những căn phòng có bảng đen, và mỗi học sinh tự đem theo một chiếc ghế nhỏ cho mình.
Sau thời gian gián đoạn dạy học ở khu tư tôi đã hoàn tất chuyến đi chỉ trong vòng một tháng bằng cách đi vòng qua vùng Hà nội bị chiếm đóng rồi cuối cùng đến được trường đại học tự do ở phía Bắc.



Theo Tia sáng


1) Xem cách đăng bài tại đây
2) Học gõ công thức toán tại: http://diendantoanho...oạn-thảo-latex/
3) Xin đừng đặt tiêu đề gây nhiễu: "Một bài hay", "... đây", "giúp tớ với", "cần gấp", ...
4) Ghé thăm tôi tại 
http://Chúlùnthứ8.vn

5) Xin đừng hỏi bài hay nhờ tôi giải toán. Tôi cực gà.


#2
E. Galois

E. Galois

    Chú lùn thứ 8

  • Quản lý Toán Phổ thông
  • 3861 Bài viết
Koblitz: Khi ra đến đất Bắc, ông có vào học ngay không?
GS Hoàng Tuỵ: Không. Sau chuyến đi đầy khó nhọc, khi đến nơi tôi mới biết rằng trường chỉ mới có những lớp dưới đại học. Do tôi đã học qua những lớp này, thay vì đi học tôi bắt đầu dạy ở trường trung học và tiếp tục tự nghiên cứu. Vào thời gian đó tôi gặp ông Lê Văn Thiêm.


Hình đã gửi


Các Giáo sư: Nguyễn Văn Đạo, Lê Văn Thiêm,Hoàng Tụy tại Bảo tàng Tự nhiên New York (Mỹ) năm 1980



Ông ấy là một trong những lý do chính để ông ra bắc?
Đúng vậy, ông là một thần tượng cho giới trẻ lúc đó, là người Việt Nam đầu tiên trở về nước với học vị tiến sĩ toán học của Pháp. Đầu tiên ông trở về vùng cực Nam miền Nam, năm 1949. Một vài tháng sau đó ông làm một chuyến trường chinh ra bắc để chuẩn bị thành lập trường đại học. Tất nhiên là ông lớn tuổi hơn tôi và là người xuất chúng. Vì vậy chính quyền Việt Minh cho ông một đội bảo vệ và cần vụ.



Có phải việc đào tạo đại học được tiến hành tất cả ở Bắc miền Bắc không?
Không, như tôi đã nói ở trước, lúc này Nguyến Thúc Hào, một thầy giáo trung học của tôi, đang dạy những lớp nâng cấp ở một vùng giữa Hà Nội và Huế trong Liên khu tư. Ông Nguyễn Xiển cũng dạy các lớp như vậy ở vùng phía tây Hà Nội cho đến năm 1950, khi ông đồng ý tham gia cùng với ông Lê Văn Thiêm. Sau đấy, từ năm 1950 đến 1954 trung tâm chủ yếu của đào tạo đại học là vùng cực Bắc, chỉ cách biên giới Trung Quốc có vài cây số, nơi mà máy bay địch không dám bén mảng vì Pháp sợ dính dáng với họ.



Ông ở lại vùng biên giới suốt thời gian đó?
Không, có ba lần tôi rời nơi đó vì tôi phải dự các hội nghị của Bộ Giáo dục thảo luận về việc nâng cao chất lượng giáo dục trung học trong vùng giải phóng. Vì tôi có tiếng là giáo viên giỏi nên tôi phải viết nhiều báo cáo về vấn đề này. Các hội nghị này ở khá xa, hoặc ở phía Nam tỉnh Hà Tuyên hay ở phía Bắc tỉnh Bắc Thái. Chúng được tổ chức gần trụ sở chính quyền Việt Minh. Nhưng chúng tôi không bao giờ biết được địa điểm chính xác. Chúng tôi chỉ được báo địa chỉ một nơi cần đến, sau đó giao liên dẫn chúng tôi đi một quãng đường lòng vòng để đến Bộ Giáo dục mà nơi này cũng thay đổi thường xuyên. Chúng tôi đi bằng xe đạp đã được bỏ bớt một số bộ phận để đẩy xe lên dốc dễ hơn. Chúng tôi thậm chí còn bỏ cả phanh. Khi xuống dốc, chúng tôi dùng que chèn nan hoa để giảm tốc độ. Bằng cách này, chúng tôi đi được 100-200 km để đến dự hội nghị chỉ trong vòng 2-3 ngày.

Học toán ở phía Bắc liệu có ích lợi gì hơn so với ở quê ông không?

Ồ, có chứ. Ngoài sự hiện diện của ông Lê Văn Thiêm, ở đó còn có nhiều sách tốt hơn. Trước đó tôi chỉ được đọc những cuốn sách Pháp cũ, của Vesiot-Montel, Papellier, Goursat... Giờ tôi có thể mua sách Nga mới hơn ở các cửa hàng sách trong vùng tự do.

Ông biết tiếng Nga trước đó?

Không, tôi phải tự học. Tôi tìm được một cuốn sách rất cũ tên là Học tiếng Nga trong 3 tháng, chủ yếu dành cho doanh nhân, mà nhờ nó tôi học được các quy tắc ngữ pháp và một ít từ. Rồi tôi bắt tay ngay lập tức vào việc đọc cuốn Lý thuyết hàm thực một biến của I.P. Natanson. Một hai trang đầu tôi hầu như phải tra từng từ một, sau đó tôi tra ít dần, ít dần cho đến khi tôi có thể đọc thành thạo.
Natanson là cuốn sách Nga đầu tiên tôi đọc. Tôi phải nói rằng đó là một cuốn sách tuyệt vời. Tôi say sưa với lý thuyết độ đo, tích phân Lebesgue integration, và nhiều thứ khác. Cuốn sách đã có ảnh hưởng rất lớn tới chuyên ngành toán học ban đầu của tôi.

Ông thu xếp việc học hành thế nào?
Từ năm 1951 đến 1955 tôi theo đúng chương trình toán đại học của Liên Xô, tự đọc hết cuốn sách này đến cuốn sách khác. Năm 1955, Hà Nội được giải phóng và trường đại học lại mở. Ông Lê Văn Thiêm trở thành Hiệu trưởng. Tháng 9 năm đó tôi bắt đầu giảng dạy tại trường Đại học Hà Nội. Khi đó tôi nổi tiếng là một trong những giáo viên trung học giỏi nhất ở vùng tự do. Ngoài ra tôi đọc rất nhiều về giáo dục trung học ở các nước, đặc biệt là ở Liên Xô. Vậy nên năm 1955, tôi được chính quyền mới bổ nhiệm làm Chủ tịch Ủy ban cải cách giáo dục trung học, mặc dù lúc đó tôi mới 27 tuổi và các thành viên khác trong ủy ban lớn tuổi hơn tôi nhiều. Hai năm sau, vào tháng 9 năm 1957 tôi đến Matxcơva học tiếp.

Ông đi sang Matxcơva như thế nào? Đây là lần đầu tiên ông rời Việt Nam?
Đúng vậy, đấy là chuyến đi đầu tiên của tôi ra nước ngoài. Đi tàu hỏa hai tuần, xuyên qua Trung Quốc.

Khi đó có nhiều sinh viên Việt Nam học ở Matxcơva không?
Không, chỉ có khoảng 100 sinh viên. Tôi là một trong 9 hay 10 nghiên cứu sinh gì đó.

Ông theo học chương trình tiến sĩ hệ chính quy?
Không, lúc đầu tôi được sang một năm để làm thực tập sinh ở Khoa toán cơ Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Matxcơva. Tôi chọn môn giải tích thực và được phân hai giáo viên hướng dẫn là D.E.MeshovG.E. Shilov.
Tôi nghĩ rằng khi gặp tôi hai người đều nghi ngờ trình độ của tôi. Hai ông hỏi tôi hàng loạt câu hỏi, một số tôi có thể trả lời ngay, một số thì quá khó. Tôi nhớ một trong những câu hỏi khó như sau: Cho một tập A [1,0] có độ đo Lebesguedương. Chứng minh rằng tập {x+y| x,y A} chứa một đoạn thẳng. Shilov cho tôi một tuần để tìm lời giải và tôi may mắn đã làm được. Sau đó tôi mới biết rằng đây là một mệnh đề trong một bài báo mới của ông. Chứng minh của tôi khác của Shilov. Ông rõ ràng có ấn tượng tốt và sau đó tin tưởng khả năng tôi. Năm đó ông mời tôi đến nhà nhân dịp giao thừa, ngày lễ gia đình lớn nhất ở Liên Xô.

Việc học của ông tiến triển thế nào?
Sau một năm tôi viết xong luận văn tiến sĩ về giải tích thực dưới sự hướng dẫn của Menshov. Đáng nhẽ tôi phải quay trở về Việt Nam sau một năm thì tôi lại được phép ở lại thêm một vài tháng để hoàn thành các thủ tục, trước hết là để chuyển từ chương trình thực tập sinh lên chương trình nghiên cứu sinh, rồi sau đó là công bố các kết quả nghiên cứu của mình và bảo vệ luận án. Tôi nhận học vị của mình tháng 4 năm 1959.

Ông thấy Matxcơva như thế nào? Ông có gặp trở ngại gì không khi chuyển sang một thế giới hoàn toàn khác với Hà Nội?
Trong một vài tuần đầu khi mới sang Matxcơva tôi rất phấn khởi. Tôi đã được nghe rất nhiều về Liên Xô, về tên tuổi những nhà toán học như Kolmogorov, Alekxandrov, Pontryagin. Tôi nhớ là mình rất ấn tượng về tòa nhà trung tâm uy nghi của trường Đại học Tổng hợp Matxcơva trên đồi Lênin.
Nhưng một thời gian sau tôi bắt đầu nhớ ví dụ như món ăn Việt Nam. Hơn thế nữa, khi tôi rời Việt Nam thì vợ tôi đang có mang đứa con đầu lòng, và một tháng sau khi tôi đến Matxcơva thì tôi nhận được điện báo tin sinh con trai. Điều đó làm tôi thực sự nhớ nhà.

Đấy là thời kỳ xa vợ lâu đầu tiên của ông?
Không, chúng tôi gặp nhau khi tôi còn ở miền Nam. Cô ấy đang là học sinh, sắp trở thành giáo viên, còn tôi đã là giáo viên. Năm 1951 chúng tôi mới đính hôn. Lòng thán phục Lê Văn Thiêm lớn đến mức tôi quyết định xa người vợ sắp cưới để đi ra Bắc. Khi đó việc thư từ rất khó khăn - phải mất cả năm để nhận và trả lời thư từ miền Nam. Sau đó năm 1957, sự tôn sùng toán học Liên Xô lớn đến mức một lần nữa tôi lại xa cô ấy thêm 20 tháng.

Sau khi nhận học vị tiến sĩ ở Matxcơva, ông có quay trở về Hà Nội không?
Có, tôi trở thành Chủ nhiệm khoa Toán Đại học tổng hợp Hà Nội. Từ năm 1959 tôi luôn sống ở Hà Nội, trừ những chuyến đi nước ngoài.

Mối quan tâm đến toán học của ông có thay đổi sau khi trở về Hà Nội không?

Tôi bắt đầu sự nghiệp của mình trong giải tích thực và đã công bố 5 bài báo về lĩnh vực này trong các tạp chí của Liên Xô. Nhưng rồi tôi nhận ra rằng lĩnh vực đó không thật hữu ích cho đất nước mình. Tất nhiên, đấy là một lý thuyết đẹp nhưng hơi lý thuyết quá và hơi xa thực tế (ít nhất điều này đúng với thời điểm đó nhưng nay dường như đang thay đổi).
Năm 1961 tôi bắt đầu quan tâm nghiên cứu vận trù học. Năm 1962 tôi gửi bài báo đầu tiên về toán quy hoạch choKantorovich và ngay năm đó đến thăm ông ấy ở Nôvôsibia một vài tuần.

Đấy là lúc vận trù học được đưa vào Việt Nam lần đầu tiên phải không?
Đúng, năm 1961 tôi nghe nói các nhà toán học Trung Quốc bắt đầu nghiên cứu lĩnh vực này. Ngay cả nhà lý thuyết số, đại số và lý thuyết hàm nổi tiếng Hua Lo keng cũng tích cực quảng bá ngành này. Thế nên khi ông Tạ QuangBửu, Bộ truởng Bộ Đại học khi đó và cũng là một nhà toán học, đi thăm Trung Quốc, tôi đề nghị ông tìm kiếm thông tin về ứng dụng vận trù học. Khi ông trở về, tôi bắt tay ngay vào làm việc thực sự theo hướng này.

Ông đã đến Trung Quốc chưa?
Chuyến đi Trung Quốc đầu tiên của tôi (không tính những lần quá cảnh bằng tàu hỏa khi đi Matxcơva) là vào năm 1963, khi tôi được mời đi báo cáo một tháng tại Viện Toán học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, tại Khoa toán trường Đại học tổng hợp Bắc kinh và nhiều trường đại học khác. Tôi sang lại Trung Quốc năm 1964, ở đó 3 tuần. Trong những chuyến đi đó tôi đã gặp những nhà toán học xuất sắc như Hua Lo keng, Vu Tsin Muo, ChengMinde, Gu Chaohao, Hu Guoding và một người phụ nữ trẻ tên là Gui Xiang Yun, người sau này đóng một vai trò nổi bật trong ngành vận trù học của Trung Quốc. (Lần đầu tiên tôi gặp Gu ChaohaoHu Guoding là ở Matxcơva). Thế nhưng tôi đã mất toàn bộ liên lạc với họ trong cuộc cách mạng văn hóa ở Trung Quốc.

Lúc đó, năm 1964, chiến tranh chống Mỹ ở Việt Nam đang căng thẳng. Điều này ảnh hưởng như thế nào tới đời sống toán học ở Hà Nội?
Tháng 5 năm 1965, để tránh những cuộc ném bom, trường Đại học Tổng hợp được sơ tán lên miền núi cách Hà Nội khoảng 170 km về phía tây bắc, gần thành phố Thái nguyên. Khi đó tôi là Chủ nhiệm khoa Toán Lý. Chúng tôi có khoảng 250 sinh viên toán.

Cuộc sống nơi sơ tán như thế nào? Có đói không, có bệnh sốt rét và các bệnh nhiệt đới khác không?
Không có bệnh sốt rét. Bệnh này đã bị thanh toán ở miền Bắc Việt Nam nhờ các chiến dịch chống sốt rét những năm 1955-1959.

Điều này đáng ngạc nhiên bởi vì bây giờ Việt Nam chắc chắn vẫn được liệt vào những nước có dịch sốt rét.
Đáng tiếc là đúng vậy, dịch lại tái phát. Ở Việt Nam là do sự thống nhất với miền Nam năm 1975. Dòng người đi lại giữa miền Bắc và miền Nam đã làm lan truyền bệnh. Chúng ta biết rằng bệnh sốt rét chưa được diệt trừ ở miền Nam. Năm 1974, Bộ trưởng Y tế của miền Bắc Việt Nam đã đến các vùng tự do ở miền Nam để nghiên cứu bệnh sốt rét ở đó một cách hệ thống. Bản thân ông đã mắc bệnh sau đó và qua đời.

Thế còn các bệnh nhiệt đới khác trong vùng rừng gần Thái Nguyên?
Các bệnh này thông thường không đe dọa cuộc sống như bệnh sốt rét. Mặc dù điều kiện nơi sơ tán thật nghèo nàn nhưng những bệnh này không phổ biến. Dĩ nhiên là chúng tôi phải đề phòng như nấu kỹ thức ăn. Quả thực là rất ít học sinh nghỉ học vì bệnh.
Nơi chúng tôi ở thực phẩm cũng không phải là vấn đề. Thế nhưng cuộc sống rất gian khổ. Gia đình bị ly tán. Vợ tôi phải đi theo trường nơi cô ấy dạy học. Trường này sơ tán cách Hà Nội 30 km về phía đông nam, hướng ngược lại với trường Đại học Tổng hợp của tôi. Tất cả ba đứa con của chúng tôi đều đi theo vợ tôi vì chúng có thể đi học ở vùng đó.
Mối nguy hiểm chính là những cuộc ném bom. Máy bay Mỹ có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào. Các lớp học của chúng tôi được dựng bằng tre ở xa nhau, ẩn dưới những tán cây. Hầm trú ẩn đào ngay bên cạnh bàn học dưới chân chúng tôi để chúng tôi có thể nhảy xuống ngay lập tức.

Trường đại học trong rừng có bị trúng bom không?
Không, nhưng có vài quả bom được ném xuống rất gần. Có lần một phi công Mỹ đã bị bắt ở ngay gần chỗ chúng tôi.

Khoảng thời gian này ông có làm toán được không?
Có, tinh thần chúng tôi rất cao nên chúng tôi tổ chức seminar thường xuyên suốt thời kỳ này. Hội Toán học do ông Lê Văn Thiêm sáng lập năm 1965 (tôi là tổng thư ký) tổ chức các seminar chung về tối ưu, xác suất, giải tích hàm, đại số
giải tích số. Tham gia có người của Đại học Tổng hợp, Đại học Sư phạm và Đại học Bách khoa (Viện Toán học mãi đến năm 1970 mới thành lập). Do ba trường sơ tán ở ba phía khác nhau của Hà Nội nên chúng tôi tổ chức seminar ở Hà Nội. Chúng tôi gặp nhau hai lần một tháng. Tôi phải nói rằng mọi người rất nhiệt tình tham gia. Nhiều người chúng tôi nhân cơ hội đó về thăm gia đình. Do vợ tôi cùng các con sơ tán ở hướng ngược lại nên rất tiện cho tôi đi thăm họ sau khi dự seminar ở Hà Nội.

Đó là thời điểm nhà toán học Pháp nổi tiếng Alexandre Grothendieck thăm Việt Nam phải không?
Đúng, ông đến thăm vào tháng 11 năm 1967. Trong vài ngày đầu, chúng tôi tổ chức cho ông giảng bài ở Hà Nội. Nhưng có hôm tên lửa bắn vào cách giảng đường chỉ khoảng 100-200 mét. Thế là Bộ trưởng Bộ Đại học Tạ Quang Bửu ra lệnh cho chúng tôi phải sơ tán. Tôi nhớ là Grothendieck vui thích khi biết tin chúng tôi sẽ đi sơ tán và coi tình huống bất bình thường đó như một cuộc phiêu lưu.

Thế rồi Grothendieck tiếp tục giảng bài trong rừng ở Thái Nguyên?
Đúng vậy. Ông giảng một giáo trình ngắn về lý thuyết phạm trù, đại số đồng điều, và hình học đại số với Đoàn Quỳnhlà người phiên dịch chính từ tiếng Pháp sang tiếng Việt. Grothendieck giảng 4 tiếng buổi sáng, và sau đó thảo luận toàn bộ buổi chiều. Thế mà ông vẫn kêu là chưa làm việc hết công suất. Ông là người ăn chay nghiêm ngặt và thứ hai nào cũng nhịn ăn.

Trường đại học ở trong rừng bao lâu?
Trường đi sơ tán 4 năm, mở lại ở Hà Nội tháng 9 năm 1969. Sau đấy, vào năm 1972-1973 lại có một đợt sơ tán nữa, lần này ở một địa điểm khác gần Hà Nội hơn. Khi đó tôi không còn làm việc ở trường Đại học Tổng hợp Hà Nội nữa.

1) Xem cách đăng bài tại đây
2) Học gõ công thức toán tại: http://diendantoanho...oạn-thảo-latex/
3) Xin đừng đặt tiêu đề gây nhiễu: "Một bài hay", "... đây", "giúp tớ với", "cần gấp", ...
4) Ghé thăm tôi tại 
http://Chúlùnthứ8.vn

5) Xin đừng hỏi bài hay nhờ tôi giải toán. Tôi cực gà.


#3
Crystal

Crystal

    ANGRY BIRDS

  • Hiệp sỹ
  • 5534 Bài viết
Koblitz: Thưa GS, ông rời trường đại học khi nào?
GS Hoàng Tụy: Vào giữa năm 1968 tôi được mời làm Trưởng ban Toán mới được thành lập ở Ủy ban khoa học kỹ thuật nhà nước.

Hình đã gửi

GS Hoàng Tụy

Hình đã gửi

Có phải đó là lúc Viện Toán học được thành lập?
Đúng vậy, ngay sau đó. Viện được quyết định thành lập năm 1969, và bắt đầu hoạt động vào năm 1970 dưới sự lãnh đạo của ông Lê Văn Thiêm. Vào lúc đó viện chỉ có 20 cán bộ và nằm trong tòa nhà của Ủy ban.

Viện Toán cũng đi sơ tán khi bị đánh bom?
Vâng đúng thế, trong khoảng thời gian gần một năm bắt đầu từ giữa năm 1972 chúng tôi bố trí viện ở một chỗ cách Hà Nội khoảng 50-60 km. Nhưng trong thời gian này tôi chỉ ở nơi đó tổng cộng có 1 ngày vì tôi muốn sống ở Hà Nội. Tôi rất lo cho những cuốn sách của tôi. Khi đó căn hộ của tôi bị mối xông nên tôi thấy tôi cần phải lưu tâm bảo vệ sách của tôi.

Vậy là ông vẫn ở Hà Nội ngay cả trong đợt ném bom dịp giáng sinh năm 1972?
Chỉ đến ngày thứ năm. Lúc đầu chỉ có vùng ngoại ô bị đánh bom. Sáng ngày thứ tư thì bom đánh đến trung tâm thành phố: nhà ga xe lửa, bệnh viện Bạch Mai bị trúng bom. Sau đó có lệnh tất cả nhân dân phải rời khỏi thành phố. Thế là tôi đến chỗ vợ tôi đang sơ tán cùng với trường của cô ấy.
Trên đường rời Hà Nội, rất may là tôi nhìn thấy vợ tôi đang đi hướng ngược lại. Cô ấy rất lo lắng về chuyện ném bom và đang về Hà Nội tìm tôi, mặc dù có lệnh đi sơ tán. Vì vậy thật là rất may mắn mà chúng tôi nhìn thấy nhau trên đường đi.
Ngay sau đó tôi nghe đài báo tin ngừng ném bom dịp giáng sinh. Thế là chúng tôi quay về nhà và ở lại đó đêm 25 tháng 12. Sáng sớm ngày 26 chúng tôi rời Hà Nội. Cùng ngày đó phố Khâm thiên bị trúng bom. Rất nhiều người không kịp đi sơ tán đã bị chết. Sau đấy chúng tôi biết tin quán phở mà chúng tôi ăn sáng sớm hôm đó ở đấy đã bị thiêu hủy chỉ vài giờ sau đó.

Có phải mọi người quay trở về Hà Nội ngay sau khi Hiệp định hòa bình được ký kết ngày 27/1/1973 không?
Không, tôi quay về chỉ một vài ngày sau khi ký Hiệp định, nhưng tôi chỉ về một mình. Tôi cần thời gian chuẩn bị cho gia đình trở về sau. Tình cảnh ở Hà Nội rất xấu, và cần có thời gian. Chúng tôi cần một thời kỳ để mọi người quay về dần dần. Hai ba tháng sau Viện Toán mới trở về Hà Nội.

Khi nào thì Viện Toán chuyển đến chỗ hiện nay, trong khuôn viên Viện KH&CN Việt Nam?
Năm 1982. Trước đó, từ 1975-1982 Viện đóng ở một khu chật hẹp trên đường Đội Cấn rất đơn sơ. Đích thân thủ tướng Phạm Văn Đồng đã thu xếp việc xây dựng một ngôi nhà cho Viện Toán ở Viện KH&CN Việt Nam.

Mối quan tâm cá nhân của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đến Viện Toán như thế nào? Lần đầu tiên ông gặp Thủ tướng là khi nào?
Tôi biết sơ qua về Thủ tướng từ những năm 40, khi ông nhiều lần đến thăm trường học của tôi ở Quảng ngãi. Ông là đại diện của chính quyền trung ương Việt Nam ở liên khu năm và liên khu sáu. Sau năm 1960 tôi quen ông hơn. Ngay sau khi chiến tranh kết thúc năm 1975, ông đến Matxcơva và có đi thăm viện của Kantorovich (ông này đã chuyển từ Novosibia đến Matxcơva). Kantorovich tặng Thủ tướng Phạm Văn Đồng cuốn sách của mình về các phương pháp tối ưu trong kinh tế. Khi về Hà Nội, Thủ tướng yêu cầu tôi đọc và báo cáo về cuốn sách.
Thời điểm đó rất thuận lợi với tôi. Một số đồng nghiệp Pháp biết tôi nằm trong ban chương trình của một hội nghị được tổ chức ở Budapest vào tháng 8 năm 1976 đã nhân dịp đó mời tôi sang Pháp. Thế nhưng tôi chỉ nhận được giấy mời trước có một tháng, và thời kỳ đó có rất nhiều trở ngại hành chính đối với việc làm thủ tục đi nước ngoài, nhất là sang phương Tây.

Ông có thể cho biết nguyên do tại sao?
Dĩ nhiên là có những khó khăn về tài chính khi sang phương Tây. Ngay cả khi bên mời trả tiền cho tất cả chi phí đi lại và ăn ở thì cũng vẫn cứ khó. Trong chiến tranh và trong những năm ngay sau khi kết thúc chiến tranh thì phương Tây bị coi như rất xa lạ và nguy hiểm. Quan niệm đó may mắn đã thay đổi và ngày nay chúng tôi không gặp khó khăn gì khi xin phép cho nghiên cứu sinh và các nhà toán học đi sang phương Tây nếu như bên mời chịu các khoản chi phí cho chuyến đi.

Thế Ông thu xếp việc đi Pháp năm 1976 như thế nào?
Đấy là lúc tôi đến gặp Thủ tướng Phạm Văn Đồng để báo cáo về cuốn sách của Kantorovich. Sau khi báo cáo xong, tôi trình bày với Thủ tướng về lời mời đi Pháp và hỏi tôi có thể đi được không. Ông trả lời “Được, không có vấn đề gì”, và với sự ủng hộ của Thủ tướng tôi đã làm xong mọi thủ tục chỉ trong có một tuần, một thời gian kỷ lục. Chuyến đi Pháp năm 1976 là chuyến đi đầu tiên của tôi sang một nước phương Tây. (Sau đó tôi đi Canada dự hội nghị Montreal về toán quy hoạch năm 1979 và năm 1981 tôi sang Mỹ lần đầu).
ôi có thể nói rằng trong Chính phủ, ông Phạm Văn Đồng là người có ảnh hưởng và kiên định ủng hộ sự nghiệp phát triển toán học nhất. Năm 1980 ông đến thăm chúng tôi ở phố Đội Cấn. Khi nhìn thấy cơ sở chúng tôi nghèo nàn như thế nào - điều kiện làm việc của tất cả các viện đều xấu, nhưng của chúng tôi còn xấu hơn – Thủ tướng Phạm Văn Đồng hứa sẽ làm một việc gì đó để cải thiện tình hình. Sau này chúng tôi biết rằng ông đã đề nghị Bộ trưởng Bộ Xây dựng xây một cái nhà cho toán học càng sớm càng tốt. Ngôi nhà được xây dựng rất nhanh thời đó - chỉ trong một năm – và bây giờ nó là trụ sở của Viện Toán.


Hình đã gửi

GS.Hoàng Tụy và GS.Kantorovich (nhà toán học đoạt giải Nobel kinh tế năm 1975)


Ông đã từng gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh?
Hai lần. Năm 1956 Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm Đại học Hà Nội và dự một số lớp học. Sau khi xem tôi giảng bài, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bắt tay tôi và hỏi một số câu. Lần thứ hai vào tháng 8 năm 1969, chỉ một tháng trước khi Người mất. Khi đó có vấn đề lớn về việc xếp hàng mua bia. Thực ra, nhìn chung ở cửa hàng nào cũng phải xếp hàng dài để mua khẩu phần gạo, quần áo và các thứ hàng khác bởi vì việc sản xuất chúng không đáp ứng được nhu cầu. Nhưng tại việc xếp hàng tại các quầy bia được quan tâm đặc biệt do thường xảy ra tranh chấp, kể cả đánh nhau làm mất trật tự công cộng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng cần có một cách tiếp cận khoa học nhằm làm giảm việc xếp hàng. Vì vậy Người đề nghị Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật nhà nước xem xét việc này. Do không thể tăng sản lượng bia, nên vấn đề thuần túy nằm trong khâu tổ chức và do đó là một vấn đề điều khiển tối ưu. Vậy là tôi chủ trì nhóm nghiên cứu vấn đề này.
Lần gặp gỡ đầu tiên của chúng tôi với Chính phủ bị lùi lại do Người ốm. Vài ngày sau tôi nhận được điện báo đến Văn phòng Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Tôi không biết tại sao tôi bị triệu tập, và tôi đoán rằng có thể muốn thỏa luận về Viện Toán học mới được thành lập. Tôi nhớ rằng xe của tôi đến nơi chậm, và khi tôi bước vào văn phòng của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã thấy nhiều thành viên cao cấp của chính phủ. Thủ tướng Phạm Văn Đồng bảo tôi “Ồ, tôi thấy anh đến chậm. Nếu đó là cách anh làm vận trù học, thì chương trình này sẽ trở nên vô tích sự”. Tôi xin lỗi và được mời ngồi cạnh Thủ tướng. Chỉ lúc đó tôi mới thấy Chủ tịch Hồ Chí Minh trong số những người ngồi quanh bàn.

Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc đó 79 tuổi. Chủ tịch tham dự cuộc thảo luận như thế nào?
Tôi thấy Người rất yếu, nhưng hoàn toàn minh mẫn. Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra nhiều câu hỏi và không hài lòng với việc xếp hàng mua bia. Tôi nhớ câu đầu tiên Người hỏi tôi là “Cháu có thể tìm một từ đơn giản hơn vận trù không? Bản thân bác chưa bao giờ gặp từ này trong tiếng Việt”.
Ông đã nghĩ ra thuật ngữ đó?
Tôi dịch từ tiếng Trung. Anh phải biết rằng vận trù học là một ngành khoa học mới – nó được đưa vào Việt Nam năm 1961. Có một khoảng thời gian dài tôi không thể tìm thấy cho nó một từ hợp nghĩa trong tiếng Việt. Sau đấy tôi quyết định dựa theo từ mà các đồng nghiệp Trung Quốc sử dụng. Điều này hoàn toàn tự nhiên vì tiếng Trung đóng một vai trò quan trọng trong tiếng Việt gần giống như tiếng La Tinh trong tiếng Pháp và tiếng Anh.

Nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh nghĩ rằng thuật ngữ tối nghĩa?
Vâng, Người muốn biết tại sao tôi lại chọn nó. Sau đó, khi tôi đến chào từ biệt, Người hỏi tôi có biết nguồn gốc từ đó không. Tôi không trả lời được, và Chủ tịch Hồ Chí Minh liền kể cho tôi nghe xuất xứ của từ đấy trong văn học Trung Hoa cổ điển. Nó được dùng trong một tác phầm nổi tiếng để mô tả một dạng nghệ thuật phức tạp nào đấy mà nghệ thuật này có lẽ giống với vận trù học. Chủ tịch Hồ Chí Minh thông thạo văn học Trung Hoa – Người còn làm thơ bằng tiếng Trung – và do đó Người có thể giảng cho tôi nguồn gốc từ vận trù mà tôi đem vào tiếng Việt.
Ngẫu nhiên là trong những năm 70 từ vận trù xuất hiện nhiều trong đời thường. Nó trở thành một từ mốt để nói về việc tìm một lời giải tối ưu cho bất kỳ một cái gì.

Ông có thường chịu trách nhiệm nghĩ ra các từ toán học mới trong tiếng Việt không ?
Tôi có tham gia việc này. Trong những năm 1959-1961, là một thành viên của Hội đồng từ ngữ khoa học, tôi đã giúp cho ra đời cuốn từ điển Việt Nam-Anh- Nga đầu tiên về từ ngữ khoa học mà nó có chứa những khái niệm toán học đương đại. Nhưng người chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng các từ ngữ khoa học là nhà toán học Hoàng Xuân Hãn, người đã di cư sang Pháp sau khi Pháp chiếm Hà Nội và đã từng là một giáo viên trung học của GS.Lê Văn Thiêm. Ngoài việc là một nhà toán học, GS.Hoàng Xuân Hãn còn là một chuyên gia uyên bác văn học Việt Nam và văn học Trung Hoa. Ở Pháp, ông chuyển mối quan tâm nghiên cứu từ toán sang văn học. Ông ấy bắt đầu xây dựng từ ngữ khoa học từ đầu những năm 1940 cùng với các GS.Nguyễn Xiển và GS.Nguyễn Thúc Hào.

Quay trở lại câu chuyện dùng vận trù học để làm giảm việc xếp hàng mua bia, Hội đồng của ông có làm được điều gì không ?
Có, hai ba tháng sau đấy chúng tôi đề xuất một số kiến nghị cho Thủ tướng Phạm Văn Đồng (Chủ tịch Hồ Chí Minh mất tháng 9 năm 1969). Những kiến nghị của chúng tôi đã được đưa vào thực tiễn và chúng đã góp phần cải thiện tình hình một vài năm sau đó. Nhưng các cuộc ném bom lại tiếp tục đã làm nảy sinh những trở ngại rất lớn về mặt tổ chức, và mọi thứ lại quay trở lại thời kỳ đầu.

Khi ông nói về mối quan hệ của ông với các nhà lãnh đạo và về tầm quan trọng của toán học đối với chính phủ Việt Nam ngay từ thời kỳ Việt Minh, người ta có cảm tưởng rằng toán học có một vị trí đặc biệt trong khoa học ở Việt Nam. Những nhà toán học nào đã đóng góp cho vị trí đó của toán học ở Việt Nam? Họ còn sống không?
Tháng 5 năm 1986 tôi tổ chức một hội nghị ở Hà Nội với sự tham gia của nhiều thế hệ các nhà toán học. Chúng tôi biết GS.Tạ Quang Bửu đang ốm nặng (ông ấy mất ba tháng sau đấy), và đây là dịp để tôn vinh ông và cũng để tập hợp lại lần cuối cùng tất cả các thế hệ toán học ở Việt Nam từ người trẻ nhất đến người già nhất.
Mặc dù GS.Tạ Quang Bửu không có một đóng góp nghiên cứu nào đáng kể trong toán học, ông có mối quan tâm và hiểu biết sâu sắc về nhiều lĩnh vực toán và vật lý. Ông là Tổng thư ký đầu tiên của Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước, và ông là một Bộ trưởng Bộ Đại học xuất sắc. Ông ấy có quan hệ gần gũi với Thủ tướng Phạm Văn Đồng, và quan hệ của ông ấy với Laurent Schwartz đã phần nào làm nên mối quan hệ sớm sủa của toán học chúng tôi với Pháp.
Rất nhiều nhân vật quan trọng đối với sự phát triển toán học ở Việt Nam cũng có mặt: GS.Lê Văn Thiêm có một vai trò quyết định và là thần tượng của thế hệ tôi khi chúng tôi còn trẻ. GS.Nguyễn Thúc Hào, người đã dạy tôi khi ở cấp trung học, đã điều hành các lớp học đại học ở Liên khu tư và nhiều người khác nữa.

#4
E. Galois

E. Galois

    Chú lùn thứ 8

  • Quản lý Toán Phổ thông
  • 3861 Bài viết
Xem phần I - Phần II - Phần III

Koblitz: GS có thể tóm tắt ưu khuyết điểm toán học Việt Nam hiện nay, đặc biệt ở Viện Toán học?
GS Hoàng Tụy: Trước tiên, chúng tôi có truyền thống trong giải tích, kể cả giải tích cổ điển, giải tích hàm, phương trình đạo hàm riêng, giải tích lồi và phi tuyến, và tất nhiên là giải tích phức, lĩnh vực của GS Lê Văn Thiêm. Là một cựu học trò của Nevalina, GS Lê Văn Thiêm nổi tiếng về một phương pháp tiên phong giải bài toán ngược trong lý thuyết hàm chỉnh hình và ông đã xây dựng một nhóm nghiên cứu giải tích phức ở Việt Nam.
Nhóm lý thuyết tối ưu là một trong những nhóm mạnh nhất ở viện có những mối quan hệ tốt với nước ngoài và nhiều bài báo trên các tạp chí quốc tế. Công trình của chúng tôi liên quan nhiều đến giải tích phi tuyến. Viện chúng tôi cũng có nhiều nhà nghiên cứu về đại số và hình học đại số, kể cả tô pô đại số và lý thuyết kỳ dị. Trong lý thuyết xác suất chúng tôi có một số chuyên gia giỏi, nhưng họ làm việc cách ly và không làm thành một nhóm mạnh.
Điểm yếu nhất của chúng tôi là toán ứng dụng, đặc biệt trong những lĩnh vực phụ thuộc vào thiết bị, hạ tầng cơ sở và một nền công nghiệp cao, những cái mà chúng tôi không có ở ViệtNam.

Hình đã gửi


Hình đã gửi
Nhưng ông đã chuyển từ giải tích thực sang vận trù học với một niềm tin là nó có thể áp dụng ở Việt Nam. Ông có thất vọng về việc ứng dụng những công trình của ông trong điều kiện Việt Nam?
Từ những ngày đầu chúng tôi đã cố gắng dùng toán để giải các bài toán thực tế. Những năm 1961-1962 bản thân tôi đã nghiên cứu một vấn đề giao thông – quy hoạch lại việc bố trí xe vận tải nhằm làm giảm quãng đường xe đi không tải.
Sau này tôi mới biết rằng chúng tôi đã thử giải bài toán ứng dụng này trước các nhà toán học Xô Viết. Tuy nhiên, một khi họ đã bắt đầu nghiên cứu khoảng 1963, họ đạt được những kết quả tốt hơn rất nhiều so với chúng tôi. Khi chiến tranh xảy ra ở Việt Nam, mọi tiến triển trong việc ứng dụng vận trù học vào thực tế đã dừng lại.
Tôi phải nói rằng khi tôi bắt đầu nghiên cứu vận trù học, trước tiên tôi không vừa lòng với kiểu toán học được sử dụng ở đấy. Cuốn sách quy hoạch tuyến tính đầu tiên tôi đọc không tốt lắm, và chuyên ngành này làm tôi chán nếu so với vẻ đẹp của lý thuyết độ đo mà tính hoàn hảo của nó đã làm tôi hứng thú hơn về mặt thẩm mỹ. Nhưng mà lúc đó tôi còn trẻ và say mê nên tôi có thể chuyển sang hướng mới. Sau khi tôi đến thăm Kantorovich ở Novosibirsk năm 1962, nơi mà tôi đã báo cáo về công trình nghiên cứu bài toán vận tải phi tuyến, tôi tin tưởng hơn lúc nào hết về sự cần thiết phải chuyển hoàn toàn sang ngành mới. Bắt đầu từ năm 1962 tôi không còn nghiên cứu giải tích thực nữa.
Công việc nghiên cứu tối ưu của ông đã tiến triển nhanh như thế nào?
Năm 1964, khi tôi trở lại viện của Kantorovich, tôi đã có thể báo cáo về những kết quả quan trọng hơn rất nhiều về cực tiểu lõm. Đó là công trình đầu tiên của tôi có ảnh hưởng quan trọng đến chuyên ngành và đem lại cho tôi uy tín quốc tế.

Thế nào là cực tiểu lõm và tầm quan trọng của nó ?
Vâng. Trước kia, mọi người nghiên cứu rất nhiều bài toán cực tiểu một hàm lồi trên một tập lồi. Ở đấy chỉ cần sử dụng các điều kiện địa phương và do đó có thể áp dụng các kỹ thuật giải tích thông thường. Việc nghiên cứu bài toán vận tải đã cho tôi thấy tầm quan trọng của bài toán lõm tương tự, nhưng bài toán này khó hơn.
Ta hãy xét một minh họa đơn giản. Sử dụng các phương pháp trước đó về bài toán vận tải, người ta phải giả thiết chi phí là một hàm lồi theo quãng đường, có nghĩa là chi phí trên từng cây số tăng lên cùng với quãng đường đã đi. Điều này thuận tiện về mặt toán học, nhưng không phản ánh thực tế. Trong thực tiễn, có một chi phí cố định và một chi phí phụ giảm theo quãng đường.
Nhưng cực tiểu lõm khó nghiên cứu hơn?
Đúng thế. Ngày nay chúng ta gọi đấy là một bài toán khó NP. Những năm đầu 60 chúng ta chưa có những khái niệm chính xác như vậy. Nhưng Dantzig và những người khác đã thấy đây là một bài toán thực sự khó.

Ông giải quyết bài toán này như thế nào?
Tôi đề xuất một dạng nhát cắt mới. Các nhát cắt được Gomory đưa ra trong quy hoạch nguyên trong những năm 50. Sau đó chúng cũng được sử dụng trong quy hoạch lồi. Năm 1964 tôi đề xuất một dạng cắt mới cho phép ta xây dựng một thuất toán cực tiểu lõm.

Nhưng ông đã nói là ông không tiếp tục được việc nghiên cứu mặt ứng dụng của công trình này?
Vâng, rất tiếc là như vậy. Sau khi tôi đưa ra dạng cắt này và xây dựng một phương pháp giải bài toán cực tiểu lõm, bước tiếp theo là việc thử nghiệm các thuật toán trên máy tính và tìm cách cải tiến chúng. Nhưng chúng tôi không có những khả năng này ở Việt Nam. Ngay sau đấy chúng tôi đi sơ tán, và tôi phải đưa ra khỏi đầu mọi ý tưởng lập trình thuật toán. Như một điều tất yếu, tôi nghiên cứu các khía cạnh trừu tượng hơn, cụ thể là lý thuyết tổng quát. Vì vậy, những kết quả tiếp theo của tôi là về các bất phương trình lồi và định lý Hahn-Banach. Một trong những kết quả này có lúc còn được gọi là “điều kiện không tương thích của Tuy”.

Phải tốn bao nhiêu lâu thì phương Tây mới biết đến công trình của ông ?
Trong những năm đó tôi hầu như không có quan hệ với phương Tây. Mãi đến năm 1972 khi tôi gặp V. Klee lần đầu tiên ở Warssaw, ông ta cho tôi biết rằng nhiều người bên Mỹ quan tâm đên bài báo năm 1964 của tôi.
Rất nhiều năm nhát cắt của tôi được biết đến dưới cái tên “Nhát cắt Tui”. Lý do viết vần sai tên tôi nằm ở chỗ bài báo của tôi công bố bằng tiếng Nga với tên tôi là “Tyu” theo chữ Nga. Nó được dịch sang tiếng Anh theo cách phiên dịch của Hội Toán học Mỹ như thể tôi là một nhà toán học Liên Xô. Người đầu tiên sửa chữa lỗi này là Egon Balas, một người Rumani nhập cư sang Mỹ, hiện đang làm việc ở Đại học Carnegie-Mellon ởPittsburgh. Trong một bài báo năm 1971 ông ta nói tôi là một nhà toán học Bắc ViệtNam và lần đầu tiên viết đúng tên tôi.

Ông nhắc đến một chuyến thăm Ba Lan. Ông đi nước ngoài được bao nhiêu lần trong những năm chiến tranh ?
Năm 1966 tôi dự Đại hội toán học thế giới ở Moscow. Năm sau đấy tôi đến Liên bang Xô viết một thời gian ngắn với tư cách thành viên một phái đoàn của Ủy ban nhà nước về khoa học và công nghệ. Nhưng dịp đi nước ngoài tiếp theo xảy ra mãi năm 1972, khi J. Los mời tôi đến Ba Lan 3 tháng. Ông ta tổ chức một học kỳ về toán kinh tế giống như những chương trình về các ngành toán học khác được tổ chức sau này ở Trung tâm Banach.
Trong chuyến đi Ba Lan đó lần đầu tiên tôi báo cáo bằng tiếng Anh. Khi đấy tôi có ít kinh nghiệm với ngoại ngữ này. Tôi nhớ rằng sau buổi báo cáo bằng tiếng Anh đầu tiên, một thính giả đến nói với tôi rằng “Qua báo cáo tôi có thể đoán ông nói tiếng Pháp rất tốt”.

Mối quan hệ với các nhà toán học phương Tây phát triển như thế nào? Bao nhiêu người đến thăm Việt Nam?
Trong chiến tranh chúng tôi chỉ có một số ít khách. Ngoài GrothendieckDavis Chandler từ Canada và Laurent Schwartz, Martineau, Malgrrange, Chenciner từ Pháp. Sau đấy trong những năm 70 và đầu những năm 80 có nhiều nhà toán học đến từ Pháp: Tatar, Puel, Dacunha-Castelle, Amice và những Việt kiều như Frederic Pham, Lê Dũng TrángBùi Trọng Liễu. Nhà thống kê Klaus Krickeberg có mối liên hệ thường xuyên với viện tôi: ông ấy học cả ngôn ngữ chúng tôi và giảng bài bằng tiếng Việt. Pierre Cartier đã đến thăm chúng tôi nhiều lần. Chúng tôi cũng có khách từ những nước khác như J-E. Bjork từ Thụy Điển và K. Saito từ Nhật. Nhưng theo truyền thống trong các nước phương Tây chúng tôi có mối quan hệ chặt chẽ nhất với Pháp. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, mối quan hệ với Pháp có vẻ giảm đi một chút.
Tại sao?
Một phần có thể vì lý do tài chính. Bên cạnh đó, một vài người ở cả Pháp và Việt Nam cảm thấy toán học bây giờ đang ở trong tình trạng tốt và nên quan tâm hơn đến những ngành khác, đặc biệt là các khoa học ứng dụng. Tôi còn có cảm tưởng rằng chính phủ Pháp đã chuyển mối quan tâm của họ sang các nước châu Phi nhiều hơn.
Nhưng trong một vài năm gần đây, mối quan hệ của chúng tôi với một số nước khác như Tây Đức và Nhật Bản đã tăng lên đáng kể. Chúng tôi cũng thiết lập những mối quan hệ chặt chẽ hơn với các nhà toán học ở Mỹ, Thụy Điển, Anh, Italia. Chẳng hạn như chúng tôi thường xuyên trao đổi tạp chí với Hội Toán học Italia.
Có vẻ như có các nhà toán học trẻ Việt Nam đi thăm phương Tây và Nhật nhiều hơn trước đây, điều này có đúng không?
Đúng thế, chúng tôi tự hào về việc nhiều nhà nghiên cứu trẻ của chúng tôi nhận được học bổng nghiên cứu ở nước ngoài. Ví dụ như trong hai năm gần đây có 8-10 người được học bổng Humboldt sang nghiên cứu tại Đức, và Hội đồng hỗ trợ khoa học Nhật đã trao cho chúng tôi nhiều học bổng. Tại Viện Toán học chúng tôi luôn tìm cách tận dụng các cơ hội của những quỹ như vậy. Ở đây không có những thỏa thuận đặc biệt, không có những hiệp định song phương với Việt Nam. Các học bổng đều có tính cạnh tranh cao, và người của chúng tôi phải làm đơn xin như những người khác. Như vậy, đây thực sự là một sự hợp tác hơn là một sự giúp đỡ một chiều. Chúng tôi cảm thấy rằng chúng tôi cũng đóng góp cho cộng đồng toán học quốc tế cùng lúc với sự giúp đỡ của họ.
Tất nhiên là những sự giúp đỡ như vậy sẽ tiếp tục cần thiết trong nhiều năm và chúng tôi luôn luôn chào đón những thoả thuận đặc biệt với các chính phủ và cơ quan khác nhau của các nước phát triển, đặc biệt là từ Liên Xô và các nước Đông Âu. Nhưng việc tăng cường sử dụng các kênh trao đổi thông thường với phương Tây và Nhật như học bổng tiến sĩ, giáo sư thỉnh giảng là một sự phát triển đáng khích lệ. Tôi rất hài lòng thấy nhiều đồng nghiệp trẻ của tôi đã trở thành những nhà toán học có tên tuổi với những mối quan hệ quốc tế thông thường. Điều này cũng giúp giảm bớt những vấn đề vật chất đang đè nặng lên viện.
Như thế nào?
Chẳng hạn, nếu một thành viên đi nước ngoài, anh ta có lương và có thể tiết kiệm được một khoản tiền tương đối. Cái này giúp giải quyết việc chi tiêu trong gia đình khi trở về và do đó anh ta có thể sống mà không cần đi làm thêm. Ngoài ra, một phần nhỏ tiền tiết kiệm được ở nước ngoài thường được biếu cho viện.
Một loại thuế?
Không phải, đây không giống như thuế nhà nước. Nó không chính thức mà gần như mang tính chất tự nguyện thuần tuý. Tôi có thể hài lòng nói rằng phần lớn các đồng nghiệp ở viện chúng tôi đều sẵn sàng đóng góp. Tất cả chúng tôi hiểu rằng sự hỗ trợ tài chính của nhà nước không đủ để duy trì ngay cả sự hoạt động bình thường của viện, chứ chưa nói đến những nhu cầu ngày càng tăng của chúng tôi. Ví dụ như chúng tôi mới mua hai máy tính cá nhân và một máy photocopy từ Thái Lan (máy copy đầu tiên của chúng tôi do ông Ed Cooperman đã quá cố của Ủy ban Mỹ hợp tác khoa học với ViệtNam tặng), và chúng tôi cần tiếp tục mua mực in, phụ kiện và phụ tùng thay thế. Điều này sẽ không thực hiện được nếu không có sự đóng góp của các cán bộ của viện trở về từ những chuyến đi công tác ở nước ngoài.
Trong mười năm Ủy ban Mỹ hợp tác khoa học với Việt Nam thu xếp cho các nhà khoa học Việt Nam sang thăm Mỹ - có khoảng 200 chuyến đi như vậy – chúng tôi chưa từng có một trường hợp nào mà một nhà khoa học quyết định không quay trở về. Khi tôi kể chuyện này cho người ở các nước đang phát triển khác, họ đều ngạc nhiên, đặc biệt nếu họ để ý đến sự khác biệt khổng lồ về điều kiện vật chất giữa những nhà khoa học Mỹ và Việt Nam. Tại sao không có sự đào ngũ của những người được đi?
Phần lớn các nhà khoa học ViệtNam cho rằng việc đi nước ngoài là cần thiết cho nghiên cứu của họ. Nhưng cái gì chúng tôi có thể làm tốt nhất luôn luôn ở trong nước chúng tôi. Tất nhiên chúng tôi vui mừng khi có khả năng ở nước ngoài một thời gian dài. Nhưng mặt khác, trong quan hệ con người chúng tôi chỉ thật sự hạnh phúc khi ở ViệtNam.

Về hợp tác quốc tế, mối liên lạc với các nước Đông Nam Á và với Ấn Độ có quy mô như thế nào?
Chúng tôi đang tìm cách phát triển mối quan hệ với Ấn Độ và các nước láng giềng. Ở đây có một tình huống mâu thuẫn. Một mặt tất yếu là nên phát triển sự hợp tác với các nước láng giềng trước tiên. Tuy nhiên, phần lớn các nước này đều rất nghèo và rất khó tìm tài trợ cho các hoạt động chung.
Chúng tôi có một số quan hệ với Singapore. Năm 1978, khi tôi gặp Lê Peng Yee, chúng tôi thống nhất là nên phát triển sự hợp tác. Cách đây vài năm, một nhà toán học trẻ của viện chúng tôi đã sang thăm Singapore. Năm 1979 có một hội nghị của các nhà toán học Đông Nam Á ở Singapore. Nó được tài trợ bởi Hội toán học Đông Nam Á và chính phủ Pháp, và Laurent Schwartz đã thu xếp với Đại sứ quán Pháp tài trợ sự tham dự của Việt Nam.
Nhìn chung, dịp duy nhất chúng tôi gặp các nhà toán học trong vùng là ở các hội nghị quốc tế. Tôi phải nói rằng tôi không lạc quan lắm về việc cải thiện tình hình này trong những năm tới. Ở đây tôi không quan tâm đến khía cạnh chính trị mà về khía cạnh tài chính: không chỉ có chính phủ Việt Nam mà chính phủ các nước láng giềng cũng không sẵn sàng chi tiền cho sự hợp tác này. Ở các nước phát triển tồn tại các điều kiện thuận lợi hơn rất nhiều: nếu họ mời chúng tôi, họ trả tiền đi lại và mọi chi tiêu. Trong một vài trường hợp - đặc biệt ở Đức, Pháp và Nhật-chính phủ còn hỗ trợ tiền đi lại cho các nhà toán học của họ đến Việt Nam.
Ngay cả đối với Ấn Độ chúng tôi cũng gặp khó khăn. Hai nước chúng tôi có hợp tác trong ứng dụng khoa học-nông nghiệp và y học-nhưng rất ít trong các lĩnh vực lý thuyết. Mới có hai nhà toán học của chúng tôi đến Ấn Độ, nhưng không có nhà toán học Ấn Độ nào đến đây.

Các khó khăn thực tiễn có phải là duy nhất không? Có thể các nhà toán học ở các nước đang phát triển như Việt Nam và Ấn Độ không biết hoặc không quan tâm đến công việc của nhau và coi mối quan hệ với các nước phát triển có thanh thế và giá trị hơn?
Đúng là một nhà toán học ở một nước đang phát triển thường coi trọng việc cộng tác với các nước phát triển. Ví dụ như nếu viện của anh ta có tiền để mời ai đó thì anh ta sẽ thích mời một người phương Tây bởi vì một người khách như vậy có thể giúp mở rộng sự hợp tác với một nước phát triển. Vì vậy, để phát triển mối quan hệ của chúng tôi với những nước như Ấn Độ cần có những nỗ lực đặc biệt. Nếu không có một nguồn tài trợ kinh phí thì quá trình hợp tác sẽ tiến triển rất chậm.

Việt Nam có thể mời chào cái gì cho các nước trong vùng?
Trong nhiều lĩnh vực toán học, ví dụ như trong tối ưu, chúng tôi có một nhóm ở Hà Nội mà theo tôi là mạnh nhất ở châu Á. Chúng tôi có thể đào tạo các ngành này cho nghiên cứu sinh trong vùng. Một khoản tiền tương đối nhỏ, chẳng hạn 200 USD mỗi tháng, đủ cho một sinh viên nước ngoài chi tiêu ở Việt Nam. Đồng thời, chúng tôi cũng có thể gửi sinh viên đến các nước xung quanh để được đào tạo về các ngành ứng dụng như là thống kê hay lập trình.
Chúng tôi cũng có thể trao đổi giáo sư thỉnh giảng với các nước trong vùng. Tuy nhiên, tôi nghĩ việc trao đổi sinh viên theo quy mô lớn có khả năng thực thi hơn.


Theo Tia Sáng


1) Xem cách đăng bài tại đây
2) Học gõ công thức toán tại: http://diendantoanho...oạn-thảo-latex/
3) Xin đừng đặt tiêu đề gây nhiễu: "Một bài hay", "... đây", "giúp tớ với", "cần gấp", ...
4) Ghé thăm tôi tại 
http://Chúlùnthứ8.vn

5) Xin đừng hỏi bài hay nhờ tôi giải toán. Tôi cực gà.


#5
E. Galois

E. Galois

    Chú lùn thứ 8

  • Quản lý Toán Phổ thông
  • 3861 Bài viết
Ông đã nói về những nhu cầu tăng lên của Viện Toán học Hà Nội. Có phải đó là do quy mô của viện tăng lên?
Không phải, chỉ có một sự tăng không đáng kể số cán bộ trong những năm gần đây. Trước đây 10 năm chúng tôi có khoảng 60 nhà toán học, và bây giờ chúng tôi có 78 người. Nhưng mức độ hoạt động tăng lên rất nhiều đã tạo ra thêm các nhu cầu về sách, máy tính, v.v. Anh có thể tưởng tượng chỉ mỗi việc đánh máy bài báo cũng là một vấn đề ở nước chúng tôi. Chúng tôi không có tiền từ chính phủ để mua máy chữ mà chúng tôi phải dựa vào sự đóng góp của các cán bộ của mình.
Như vậy là các cán bộ của viện đang công bố nhiều hơn ở các tạp chí quốc tế?
Đúng thế, nhưng có những khó khăn đặc biệt mà các nhà toán học ở các nước đang phát triển hay gặp phải. Sau khi hoàn thành một bài báo, chúng tôi thường phải đối mặt với sự trì hoãn hay gặp những cản trở trước khi nó được công bố. Chúng tôi phải đấu tranh với sự chậm trễ và độ không tin cậy của bưu điện cũng như sự chậm chạp của quá trình phản biện. ở Mỹ, nếu anh không nghe thấy gì sau 5-6 tháng, anh có thể gọi cho biên tập viên để thúc đẩy qúa trình này. Chúng tôi không thể làm việc đó. Tất nhiên thư từ sẽ tốn thời gian hơn, đặc biệt từ Việt Nam, và nó không hiệu quả bằng một cú điện thoại. Tong trường hợp của tôi, mặc dù tôi có tên tuổi trong ngành, một vài bài báo của tôi cần đến hơn một năm rưỡi để có được nhận xét phản biện. Sau đấy chúng tôi phải ký và gửi trả lại thỏa thuận bản quyền mà cái này có thể làm mất thêm 2-3 tháng nữa.
Một vài biên tập viên không thông cảm lắm với hoàn cảnh của các nước đang phát triển. Họ đòi phải có ba bản sao bài báo theo mẫu quy định. Rồi họ lại yêu cầu chúng tôi phải sửa những lỗi viết nhỏ mà họ có thể sửa hộ cũng được. Tất cả những điều này góp phần trì hoãn việc công bố một cách đáng kể.


Khi các nhà toán học trẻ trở về sau khi học tập ở nước ngoài, họ có gặp khó khăn trong việc làm quen với các điều kiện ở Việt Nam hay không? Chẳng hạn, ai đó vừa nhận bằng tiến sĩ ở Moscow về sẽ tìm thấy rất ít người ở Việt Nam mà anh ta có thể thảo luận được với những người đó về chuyên ngành của anh ta.

Vâng, có vấn đề đơn độc. Nhiều nhà toán học được đào tạo ở Liên Xô đã dừng nghiên cứu khi họ trở về Việt Nam. Trong trường hợp tôi thì tôi gặp may vì có thể thăm Kantorovich những năm 62 và 64. Các chuyến đi của tôi đến Liên Xô, Trung Quốc và Ba Lan trong những năm 60 và đầu những năm 70 rất quý giá đối với nghiên cứu của tôi. Cũng bởi vì tôi chủ yếu là một người tự học toán, tôi quen làm việc trong điều kiện đơn độc.
Nói chung, một người nào đó có thể thích nghi tốt với điều kiện làm việc ở Việt Nam hay không phụ thuộc vào từng cá nhân cụ thể và phần nào vào chuyên ngành.


Thật khó thích nghi với sự thụt giảm về vật chất ở Việt Nam. Tiền lương một nhà toán học ở viện là bao nhiêu? Có thể sống với mức lương đó không?
Lương của tôi là 25.000 đồng một tháng. Một phó giáo sư có lương khoảng 20.000 đồng. Hiện nay lương này tương đương khoảng 4-5 USD một tháng. Người ta có thể sống được với số tiền này bởi vì nhiều thứ cơ bản được trợ cấp rất nhiều như gạo, tiền thuê nhà, v.v. Người ta đủ tiền mua gạo, muối và rau. Tuy nhiên, để sống một cách bình thường người ta cần có thêm nguồn thu nhập. Nguồn thu nhập phổ biến của các nhà toán học là dạy thêm, thông thường là luyện học sinh thi đại học.
Chế độ chúng tôi khó hiểu đối với người nước ngoài. Có những điều bất bình thường trong hệ thống lương bổng. Một người công nhân có thể có lương đến 150.000 đồng mỗi tháng. Tôi có một người cháu làm việc ở một nhà máy và có lương gấp ba lần tôi. Tất nhiên, không ai cho rằng đây là một trạng thái bình thường và chúng tôi hy vọng rằng sẽ sớm có một số thay đổi.
Viện Toán học định hướng có vẻ như chủ yếu vào nghiên cứu cơ bản, trong nhiều trường hợp vào những lĩnh vực không có ứng dụng trong nền kinh tế Việt Nam. Các cán bộ của viện đóng vai trò gì không trong hệ thống giáo dục và trong công nghiệp? Trong số 78 cán bộ, có bao nhiêu người tham gia giảng dạy ở các trường đại học hay giải các vấn đề thực tiễn?
Tôi ước lượng khoảng 15 người có nghiên cứu ứng dụng, chủ yếu là những người làm về tối ưu, thống kê hoặc phương trình đạo hàm riêng, và khoảng 15 người tham gia giảng dạy. Chúng tôi thường cử người đi giảng bài ở các thành phố khác như Huế, Đà Lạt, Thành phố Hồ Chí Minh, Vinh cũng như ở Đại học Tổng hợp và Đại học Bách khoa Hà Nội.


Như vậy còn khoảng 50 người nhận lương chỉ để làm nghiên cứu thuần túy. Ông biện hộ điều này thế nào trong điều kiện nghèo khó của Việt Nam? Người ngoài viện có tìm cách tác động để ông thay đổi trọng tâm của viện không? Hay là ông có được sự tán thành của xã hội về tầm quan trọng của việc nghiên cứu lý thuyết?
Phần lớn mọi người đều nhận thấy rằng nghiên cứu cơ bản, kể cả khi nó không có tác động kinh tế trực tiếp, có tầm quan trọng đối với tương lai. Thỉnh thoảng chúng tôi nhận được những cảnh báo về định hướng lý thuyết. Nhưng quan điểm này không có ảnh hưởng lớn như sự ủng hộ của xã hội đối với nghiên cứu cơ bản.
Cần phải chú ý rằng viện chúng tôi cũng có nhiệm vụ đào tạo ở cấp sau đại học. Hiện nay chúng tôi có khoảng hai tá nghiên cứu sinh đang làm luận án tiến sĩ. Chắc chắn việc đào tạo các nhà khoa học trong nước có hiệu quả kinh tế hơn việc gửi họ đi nước ngoài.
Ngoài ra, việc có được một trình độ đào tạo tiến sĩ toán tốt là cần thiết đối với đất nước để có thể giữ vững trình độ cao cho nền khoa học và cho giảng dạy đại học.


Tôi nghe nói rằng ông là thành viên của một nhóm người đang định thành lập một đại học tư nhân ở Hà Nội, có đúng thế không? Có thể thực sự tiến hành việc này ở một đất nước xã hội chủ nghĩa hay không?
Đúng thế. Thật sự chúng tôi đã nhận giấy phép cấp bằng được công nhận bởi Bộ Đại học. Nhưng trường này chưa thể gọi là đại học được vì nó mới có hai khoa toán và tin học. Sau này chúng tôi có kế hoạch bổ sung thêm cơ học và quản lý kinh tế.


Trường đã khai giảng chưa?
Các khóa học sẽ bắt đầu chính thức tháng 9 năm 1989. Trước đó, từ tháng 2 đến tháng 9 chúng tôi tổ chức dạy tiếng Anh và tiếng Nga cấp tốc. Hiện nay chúng tôi có 70 sinh viên.


Có đúng là một số nhà toán học hàng đầu của Việt Nam sẽ dạy ở đây?
Những người tham gia chính là nhà đại số Hoàng Xuân Sính (chị ấy sẽ là hiệu trưởng), nhà tô pô đại số Hùynh Mùi, Phan Đình Diệu trong tin học, Nguyễn Đình Trí trong giải tích, Bùi Trọng Liễu trong cơ học và tôi.


Có những tin đồn rằng ông đã rời khỏi Đại học tổng hợp Hà Nội vì có những bất đồng về chính sách và rằng ngay từ khi đó ông đã không vừa lòng với chất lượng chương trình đại học. Có phải cố gắng của ông nhằm thành lập một cơ sở đào tạo đại học mới có ngồn gốc từ sự không vừa lòng với công tác giảng dạy toán ở Đại học Tổng hợp Hà Nội?
Nhiều người chúng tôi đã nhìn thấy sự cần thiết phải cải tiến hệ thống đại học, không chỉ riêng trong giảng dạy toán học mà trong mọi ngành. Tất nhiên là các khó khăn về kinh tế đã góp phần gây ra các vấn đề. Nhưng tôi cho rằng có những nguyên nhân khác nữa. Ngay bây giờ đây, Đại học Tổng hợp Hà Nội có số sinh viên ít hơn những năm 60 và có số giảng viên gấp ba lần số sinh viên.

Chúng tôi hy vọng rằng một trường tư có thể khai mào những đổi mới nhanh chóng cần thiết cho việc cải tiến hệ thống đại học ở Việt Nam. Những ý tưởng như vậy sẽ khó thực hiện được trong hệ thống nhà nước. Nếu chúng tôi thành công, chúng tôi có thể xin trở thành một phần của hệ thống đào tạo của chính phủ. Nhưng ở giai đoạn này chúng tôi không chắc hắn có thành công hay không. Đề án này là một thử nghiệm đối với Việt Nam.

Ông quan tâm sâu sắc đến sự nghiệp giáo dục ở Việt Nam, không những ở cấp sau đại học và đại học mà còn ở cấp phổ thông. Chính ở cấp này Việt Nam có uy tín đặc biệt cao vì đạt được các kết quả xuất sắc tại các kỳ thi Olympic toán quốc tế. Ví dụ như năm ngoái tại úc, đội tuyển xếp thứ năm, cao hơn đội tuyển Mỹ xếp thứ sáu. Xin ông nói về quá trình tham dự của Việt Nam và tầm quan trọng của nó. Cái này có phản ánh trình độ giảng dạy toán phổ thông tốt hay không?
Năm 1973 tôi may mắn có mặt ở Moscow đúng lúc kỳ thi Olimpic đang xảy ra ở đó. Một ngày, người bạn của tôi là V.A. Skvortsov (một trong những người tổ chức chính các kỳ thi Olympic) mời tôi tham dự chủ tịch đoàn lễ bế mạc. Sau đấy chúng tôi thảo luận về khả năng tham gia của Việt Nam ngay năm sau, khi mà Olimpic sẽ được tổ chức ở Đông Berlin. Trở ngại lớn nhất là việc chủ nhà sẽ phải chịu không những khoản chi phí tại chỗ mà còn cả chi phí máy bay. Tôi bàn với những người bạn Đức, những người luôn giúp đỡ chúng tôi, và họ đồng ý.
Sau đó chúng tôi phải xin phép chính phủ Việt Nam. Tôi đã tìm cách gặp thủ tướng Phạm Văn Đồng. Ông đồng ý và nói ?Điều duy nhất tôi mong muốn là chúng ta đừng xếp bét?.
Thật sự là chúng tôi không hy vọng nhiều. Tôi nhớ rằng tại Olimpic ở Moscow, đội Cu Ba nhận được một bằng khen lần đầu tiên và họ đã vui mừng lắm rồi. Vì vậy chúng tôi chỉ hy vọng nhiều nhất có một kết quả tương tự. Nhưng đội tuyển Việt Nam năm 1974 rất mạnh và nhận được nhiều giải. Tất cả mọi người đều ngạc nhiên, kể cả chúng tôi.
Nói về tầm quan trọng thì tất nhiên việc này động viên chúng tôi nhiều vì nó chứng tỏ khả năng học sinh chúng tôi và có lẽ cả chất lượng giáo dục nữa. Tuy nhiên, nhiều lúc mối quan tâm ở Việt Nam về thi Olimpic hơi quá đáng. Những người được giải còn nổi tiếng hơn những nhà toán học giỏi nhất của đất nước. Những năm gần đây chúng tôi gặp một số trở ngại.


Những trở ngại gì?
Olimpic bây gìơ có những đầu đề liên quan đến tin học. Học sinh chúng tôi không quen với loại toán này. Có một khoảng cách lớn giữa những thứ chúng tôi cần và khả năng của húng tôi, không những trong tin học mà cả trong toán phổ thông.
Chẳng hạn, do chúng tôi không có máy tính tay nên chúng tôi vẫn phải sử dụng bảng tính. Chúng tôi không thể theo kịp sự phát triển tiên tiến về trang bị cũng như về việc đào tạo giáo viên.
Nói trắng ra, những năm gần đây có một sự thụt lùi trong hệ thống giáo dục. Các nhà khoa học không yên lòng với tình trạng này. Gần đây tôi là chủ tịch một hội đồng về giảng dạy toán trung học.
Có một sự hỗn loạn trong giảng dạy toán. Anh chắc biết chúng tôi bị ảnh hưởng bởi các cải cách bên Pháp theo kiểu Bourbaki và những cải cách của Kolmogrov ở Liên Xô. Cả hai đều thất bại. Tôi đồng tình với với những phê phán của Pontriagin về sự trừu tượng hóa thái quá và chủ nghĩa hình thức. Có một chuyện tiếu lâm bên Pháp:
Khi được hỏi về giao hai tập xe ô tô màu đỏ và màu xanh một học sinh đã trả lời là “tai nạn”.
Có lẽ chúng tôi đã gặp may vì chúng tôi không đủ sức theo đuổi các cải cách của Bourbaki và Kolmogrov. Tuy nhiên, sách giáo khoa đã được viết lại và tình trạng này đã làm các giáo viên rối trí.
Chẳng hạn, tôi có viết một số sách giáo khoa trong nỗ lực nâng cao chất lượng giảng dạy giữa và cuối những năm 50 trước khi trào lưu ?toán mới? xảy ra. Họ đã biên tập lại những cuốn sách của tôi cho phù hợp với xu hướng trừu tượng hóa hơn. Tuy nhiên, tên tác giả vẫn là tôi. Tôi không đông ý với kiểu biên tập này và đã yêu cầu họ xóa tên tôi trong những lần xuất bản tiếp theo.


Thái độ của học sinh và sinh viên có thay đổi trong những năm gần đây không?
Tôi cảm thấy tình hình chung là lớp trẻ muốn làm những việc cụ thể có ứng dụng. Có nhiều mâu thuẫn ở đây. Điều làm chúng tôi quan tâm nhất là sinh viên không chăm như mười hay mười lăm năm trước. Một phần nguyên nhân là do những khó khăn về kinh tế. Do áp lực kiếm tiền ngày càng tăng nên người ta đi làm thêm. Nhưng một phần nguyên nhân khác nằm trong sự trì trệ của việc điều hành các trường. Vì vậy một số người chúng tôi đã khởi xướng việc thành lập trường tư. Dù có điều gì xảy ra, sẽ vẫn có một số thanh niên say mê khoa học. Nhưng thực tế việc các sinh viên không còn chăm như trước đây đã làm các giáo viên nản lòng.


Ông có mấy con? Có ai làm toán không?
Tôi có ba con trai và một con gái. Con trai trưởng của tôi hiện đang học nghề kỹ sư công nghiệp ở Học viện kỹ thuật châu á. Con gái tôi làm việc ở Viện Tin học ở Hà Nội. Con trai giữa của tôi là một nhà toán học. Nó học ở Odessa. Con trai út của tôi đang học ở Đại học bách khoa. Tôi không thể nói được nó quan tâm cái gì, có lẽ là bóng đá.


Đặc biệt về toán và khoa học chúng ta đã trao đổi trước đây về việc hầu như không có sự ?đào ngũ? hay ?chảy máu chất xám? trong trao đổi với các nước phương Tây. Điều này có thay đổi không khi quan hệ với phương Tây và ảnh hưởng của họ tăng lên? Ông nghĩ thế nào về thanh niên Việt Nam đi làm tiến sĩ ở nước ngoài rồi quyết định ở lại?
Khi Việt Nam mở cửa hơn cho thế giới bên ngoài, tôi cho rằng sẽ không tránh khỏi việc số nhà khoa học trẻ ở lại làm việc ở các nước giàu hơn sẽ tăng lên. Hiện nay, việc này là một sự mất mát, nhưng trong trong tương lai ngưòi ta không thể nói như vậy. Điều này phụ thuộc vào cá nhân từng người. Một số Việt kiều và con cháu của họ ở các nước phương Tây đã thiết lập lại những quan hệ với quê hương, và trong một số trường hợp họ đã giúp đỡ các trường và viện ở Việt Nam về phương diện vật chất và khoa học.
Về mặt chính thức, chính phủ Việt Nam có chính sách hòa giải với những người di tản sang Mỹ, kể cả những người đã từng phục vụ người Mỹ và chính phủ Nam Việt Nam trước năm 1975. Nhưng về mặt tâm lý, điều này có xảy ra ngay sau chiến tranh không? Sự hòa giải này đã tiến triển như thế nào về mặt cá nhân?
Hậu quả của cuộc chiến tranh đã không được mọi người hiểu hết. Các dân tộc khác không phải trải qua một cuộc chiến tranh dài và dữ dội như vậy.
Sau khi Việt Nam bị chia cắt năm 1954, hầu hết anh em chúng tôi đều ở ngoài Bắc. Nhưng chị tôi và một em trai ở lại miền Nam. Thoạt đầu, em tôi không tìm được việc làm. Cuối cùng nó gia nhập quân đội chính quyền Thiệu. Nó bị giết chết. Tôi biết tin này năm 1975. Vợ nó tự tử, để lại bốn đứa con nhỏ. Khi chúng tôi biết tin này, gia đình tôi đã quyết định dạy dỗ chúng.
Rất rất nhiều gia đình bị chia rẽ. Nhiều khi người chồng ở ngoài Bắc, người vợ ở miền Nam. Anh có thể tưởng tượng những vấn đề gì sẽ nảy sinh. Sự chia cắt không phải chỉ là một hoặc hai năm mà là hơn hai mươi năm. Sau đó hai hệ thống xã hội đã hoàn toàn khác nhau.
Sau chiến tranh chúng tôi khoan dung hơn rất nhiều, nhưng mọi thứ cần có thời gian để trở lại bình thường. Trong nhiều trường hợp, ai đi theo bên nào phụ thuộc vào số phận và hoàn cảnh. Trong một số trường hợp, cá nhân chịu hoàn toàn trách nhiệm, nhưng trong những trường hợp khác họ không còn sự lựa chọn khác. Tôi rất vui khi thấy những năm gần đây hầu hết mọi người ở hai phía trở nên khoan dung hơn. Chẳng hạn, những người di tản sau 1975 bây giờ được phép quay trở lại thăm người thân. Không có vấn đề gì trong hầu hết trường hợp. Năm 1985 tôi đến Boston để tham dự một hội nghị về toán quy hoạch. Khi tôi đến đăng ký, tôi được biết là nhiều anh em họ ở California đã hỏi khi nào tôi đến. Ai đấy
đã nhìn thấy tên tôi trên thông báo hội nghị (tôi ở trong ban chương trình và đã báo cho những anh em họ của tôi và họ đã bay xuyên Mỹ để đến gặp tôi. Tôi rất cảm dộng về việc đó.
Lúc chúng tôi còn trẻ, chúng tôi rất thân nhau. Trải qua nhiều năm tình cảm chúng tôi không thay đổi. Khi gặp nhau tại Boston, chúng tôi lại thân nhau ngay lập tức. Tất nhiên là chúng tôi đều hiểu rằng những cuộc chuyện trò của chúng tôi nên tránh một số việc tế nhị. Ở Việt Nam chúng tôi có truyền thống giữ gìn các mối quan hệ gia đình và bạn bè. Chúng tôi có câu ngạn ngữ ?có tình có nghĩa?. Nó có nghĩa là tình bạn thắm thiết, trung thành, nhớ về các kỷ niệm và sự thân ái của bạn bè. Có lẽ cái này có mối liên hệ với truyền thống đạo Khổng. Tôi không rõ chiến tranh đã làm thay đổi cái này như thế nào. Những năm chiến tranh đã gây ra những hoàn cảnh rất phức tạp cho việc giữ gìn truyền thống này.
Tôi là một người từ lúc còn trẻ đã gần như luôn luôn sống trong chiến tranh: quân Nhật trong những năm 1940, kháng chiến chống Pháp, rồi chiến tranh chống Mỹ. Cùng lúc tôi là nhà toán học có những mối quan tâm như các nhà toán học ở khắp mọi nơi.
Có lẽ ai đó coi những năm chiến tranh là khủng khiếp, một phần quá khứ nên bị quên đi. Nhưng những điều trải qua trong những năm đó đóng vai trò chính yếu trong việc hình thành nhân cách tôi và chúng trở thành một phần của tôi. Ba bài báo sau đăng trong tạp chí peration Research Bridge, số 7, tháng 9, năm 2002.

1) Xem cách đăng bài tại đây
2) Học gõ công thức toán tại: http://diendantoanho...oạn-thảo-latex/
3) Xin đừng đặt tiêu đề gây nhiễu: "Một bài hay", "... đây", "giúp tớ với", "cần gấp", ...
4) Ghé thăm tôi tại 
http://Chúlùnthứ8.vn

5) Xin đừng hỏi bài hay nhờ tôi giải toán. Tôi cực gà.





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh