Đến nội dung

vda2000

vda2000

Đăng ký: 09-01-2015
Offline Đăng nhập: 06-10-2018 - 10:11
****-

#545103 Cho $a+2b+3c=100$. Tìm GTLN của $abc$

Gửi bởi vda2000 trong 21-02-2015 - 10:42

2/ Cho a,b,c là các số nguyên dương. Chứng minh:

 

$\sum \frac{(b+c-a)^2}{(b+c)^2+a^2}\geq \frac{3}{5}$

 

Ta có: $A=\sum\frac{(b+c-a)^2}{(b+c)^2+a^2}$

    <=> $A=\sum\frac{(b+c)^2+a^2-2a(b+c)}{(b+c)^2+a^2}$

    <=> $A=\sum 1-\frac{2a(b+c)}{(b+c)^2+a^2}$

    <=> $A=3 -\sum\frac{2a(b+c)}{(b+c)^2+a^2}$

 

Áp dụng bắt đẳng thức $AM-GM$, ta có:

$a^2+\frac{(b+c)^2}{4}\geq a(b+c)$

<=> $a^2+(b+c)^2\geq a(b+c)+\frac{3}{4}(b+c)^2$

 

Do đó: $A\geq 3-\sum\frac{2a(b+c)}{a(b+c)+\frac{3}{4}.(b+c)^2}$

<=> $A\geq 3-\sum 2-\frac{\frac{3}{2}.(b+c)^2}{a(b+c)+\frac{3}{4}.(b+c)^2}$

<=> $A\geq\sum\frac{\frac{3}{2}(b+c)^2}{a(b+c)+\frac{3}{4}.(b+c)^2}-3$

<=> $A\geq\frac{3}{2}.B-3  (1)$

 

Ta có: $B=\sum\frac{(b+c)^2}{(b+c)(a+\frac{3}{4}(b+c))}$

     <=>$B=\sum\frac{b+c}{a+\frac{3}{4}(b+c)}$

     <=>$\frac{1}{4}B+3=\sum{\frac{\frac{1}{4}(b+c)}{a+\frac{3}{4}(b+c)}+1}$

     <=>$\frac{1}{4}B+3=(a+b+c).\sum\frac{1}{a+\frac{3}{4}.(b+c)}\geq (a+b+c).\frac{9}{\sum{a+\frac{3}{4}(b+c)}}$

Lại có: $VP=(a+b+c).\frac{9}{\frac{5}{2}(a+b+c)}=\frac{18}{5}$.

 

Do đó, $\frac{1}{4}B+3\geq\frac{18}{5}$

<=> $B\geq(\frac{18}{5}-3).4=\frac{12}{5}  (2)$

 

Từ $(1),(2)$, ta có: $A\geq \frac{3}{2}.\frac{12}{5}-3=\frac{3}{5}$

=> $Q.E.D$

 

Vậy $\sum \frac{(b+c-a)^2}{(b+c)^2+a^2}\geq \frac{3}{5}$

Dấu $"="$ xảy ra <=> $a=b=c\in\mathbb{Z_+}$




#545084 Với giá trị nào của x thì A<$\frac{1}{2}$

Gửi bởi vda2000 trong 20-02-2015 - 23:20

Cho biểu thức A=$(\frac{x+1}{x-1}+\frac{x-1}{x+1}+\frac{x^{2}-4x-1}{x^2-1})$

Với giá trị nào của x thì $A$<$\frac{1}{2}$

Rút gọn: $A=\frac{3x-1}{x+1}$ với $x\neq 1$ và $x\neq -1$.

 

Để $A<\frac{1}{2}$

<=> $\frac{3x-1}{x+1}-\frac{1}{2} <0$

<=> $\frac{5x-3}{2(x+1)}<0$

<=> $(5x-3)(x+1)<0$

<=> $-1<x<\frac{3}{5}$ (Thỏa mãn điều kiện của $x$)

 

Vậy bất phương trình có nghiệm: $x\in\mathbb{R}|-1<x<\frac{3}{5}$




#545026 Giải bất phương trình : $x\left (x^{8} +x^{2}+...

Gửi bởi vda2000 trong 20-02-2015 - 18:01

Giải bất phương trình : 

$x\left (x^{8} +x^{2}+16\right )> 6\left ( 4-x^{2} \right )  (1)$

$(1)$ <=> $x^9+x^3+16x-24+6x^2>0$

         <=> $(x^9-1) + (x^3+6x^2+16x-23) >0$

         <=> $(x-1)(x^8+x^7+x^6+...+1)+(x-1)(x^2+8x+23)>0$

         <=> $(x-1)(x^8+x^7+x^6+x^5+x^4+x^3+2x^2+8x+24)>0$

         <=> $(x-1).A>0$ $(2)$

Ta có: $16A= 16x^8+16x^7+16x^6+16x^5+16x^4+16x^3+32x^2+128x+192$

               $=(16x^8+16x^7+4x^6) + 12(x^6+\frac{4}{3}x^5+\frac{4}{9}x^4)+\frac{32}{3}(x^4+\frac{3}{2}x^3+\frac{9}{16}x^2)+26(x^2+\frac{64}{13}x+\frac{1024}{169}) + \frac{448}{13}$

               $=$ $(4x^4+4x^3)^2+12(x^3+\frac{2}{3}x^2)+\frac{32}{3}(x^2+\frac{3}{4}x)^2+26(x+\frac{32}{13})^2 + \frac{448}{13} >0$

=> $16A>0$

=> $A>0$

 

Khi đó: $(2)$ <=> $x-1>0$

                      <=> $x>1$

 

Vậy bất phương trình $(1)$ có nghiệm $x\in\mathbb{R}|x>1$




#544905 Giải phương trình nghiệm nguyên $x^3+x^2y+xy^2+y^3=8(x^2+xy+y^2+1)$

Gửi bởi vda2000 trong 19-02-2015 - 20:31

Giải phương trình nghiệm nguyên $x^3+x^2y+xy^2+y^3=8(x^2+xy+y^2+1) (1)$

 

Ta có: $(1)  <=> (x^2+y^2)(x+y)=4(x^2+2xy+y^2)+4(x^2+y^2)+8$

                  $<=> (x^2+y^2)(x+y)=4(x+y)^2+4(x^2+y^2)+8 (2)$

Đặt $x^2+y^2=b$ và $x+y=a$. 

Ta có: $(2)  <=> ab=4a^2+4b+8$

                  $<=> (4a^2-64)+(4b-ab)= -8-64$

                  $<=> 4(a-4)(a+4) - b(a-4)= -72$

                  $<=> (a-4)(4a-b+16)=-72$

Đến đây giải phương trình tích nghiệm nguyên $a,b$ rồi sử dụng $Viète$ tìm $x,y$ rồi đối chiếu.




#544736 Chứng minh: $\frac{1}{MR}=\frac{1...

Gửi bởi vda2000 trong 17-02-2015 - 23:26

cảm ơn bạn!




#544632 Chứng minh: $\frac{1}{MR}=\frac{1...

Gửi bởi vda2000 trong 17-02-2015 - 11:33

Cho đường tròn $(O;R)$, hai đường kính $AB,CD$ vuông góc nhau. $M$ là một điểm nằm trên đoạn thẳng $AB$ sao cho $\widehat {MCO} = 30 $ độ. Gọi $I$ là một điểm thay đổi trên đường kính $CD$. $MI$ cắt đường tròn tại $2$ điểm là $R,S$ ($MR<MS$).

 

Chứng minh:$\frac{1}{MR}=\frac{1}{MI}+\frac{1}{MS}$.




#544273 Chứng minh rằng: $27|xyz$

Gửi bởi vda2000 trong 15-02-2015 - 15:17

Đề bài:

 

Cho $x,y,z$ là các số nguyên thỏa mãn: $(x-y)(y-z)(z-x)=xyz$. Chứng minh rằng: $xyz$ chia hết cho $27$.

 

P/S: Cần gấp!




#541266 Đề thi chọn HSG cấp thành phố Toán học 9 năm học 2014-2015

Gửi bởi vda2000 trong 18-01-2015 - 22:52

Phòng GD&ĐT                                                                         Đề thi học sinh giỏi cấp thành phố 

TP. Bắc Giang                                                                                     Năm học: 2014-2015

                                                                                                               Môn: Toán lớp 9

                                                                                                       Thời gian làm bài: 150 phút

Câu 1:

a/ Cho biểu thức H = $(\dfrac{a-b}{\sqrt{a^{2}-b^{2}}-a+b}+\dfrac{\sqrt{a-b}}{\sqrt{a+b}+\sqrt{a-b}}).\dfrac{a^{2}+3b^{2}}{\sqrt{a^{2}-b^{2}}}$ với $a>b>0$

Biết $a-b=1$. Tìm GTNN của H.

b/ Cho ba số thực dương $a,b,c$ thỏa mãn: $a+b+c=\sqrt{a}+\sqrt{b}+\sqrt{c}=2$

Tính giá trị của: M=$\sum\dfrac{1+a}{\sqrt{a}+\sqrt{b}}$

 

Câu 2:

a/ Tìm $x,y$ nguyên thỏa mãn: $x^{2}(y^{2}-5)=y(y-x)$

b/ Giải phương trình: $4\sqrt{x^{3}+3x^{2}}+2\sqrt{2x-1}=4x^{2}+3x+3$

 

Câu 3:

a/ Tìm $a$ biết $a +\sqrt{24}$ và $\dfrac{1}{a}-\sqrt{24}$ là các số nguyên

b/ Cho $a,b,c$ dương thỏa mãn: $\dfrac{1}{a}+\dfrac{1}{b}+\dfrac{1}{c}=\dfrac{3}{2}$

Tìm GTLN của:

H =$\dfrac{1}{\sqrt{5a^{2}+2ab+2b^{2}}}+\dfrac{1}{\sqrt{5b^{2}+2bc+2c^{2}}}+\dfrac{1}{\sqrt{5c^{2}+2ca+2a^{2}}}$

 

Câu 4:

Cho tam giác $ABC$ vuông tại $A$ ($AB<AC$). Độ dài 3 cạnh lần lượt là $c,b,a$. Vẽ đường cao $AH$. Vẽ đường tròn $(O;R)$ nội tiếp tam giác $ABC$ và tiếp xúc các cạnh $AB,BC,CA$ lần lượt tại $M,N,E$. Gọi $I$ là trung điểm $AC$. $IO$ căt $AB$ tại $K$. $ME$ cắt $AH$ tại $G$. Chứng minh rằng

a/  $AO$=$\dfrac{\sqrt{2}}{2} (b+c-\sqrt{b^{2}+c^{2}})$

b/ Chứng minh SABC=$EB.EC$

c/ $AK=AG$

 

Câu 5: 

Cho $2014$ số không âm thỏa mãn: 

+) Tổng các số bằng $3$.

+) Tổng bình phương các số bằng $1$.

Chứng minh trong $2014$ số trên luôn tồn tại $3$ số có tổng lớn hơn hoặc bằng $1$.




#541189 Đề thi HSG Toán 9 của Tp Bắc Giang, năm học 2014-2015

Gửi bởi vda2000 trong 18-01-2015 - 16:32

Đề thi thành phố Bắc Giang năm học 2014-2015.

 

Câu 1:

a/ Cho biểu thức H = $(\dfrac{a-b}{\sqrt{a^{2}-b^{2}}-a+b}+\dfrac{\sqrt{a-b}}{\sqrt{a+b}+\sqrt{a-b}}).\dfrac{a^{2}+3b^{2}}{\sqrt{a^{2}-b^{2}}}$

Biết $a-b=1$. Tìm GTNN của H.

b/ Cho ba số thực dương $a,b,c$ thỏa mãn: $a+b+c=\sqrt{a}+\sqrt{b}+\sqrt{c}=2$

Tính giá trị của: M=$\sum\dfrac{1+a}{\sqrt{a}+\sqrt{b}}$

 

Câu 2:

a/ Tìm $x,y$ nguyên thỏa mãn: $x^{2}(y^{2}-5)=y(y-x)$

b/ Giải phương trình: $4\sqrt{x^{3}+3x^{2}}+2\sqrt{2x-1}=4x^{2}+3x+3$

Câu 3:

a/ Tìm$a$ biết $a +\sqrt{24}$ và $\dfrac{1}{a}-\sqrt{24}$ là các số nguyên

b/ Cho $a,b,c$ dương thỏa mãn: $\dfrac{1}{a}+\dfrac{1}{b}+\dfrac{1}{c}=\dfrac{3}{2}$

Tìm GTLN của:

H =$\dfrac{1}{\sqrt{5a^{2}+2ab+2b^{2}}}+\dfrac{1}{\sqrt{5b^{2}+2bc+2c^{2}}}+\dfrac{1}{\sqrt{5c^{2}+2ca+2a^{2}}}$

Câu 4:

Cho tam giác $ABC$ vuông tại $A$ ($AB\geqslant AC$). Độ dài 3 cạnh lần lượt là $c,b,a$. Vẽ đường cao $AH$. Vẽ đường tròn $(O;R)$ nội tiếp tam giác $ABC$ và tiếp xúc các cạnh $AB,BC,CA$ lần lượt tại $M,N,E$. Gọi $I$ là trung điểm $AC$. $IO$ căt $AB$ tại $K$. $ME$ cắt $AH$ tại $G$. Chứng minh rằng

a/  $AO$=$\dfrac{\sqrt{2}}{2} (b+c-\sqrt{b^{2}+c^{2}})$

b/ Chứng minh SABC=$EB.EC$

c/ $AK=AG$

Câu 5: 

Cho $2014$ số không âm thỏa mãn: 

+) Tổng các số bằng $3$.

+) Tổng bình phương các số bằng $1$.

Chứng minh trong $2014$ số trên luôn tồn tại $3$ số có tổng lớn hơn hoặc bằng $1$.