Đến nội dung

Hình ảnh

Những bước đi chập chững đầu tiên của Toán học Việt Nam

* * * * - 6 Bình chọn

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 10 trả lời

#1
E. Galois

E. Galois

    Chú lùn thứ 8

  • Quản lý Toán Phổ thông
  • 3861 Bài viết
Tác giả: Ngô Thúc Lanh (ĐHSP Hà Nội) và Phạm Trà Ân (Viện Toán học)
Dưới thời phong kiến, ở nước ta Toán học không được giảng dạy trong nhà trường. Đến thời thực dân Pháp, trong các trường dạy cho người Việt Nam, tuy Toán học đã bắt đầu được giảng dạy, nhưng trình độ cũng không vượt quá trình độ phổ thông. Ngay cả ở những trường cao đẳng kỹ thuật, như trường Cao đẳng Giao thông - Vận tải, thì trình độ Toán học cũng không vượt quá trình độ Giải tích lớp 12 hiện nay.

Cho đến năm 1941, khi Chiến tranh Thế giới thứ II bùng nổ, đường từ Việt Nam sang Pháp bị tắc nghẽn, chỉ khi đó thực dân Pháp mới mở ở Hà Nội trường Cao đẳng Khoa học Đông Dương để cho các con tây sau bậc tú tài có chỗ học. Trường đào tạo bậc cử nhân cho các ngành Lý, Hóa, Sinh. Toán học đến ngang trình độ Toán đại cương, với mục đích cung cấp các kiến thức toán cần thiết cho việc học các môn Lý, Hóa, Sinh cho sinh viên trong trường.

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã quyết định thành lập trường Đại học Khoa học và cử GS. Nguyễn Thúc Hào làm Quyền giám đốc kiêm Tổng thư ký. Về Toán học, ngoài lớp Toán học đại cương do GS. Nguyễn Thúc Hào giảng dạy, còn có các lớp Cơ học Lý thuyết do GS. Hoàng Xuân Hãn giảng và Cơ học Thống kê do GS. Tạ Quang Bửu phụ trách. Trường mới hoạt động được vài tháng thì cuộc Kháng chiến chống Pháp bùng nổ. Trường phải tạm thời đình giảng và tản cư ra khỏi Hà Nội.

Sau ngày Toàn quốc kháng chiến, GS. Nguyễn Thúc Hào tản cư về quê nhà ở Nghệ An và được Bộ Giáo dục giao nhiệm vụ mở các lớp Toán học đại cương ở đó. Các lớp này tiếp tục học cho đến năm
1951 thì sát nhập vào Trường Dự bị đại học và Trường Sư phạm cao cấp, hoạt động ở vùng Tự do khu IV cho đến tận ngày hòa bình lập lại, năm 1954.

Ở Việt Bắc, vào các năm 1948-1949, GS. Nguyễn Xiển cũng mở một lớp Toán đại cương và có khoảng 15 học viên tham dự. Thời gian đầu, các học viên tự học lấy phần lý thuyết là chính, sau đó gửi bài làm về để thầy chấm. Lớp được tập trung tại xã Đại Điền, huyện Tam Nông, tỉnh Vĩnh Yên, dưới chân núi Tam Đảo. Năm 1949, khi Pháp tấn công lên Vĩnh Yên, học viên phải lánh vào hang đá, rồi rút về nhà. Lớp học tạm thời đình giảng.

Cuối năm 1949, GS. Lê Văn Thiêm từ Paris bay về Bangkok, rồi xuyên qua rừng Campuchia, về bưng biền Nam Bộ, tham gia kháng chiến ở Nam Bộ. Giữa năm 1950, ông lặn lội đi bộ 6 tháng trời, theo giao liên vượt Trường Sơn ra chiến khu Việt Bắc. Đầu năm 1951, Chính phủ kháng chiến quyết định thành lập hai trường Khoa học cơ bản và Sư phạm cao cấp và cử GS. Lê Văn Thiêm làm hiệu trưởng cả hai trường này. Hai giáo sư Lê Văn Thiêm và Nguyễn Xiển đã đạp xe vào tận khu IV để tuyển sinh. Hai trường này được chính thức thành lập vào cuối năm 1951 ở Chiêm Hóa, Tuyên Quang. Về sau cả hai trường đều được chuyển sang khu Học xá Trung ương, đặt ở một xã gần thủ phủ Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Về Toán, sinh viên hai trường học chung dưới sự giảng dạy của các GS. Lê Văn Thiêm và Nguyễn Xiển (lý thuyết) và giáo viên Nguyễn Cảnh Toàn (phụ trách phần bài tập).

dhthvn1.png

BCH Hội Toán học Việt Nam khoá 1
Hàng đầu từ trái: Hoàng Tuỵ (thứ 3), Nguyễn Thúc Hào (thứ 4), Lê Văn Thiêm (thứ 5), Nguyễn Cảnh Toàn (thứ 6), Nguyễn Đình Trí (thứ 7). Nguồn: Internet


Trường Khoa học cơ bản hoạt động được 2 năm (1952 và 1953) thì dừng. Còn trường Sư phạm cao cấp tiếp tục tuyển sinh khóa II và chuyển sang cơ sở mới của khu học xá vừa được xây dựng xong. Khóa II bắt đầu học từ năm 1954. Phụ trách dạy Toán có GS. Lê Văn Thiêm và các cán bộ giảng dạy Nguyễn Cảnh Toàn và Ngô Thúc Lanh. Sau khi Hà Nội được giải phóng (10/10/1954), trường Sư phạm cao cấp được chuyển về Hà Nội và tiếp quản cơ sở của trường Cao đẳng Khoa học ở vùng tạm chiếm.

Cuối năm 1954, chính phủ ra quyết định thành lập trường Đại học Sư phạm văn khoa do GS. Đặng Thai Mai làm hiệu trưởng và trường Đại học Sư phạm khoa học do GS. Lê Văn Thiêm làm hiệu trưởng, trên cơ sở sát nhập các trường: Sư phạm cao cấp ở Trung Quốc về, trường Sư phạm cao cấp và Dự bị đại học ở khu IV ra và trường Cao đẳng khoa học ở vùng tạm chiếm. Cùng với trường Đại học Y- Dược và trường Đại học Nông nghiệp, đó là những trường đại học đầu tiên của nước ta sau ngày hòa bình lập lại. Phụ trách giảng Toán có các GS. Lê Văn Thiêm và Nguyễn Thúc Hào cùng các cán bộ giảng dạy Nguyễn Cảnh Toàn, Khúc Ngọc Khảm và Ngô Thúc Lanh.

Trường Đại học Sư phạm khoa học chỉ tồn tại có 2 năm (1955- 1956) và đã đào tạo được 3 khóa. Khóa I gồm các sinh viên từ khu Học xá Trung ương về, từ khu IV ra và các sinh viên ở lại Hà Nội. Khóa này học hết 1955 đến đầu năm 1956 thì tốt nghiệp. Khóa II tuyển sinh từ đầu năm 1955 và thi tốt nghiệp vào hè năm 1956. Khóa III tuyển sinh vào hè năm 1955 và thi tốt nghiệp vào cuối năm 1956. Như vậy khóa I học hơn 2 năm, còn các khóa II và III chỉ học có 1 năm rưỡi. Tuy thời gian học ngắn, nhưng chương trình vẫn là chương trình 3 năm tinh giản, mỗi năm được học trong 6 tháng và không có nghỉ hè.

Sở dĩ phải đào tạo gấp rút như thế vì nhu cầu về cán bộ giảng dạy Toán, Lý, Hóa, Sinh cho các trường đại học về khoa học và kỹ thuật sắp mở là rất lớn và rất cấp bách. Trong khi đó, nguồn duy nhất cung cấp cán bộ giảng dạy cho các trường này chỉ trông chờ vào các sinh viên tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm khoa học. Vì thế vào thời gian này, những sinh viên tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm khoa học vào loại khá giỏi, đều được phân công về làm cán bộ giảng dạy ở các trường đại học mới mở. Những người còn lại thì được phân công về các trường phổ thông trung học, các trường bổ túc công nông và các trường bổ túc của quân đội. Tiêu chuẩn duy nhất để chọn cán bộ giảng dạy đại học lúc bấy giờ chỉ là năng lực của bản thân sinh viên đã tốt nghiệp.

Trong lịch sử phát triển của nền khoa học tự nhiên ở nước ta, trường Đại học Sư phạm khoa học, tuy chỉ tồn tại có 2 năm, nhưng đã có một vị trí cực kỳ quan trọng. Ngày nay nhìn lại, có thể thấy rằng tất cả các sinh viên tốt nghiệp loại khá, giỏi và được bổ nhiệm làm cán bộ giảng dạy ở các trường đại học hồi ấy đều đã trưởng thành. Nhiều người đã trở thành các cán bộ khoa học tài năng, những cán bộ khoa học đầu ngành, những cán bộ quản lý khoa học có uy tín.

Đầu năm 1956, hai trường Đại học Sư phạm văn khoa và Đại học Sư phạm khoa học đã nhập lại để rồi sau đó lại tách ra thành hai trường mới và hoàn chỉnh hơn là trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
"Cái thủa ban đầu đầy lưu luyến" của nền Toán học Việt Nam đã diễn ra như thế đó!

1) Xem cách đăng bài tại đây
2) Học gõ công thức toán tại: http://diendantoanho...oạn-thảo-latex/
3) Xin đừng đặt tiêu đề gây nhiễu: "Một bài hay", "... đây", "giúp tớ với", "cần gấp", ...
4) Ghé thăm tôi tại 
http://Chúlùnthứ8.vn

5) Xin đừng hỏi bài hay nhờ tôi giải toán. Tôi cực gà.


#2
vo ke hoang

vo ke hoang

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 122 Bài viết

Bài viết rất bổ ích. Nhưng mình vẫn không hiểu tại sao thời đó chỉ dạy văn, không dạy toán?


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi vo ke hoang: 14-08-2016 - 22:25

:icon10:  :icon10:  :icon10: If i can see further it is by standing on the shoulders of giants. :icon10:  :icon10:  :icon10: 

                        (Issac Newton)


#3
huonghuongnewton

huonghuongnewton

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 16 Bài viết

tBài viết rất bổ ích. Nhưng mình vẫn không hiểu tại sao thời đó chỉ dạy văn, không dạy toán?

chắc là thời phong kiến coi trọng văn và võ 



#4
vo ke hoang

vo ke hoang

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 122 Bài viết

chắc là thời phong kiến coi trọng văn và võ 

Nhưng bạn thấy đấy, toans học có một sự liên quan mật thiết ddến đời sống con người. Hãy tuongử tượng một ngày không có toán học, ta sẽ như thế nào


:icon10:  :icon10:  :icon10: If i can see further it is by standing on the shoulders of giants. :icon10:  :icon10:  :icon10: 

                        (Issac Newton)


#5
Macky Jonh

Macky Jonh

    Lính mới

  • Thành viên mới
  • 4 Bài viết

Bài viết rất bổ ích. Nhưng mình vẫn không hiểu tại sao thời đó chỉ dạy văn, không dạy toán?

 

Cũng hay



#6
mazuko2005

mazuko2005

    Lính mới

  • Thành viên mới
  • 3 Bài viết

Bài viết hay và lí thú


Chinh


#7
Ngoc Tran YB

Ngoc Tran YB

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 53 Bài viết

Nhưng bạn thấy đấy, toans học có một sự liên quan mật thiết ddến đời sống con người. Hãy tuongử tượng một ngày không có toán học, ta sẽ như thế nào

em nghĩ phong kiến nó khác ! trọng văn võ hơn nên mới có câu văn võ song toàn chứ văn toán song toàn đâu =)))))


Sự nỗ lực là tên gọi khác của kì tích   
Thực ra mình muốn học ở Y HN trong 4 năm nữa
Thực ra hai điều trên không liên quan
Cảm ơn đã đọc
Nhưng thôi đọc làm gì nữa hết rồi mà :closedeyes:
  :closedeyes: 
uahhhhhh 
:mellow:
  :mellow:  :mellow:  :mellow:  :mellow: 
mình Best thần kinh ruiiiiiiii.giá như thế giới không con nào thần kinh như mình phải tốt đẹp hơn không 


#8
Isidia

Isidia

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 74 Bài viết

Một thế kỷ loạn lạc, lạc nhịp thêm một thế kỷ. Việt Nam phải cố lên thôi :)


There is no mathematical model that can predict your future or tell you how your life will unfold. All strength and power lies within your soul, and that's all what you need.


#9
Isidia

Isidia

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 74 Bài viết

Bài viết rất bổ ích. Nhưng mình vẫn không hiểu tại sao thời đó chỉ dạy văn, không dạy toán?

 

Nền Toán học Đông Á mà lấy Trung Hoa làm đại biểu không phát triển theo hướng mệnh đề và chứng minh mà các nhà triết học và toán học Hy Lạp cổ đại (tiêu biểu nhất là ông Euclid và cuốn sách the Elements) đã đặt nền móng cho Toán học phương Tây. Nền Toán học đó thiên rất nhiều về tính ứng dụng, như tính diện tích các thửa ruộng, tính chiều cao tóa tháp v.v. Cố nhiên, nền toán học ấy phát triển mạnh về thuật toán và kỹ thuật tính toán nhiều hơn là lý luận logic, và chia sẻ điểm này vớ cáci nền Toán học của một số nền văn minh khác như Lưỡng Hà Babylon. Những người giỏi về thuật tính toán không phải là những bậc làm quan to trong triều đình, mà là giới thợ thuyền thủ công. Trong thời kỳ Chiến Quốc, giới này được đại biểu bởi phái Mạc gia do Mạc tử khai mở. Chính những người này sẽ được trọng vọng vì vua chúa mời mọc họ để họ có thể giúp việc xây đắp thành lũy công sự.

 

Thi cử đỗ đạt làm quan trước thời Tống chỉ dàng cho con em các đại gia đình dòng tộc có quyền lực lớn trong nước (đại tộc). Nội dung thi theo Kinh thư từ đời nhà Chu có bao gồm có môn "toán thuật", vậy là thí sinh phải biết làm toán ngoài việc ngâm thơ làm văn. Đến đời Tống, hệ thống khoa cử được mở rộng, cho phép nhiều người thuộc nhiều tầng lớp khác trong xã hội (nhưng rất ít khi là nông dân và con em thương nhân) đi ứng thi làm quan. Nội dung thi không còn giữ truyền thống khảo toán thuật như 1000 năm trước, mà chỉ khảo quanh các kinh điển Nho giáo. Qua nhiều đời nó tạo thành thứ truyền thống "hủ nho", chỉ biết ê a kinh kệ, còn kiến thức cơ bản thực tiễn thì không biết gì. Dĩ nhiên cũng có ngoại lệ, như ông Thảm Quát vốn là người vừa giỏi làm văn thơ vừa giỏi thuật toán lại biết cầm binh, nhưng những bậc kỳ tài ấy hiếm có lắm. Cho nên văn minh Trung Hoa thường tôn danh các bậc vĩ nhân có tài văn chương thơ phú, không mấy đoái hoài đến các bậc thầy "Toán thuật". Người ta chỉ biết có thi thánh Đỗ Phủ, hay Tô Đông Phương chứ không biết Lưu Huy (sống thời Tam Quốc, tác giả quyển sách kinh điển Cửu Chương Toán Thuật (九章算术).

 

Nhiều người cho rằng sự xuất hiện của cái bàn tính abacus đã lấy đi tính sáng tạo dồi dào trong nền Toán học Trung Hoa. Điều đó không lạ vì trước kia, họ làm toán bằng cách dùng các đũa tre (counting rods hay còn gọi là toán tử - 算子). Cách sắp xếp bố trí các đũa tre này rất gần với sức mạnh thể hiện của hệ thống chữ số Arab hiện đại. Toán học phát triển được hay không một phần lớn phải dựa vào hệ thống chữ số, khó có thể tưởng tượng Toán học phương Tây sẽ phát triển thế nào nếu còn dùng hệ chữ số La Mã. Vì bàn tính abacus xuất hiện, thay thế những đũa tre kia nên khả năng sáng tạo cũng dần thui chột. Điều này cũng tương tự như việc con trẻ bây giờ làm bài tập thấy khó quá bấm hết ra máy tính cho tiện. Tiện đường ngắn mà tắc đường dài. Các em chưa được luyện thuần thục các kỹ thuật và kỹ năng tính toán căn bản đã nhảy đi làm máy tính, lâu dần qua nhiều thế hệ các kỹ năng ấy sẽ mất đi vì không ai cho là cần thiết nữa.


There is no mathematical model that can predict your future or tell you how your life will unfold. All strength and power lies within your soul, and that's all what you need.


#10
TangGiap

TangGiap

    Lính mới

  • Thành viên mới
  • 1 Bài viết

Những người thầy vĩ đại!



#11
MG0402

MG0402

    Binh nhì

  • Thành viên mới
  • 15 Bài viết

ước j pt cao siêu nhất mọi thời đại là:1+1=2






1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh