Đến nội dung

nguyenhongsonk612

nguyenhongsonk612

Đăng ký: 13-11-2013
Offline Đăng nhập: 04-02-2024 - 01:39
****-

#716456 Tìm hàm phân phối của $F(X)$

Gửi bởi nguyenhongsonk612 trong 10-10-2018 - 09:36

Bài $1$:

Hai người thợ cùng may một loại áo với xác suất để may được sản phẩm có chất lượng cao tương ứng $0,8$ và $0,9$. Biết có một người khi may $6$ áo thì có $5$ sản phẩm chất lượng cao. Tìm xác suất để người đó may $6$ áo nữa thì có $5$ áo chất lượng cao

Bài $2$:

Đi trên một đoàn đường núi trung bình trong $1$ giờ gặp $60$ ổ gà. Tìm xác suất để trong $30$ giây không gặp một ổ gà nào

Bài $3$:

Cho biến ngẫu nhiên $X$ có hàm phân phối $F(x)$ tăng thực sự và liên tục. Tìm hàm phân phối của $F(X)$




#707187 Giải pt vi phân cấp hai $y''(1+y)=y'^2+y'$

Gửi bởi nguyenhongsonk612 trong 28-04-2018 - 15:50

Giải các phương trình vi phân cấp $2$ sau:

$a)$ $y''=\frac{y'}{\sqrt{y}}$

$b)$ $y''(1+y)=y'^2+y'$




#694750 Tính $\int \frac{dx}{\cos ^n x}$

Gửi bởi nguyenhongsonk612 trong 14-10-2017 - 18:43

Tính $\int \frac{dx}{\cos ^n x}$




#693559 Tính tổng $C^{1}_{22}-C^{3}_{22}...

Gửi bởi nguyenhongsonk612 trong 23-09-2017 - 15:06

$(1+1)^{22}=C_{22}^{0}+C_{22}^{1}+C_{22}^{2}+......+C_{22}^{22}$

$(1-1)^{22}=C_{22}^{0}-C_{22}^{1}+C_{22}^{2}........-C_{22}^{21}+C_{22}^{22}$

Trừ vế cho vế:

$2^{22}=2(C_{22}^{1}+C_{22}^{3}+......+C_{22}^{21})$

Suy ra Tổng = $2^{21}$

Đề bài các dấu $+$ $-$ xen kẽ nhau mà bạn.




#691473 1, $4x^{3}+18x^{2}+27x+14=\sqrt[3]{4x+5...

Gửi bởi nguyenhongsonk612 trong 25-08-2017 - 09:36

3, $\left\{\begin{matrix} x^{2}+\frac{1}{x^{2}}+y^{2}+\frac{1}{y^{2}}=5 & & \\ (x^{2}-1)(y^{2}+1)\left [ (x+y)xy+x-y \right ]=x^{2}& & \end{matrix}\right.$

 

Nếu vế phải phương trình thứ $2$ là $x^2y^2$ thì anh có cách này

Giải:

PT (1) $\Leftrightarrow \left ( x-\frac{1}{x} \right )^2+\left ( y+\frac{1}{y} \right )^2=5$

Từ PT (2) $\Rightarrow \left ( x-\frac{1}{x} \right )\left ( y+\frac{1}{y} \right )\left [ \left ( x-\frac{1}{x} \right )+\left ( y+\frac{1}{y} \right ) \right ]=1$

... 




#690620 CMR: $a \geqslant (3+\sqrt{3})r$

Gửi bởi nguyenhongsonk612 trong 15-08-2017 - 21:52

Cho tứ diện $ABCD$ có các cạnh xuất phát từ $A$ đôi một vuông góc với nhau. Gọi $a$ là độ dài cạnh lớn nhất xuất phát từ điểm $A$, $r$ là bán kính mặt cầu nội tiếp tứ diện. Chứng minh rằng $a \geqslant (3+\sqrt{3})r$




#686373 Cho ngẫu nhiên ba số đôi một khác nhau từ tập A={1,2,3...20}. tìm x...

Gửi bởi nguyenhongsonk612 trong 03-07-2017 - 17:57

Cho ngẫu nhiên ba số đôi một khác nhau từ tập A={1,2,3...20}. tìm xác suất để ba số được chọn không có hai số tự nhiên liên tiếp

Giải:

Đầu tiên chọn $3$ số trong tập $A$ có: $C_{20}^{3}$ cách

Có $19$ cách chọn $2$ số tự nhiên liên tiếp

Số còn lại có $18$ cách chọn

Vậy có $19.18=342$ cách chọn $3$ số mà có $2$ số tự nhiên liên tiếp

số cách chọn $3$ số tự nhiên liên tiếp: $18$

Trong cách chọn trên, ta đã đếm cách chọn $3$ số tự nhiên liên tiếp $2$ lần

Vậy số cách chọn không thỏa mãn đề bài là: $342-18=324$

Tính xác suất $P=\frac{C_{20}^{3}-324}{C_{20}^{3}}=\frac{68}{95}$




#684233 Diện tích hình phẳng giới hạn bởi đường cong $(C)$ bằng ?

Gửi bởi nguyenhongsonk612 trong 12-06-2017 - 18:57

Bài toán: Trong không gian với hệ tọa độ $Oxyz,$ cho biết đường cong $(C)$ là tập hợp tâm của các mặt cầu $(S)$ đi qua $A(1;1;1)$ đồng thời tiếp xúc với hai mặt phẳng $\alpha:x+y+z-6=0; \beta:x+y+z+6=0.$ Diện tích hình phẳng giới hạn bởi đường cong $(C)$ bằng ?

Trong đề thi thử chuyên vinh lần $4$ có câu này

Giải:

$d(A;(\alpha ))=\sqrt{3}; d(A; (\beta ))=4\sqrt{3}$

Mà khoảng cách giữa mp$(\alpha )$ và mp$(\beta )$ cũng bằng $4\sqrt{3}$ nên $A$ nằm trên đoạn vuông góc chung của $2$ mp

Gọi đoạn vuông góc chung là $MN$, tâm mặt cầu là $I$

Để $(S)$ tiếp xúc với $2$ mp thì $I$ chạy trên mặt phẳng trung trực của $MN$

Khi đó quỹ tích $I$ là đường tròn có bán kính $r$

Biết $R=2\sqrt{3}$ nên tính được $r=\sqrt{(2\sqrt{3})^2-(\sqrt{3})^2}=3$

Diện tích hình tròn $(C)$ là $S=\pi r^2=9\pi $




#683683 Tìm mệnh đề đúng

Gửi bởi nguyenhongsonk612 trong 08-06-2017 - 16:42

Cho số phức $z$ thỏa mãn $2|z-1|+3|z-i| \leqslant 2\sqrt{2}$. Mệnh đề nào sau đây đúng

A. $3/2<|z|<2$

B. $|z|>2$

C. $|z|<1/2$

D. $1/2<|z|<3/2$




#682217 Tính góc $ACB$

Gửi bởi nguyenhongsonk612 trong 28-05-2017 - 18:04

Cho $3$ số phức $z_1$, $z_2$, $z_3$ phân biệt thỏa mãn $|z_1|=|z_2|=|z_3|=3$ và $\frac{1}{z_{1}}+\frac{1}{z_{2}}=\frac{1}{z_{3}}$. Biết $z_1$, $z_2$, $z_3$ lần lượt được biểu diễn bởi các điểm $A, B, C$ trên mặt phẳng phức. Tính góc $ACB$

A. $150^o$

B. $90^o$

C. $60^o$

D. $120^o$




#679989 Tìm vtcp đường thẳng qua $M$ và vuông góc $d$

Gửi bởi nguyenhongsonk612 trong 08-05-2017 - 19:00

đáp án $C$

Mặt phẳng $(P)$ qua $M$ và vuông góc với d nên có :$2(x+2)+3(y+2)-(z-1)=0$

PT đt đi qua A và vuông góc với $(P)$: $\left\{\begin{matrix} x=1+2t & & \\ y=2+2t & & \\ z=-3-t & & \end{matrix}\right.$

Giao điểm $B$ của $d_1$ và $(P)$ là nghiệm của pt :$2(2t+3)+2(2t+4)-(-t-4)=0\Leftrightarrow t=-2$

vậy giao điểm $B(-3;-2;-1)\Rightarrow \vec{u}=\vec{MB}=(1;0;2)$

Điều kiện cách $A$ một khoảng lớn nhất đã sử dụng đâu bạn




#679713 Tìm GTNN của $P=\frac{a^2}{2b}+\frac{...

Gửi bởi nguyenhongsonk612 trong 06-05-2017 - 19:14

Cho $a,b,c$ dương. Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức

$P=\frac{a^2}{2b}+\frac{b^2}{4c}+\frac{16c^2}{a}+\frac{175\sqrt{a^2+9}}{4(a+1)}$




#679712 $3\sqrt{x}\left ( 1+\sqrt[3]{x}...

Gửi bởi nguyenhongsonk612 trong 06-05-2017 - 19:11

Giải phương trình $3\sqrt{x}\left ( 1+\sqrt[3]{x} \right )\sqrt{3+\sqrt[3]{x}}=1-4\sqrt[3]{x}-6x$




#679242 Tính modun của $w=M-mi$

Gửi bởi nguyenhongsonk612 trong 02-05-2017 - 15:34

Cho các số phức $a,b,c,z$ thỏa mãn $az^2+bz+c=0$ và $|a|=|b|=|c|>0$. Kí hiệu $m= \min |z|$, $M=\max |z|$. Tính modun của số phức $w=M-mi$

A. $|w|=1$

B. $|w|=2$

C. $|w|=2\sqrt {3}$

D. $|w|=\sqrt{3}$




#679183 Tính $T=|z_1|+|z_2|$

Gửi bởi nguyenhongsonk612 trong 01-05-2017 - 21:41

(Thiếu a,b thuộc R)

Lời giải :

Gọi $w=x+yi$ suy ra $z_1=x+(y+2)i;z_2=2x-3+2yi.$ Vì $z_1$ và $z_2$ là 2 nghiệm của pt bậc 2 đã cho nên $z_1=\bar{z_2.}$ Suy ra $x=3;y=-2/3.$ Từ đó $T= \frac{2.\sqrt{97}}{3}$

----------------------

P/s : Sơn có học toán Thầy Đặng Thành Nam không ??

Đề bài đủ mà, mình làm dài hơn chút, vì $a,b$ là các số thực nên tổng và tích hai nghiệm là các số thực (phần ảo bằng $0$), cũng tìm ra $x,y$ như trên