Đến nội dung

nhungvienkimcuong

nhungvienkimcuong

Đăng ký: 23-12-2014
Offline Đăng nhập: Riêng tư
****-

Trong chủ đề: Mọi tập con khác rỗng bất kì của S đều là lũy thừa đúng.

24-03-2024 - 18:53

Chứng minh rằng với mỗi n $\in \mathbb{Z^{+}}$ đều tồn tại 1 tập S gồm n số nguyên dương sao cho tổng của mọi tập con khác rỗng bất kì của S đều là lũy thừa đúng.

Đề ở đây chắc muốn nói lũy thừa có số mũ lớn hơn $1$.

 

Đề bài khó chịu, để có thể hiệu chỉnh đồng thời $2^n-1$ tập hợp là một việc mới nghe là thấy rất khó khăn, thế nên cần nhìn nhận vấn đề một cách kĩ càng hơn. Giả dụ có sẵn họ tập hợp $\{S_i\}_{i=1}^{2^n-1}$, ta mong muốn từ đây xây dựng họ tập hợp mới sao cho tổng các phần tử trong mỗi tập hợp đều là lũy thừa đúng. Đơn giản nhất để thay đổi tổng các phần tử là

  • Cùng cộng các phần tử một lượng $a$, như vậy trở thành họ tập hợp mới là $\{S_i+a\}$,
  • Hoặc cùng nhân các phần tử một lượng $a$, trở thành họ tập hợp mới $\{a S_i\}$.

Trong hai cách này thì việc nhân phần tử sẽ dễ thực hiện hơn (nháp các trường hợp đơn giản là thấy; chẳng hạn $S_1=\{2\},S_2=\{3\},S_3=\{10\}$). Từ đây ta thấy rằng chỉ cần chứng minh kết quả sau:

Mệnh đề

Cho các tập hợp khác rỗng $S_1,S_2,\dots,S_k\subset \mathbb{N}^*$. Kí hiệu $s_i$ là tổng các phần tử của tập hợp $S_i$. Khi đó tồn tại số nguyên dương $a$ sao cho: với mỗi $i\in\{1,2,\dots,k\}$ thì tích $a\cdot s_i$ đều là lũy thừa có số mũ lớn hơn $1$.


Trong chủ đề: Một hình vuông có độ dài cạnh là 12. Người ta tô màu tâm của các ô vuông...

24-03-2024 - 12:52

 

Một hình vuông có độ dài cạnh là 12. Người ta tô màu tâm của các ô vuông đơn vị bởi màu xanh hoặc đỏ. Chứng minh có bốn điểm cùng màu là bốn đỉnh của một hình chữ nhật.

 

Bài này là một phiên bản khó hơn. Các bài có yêu cầu chứng minh bốn đỉnh của hình chữ nhật hoặc hình thang đều có cách xử lí tương tự như thế.


Trong chủ đề: $\sum 3\sqrt{tan\frac{A}{2}....

24-03-2024 - 12:13

Chứng minh rằng trong mọi tam giác $ABC$ ta có:
$3\sqrt{tan\frac{A}{2}.tan\frac{B}{2}}+4\sqrt{tan\frac{B}{2}.tan\frac{C}{2}}+5\sqrt{tan\frac{C}{2}.tan\frac{A}{2}}\leq 5\sqrt{2}$
 

Chú ý đẳng thức $\tan\frac{A}{2}\tan\frac{B}{2}+\tan\frac{B}{2}\tan\frac{C}{2}+\tan\frac{C}{2}\tan\frac{A}{2}=1$ là được.


Trong chủ đề: Tìm hàm $f$ thoả $f\left ( x+y+f\left ( y \...

24-03-2024 - 11:59

Tìm tất cả các hàm số $f:\mathbb{R}\rightarrow \mathbb{R}$ thỏa mãn

$f\left ( 0 \right )=2024$ và $f\left ( x+y+f\left ( y \right ) \right )=f\left ( f\left ( x \right ) \right )+2023y,\forall x,y \in \mathbb{R}$

Ta sẽ chứng minh hàm số đơn ánh, xét hai số $a$ và $b$ thỏa mãn $f(a)=f(b)$ (gọi giá trị này là $c$). Lần lượt thay $x:=a,y:=b$ và $x:=b,y:=a$ vào giả thiết ta có

\[f(a+b+c)=f(c)+2023b\quad \text{và}\quad f(b+a+c)=f(c)+2023a.\]

So sánh hai đẳng thức này thu được $a=b$, nghĩa là hàm $f$ đơn ánh. Từ đây thay $y:=0$ vào giả thiết suy ra $f(x)=x+2024$.


Trong chủ đề: $4\left ( a^{n}+1 \right )$ là lập phương c...

23-02-2024 - 21:54

(Iran Second Round 2008). Tìm a nguyên dương sao cho $4\left ( a^{n}+1 \right )$ là lập phương của một số nguyên dương với mọi n.

Sau đây là lời giải của THPT.

 

Với mỗi số nguyên dương $n$ đặt $x_n=\sqrt[3]{4(a^n+1)}$, theo giả thiết thì $x_n\in \mathbb{Z}$. Ta có

\[x_{n+3}-ax_n=\sqrt[3]{4(a^{n+3}+1)}-a\sqrt[3]{4(a^n+1)}=\frac{4(1-a^3)}{x_{n+3}^2+x_{n+3}\cdot ax_n+(ax_n)^2}.\]

Vì $\lim_{n\to \infty} x_n=+\infty$ nên $\lim_{n\to \infty} (x_{n+3}-ax_n)=0$, tuy nhiên vì là dãy số nguyên nên tồn tại số nguyên dương $N$ sao cho

\[x_{n+3}=ax_n,\quad \forall n\ge N.\]

Từ đây tìm được $a=1$, thử lại thỏa mãn.

 

Ghi chú. Có thể tham khảo thêm phương pháp "sử dụng giải tích trong số học" thông qua tài liệu ở đây.