Đến nội dung

ILikeMath22042001

ILikeMath22042001

Đăng ký: 24-04-2016
Offline Đăng nhập: 21-12-2023 - 20:43
*----

#739976 Chứng minh rằng: H,K,M thẳng hàng.

Gửi bởi ILikeMath22042001 trong 11-06-2023 - 18:25

Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn tâm O có trực tâm H. Kẻ HN là đường phân giác trong tam giác BHC (N thuộc BC). Qua H kẻ đường thẳng vuông HN cắt AB,AC lần lượt tại D,E. Đường phân giác trong của tam giác ABC cắt (ADE) tại K. Gọi M là trung điểm BC. Chứng minh rằng: H,K,M thẳng hàng.

 

Hình gửi kèm

  • z4418847705284_cda9944564a5eace17434464ad254823.jpg



#739356 Biết diện tích hình phẳng giới hạn bởi đồ thị các hàm số y=f(x) và y=f'(x)=

Gửi bởi ILikeMath22042001 trong 16-05-2023 - 15:23

Thay $x$ bằng $1-x$, được phương trình:

$2f(1-x) + f(x) = 3(1-x)^{2} + 6$

Giải hệ phương trình, tìm được $f(x) = x^{2} + 2x - 3$

$\Rightarrow f'(x) = 2x + 2$

Để tìm diện tích tạo bởi 2 hình phẳng này, ta tìm tọa độ chúng giao nhau:

$f(x) = f'(x)\Leftrightarrow x^{2}+2x+3 = 2x + 2 \Leftrightarrow x = \pm \sqrt{5}$

$\Rightarrow S=\int_{-\sqrt{5}}^{\sqrt{5}}|x^{2}-5|=\frac{20}{3}\sqrt{5} \Rightarrow a = 20, b = 3 \Rightarrow a-b = 20-3=17$




#736610 Giải thích kí hiệu $dx$ trong $\int f(x)dx$

Gửi bởi ILikeMath22042001 trong 02-01-2023 - 23:09

Đang nhân nhé, chỗ đó có thể hiểu là 1.dx, hay f(x) = 1/... nha




#736460 min,maxM=$\frac{x^{2}-8x+25}{x^{2...

Gửi bởi ILikeMath22042001 trong 26-12-2022 - 21:15

Biến đổi biểu thức trên được:

\[\begin{array}{c}
M = \frac{{{x^2} - 8x + 25}}{{{x^2} - 6x + 25}}\\
 \Leftrightarrow \left( {1 - M} \right){x^2} + \left( {6M - 8} \right)x + 25 - 25M = 0
\end{array}\]

Để phương trình trên có nghiệm.

\[\begin{array}{c}
\Delta ' \ge 0\\
 \Leftrightarrow  - 16{M^2} + 26M - 9 \ge 0\\
 \Leftrightarrow \frac{1}{2} \le M \le \frac{9}{8}
\end{array}\]

Khi đó, $\min M = \frac{1}{2}$ và $\max M = \frac{9}{8}$.

Dấu "=" xảy ra khi:

+$\min M = \frac{1}{2} \Leftrightarrow x = 5$

+$\max M = \frac{9}{8} \Leftrightarrow x =  - 5$




#735305 $\left\{ \begin{array}{l} {...

Gửi bởi ILikeMath22042001 trong 11-10-2022 - 21:48

theo mình thấy thì sau khi bạn đã có 2TH: x = 1+y và x = 1-y thì bạn Không Nên thay vào (1) nữa, bởi vì đây có thể là phương trình hệ quả, bạn thay vào có thể làm sót nghiệm, hoặc gây ra trường hợp vô số nghiệm vì nó luôn đúng? Thay vì thế, bạn hãy tận dụng thêm pt (2) bên dưới nữa, và bạn sẽ thấy nó còn nhiều bộ nghiệm nữa nhé, bạn check lại xem




#735304 Chứng minh: $\frac{1}{AB^{2}}=\frac{1}{BE^{2}}+\frac{1}{B...

Gửi bởi ILikeMath22042001 trong 11-10-2022 - 21:38

Chuyển vế, ta được:

1/BC^2 - 1/AB^2 = 1/BE^2

<=> AC.BE = AB.BC

<=> AC/BC = AB/BE

<=>cos(ACB) = cos(ABE)

<=> ACB = ABE (luôn đúng vì ACB = MAC = ABE)

=> đpcm




#734491 gõ thử latex

Gửi bởi ILikeMath22042001 trong 18-08-2022 - 16:35

Mình có copy đoạn code cũ để thử lại và chọn "Copy văn bản" như bạn đề nghị, nhưng lúc paste thì nó vẫn chỉ ra đoạn code thôi á. Điều này làm mình không biết do đâu nữa...Cũng cảm ơn bạn nha




#734468 $\sqrt{2x+3}+\sqrt{x+1}=3x+2\sqrt...

Gửi bởi ILikeMath22042001 trong 17-08-2022 - 22:31

Hoặc một cách khác tránh giải phương trình bậc cao

Hình gửi kèm

  • CodeCogsEqn.gif



#720050 Tính độ dài đường tròn ngoại tiếp tam giác HEF

Gửi bởi ILikeMath22042001 trong 10-02-2019 - 21:41

đáp án của bạn là (căn 3 - 1)/2 mà

Mình sử dụng lượng liên hợp nhé:

1/(căn 3 +1 ) = (căn 3 -1 )/2

Ổn chưa bạn??




#720040 Cho mặt phẳng tọa độ Oxy.Cho hình vuông ABCD.M là một điểm nằm trên đường ché...

Gửi bởi ILikeMath22042001 trong 10-02-2019 - 12:16

Từ hình vẽ  ta có các yếu tố sau:

BM vuông HK và B,M,E thẳng hàng (tự cm)

Ta viết được ptđth HK: x+3y+2=0

Pt đthẳng BM ( qua E và vuông HK) : 3x-y+2=0

Tọa độ điểm B là giao điểm của đth BM và (d) : x+2y-18 =0

=> B(2;8)

Gọi I là trung điểm HK => I(1;-1)

Giả sử M có tọa độ M(a;b)

=> ta có hpt :

.vectorMH . vectorMK = 0 <=> a2 + b2 - 2a +2b = 8

.MB2 = MD2 = 4MI2 ,<=> 3a2 + 3b2 - 4a + 24b = 60

Giải hệ trên ta được 2 nghiệm, tương ứng với 2 tọa độ của M là M(0;2) và M(108/41;70/41)

Mặt khác, tọa độ điểm M phải thỏa mãn hệ thức vectorBM.vectorHK = 0 nên ta chỉ nhận M(0;2)

=> D(2;-4)

Ta viết được ptđth DK: x - y - 6 =0

ptđth BC ( qua B và vuông góc DK ) : x - y -10 =0

tọa độ điểm C là giao điểm của BC và DK => C(8;2)

Gọi O là tâm hv ABCD => O là trung điểm AC và BD

Có tọa độ B,D => O(2;2)

Từ đó suy ra tọa độ điểm A là (-4;2)

Vậy tọa độ 4 đỉnh của hv là: A(-4;2), B(2;8),C(8;2),D(2;-4)




#720031 Tính độ dài đường tròn ngoại tiếp tam giác HEF

Gửi bởi ILikeMath22042001 trong 09-02-2019 - 20:36

Cảm ơn bạn, nhưng tại sao phần c buồn cười vậy bạn, DM/KM = căn 3 +1 chứ có như kết quả của bạn đâu

là 1/( căn 3 +1 ) chứ ??




#720007 Tính độ dài đường tròn ngoại tiếp tam giác HEF

Gửi bởi ILikeMath22042001 trong 08-02-2019 - 21:59

mình ghi nhầm á, là IH = OD

Thế này nhé. Kẻ AO cắt đường tròn (O) tại L. Chứng minh được BHCL là hbh

Mà D là trung điểm BC

=> D là trung điểm HL

Mà O là trung điểm AL

=> DO là đtb tam giác HAL

=> DO // HA và DO = 1/2 HA

mà I là trung điểm AH

=> IH = OD




#719998 Tính độ dài đường tròn ngoại tiếp tam giác HEF

Gửi bởi ILikeMath22042001 trong 08-02-2019 - 19:01

okay, chắc bạn học định lí Cos trong tam giác rồi chứ ??

Ta có: CosBOC = (OB2 + OC2 - BC2)/(2OB.OC)=-1/2

=> BOC = 120




#719978 IJ vuông góc CM

Gửi bởi ILikeMath22042001 trong 07-02-2019 - 21:49

Chứng minh được:

. JC = JM ( =1/2 KB )

. IC = IM (=1/2 AE )

=> IJ là đường trung trực của CM

=> IJ vuông CM




#719977 Tính độ dài đường tròn ngoại tiếp tam giác HEF

Gửi bởi ILikeMath22042001 trong 07-02-2019 - 21:37

Xin lỗi nhưng câu b hình như không đúng với bài này rồi bạn ơi, bạn xem lại hộ mình với.

 

@halloffame: câu $b)$ chỉ cần tính ra bán kính như bạn ở trên đã làm là có thể tính được chu vi đường tròn rồi mà bạn.

ừ, chỗ này do mình đọc đề không kĩ, lúc chép lại cũng chỉ ghi tính bán kính đường tròn thoi. Cảm ơn bạn nha