Đến nội dung

Hình ảnh

$1=-1$?


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 11 trả lời

#1
BoFaKe

BoFaKe

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 613 Bài viết
Mọi người giải thích cái này nhé :lol:
$(-1)=(-1)^{3}=(-1)^{\frac{6}{2}}=\sqrt[2]{(-1)^{6}}= 1???$ >:)
~~~~~~~~~~~~~~Tiếc gì mà không click vào nút like mọi ngươì nhỉ ^0^~~~~~~~~~~~~~

#2
E. Galois

E. Galois

    Chú lùn thứ 8

  • Quản lý Toán Phổ thông
  • 3861 Bài viết
Định nghĩa lũy thừa với số mũ hữu tỉ: Cho số $a>0$, và các số nguyên dương $m,n$, ta có:
$$a^{\frac{m}{n}}=\sqrt[n]{a^m}$$
Vậy lập luận của bạn đã sai vì áp dụng định nghĩa lũy thừa số mũ hữu tỉ cho -1

1) Xem cách đăng bài tại đây
2) Học gõ công thức toán tại: http://diendantoanho...oạn-thảo-latex/
3) Xin đừng đặt tiêu đề gây nhiễu: "Một bài hay", "... đây", "giúp tớ với", "cần gấp", ...
4) Ghé thăm tôi tại 
http://Chúlùnthứ8.vn

5) Xin đừng hỏi bài hay nhờ tôi giải toán. Tôi cực gà.


#3
duongvanhehe

duongvanhehe

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 117 Bài viết

Mọi người giải thích cái này nhé :lol:
$(-1)=(-1)^{3}=(-1)^{\frac{6}{2}}=\sqrt[2]{(-1)^{6}}= 1???$ >:)

Hình như sai ở đoạn $(-1)^{3}=(-1)^{\frac{6}{2}}=\sqrt[2]{(-1)^{6}}$
-1 là số âm nên không được biến đổi $ (-1)^{3}=(-1)^{\frac{6}{2}}$
Phải không nhỉ??? :icon6:
FC.Fruit

#4
BoFaKe

BoFaKe

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 613 Bài viết

Hình như sai ở đoạn $(-1)^{3}=(-1)^{\frac{6}{2}}=\sqrt[2]{(-1)^{6}}$
-1 là số âm nên không được biến đổi $ (-1)^{3}=(-1)^{\frac{6}{2}}$
Phải không nhỉ??? :icon6:

Đâu có,số $3= \frac{6}{2}$ nên mới thế chứ.
~~~~~~~~~~~~~~Tiếc gì mà không click vào nút like mọi ngươì nhỉ ^0^~~~~~~~~~~~~~

#5
triethuynhmath

triethuynhmath

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1090 Bài viết

Đâu có,số $3= \frac{6}{2}$ nên mới thế chứ.

Mình không biết rõ về những điều biến đổi trên nhưng mình tìm ra 1 sai lầm rất đơn giản đó là
$\sqrt[2]{(-1)^6}=\begin{vmatrix}(-1)^3 \\ \end{vmatrix}=\begin{vmatrix} -1 \end{vmatrix}=1$ mới đúng chứ không phải $\sqrt[2]{(-1)^6}=(-1)^3=-1$.Vì theo định nghĩa căn bậc 2 số học,ta có: $\sqrt{A^2}=\begin{vmatrix} A \end{vmatrix}=\begin{bmatrix}A\Leftrightarrow A\geq 0 \\ -A\Leftrightarrow A<0 \end{bmatrix}$

TRIETHUYNHMATH

___________________________

08/12/1997


#6
tcqang

tcqang

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 228 Bài viết

Định nghĩa lũy thừa với số mũ hữu tỉ: Cho số $a>0$, và các số nguyên dương $m,n$, ta có:
$$a^{\frac{m}{n}}=\sqrt[n]{a^m}$$
Vậy lập luận của bạn đã sai vì áp dụng định nghĩa lũy thừa số mũ hữu tỉ cho -1

Quá chuẩn!


Tìm lại đam mê một thời về Toán!


#7
tcqang

tcqang

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 228 Bài viết

Hình như sai ở đoạn $(-1)^{3}=(-1)^{\frac{6}{2}}=\sqrt[2]{(-1)^{6}}$
-1 là số âm nên không được biến đổi $ (-1)^{3}=(-1)^{\frac{6}{2}}$
Phải không nhỉ??? :icon6:

Chính xác!


Tìm lại đam mê một thời về Toán!


#8
tcqang

tcqang

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 228 Bài viết

Đâu có,số $3= \frac{6}{2}$ nên mới thế chứ.

Bình thường $3 = \frac{6}{2}$ thì hiển nhiên đúng. Nhưng nếu áp vào biểu thức mũ thì không phải lúc nào cũng đúng.

Phải biết rõ về lý thuyết hàm lũy thừa và hàm số mũ (lớp 12 HK 1)

Đơn giản: $\sqrt[3]{x} \ne x^{\frac{1}{3}}$ vì $\sqrt[3]{x}$ ghi được cho mọi số thực $x$ âm, dương, bằng 0 đều được. Trong khi $x^{\frac{1}{3}}$ chỉ được ghi khi $x>0$. Số $-1 < 0$ nên không thể ghi về dạng hàm mũ được.


Tìm lại đam mê một thời về Toán!


#9
tcqang

tcqang

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 228 Bài viết

Mình không biết rõ về những điều biến đổi trên nhưng mình tìm ra 1 sai lầm rất đơn giản đó là
$\sqrt[2]{(-1)^6}=\begin{vmatrix}(-1)^3 \\ \end{vmatrix}=\begin{vmatrix} -1 \end{vmatrix}=1$ mới đúng chứ không phải $\sqrt[2]{(-1)^6}=(-1)^3=-1$.Vì theo định nghĩa căn bậc 2 số học,ta có: $\sqrt{A^2}=\begin{vmatrix} A \end{vmatrix}=\begin{bmatrix}A\Leftrightarrow A\geq 0 \\ -A\Leftrightarrow A<0 \end{bmatrix}$

Bạn đã bị ngụy biện che mắt rùi  :(  :(


Tìm lại đam mê một thời về Toán!


#10
Dragon Knight

Dragon Knight

    Binh nhất

  • Thành viên mới
  • 37 Bài viết

Mọi người giải thích cái này nhé :lol:
$(-1)=(-1)^{3}=(-1)^{\frac{6}{2}}=\sqrt[2]{(-1)^{6}}= 1???$ >:)

Cái này không áp dụng cho số âm nha bạn


Leonhard Euler [15/4/1707 - 18/9/1783]

                  ----- Never give up -----


#11
vo ke hoang

vo ke hoang

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 122 Bài viết

$(-1)=(-1)^{3}=(-1)^{\frac{6}{2}}=\sqrt[2]{(-1)^{6}}= 1???$ >:)

 

Bài này hay nhưng số âm không dùng được


:icon10:  :icon10:  :icon10: If i can see further it is by standing on the shoulders of giants. :icon10:  :icon10:  :icon10: 

                        (Issac Newton)


#12
vietdohoangtk7nqd

vietdohoangtk7nqd

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 59 Bài viết

bài toán này hay mình cũng không tìm ra chỗ sai khi chưa đoc sách giải tích 12 nhưng bay giờ thì thấy rối -1<0 thì không được






1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh