Đến nội dung

Ankh

Ankh

Đăng ký: 26-03-2016
Offline Đăng nhập: 03-05-2017 - 17:32
-----

Trong chủ đề: $S=\sum \dfrac{a}{ma+nb+pc}$

03-05-2017 - 17:33

Em tìm thấy rồi, cảm ơn anh :)

Với cả hình như vấn đề này cũng được anh Cẩn giải quyết dạng tương tự bằng cách chia trường hợp trong cuốn Cauchy-Schwarz rồi thì phải.

(Mod có thể xóa cái post cảm ơn này cũng được.)


Trong chủ đề: $\sum a\sqrt{b^2+c^2}\leq \sqrt{6\sum ab}...

15-02-2017 - 19:30

m.n full giúp mk với  :icon11:  :icon11:  :icon11:  :icon11:  :icon11:

 Sau khi thuần nhất thì nó trở thành $\sum a\sqrt{b^2+c^2}\leq \sqrt{2(a^2+b^2+c^2)(ab+bc+ca)}$

 Sử dụng C-S thì $\sum a\sqrt{b^2+c^2}\leq \sqrt{(a+b+c).\sum a(b^2+c^2)}$

 Cần chứng minh $(a+b+c).\sum a(b^2+c^2)\leq \sqrt{2(a^2+b^2+c^2)(ab+bc+ca)}\Leftrightarrow \sum 2ab(a-b)^2\geq 0$


Trong chủ đề: $lim2^{n}\sqrt{2-u_{n}}$

28-01-2017 - 02:12

Cho dãy số $(u_{n})$ thoả mãn điều kiện: $u_{1}=\frac{\sqrt{6}-\sqrt{2}}{2},u_{n+1}=\sqrt{2+u_{n}}$ với mọi $n=1,2,...$. CMR: Dãy số $(u_{n})$ có giới hạn và tìm $lim2^{n}\sqrt{2-u_{n}}$

 Đặt $u_1=2\cos \dfrac{5\pi}{12}$ và sau đó quy nạp chứng minh được $u_n=2\cos \dfrac{5\pi}{3.2^{n+1}}$, rồi sử dụng giới hạn $\lim _{x\to 0} \dfrac{\sin x}{x}=1$ là xong


Trong chủ đề: $f(x+y)+f(x)f(y)=f(xy)+f(x)+f(y)$

28-01-2017 - 01:12

Tìm $f:R\rightarrow R$ thỏa mãn:

$f(x+y)+f(x)f(y)=f(xy)+f(x)+f(y)$ (1)

Với mọi $x,y$ thực

 Thay $y:=0$ vào (1) ta được $f(0)(f(x)-2)=0$, cho tiếp $x:=0$ suy ra $f(0)=0$ hoặc $f(0)=2$

 Với $f(0)=2$ thì suy ra $f(x)\equiv 2$

 Với $f(0)=0$, thay $x,y$ trong (1) bởi 2 suy ra $f(2)(f(2)-2)=0$

  - Nếu $f(2)=0$, thay $y=x=1$ vào (1) suy ra $f(1)=0$ hoặc $f(1)=3$

    Với $f(1)=3$, thay $y$ lần lượt bởi $1$ và $2$ vào (1) suy ra $f(x+1)+f(x)=3$ và $f(x+2)=f(2x)+f(x)$, suy ra $f\equiv 0$, vô lí

    Với $f(1)=0$, thay $y:=1$ vào (1) suy ra $f(x+1)=2f(x)$, thay tiếp $x:=x+1$ vào (1) ta có

     $f(x+y+1)+f(x+1)f(y)=f(xy+y)+f(x+1)+f(y)\Leftrightarrow f(xy+y)=2f(xy)+f(y)$, hay $f(x+y)=2f(x)+f(y)=f(x)+2f(y)$, suy ra $f$ hằng hay $f\equiv 0$

  - Nếu $f(2)=2$, thay $x,y$ trong (1) bởi 1 suy ra $f(1)=1$ hoặc $f(1)=2$ 

    Với $f(1)=2$, thay $y:=1$ vào (1) suy ra $f\equiv 2$, vô lí 

    Với $f(1)=1$, thay $y:=1$ vào (1) suy ra $f(x+1)=f(x)+1$ 

    Lại thay $x:=x+1$ vào (1) và biến đổi suy ra $f(xy+y)=f(xy)+f(y)$ hay $f(x+y)=f(x)+f(y)$, suy ra $f(xy)=f(x)f(y)$, với mọi $x,y\in \mathbb{R}$

    Từ đây suy ra $f(x)=x$ 

 Vậy có 3 nghiệm hàm thỏa mãn $f(x)\equiv 0, f(x)\equiv 2, f(x)=x,\forall x\in \mathbb{R}$


Trong chủ đề: Tìm $f:\mathbb{R}\rightarrow\mathbb{R...

26-01-2017 - 22:53

1. PT: $f(f(x-y))+xy=f(x)-f(y)+f(x)f(y)$ (1)

Thay $x=y$ vào (1) ta được $f(x)^2=x^2+f(f(0)),\forall x\in \mathbb{R}$

 Suy ra $f(x)^2=f(-x)^2,\forall x\in \mathbb{R}$, giả sử tồn tại $\alpha \neq 0$ sao cho $f(\alpha)=f(-\alpha)$.

 Thay $y:=0$ vào (1) thì $f(f(x))=f(x)(f(0)+1)-f(0),\forall x\in \mathbb{R}$ (2)

 Thay $x:=0$ vào (1) thì $f(f(-y))=f(y)(f(0)-1)-f(0),\forall y\in \mathbb{R}$ (3)

 Từ (2) và (3) suy ra $f(-y)(f(0)+1)-f(0)=f(y)(f(0)-1)-f(0),\forall y\in \mathbb{R}$ (4)

 Thay $y:=\alpha$ vào (4) suy ra $f(\alpha)=f(0)\Rightarrow f(\alpha)^2=f(0)^2\Rightarrow \alpha ^2+f(f(0))=f(f(0))\Rightarrow \alpha =0$, vô lí.

 Do đó $f(x)=-f(-x),\forall x\in \mathbb{R}$, thay vào (4) suy ra $f(0)=0$ hoặc $f(y)\equiv 1$ (vô lí).

 Từ $f(0)=0$ suy ra $f(x)^2=x^2$ và $f(f(x))=f(x)$, từ đây suy ra $f(x)=x,\forall x\in \mathbb{R}$, thử lại thấy đúng