Đến nội dung

Hình ảnh

[MSS2013] Trận 10 - Hình học


  • Chủ đề bị khóa Chủ đề bị khóa
Chủ đề này có 22 trả lời

#1
E. Galois

E. Galois

    Chú lùn thứ 8

  • Quản lý Toán Phổ thông
  • 3861 Bài viết

Chuyển nhanh đến:
1) Điều lệ
2) Đăng kí thi đấu
3) Lịch thi đấu và tổng hợp kết quả


Vào hồi 20h, Thứ Sáu, ngày 26/10/2012, Tổ trọng tài sẽ ra đề vào topic này, sau khi có đề, các toán thủ bắt đầu thi đấu.

Các toán thủ khi thi đấu, cứ yên tâm rằng, sau khi trả lời là bài làm đã được lưu, BTC đã nhận được bài làm của bạn, có điều bạn không nhìn thấy được mà thôi. Bạn nên mừng vì điều này, như thế các toán thủ khác không thể copy bài của bạn được.

Bạn cũng nên sử dụng chức năng xem trước của diễn đàn để sửa các lỗi Latex trước khi gửi bài, vì gửi rồi sẽ không xem và sửa lại được nữa.

BTC lưu ý:

1) Trận 10 có 21 toán thủ tham gia nên sau trận này, 01 toán thủ sẽ bị loại :D

2) Các toán thủ chớ quên rằng mỗi một mở rộng đúng sẽ được 10 điểm, các bạn nên mở rộng bài toán để thu được nhiều điểm hơn.

3) Sau khi trận đấu kết thúc, toán thủ nào tự ý sửa bài làm của mình sẽ được 0 điểm

4) Từ trận 8, Điều lệ có sự thay đổi, cụ thể như sau:

- Sau mỗi trận, sẽ có một số toán thủ bị loại theo thứ tự ưu tiên sau:
+ Điểm xét bị loại thấp hơn
+ Tham gia lâu hơn mà chưa ra đề
+ Số báo danh nhỏ hơn

- Gọi $D_{rd}$ là điểm của toán thủ ra đề:
$$D_{rd}= 4*\left (t_{lb1} - t_{bd} \right ) + 3*n_{klb} + 2*n_{mr} + 30$$

* Gọi $S$ là điểm của toán thủ làm bài.
$$S = \left [\frac{52 - \left (t_{lb} - t_{rd} \right )}{2} \right ]+3*d+d_{mr}+d_{t}$$
Trong đó:
Kí hiệu $[x]$ chỉ phần nguyên của số thập phân $x$.


1) Xem cách đăng bài tại đây
2) Học gõ công thức toán tại: http://diendantoanho...oạn-thảo-latex/
3) Xin đừng đặt tiêu đề gây nhiễu: "Một bài hay", "... đây", "giúp tớ với", "cần gấp", ...
4) Ghé thăm tôi tại 
http://Chúlùnthứ8.vn

5) Xin đừng hỏi bài hay nhờ tôi giải toán. Tôi cực gà.


#2
E. Galois

E. Galois

    Chú lùn thứ 8

  • Quản lý Toán Phổ thông
  • 3861 Bài viết
Đề của MSS01 - BlackSelena:
Cho $\triangle XYZ$, $W$ là điểm thuộc cạnh $YZ$. Trên $XY$ và $XZ$ lần lượt lấy các điểm $M$ và $N$. Các đường thẳng qua $M$ và $N$ song song với $XW$ cắt $YZ$ tại $Q$ và $P$. CMR:
$$S_{PMQN} \leq max \begin{Bmatrix} S_{XYW},S_{XZW} \end{Bmatrix}$$

1) Xem cách đăng bài tại đây
2) Học gõ công thức toán tại: http://diendantoanho...oạn-thảo-latex/
3) Xin đừng đặt tiêu đề gây nhiễu: "Một bài hay", "... đây", "giúp tớ với", "cần gấp", ...
4) Ghé thăm tôi tại 
http://Chúlùnthứ8.vn

5) Xin đừng hỏi bài hay nhờ tôi giải toán. Tôi cực gà.


#3
daovuquang

daovuquang

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 194 Bài viết

Đề của MSS01 - BlackSelena:
Cho $\triangle XYZ$, $W$ là điểm thuộc cạnh $YZ$. Trên $XY$ và $XZ$ lần lượt lấy các điểm $M$ và $N$. Các đường thẳng qua $M$ và $N$ song song với $XW$ cắt $YZ$ tại $Q$ và $P$. CMR:
$$S_{PMQN} \leq max \begin{Bmatrix} S_{XYW},S_{XZW} \end{Bmatrix}$$


Bổ đề 1: Cho $\triangle{ABC}$; $D,E$ lần lượt nằm trên cạnh $AB,AC$. CMR: $\frac{S_{ADE}}{S_{ABC}}=\frac{AD.AE}{AB.AC}$.
MSS10(1).png
Chứng minh: $\triangle{ADE}$ và $\triangle{AEB}$ có chung đường cao $EH \Rightarrow \frac{S_{ADE}}{S_{AEB}}=\frac{AD}{AB}\; (1)$.
$\triangle{AEB}$ và $\triangle{ABC}$ có chung đường cao $BK \Rightarrow \frac{S_{AEB}}{S_{ABC}}=\frac{AE}{AC}\; (2)$.
Từ $(1),(2) \Rightarrow \frac{S_{ADE}}{S_{ABC}}=\frac{AD.AE}{AB.AC}$.
Bổ đề 2: Cho $\triangle{ABC}\sim \triangle{A'B'C'}$. CMR: $\frac{S_{ABC}}{S_{A'B'C'}}=\frac{AB^2}{A'B'^2}$.
MSS10(2).png
Chứng minh: Hạ đường cao $AD, A'D'$.
$\triangle{ABC}\sim \triangle{A'B'C'}\Rightarrow \widehat{ABC}=\widehat{A'B'C'}$ và $\frac{AB}{A'B'}=\frac{BC}{B'C'}\; (1)$
$\Rightarrow \triangle{ABD}\sim \triangle{A'B'D'}\; (g.g)\Rightarrow \frac{AB}{A'B'}=\frac{AD}{A'D'}\; (2)$.
Từ $(1);(2)\Rightarrow \frac{S_{ABC}}{S_{A'B'C'}}=\frac{AD.BC}{A'D'.B'C'}=\frac{AB}{A'B'^2}$.

Quay trở lại bài toán:
MSS10.png
Giả sử $max \begin{Bmatrix} S_{XYW},S_{XZW} \end{Bmatrix}=S_{XYW}\Rightarrow S_{XYZ}\leq 2S_{XYW}$.
Đặt $YM=a; ZN=b; XY=x; ZX=y$.
Áp dụng bổ đề 2, ta có: $\frac{S_{YMQ}}{S_{YXW}}=\frac{a^2}{x^2}$ và $\frac{S_{ZNP}}{S_{ZXW}}=\frac{b^2}{y^2}$.
Áp dụng bổ đề 1, ta có: $\frac{S_{XMN}}{S_{XYZ}}=\frac{XM.XN}{XY.XZ}=\frac{(x-a)(y-b)}{xy}=1-\frac{a}{x}-\frac{b}{y}+\frac{ab}{xy}$
$\Rightarrow S_{MNPQ}=S_{XYZ}-S_{YMQ}-S_{ZNP}-S_{XMN}$
$=S_{XYW}+S_{XZW}-\frac{a^2}{x^2}S_{XYW}-\frac{b^2}{y^2}S_{XZW}-(1-\frac{a}{x}-\frac{b}{y}+\frac{ab}{xy})(S_{XYW}+S_{XZW})$
$=(1-\frac{a^2}{x^2}-1+\frac{a}{x}+\frac{b}{y}-\frac{ab}{xy})S_{XYW}+(1-\frac{b^2}{y^2}-1+\frac{a}{x}+\frac{b}{y}-\frac{ab}{xy})S_{XZW}$
$=(\frac{a}{x}+\frac{b}{y}-\frac{a^2}{x^2}-\frac{ax}{by})S_{XYW}+(\frac{a}{x}+\frac{b}{y}-\frac{b^2}{y^2}-\frac{ax}{by})S_{XZW}$
$\le [2(\frac{a}{x}+\frac{b}{y})-\frac{a^2}{x^2}-\frac{b^2}{y^2}-2\frac{ab}{xy}]S_{XYW}$.
Phải c/m: $S_{MNPQ}\le S_{XYW}$
$\Leftrightarrow 2(\frac{a}{x}+\frac{b}{y})-\frac{a^2}{x^2}-\frac{b^2}{y^2}-2\frac{ab}{xy}\le 1$
$\Leftrightarrow (\frac{a}{x}+\frac{b}{y}-1)^2\le 0$.
Bất đẳng thức cuối hiển nhiên đúng.
Dấu đẳng thức xảy ra $\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}
\frac{a}{x}+\frac{b}{y}=1\\
S_{XYW}=S_{XZW}
\end{matrix}\right.$
$\Leftrightarrow \frac{YM}{XY}+\frac{ZN}{XZ}=1$ và $W$ là trung điểm $YZ$.
Kết luận: Vậy $S_{PMQN} \leq max \begin{Bmatrix} S_{XYW},S_{XZW} \end{Bmatrix}$. Dấu đẳng thức xảy ra $\Leftrightarrow \frac{YM}{XY}+\frac{ZN}{XZ}=1$ và $W$ là trung điểm $YZ$.
====
Điểm bài làm: 10
Tổng điểm: $S = \left [\frac{52 - \left (6 - 5 \right )}{2} \right ]+3*10+0+0=55$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Dramons Celliet: 31-10-2012 - 21:31


#4
Tru09

Tru09

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 625 Bài viết

Đề của MSS01 - BlackSelena:
Cho $\triangle XYZ$, $W$ là điểm thuộc cạnh $YZ$. Trên $XY$ và $XZ$ lần lượt lấy các điểm $M$ và $N$. Các đường thẳng qua $M$ và $N$ song song với $XW$ cắt $YZ$ tại $Q$ và $P$. CMR:
$$S_{PMQN} \leq max \begin{Bmatrix} S_{XYW},S_{XZW} \end{Bmatrix}$$

Bài làm :
Gọi$ \frac{XM}{XY} =x $
$\frac{XN}{XZ} =y$
$S_1 =S_{XMN}$
$S_2=S_{YMQ}$
$S_3=S_{ZNP}$
$S_4 =S_{XYW}$
$S_5 =S_{ZXW}$
$S_x =S_{MNPQ}$
$S =S_{XYZ}$
Ta có:
$\frac{S_1}{S} =xy \Rightarrow S_1 =xyS$
$\frac{S_2}{S_4} =(1-x)^2 \Rightarrow S_2 =(1-x)^2S_4$
$\frac{S_3}{S_5} =(1-y)^2 \Rightarrow S_3 =(1-y)^2S_5$
Mà $S_x =S -S_1 -S_2 -S_3 =S -xyS -(1-x)^2 S_4 -(1-y)^2 S_5$
$\Rightarrow S_x =(S_4 +S_5)(1-xy) -S_4 -x^2S_4 +2xS_4 -S_5 -y^2S_5 +2yS_5$
$\Rightarrow S_x =-xy S_4 +-xy S_5 -x^2S_4 +2xS_4 -S_5 -y^2S_5 +2yS_5$
$\Rightarrow S_x =S_4 (-xy -x^2 +2x) +S_5(-xy-y^2 +2y)$
$\leq max \begin{Bmatrix} S_{XYW},S_{XZW} \end{Bmatrix} (-2xy -x^2 -y^2 +2x +2y)$
$\leq max \begin{Bmatrix} S_{XYW},S_{XZW} \end{Bmatrix} (-(x+y)^2 +2(x+y)-1 +1)$
$=max \begin{Bmatrix} S_{XYW},S_{XZW} \end{Bmatrix}(1-(x+y-1)^2)$
$\leq max \begin{Bmatrix} S_{XYW},S_{XZW} \end{Bmatrix}$
$\Rightarrow Q.E.D $.
Dấu "$=$" xảy ra $\Leftrightarrow x+y =1 và S_4 =S_5 $
$\Leftrightarrow \frac{XM}{XY} +\frac{XN}{XZ} =1$ và $W$ là trung điểm $ZY$$
====
ĐIểm bài làm: 10
Tổng điểm: $S = \left [\frac{52 - \left (25 - 5 \right )}{2} \right ]+3*10+0+0=46$

Hình gửi kèm

  • MSs bài làm.PNG

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Dramons Celliet: 31-10-2012 - 21:39


#5
ConanTM

ConanTM

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 39 Bài viết
Bài làm của toán thủ ConanTM:
Bổ đề: ${S_{ABC}} = \frac{1}{2}AB.AC.\sin \alpha $ với $\alpha = \widehat{\rm{A}}$ hoặc $\alpha = 180^0-\widehat{\rm{A}}$
Chứng minh:
Kẻ đường cao CH. Ta có: CH = $AC.\sin \widehat{\rm{A}} $ hoặc CH = $AC.\sin (180^0-\widehat{\rm{A}})$.
Do vậy: ${S_{ABC}} = \frac{1}{2}AB.CH=\frac{1}{2}AB.AC.\sin \alpha $ (đpcm)
Trở lại bài toán:
MSS-Tran 10.JPG
Đặt: $\frac{{XM}}{{XY}} = x;\frac{{XN}}{{XZ}} = y.$
Áp dụng bổ đề ta có: ${S_{XMN}} = xy{S_{XYZ}}$
Do MQ // XW // NP nên các cặp tam giác sau đồng dạng: YMQ và YXW; ZNP và ZXW.
Từ đó suy ra: ${S_{YMQ}} = {(1 - x)^2}{S_{XY{\rm{W}}}};{S_{YMQ}} = {(1 - y)^2}{S_{XZ{\rm{W}}}}$ (vì tỉ số diện tích của 2 tam giác đồng dạng
bằng bình phương tỉ số đồng dạng).
Do đó: ${S_{PQMN}} = {S_{XYZ}} - {(1 - x)^2}{S_{XY{\rm{W}}}} - {(1 - y)^2}{S_{XZ{\rm{W}}}} - xy{S_{XYZ}} \le M{\rm{ax}}\left\{ {{S_
{XYW}},{S_{XZW}}} \right\}\left[ {1 - {{(x + y - 1)}^2}} \right].$
=> ${S_{PQMN}} \le M{\rm{ax}}\left\{ {{S_{XYW}},{S_{XZW}}} \right\}.$ (đpcm)
Dấu "=" xảy ra <=> x + y =1 và W là trung điểm của YZ.
====
Trong các trận đấu trước thì bài làm của bạn mình thấy luôn có cách giải ngắn gọn và độc đáo nhất, mở rộng cũng nhiều và còn các câu hỏi mở xung quanh nó nhưng ở mở rộng lần này thì mở rộng 3 và 4 khá giống nhau nên mình không tính (bạn giải thích cho caybutbixanh đoạn bạn ấy hỏi nhé).
====
Điểm bài làm: 10
Tổng điểm: $S = \left [\frac{52 - \left (26 - 5 \right )}{2} \right ]+3*10+20+10=75$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Dramons Celliet: 31-10-2012 - 21:48


#6
ConanTM

ConanTM

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 39 Bài viết
Mở rộng 1 của toán thủ ConanTM:
MSS-Tran 10.JPG

Cho tam giác XYZ, các điểm M, N lần lượt thuộc cạnh XY, XZ. J là điểm bất kì thuộc góc aXb là góc đối đỉnh với góc YXZ.
Kẻ MQ // JX // NP với P, Q thuộc cạnh YZ. Tia JX cắt cạnh YZ tại W. Khi đó bằng những lập luận tương tự như trong lời giải ở trên ta cũng có khẳng định:
${S_{PQMN}} \le M{\rm{ax}}\left\{ {{S_{XYW}};{S_{XZW}}} \right\} \le M{\rm{ax}}\left\{ {{S_{JYW}};{S_{JZW}}} \right\}$

#7
ConanTM

ConanTM

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 39 Bài viết
Mở rộng 2 của toán thủ ConanTM:
MSS-Tran 10.JPG
Cho tam giác XYZ, các điểm M, N lần lượt thuộc cạnh XY, XZ. W là điểm thuộc cạnh YZ và K là điểm bất kì thuộc đường thẳng d qua X và d // YZ.
Kẻ MQ // XW // NP với P, Q thuộc cạnh YZ. Khi đó bằng những lập luận tương tự như trong lời giải ở trên ta cũng có khẳng định:
${S_{PQMN}} \le M{\rm{ax}}\left\{ {{S_{KYW}};{S_{KZW}}} \right\} = M{\rm{ax}}\left\{ {{S_{XYW}};{S_{XZW}}} \right\} $

#8
ConanTM

ConanTM

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 39 Bài viết
Mở rộng 3 của toán thủ ConanTM:
MSS-Tran 10.JPG
Cho hình thang XYZK (XK // YZ), các điểm M, N, W lần lượt thuộc các đoạn thẳng XY, XZ, YZ và T là điểm bất kì thuộc nửa mặt phẳng bờ XK không chứa hình thang. Kẻ MQ // XW // NP với P, Q thuộc cạnh YZ. Khi đó bằng những lập luận tương tự như trong lời giải ở trên ta cũng có khẳng định:
${S_{PQMN}} \le M{\rm{ax}}\left\{ {{S_{XYW}};{S_{XZW}}} \right\} \le M{\rm{ax}}\left\{ {{S_{TYW}};{S_{TZW}}} \right\} $

#9
ConanTM

ConanTM

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 39 Bài viết
Vấn đề mở thứ nhất của toán thủ ConanTM:
Cho hình thang XYZK (XK // YZ), các điểm M, N, W lần lượt thuộc các đoạn thẳng XY, XZ, YZ. Kẻ MQ // XW // NP với P, Q thuộc cạnh YZ. Vấn đề mở mà em đặt ra ở đây là hãy tìm quỹ tích các điểm T thỏa mãn:
${S_{PQMN}} \le M{\rm{ax}}\left\{ {{S_{TYW}};{S_{TZW}}} \right\} $
Với kết quả có được trong mở rộng 3 ta đã chứng minh được phần đảo của bài toán này, đó là T là điểm bất kì thuộc nửa mặt phẳng bờ XK không chứa hình thang, tuy nhiên còn phần thuận của BT thì em thấy sao mà khó thế ạ. Em mong các anh/ chị trên diễn đàn giải quyết giúp em với ạ.

#10
ConanTM

ConanTM

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 39 Bài viết
Mở rộng 4 của toán thủ ConanTM:
MSS-Tran 10.JPG
Cho tam giác RYZ, các điểm X, M, N, W lần lượt thuộc các đoạn thẳng RZ, XY, XZ, YZ. Kẻ MQ // XW // NP với P, Q thuộc cạnh YZ. Khi đó bằng những lập luận tương tự như trong lời giải bài toán ở trên ta có kết quả:
${S_{PQMN}} \le M{\rm{ax}}\left\{ {{S_{XYW}};{S_{XZW}}} \right\} \le M{\rm{ax}}\left\{ {{S_{RYW}};{S_{RZW}}} \right\}$
Với chú ý là: ${S_{RXW}} \le S_{RXY}$

#11
ConanTM

ConanTM

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 39 Bài viết
Vấn đề mở thứ hai của toán thủ ConanTM:
Em có 1 phát hiện là bài toán MSS hình học trận 10 này chỉ là một mở rộng của bài toán sau:
Bài toán A:
Cho hình bình hành MNPQ nội tiếp tam giác XYZ với M, N, P, Q lần lượt thuộc các cạnh XY, XZ, YZ, YZ.
Chứng minh rằng:
${S_{PQMN}} \le \frac{1}{2}{S_{XYZ}}$
MSS-Tran 10.JPG
Và bài toán A lại chỉ là một mở rộng của bài toán sau:
Bài toán B:
Cho tam giác ABC, điểm D thuộc cạnh BC. Kẻ DE // AB và DF // AC với E, F lần lượt thuộc AC, AB.
CMR: ${S_{DEAF}} \le \frac{1}{2}{S_{ABC}}$
MSS-Tran 10.JPG
Các bài toán trên em thấy chứng minh khá là đơn giản và cũng rất hay nên em không nói lại ở đây và em cũng nhận thấy là trong bài toán MSS lần này nếu ta chứng minh được:
${S_{MNPQ}} \le \frac{1}{2}{S_{XYZ}}$ thì bài toán cũng sẽ được giải quyết. Câu hỏi em tự đặt ra là ta có thể vận dụng phép chứng minh bài toán A, bài toán B vào giải bài toán MSS lần này được không? Em mong các anh chị trên diễn đàn trả lời giúp em với ạ.

#12
ConanTM

ConanTM

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 39 Bài viết
Lời giải khác của toán thủ ConanTM:
Bổ đề (*): Cho tam giác ONP, các điểm S, R, Q lần lượt thuộc các cạnh ON, NP, PO sao cho SR // PO và RQ // NO.
Khi đó ta có: ${S_{{\rm{OS}}RQ}} \le \frac{1}{2}S$ (Đây chính là bài toán B ở trên)
MSS T10.JPG
Chứng minh:
Đặt: $\frac{{NS}}{{NO}} = \frac{{NR}}{{NP}} = x \Rightarrow \frac{{PR}}{{PN}} = 1 - x$
Vì $\Delta NSR \sim \Delta NOP \sim \Delta RQP(gg) \Rightarrow \frac{{{S_{NSR}}}}{{{S_{NOP}}}} = {x^2};\frac{{{S_{RQP}}}}{{{S_{NOP}}}} ={(1 - x)^2}$
Và do đó: $\Delta NSR \sim \Delta NOP \sim \Delta RQP(gg) \Rightarrow {S_{{\rm{OS}}RQ}} = {S_{NOP}}{\rm{[}}1 - {x^2} - {(1 - x)^2}{\rm{]}} \le
\frac{1}{2}{S_{NOP}}.$ (đpcm)
Trở lại bài toán MSS:
MSS T10.JPG
Gọi I là giao điểm của XW và MN, MG // NJ // YZ với G, J thuộc XW. Đặt: $\frac{{XM}}{{XY}} = x;\frac{{XN}}{{XZ}} = y.$
Không mất tính tổng quát giả sử $x \le y$.
Ta xét 2 trường hợp:
- Trường hợp 1: $IM \ge IN$. Khi đó trên tia IM ta lấy điểm L sao cho IL = IN và kẻ LK // NJ với K thuộc XW =>${S_{{\rm{INJ}}}} = {S_{ILK}} \le {S_
{IMG}}$. Khi đó áp dụng bổ đề (*) ta có:
${S_{{\rm{MNPQ}}}} \le {S_{MGWQ}} + {S_{NJWP}} \le \frac{1}{2}({S_{XYW}} + {S_{XZW}}) \le M{\rm{ax}}\left\{ {{S_{XYW}};{S_{XZW}}}
\right\}$ (đpcm)
- Trường hợp 2: IM < IN. Với trường hợp này thì em giải giống hệt như trong lời giải đầu tiên vì em chưa tìm được lời giải nào đơn giản hơn ạ.
Tóm lại bài toán được giải hoàn toàn với cách nhìn đơn giản hơn như trong TH 1.
P/S: Liệu BT có cách giải đơn giản hơn mà không cần dùng tới bổ đề trong lời giải đầu tiên? (Các anh chị giúp em trả lời câu hỏi này với ạ vì em đã suy nghĩ nhiều mà chưa ra được đáp án).

#13
BlackBot

BlackBot

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 12 Bài viết
Mở rộng 1:
Cho tứ giác ABCD .E ; F thuộc AD ,AB .
Kẻ các đường thẳng từ E, F song song với AC và cắt DC,BC lần lượt tại H và G , cắt DB tại I ,J
Tìm Max $S_{EFGH}$ theo $S_{ AOB} ,S_{BOC} ,S_{AOD} .S_{DOC} $
bài làm:
Áp dụng bài toán 2 lần cho tứ giác EIJF và tứ giác IHGJ .
Ta có :$S_{ EIJF} \leq max \begin{Bmatrix} S_{AOB},S_{AOD} \end{Bmatrix}$

$S_{ IHGJ} \leq max \begin{Bmatrix} S_{COB},S_{COD} \end{Bmatrix}$
$\Rightarrow S_{EFGH} \leq max \begin{Bmatrix} S_{AOB},S_{AOD} \end{Bmatrix} +max \begin{Bmatrix} S_{COB},S_{COD} \end{Bmatrix}$

Hình gửi kèm

  • MSS ở rộng.PNG


#14
BlackBot

BlackBot

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 12 Bài viết
Mở rộng 2:
Cho hình thang ABCD .(AB //CD ) E và F là trung điểm AB , CD
M,N là điểm thuộc cạnh AD và BC .Kẻ MP và NQ song song với EF (P , Q thuộc CD)
Tính Max MNPQ biết hình thang cố dịnh .
Bài làm:
Sử dụng bổ đề sau:
-----Cho hình thang ABCD . (AB //CD ) E và F là trung điểm AB , CD. AD \cap BC tại I .Khi đó E,F,I Thẳng hàng
--Chứng minh:
Lấy $EF \cap AD$ tại I'.
Theo Ta-Let có $\frac{IA}{ID} =\frac{IE}{IF}$
Lấy EF \cap BC tại I''
Theo Ta-Let có $\frac{IB}{IC} =\frac{IE}{IF}$
$\Rightarrow I'$ trùng $I''$ cũng tại $ I$

------
Sau đó áp dụng bài Mss em vừa làm
$\Rightarrow Max S_{MNPQ} =\frac{1}{2} S_{ICD}$
Dấu "$=$" xảy ra khi $\frac{MI}{ID} +\frac{NI}{IC} =1$

Hình gửi kèm

  • Mr 2.PNG


#15
E. Galois

E. Galois

    Chú lùn thứ 8

  • Quản lý Toán Phổ thông
  • 3861 Bài viết
Trận đấu đã kết thúc, mời các toán thủ nhận xét bài làm của nhau

1) Xem cách đăng bài tại đây
2) Học gõ công thức toán tại: http://diendantoanho...oạn-thảo-latex/
3) Xin đừng đặt tiêu đề gây nhiễu: "Một bài hay", "... đây", "giúp tớ với", "cần gấp", ...
4) Ghé thăm tôi tại 
http://Chúlùnthứ8.vn

5) Xin đừng hỏi bài hay nhờ tôi giải toán. Tôi cực gà.


#16
BlackSelena

BlackSelena

    $\mathbb{Sayonara}$

  • Hiệp sỹ
  • 1549 Bài viết
Với tư cách người ra đề, mình xin nhận xét bài làm của các bạn ^^. Mọi người hầu hết đều làm đúng, chỉ có bạn BlackBot là thấy nộp 2 mở rộng mà ko nộp bài làm là sao?
Riêng về phần toán thủ ConanTM, là người ra đề mình chỉ chấp nhận $\frac{1}{3}$ tới $\frac{1}{2}$ mở rộng của bạn. Bởi nó quá giống nhau.

#17
BlackBot

BlackBot

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 12 Bài viết

Với tư cách người ra đề, mình xin nhận xét bài làm của các bạn ^^. Mọi người hầu hết đều làm đúng, chỉ có bạn BlackBot là thấy nộp 2 mở rộng mà ko nộp bài làm là sao?
Riêng về phần toán thủ ConanTM, là người ra đề mình chỉ chấp nhận $\frac{1}{3}$ tới $\frac{1}{2}$ mở rộng của bạn. Bởi nó quá giống nhau.

Bài làm của em sao không dc hiện nhỉ ??
Mình mới tham gia MSs , chỉ vì vừa mới biết phải đăng ký (-__-).
Ban giám khảo có thể tính tạm điểm cho em dc không ?

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi BlackBot: 29-10-2012 - 11:27


#18
caybutbixanh

caybutbixanh

    Trung úy

  • Thành viên
  • 888 Bài viết

Do đó: ${S_{PQMN}} = {S_{XYZ}} - {(1 - x)^2}{S_{XY{\rm{W}}}} - {(1 - y)^2}{S_{XZ{\rm{W}}}} - xy{S_{XYZ}} \le M{\rm{ax}}\left\{ {{S_
{XYW}},{S_{XZW}}} \right\}\left[ {1 - {{(x + y - 1)}^2}} \right].$
=> ${S_{PQMN}} \le M{\rm{ax}}\left\{ {{S_{XYW}},{S_{XZW}}} \right\}.$ (đpcm)

Dấu "=" xảy ra <=> x + y =1 và W là trung điểm của YZ.


bạn có thể giải hàng chữ hàng đỏ được chứ .

KẺ MẠNH CHƯA CHẮC ĐÃ THẮNG



MÀ KẺ THẮNG MỚI CHÍNH LÀ KẺ MẠNH!.



(FRANZ BECKEN BAUER)




ÔN THI MÔN HÓA HỌC TẠI ĐÂY.


#19
NLT

NLT

    Trung úy

  • Hiệp sỹ
  • 871 Bài viết

Bài làm của toán thủ ConanTM:
Bổ đề: ${S_{ABC}} = \frac{1}{2}AB.AC.\sin \alpha $ với $\alpha = \widehat{\rm{A}}$ hoặc $\alpha = 180^0-\widehat{\rm{A}}$
Chứng minh:
Kẻ đường cao CH. Ta có: CH = $AC.\sin \widehat{\rm{A}} $ hoặc CH = $AC.\sin (180^0-\widehat{\rm{A}})$.
Do vậy: ${S_{ABC}} = \frac{1}{2}AB.CH=\frac{1}{2}AB.AC.\sin \alpha $ (đpcm)
Trở lại bài toán:
MSS-Tran 10.JPG
Đặt: $\frac{{XM}}{{XY}} = x;\frac{{XN}}{{XZ}} = y.$
Áp dụng bổ đề ta có: ${S_{XMN}} = xy{S_{XYZ}}$
....
Do đó: ${S_{PQMN}} = {S_{XYZ}} - {(1 - x)^2}{S_{XY{\rm{W}}}} - {(1 - y)^2}{S_{XZ{\rm{W}}}} - xy{S_{XYZ}} \le M{\rm{ax}}\left\{ {{S_
{XYW}},{S_{XZW}}} \right\}\left[ {1 - {{(x + y - 1)}^2}} \right].$
=> ${S_{PQMN}} \le M{\rm{ax}}\left\{ {{S_{XYW}},{S_{XZW}}} \right\}.$ (đpcm)
Dấu "=" xảy ra <=> x + y =1 và W là trung điểm của YZ.

Và ConanTM, em có thể giải thích hàng chữ đỏ như bạn caybutbixanh đã thắc mắc được không?

GEOMETRY IS WONDERFUL !!!

Some people who are good at calculus think that they will become leading mathematicians. It's funny and stupid.


Nguyễn Lâm Thịnh

#20
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 5003 Bài viết
Thấy các em to tiếng với nhau quá nên anh cũng xin đứng ra nói đôi điều.
Hình học nói riêng và toán học nói chung là con đường rất rất dài và rộng.
Những gì chúng ta tìm thấy thì có thể mới với ta, nhưng chưa chắc mới với người khác.
Nhưng không vì thế mà ta lại nản chí không tìm tòi. Những gì ta tìm ra sẽ có đắp bồi cho kiến thức chúng ta, thúc đẩy chúng ta kĩ năng tự nghiên cứu. Giả như sau này, các em là nhà toán học, phải nghiên cứu những lĩnh vực mới mẻ mà chưa từng ai bước tới, thì chính những kĩ năng đó sẽ giúp ích rất nhiều cho các em.
Trong MSS,MHS,MO, khuyến khích mở rộng là một vấn đề được đặt ra từ rất sớm khi mới tổ chức.
Mục đích chính của nó không phải là nâng điểm số của thí sinh, nhưng là khuyến khích các thí sinh động não, tìm tòi cái mới.
Các em cũng chả phải cần cay cú nhau vì mấy cái điểm số này, cốt lõi cuộc thi là niềm vui và trí tuệ cơ mà :)
Hy vọng sau post này, các em đừng to tiếng với nhau, làm mất tình huynh đệ VMF chúng ta.



P/s: @ConanTM: anh rất thích những tìm tòi của em. Những bước đi từ tốn không phải sai. Nhưng em đừng để nóng nảy làm mất đi sự bình tĩnh. Người học toán mà mất đi bình tĩnh thì không thể học toán được, em à. Điểm số cho mở rộng, trọng tài sẽ quyết định. Anh tin vào sự sáng suốt của trọng tài. Họ là những người có kiến thức đào sâu hơn em nhiều, sẽ thấy được những thứ em không thể thấy. Vậy nhé!

Thân ái chào mọi người.
Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.




1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh