Đến nội dung

conanthamtulungdanhkudo

conanthamtulungdanhkudo

Đăng ký: 24-07-2016
Offline Đăng nhập: 07-08-2019 - 10:00
****-

#705461 Một số câu vận dụng hình đề thi thử sở Quảng Nam

Gửi bởi conanthamtulungdanhkudo trong 11-04-2018 - 12:03

Mình giải thấy hơi dài để m xem cách nào ngắn hơn ko


#705457 Một số câu vận dụng đại đề thi thử sở Quảng Nam

Gửi bởi conanthamtulungdanhkudo trong 11-04-2018 - 11:30

Cho mình hỏi rộng ra cái chỗ điều kiện 2 nghiệm:

+ Điều kiện hai nghiệm dương cùng dấu thì sao?

+ Điều kiện hai nghiệm âm trái dấu và hay nghiệm âm trái dấu nữa...?

2 nghiệm dương thì pt có 2 nghiệm dương phân bt và lớn hơn 1




#705455 Một số câu vận dụng đại đề thi thử sở Quảng Nam

Gửi bởi conanthamtulungdanhkudo trong 11-04-2018 - 11:24

À với lại có cái đoạn này mình cx ko rõ lắm. Khi nào thì áp luôn điều kiện được? Còn khi nào thì phải cô lập m và xét bảng biến thiên để đi đến kết quả? Giống như cái câu trong đề minh họa năm nay của bộ ý

Vi mình thấy câu này đáp án nó ko hay ở chỗ chỉ mới xét riêng pt có 2 nghiệm phân bt thì m đã phải khác 3 rồi nhưng 3 ĐA sau ko có còn 

TH cô lập m là khi nhóm m lại đc cùng 1 vế TH trên cô lập m cũng đc nhưng có vẻ lâu còn giả sử như pt trên mà thêm m^2 vào sau là ko cô lập đc rồi

Cách khac là C cứ đi thay dap an vao thu nếu nó có 1 m ma lam (1) có 1 nghiệm âm,1 dương,.. thì loại luôn




#705451 Một số câu vận dụng đại đề thi thử sở Quảng Nam

Gửi bởi conanthamtulungdanhkudo trong 11-04-2018 - 11:06

Câu 1 đặt $2^x=t\Rightarrow$$t^2-2(m-1)t+4m-8=0$(1)

ĐK 2 nghiệm trái dấu $\Leftrightarrow 0< t_{1}< 1< t_{2}$

PT (1) có 2 nghiệm dương phân biệt $m>2 ,m\neq 3$

đến đây thấy có thể nhìn vào đáp án chọn A




#705445 Một số câu vận dụng hình đề thi thử sở Quảng Nam

Gửi bởi conanthamtulungdanhkudo trong 11-04-2018 - 10:08

1) Gọi Q là trung điểm AB

Ta có $OQ \perp AB$

Mà $ OQ\perp SO$ $\Rightarrow$ OQ là đương vuông góc chung của SO và AB suy ra $OQ$=6

Gọi bán kính đáy là $r$ do góc ở đỉnh bằng $120^{\circ}$ $l=\frac{r2\sqrt{3}}{3}$

Ta có thiết diện SAB sẽ là tam giác vuông cân ở S(vì SA và SB đều là đường sinh)

$\Rightarrow 2SA^2=AB^2\Rightarrow 2l^2=AB^2$(1)

Ta có $QB=\sqrt{r^2-6^2}\Rightarrow AB=2\sqrt{r^2-6^2}$

Thay vào 1 ==> $r=6\sqrt{3}$

$S_{xq}=72\sqrt{3}$

Bài 2 mình cũng tính đc đáp án D




#703266 $4si{{n}^{2}}x\cos x+2\cos 2x=...

Gửi bởi conanthamtulungdanhkudo trong 11-03-2018 - 11:01

Giải PT lượng giác sau

$4si{{n}^{2}}x\cos x+2\cos 2x=\cos x+\sqrt{3}\sin 3x$

$4(1-cos^2x)cosx+2cos2x=cosx$+$\sqrt{3}sin3x$

$-4cos^3x+3cosx+2cos2x=\sqrt{3}sin3x$

$\Leftrightarrow -cos3x+2cos2x=\sqrt{3}sin3x$

$2cos2x=2(\frac{\sqrt{3}}{2}sin3x+\frac{1}{2}cos3x)$

$cos2x=cos(3x-\frac{\pi }{3})$

$\Leftrightarrow 2x=3x-\frac{\pi }{3}+k2\pi$

$2x=-3x+\frac{\pi }{3}+k2\pi$




#700623 Tính $T=a+2b$

Gửi bởi conanthamtulungdanhkudo trong 21-01-2018 - 15:47

Mọi người giúp với ạ!!!

attachicon.gif2018-01-21_114629.png

lim($x \to 1$) nếu trên tử không có nghiệm $x=1$ mẫu =0 trên tử là 1 số thì giới hạn sẽ dần đến $\lim_{x\rightarrow 1}$ vô cực

nên trên mẫu phải có 1 nghiêm =1

$x^2+ax+b=(x-1)(x+q)=x^2+x(q-1)-q$

$x+q=2018$$\Rightarrow q=2017$

đồng nhất $q-1=a,-q=b$

$b=-2017,a=2016\Rightarrow T=-2018$

A




#699946 Cho hình lăng trụ ABC.A'B'C' có ABC là tam giác vuông tại B,...

Gửi bởi conanthamtulungdanhkudo trong 07-01-2018 - 22:27

Áp dụng " mp(BCC'B') tạo với đáy góc 60 độ"  sao được bạn nhỉ, mình đang vướng chỗ này 

Qua H kẻ đt song song với A'C

Trên đường thẳng đó lấy điểm T sao cho $HT$=$AC$

==$ACTH$ là hình bình hành $CT\perp (A'B'C')$

Từ T vẽ $TK\perp B'C'$

==>$\widehat{CKT}=60^{\circ}$

Ta chỉ cần tính $TK$ suy ra $CT=AH$==> tính $AA'$

Gọi D là giao của đường thẳng qua H và // (A'C') với B'C'(nên trích hình)

$\Rightarrow \widehat{QTK}=30^{\circ}=\widehat{B'DH}$

Tính $TD$ để suy ra  $TK$

$TD=AC-HF$=$a-\frac{a}{2}=\frac{a}{2}$

(vì $HF=\frac{B'H}{tan30^{\circ}}$) $B"H=$\frac{2}{3}B'Q$ vì tam giác $B'A'M$ đều)

Từ đó tính tiếp




#699942 Cho hình lăng trụ ABC.A'B'C' có ABC là tam giác vuông tại B,...

Gửi bởi conanthamtulungdanhkudo trong 07-01-2018 - 21:50

Cho hình lăng trụ ABC.A'B'C' có ABC là tam giác vuông tại B, $AC=a, \widehat{BAC}=60^{\circ}$. Biết AB' vuông góc với A'C'; AA' vuông góc với B'M, với M là trung điểm của A'C'; mp(BCC'B') tạo với đáy góc 60 độ. Tính AA' 

Từ $B'$ kể $B'Q\perp A'C'$

$AB'\perp A'C',B'Q\perp A'C'\Rightarrow A'C'\perp(AB'Q)\Rightarrow (AB'Q)\perp (A'B'C')$ theo giao tuyến $B'Q$

Từ A kẻ AH sao cho $AH\perp B'Q$ $\Rightarrow H$ là hình chiếu của A xuống $(A'B'C')$

Ta có $A'H\perp B'Q,AA'\perp B'Q \Rightarrow B'Q\perp AA'H\Rightarrow B'Q\perp A'H \Rightarrow H$ trực tâm tam giác B'A'M

Từ đó tính AA'




#699929 Cho lăng trụ tam giác đều ABC.A'B'C' có chiều cao bằng 2. Biết ha...

Gửi bởi conanthamtulungdanhkudo trong 07-01-2018 - 21:12

Cho lăng trụ tam giác đều ABC.A'B'C' có chiều cao bằng 2. Biết hai đường thẳng AB', BC' vuông góc với nhau. Tính thể tích V của khối lăng trụ.

Từ A kẻ $AQ\perp BC$

Do $AQ\perp BC$ và $AQ\perp BB'$$\Rightarrow AQ\perp (BCC'B')$$\Rightarrow AQ\perp B'Q$

Do $BC'\perp AB',BC'\perp AQ\Rightarrow BC'\perp QB'$

Gọi $F=B'Q\cap BC'$

 $\bigtriangleup BQB'$ vuông tại B và có $BF$ là đường cao Ta có

$BQ^2=QF.QB'$(**)

Đặt cạnh tam giác đáy là $x$$\Rightarrow BQ=\frac{x}{2}$

Thay vao (**) $\Rightarrow \frac{x^2}{4}=\frac{1}{3}(\frac{x^2}{2}+4)\Rightarrow x=4$

$\Rightarrow V=2.\frac{1}{2}4.4.sin60^{\circ}=8\sqrt{3}$




#699686 Tính $x$ để $MNPQ$ lớn nhất

Gửi bởi conanthamtulungdanhkudo trong 04-01-2018 - 20:36

Giúp mình với ạ!

attachicon.gif2018-01-03_211257.png

Từ M kẻ $MN//SA$

Qua N kẻ đường thẳng song song BD cắt SB tại P

Qua M kẻ đường thẳng // $BD$ cắt AB tai Q

* chứng minh $MNPQ$ là hình chữ nhật

Ta có $QM//PN$( do cùng song song với $BD$)

$\frac{MQ}{BO}=\frac{AM}{AO}=\frac{SN}{SO}=\frac{PN}{BO}\Rightarrow MQ=PN$

$MNPQ$  là hình bình hành

Do $BO \perp AC$ mà $SO\perp BO$$\Rightarrow BO\perp (SAC)\Rightarrow BO\perp MN\Rightarrow QM\perp MN$

==>đpcm

$QM=AN=x$

$\frac{MN}{a}=\frac{MO}{AO}=\frac{a\frac{\sqrt{2}}{2}-x}{\frac{a\sqrt{2}}{2}}$

$\Rightarrow MN=(a-\sqrt{2}x)\Rightarrow S_{PQMN}=x(a-\sqrt{2}x)=\frac{1}{\sqrt{2}}\sqrt{2}x(a-\sqrt{2}x)$

$\sqrt{2}x(a-\sqrt{2}x)\leq (\sqrt{2}x+a-\sqrt{2}x)^2=a^2$

Dấu ''='' có $\Leftrightarrow \sqrt{2}x=a-\sqrt{2}x\Rightarrow x=\frac{a\sqrt{2}}{4}$

A




#699551 $\int_{-\pi/2}^{\frac{\pi}...

Gửi bởi conanthamtulungdanhkudo trong 03-01-2018 - 17:47

Tính

$\int_{-\pi/2}^{\frac{\pi}{2}}\frac{x+cosx}{4-sin^2x}dx$

$\int_{\frac{-\pi }{2}}^{\frac{\pi }{2}}\frac{x}{4-sin^2x}$$+\int_{\frac{-\pi }{2}}^{\frac{\pi }{2}}\frac{cosxdx}{4-sin^2x}$

Đặt tích phân đầu $=I$

Tìm $I$

Đặt $x=-t$$\Rightarrow dx=-dt$

$x=\frac{\pi }{2}\Rightarrow t=\frac{-\pi }{2}$

$x=\frac{-\pi }{2}\Rightarrow t=\frac{\pi }{2}$

$I=\int_{\frac{\pi }{2}}^{\frac{-\pi }{2}}\frac{tdt}{4-sin^2t}=-I$

$\Rightarrow 2I=0\Rightarrow I=0$

Phần sau $\int_{\frac{-\pi }{2}}^{\frac{\pi }{2}}\frac{d(sinx)}{4-sin^2x}=\frac{1}{4}ln\left | \frac{2+sinx}{sinx-2} \right |$(thế cận từ $\frac{-\pi }{2}\rightarrow \frac{\pi }{2}$




#699443 Tính diện tích xung quanh của hình nón ngoại tiếp

Gửi bởi conanthamtulungdanhkudo trong 02-01-2018 - 16:55

Bài này mình tính ra $h=\frac{a\sqrt{14}}{2}; R=\frac{2a\sqrt{14}}{7}$ Nên cuối cùng ko ra đc kết quả @@ Mọi người giúp với ạ!!

attachicon.gif2018-01-02_120928.png

Gọi O là tâm ABCD

hình nón ngoại tiếp hình chóp đường sinh là 2a

Bán kính là OA=OD=OC=$\frac{\sqrt{2}a}{2}$

$S_{xq}=2\pi Rl=2\sqrt{2}\pi a^2$




#699438 Tính khoảng cách từ tâm đến mặt phẳng tam giác

Gửi bởi conanthamtulungdanhkudo trong 02-01-2018 - 14:54

Bài này mình chưa nghĩ ra cách làm @@ Mong mọi người giúp ạ!

attachicon.gif2018-01-02_120336.png

Giả sử gọi H là hình chiếu của I( tâm mặt cầu) xuống mặt tam giác

Gọi điểm tiếp xúc là M thì $MH=r$(r là bán kính đường tròn nội tiếp hình nón)

$r\frac{13+14+15}{2}=S_{ABC}=82\Rightarrow r=4$

$\rightarrow d(I;(ABC))=3$




#699437 Tính tỉ số $k$

Gửi bởi conanthamtulungdanhkudo trong 02-01-2018 - 14:38

Bài này mình tính $V_c=\frac{a^2}{3}; V_n=\frac{a^3\sqrt{3}}{24}$

Cho nên ko ra đc kết quả. Mọi người giúp với ạ!

attachicon.gif2018-01-02_120126.png

Đặt bán kính đáy hình nón là $a$

Gọi O là tâm đáy

SA là 1 đường sinh bất kì của hình nón

Gọi $I$ là tâm mặt cầu,từ $I$ kẻ $IH\perp SA$

Ta có $IH=IO=R$

$\widehat{OSA}=30^{\circ}$

$\Rightarrow SA=2a\Rightarrow SO=\sqrt{3}a$

$V_{N}$$=\frac{1}{3}\sqrt{3}a.a^2\pi$

$SIH\sim SAO\Rightarrow \frac{IH}{OA}=\frac{IS}{SA}\Rightarrow \frac{R}{a}=\frac{SO-OI}{2a}$

$=\frac{\sqrt{3}a-R}{2a}\Rightarrow R=\frac{a}{\sqrt{3}}$

$\frac{V_{c}}{V_{N}}=\frac{9}{4}\Rightarrow C$