Đến nội dung

Hình ảnh

Tại sao trẻ học yếu môn Toán?

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 7 trả lời

#1
Crystal

Crystal

    ANGRY BIRDS

  • Hiệp sỹ
  • 5534 Bài viết
Mặc dù trẻ có chỉ số trí tuệ ở mức trung bình hoặc trên trung bình, không đi kèm với bất kỳ dạng tật nào khác (như khiếm thính, khiếm thị, ngôn ngữ, trí tuệ...) nhưng khả năng lĩnh hội và hình thành kỹ năng tính toán rất hạn chế. Có thể đó là tình trạng khuyết tật học tập (KTHT) toán. Mặc dù các em đã rất cố gắng và được thầy cô, cha mẹ quan tâm, nhà trường tạo điều kiện, nhưng vẫn không theo kịp chương trình học với các bạn cùng tuổi trong lớp. Điều này gây nên tâm lý mặc cảm, tự ti, không hứng thú với môn toán ở trẻ và sự tuyệt vọng, mệt mỏi, chán nản của phụ huynh và giáo viên. Theo ThS. Nguyễn Ngọc Quỳnh Anh, Trường đại học sư phạm Huế, nếu không được phát hiện, hỗ trợ kịp thời theo đúng phương pháp, các em có xu hướng "chây lười" việc học toán nới riêng và các môn học khác nói chung.

Hình đã gửi


Nhận diện trẻ khuyết tật học tập toán

ThS.Quỳnh Anh cho biết, thông thường, ở trẻ xuất hiện một số dấu hiệu nguy cơ KTHT toán. Những dấu hiệu này quan sát được thông qua quá trình học, sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, cần đặc biệt lưu ý rằng không phải trẻ nào có vấn đề về kỹ năng học toán đều là trẻ KTHT toán, khả năng tiếp thu môn toán ở mỗi trẻ khác nhau, một số trẻ cần nhiều thời gian và luyện tập nhiều hơn mới có thể thành thục một kỹ năng toán nào đó.

Nếu trẻ liên tục gặp khó khăn với những vấn đề được liệt kê dưới đây thì có nguy cơ trẻ bị KTHT:

Trẻ trước tuổi học: khó khăn khi học đếm, khó nhận biết các chữ số in, khó khăn khi liên kết giữa con số với số lượng thực (ví dụ: không liên hệ được giữa số 4 với 4 con mèo, 4 chiếc xe, 4 đứa trẻ), khả năng nhớ số kém, khó khăn khi sắp xếp logic các đồ vật ( ví dụ: phân loại hình vuông và hình tròn).

Trẻ tuổi đi học: khó khăn khi học các phép toán (cộng, trừ, nhân, chia), khó khăn khi phát triển các kỹ năng giải quyết vấn đề liên quan đến toán học, trí nhớ dài hạn về toán kém, không hiểu các phạm trù toán học, ngại các trò chơi có yêu cầu tư duy.

Nếu trẻ có những biểu hiện trên, phụ huynh hoặc giáo viên cần đưa trẻ đến gặp chuyên gia giáo dục đặc biệt để làm kiểm tra.

Nguyên nhân học kém

Trong một nghiên cứu sâu gần đây cho thấy, hầu hết các triệu chứng đều gắn liền với 4 nguyên nhân chính: thứ nhất là thiếu tâm thế sẵn sàng: mỗi trẻ đến trường với tâm thế sẵn sàng học toán khác nhau, chẳng hạn một số trẻ khi vào lớp 1 đã có khả năng đếm được đến 20, đếm được các đồ vật, nhận biết tốt các chữ số và các biểu tượng toán học; thậm chí một số trẻ còn có thể viết số, nhận diện các hình khối và gọi tên chính xác. Tuy nhiên, một số trẻ lại không có những thuận lợi trên và rất bỡ ngỡ khi khởi đầu với môn toán ở lớp. Kỹ thuật dạy học kém, môi trường học ở nhà và ở tr­ờng không thuận lợi . . . cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ thiếu tâm thế sẵn sàng học toán. Thứ hai là tổn thương não. Thứ ba là “Ám sợ môn toán”: bất kỳ phản ứng tiêu cực nào về tình cảm, thái độ đôi với việc học toán đều có thể xem là biểu hiện quan trọng của KTHT toán ở trẻ, nếu những phản ứng đó có ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục. Chẳng hạn, một số trẻ chỉ cần thấy hoặc nghe một vấn đề liên quan đến toán là đã “cứng người lại”, tay chân lạnh toát, vã mồ hôi trộm; một số em khác nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt; một số khác nữa lại đau dạ dày... Thứ tư là chứng khó đọc.

Hỗ trợ trẻ khuyết tật học tập toán

Bước đầu tiên và quan trọng nhất khi hỗ trợ trẻ KTHT toán là giúp trẻ nhận biết điểm mạnh và diềm yếu của bản thân. Sau đó, dựa trên những điểm mạnh, phụ huynh, giáo viên và các nhà giáo dục khác cùng làm việc với nhau để xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân, nhằm giúp trẻ cải thiện tình hình.

Những tiết học phụ đạo ngoài lớp học là điều cực kỳ cần thiết để hỗ trợ trẻ KTHT toán. Giáo viên phụ đạo sẽ giúp trẻ luyện tập nhiều hơn vấn đề mà trẻ đang gặp khó khăn; đồng thời phụ đạo cũng sẽ làm giảm áp lực không theo kịp bài giảng cho trẻ. Tăng cường lặp đi lặp lại và cụ thể hóa các bài toán bằng những ý tưởng đơn giản, nhất là chiến lược và yêu cầu, rất quan trọng để hỗ trợ trẻ.

Một số chiến lược cơ bản mà giáo viên, phụ huynh và nhà giáo dục có thể áp dụng ở trong và ngoài lớp học để hỗ trợ trẻ: trực quan hóa tối đa để giúp trẻ hiểu các vấn đề về toán, chẳng hạn, có thể vẽ ra giấy hoặc kể một câu chuyện liên quan. Luôn thực hiện các phép toán trên giấy có ô ly để trẻ sắp xếp các con số trên giấy ngay hàng thẳng lối. Luôn khuyến khích trẻ đọc to vấn đề của mình, hoặc giáo viên, bạn học đọc cho trẻ nghe và yêu cầu trẻ lắng nghe cẩn thận. Cho trẻ xem ví dụ và yêu cầu trẻ thực hiện một bài toán tương tự. Tìm những phương thức khác nhau để giúp trẻ nhớ các phép tính, chẳng hạn, với phép cộng $2 + 4 = 6$ và phép hoán vị $4 + 2 = 6$, hãy vẽ trái tim rồi viết các con số $2, 4, 6$ lên hình trái tim đó, bằng sự hấp dẫn hãy lôi cuốn trẻ bằng cách chỉ cho trẻ thấy $2 + 4$ bằng $6$ và nếu ngược lại $4 + 2$ vẫn bằng $6$, vậy $4$ và $2$ thuộc về gia đình có tên là $6$. Giới thiệu các kỹ năng mới bằng các ví dụ cụ thể, sau đó mới đến những ứng dụng trừu tượng. Luôn dành thêm thời gian để trẻ giải quyết vấn đề của mình. Thường xuyên củng cố nội dung đã học cho trẻ, có thể sử dụng thơ hoặc nhạc để giúp trẻ nhớ lâu và sâu.


Quỳnh Hoa - KHPT



#2
kienogo

kienogo

    Lính mới

  • Thành viên
  • 3 Bài viết
bởi một lẽ từ nhỏ môn toán đã là môn trong trương trình đào tạo còn ly với hóa đến lớp 8 chúng ta mới được học

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Ispectorgadget: 05-09-2012 - 22:53


#3
L_Euler

L_Euler

    Leonhard Euler

  • Hiệp sỹ
  • 944 Bài viết
Luời hoạt động chứ làm sao nữa, một phần cũng vì các bậc phụ huynh không tạo cho trẻ 1 môi trường sáng tạo. Nếu bố mẹ ông bà hay kể chuyện cổ tích + hay mua truyện cho trẻ đọc thì khả năng suy nghĩ và tư duy khá hơn nhiều, bên cạnh đó cũng cần phải năng động kích thích trí tò mò của trẻ, cho chơi điện tử với ngồi máy tính ít thôi.

#4
copenhang

copenhang

    Lính mới

  • Thành viên
  • 2 Bài viết
Môi trường gia đình và xã hội là ĐK đầu tiên quyết định trẻ chăm hay lười học toán.Muấn trẻ chăm học toán thì bạn hãy làm cho trẻ yêu thích toán học đã.Cứ cách dạy dỗ như bây giờ trẻ không thích học toán học là đương nhiên thôi.

#5
probook1859

probook1859

    Lính mới

  • Thành viên
  • 2 Bài viết
Mình thấy bây giờ có chương trình cho trẻ học từ khi còn nhỏ cái cách tình theo bảng cổ cổ của trung quốc ấy hay thật. Mấy đứa bé lít nhít mà tính nhẩm nhanh như gió. Nói phép tính là có kết quả luôn rồi.
1) Hãy tham gia các cuộc thi dành cho THCSTHPTOlympic
2) Tham gia gameshow toán học PSW tại đây
3) Học gõ công thức toán tại: http://diendantoanho...oạn-thảo-latex/
4) Xin đừng đặt tiêu đề gây nhiễu: "Một bài hay", "... đây", "giúp tớ với", "cần gấp", ...

#6
lynnkr92

lynnkr92

    Lính mới

  • Thành viên
  • 1 Bài viết

thường là do năng khiếu chứ nhỉ, có bé thì giỏi môn này bé giỏi môn khác chứ không phải bé nào cũng phải học được toán đâu 



#7
Thanhlapacongty

Thanhlapacongty

    Lính mới

  • Thành viên mới
  • 1 Bài viết

Năng khiếu ,sự nhạy bén của bé và điều quan trọng là cách giảng dạy , truyền cảm hứng tiếp thu cho bé có dễ hiểu hay không nữa


đời là bể khổ


#8
Isidia

Isidia

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 74 Bài viết

Tui cũng thuộc dạng yếu toán nè!

 

Thông thường hồi nhỏ học Toán thường thắc mắc học mấy cái này ích gì? Quả thật trong đời sống thật, tính toán hàng ngày không qua khỏi phần số học (arithmetic), các phép tính không ra khỏi 4 phép căn bản cộng, trừ, nhân, chia, các con số không ra khỏi tập hợp các số tự nhiên ℕ, nên học cao hơn đến phần Đại số thì thấy nản.

 

Thiết nghĩ học ngành khoa học gì thì khi nhập môn đều phải dạy trẻ nhỏ những đối tượng có thể cảm nhận bằng giác quan trước (ngũ quan là thị giác, thính giác, khứu giác, xúc giác). Vật lý ban đầu dạy trẻ những hiện tượng như áp suất, lực, v.v, rồi mỗi khi trẻ lớn lên lại giới thiệu nhiều đối tượng đi xa dần khỏi tầm với của các giác quan như cấu trúc nguyên tử chẳng hạn.

 

Mở đầu Toán học mà dồn dập quá, không có sự chuyển tiếp giữa những đối tượng toán học có thể cảm nhận bằng ngũ quan đến những đối tượng phức tạp hơn, e sẽ khiến trẻ hết sức khó hiểu.

 

Do lúc vừa vào ngưỡng cửa Toán học, trẻ nó còn quen với cách suy nghĩ gắn chặt với số tự nhiên, với các phép tính căn bản nên đùng một cái giới thiệu thêm nào là biến, nào là hệ số, tham số, hằng số v.v làm trẻ hoảng loạn, đứa nào có khả năng tư duy trừu tượng, thấy rõ sự mạch lạc nối tiếp giữa số học và đại số thì không nói, đứa nào còn kẹt lại ắt sẽ bấn loạn, muốn bỏ cuộc.

 

Đấy là trên phương diện khả năng nhận thức thôi (cognitive ability), còn phương diện kỹ năng nữa. Nhiều thầy cô không dạy các em các kỹ năng biến đổi đại số (algebra manipulation) căn bản (tui là nạn nhân) nên gặp bài nào cũng lớ ngớ không biết giải. Lúc ấy đành dòm vào SGK, nhưng đâu phải dạng toán nào cũng thấy trong SGK? CHo nên SGK nó chất lượng cũng vớ vỉn, lẽ ra nên chỉ con trẻ cặn kẽ hơn để nó từ từ luyện tập, lập đi lập lại cho thành thục vậy. (practice makes perfect).

 

Hơn nữa ở VN học Toán thường chăm chăm vào thi cho tốt, thầy cô ít người giảng giải nội dung bài học một cách thật logic để mình có thể tiếp nhận được. Học Toán ở Việt Nam chủ yếu là kiểu học tủ (ở trường mình từng học), thầy cô đưa ra cả tá bài, phân chia chúng thành dạng rồi cho học sinh luyện tới luyện lui mỗi dạng để chúng thành thục dần, kỳ thực là luyện kỹ năng giải toán thôi chứ chưa luyện đến kỹ năng suy nghĩ logic.

 

Sau này lớn lên, trí não ổn đỉnh nên mình quay lại tìm hiểu môn Toán, bắt đầu từ Đại số. Đọc một vài sách nước ngoài như Elements of Algebra của nhà toán học Euler giúp mình hiểu hơn về môn này tốt hơn so với hồi còn học THTP/THCS.

 

 

 

thường là do năng khiếu chứ nhỉ, có bé thì giỏi môn này bé giỏi môn khác chứ không phải bé nào cũng phải học được toán đâu

Đúng đấy, năng khiếu cũng quan trọng lắm.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Isidia: 15-05-2016 - 07:53

There is no mathematical model that can predict your future or tell you how your life will unfold. All strength and power lies within your soul, and that's all what you need.





0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh