Đến nội dung

conanthamtulungdanhkudo

conanthamtulungdanhkudo

Đăng ký: 24-07-2016
Offline Đăng nhập: 07-08-2019 - 10:00
****-

#690929 Tính thể tích khối chóp $S.ABC$ theo $a$

Gửi bởi conanthamtulungdanhkudo trong 18-08-2017 - 20:16

$1$. Khối chóp đều $S.ABC, AC= 2a$, các mặt bên đều tạo với mặt phẳng đáy $(ABC)$ một góc $60^0$ Thể tích khối chóp $S.ABC$ tính theo $a$ là:

A. $a^3\sqrt{3}$

B. $\frac{2a^3\sqrt{3}}{3}$

C. $2a^3$

D. $\frac{a^3\sqrt{3}}{3}$

 

$2$. Cho hình chóp tam giác đều có cạnh đáy bằng $a$, cạnh bên tạo với mặt phẳng đáy một góc $60^0$ Thể tích tứ diện được tính theo $a$ là:

A. $\frac{a^3\sqrt{3}}{6}$

B. $\frac{a^3}{12}$

C. $\frac{a^3}{6}$

D. $\frac{a^3\sqrt{3}}{12}$

 

P/s: Hai bài này em ko tìm ra hướng làm :( Mọi người giúp em với 

Hai bài này tương tự nhau

Hình chóp $SABC$ đều Gọi G là trọng tâm tam giác ABC thì $SG \perp (ABC)$

Kéo dài CG cắt AB tại Q

$\Rightarrow CQ \perp AB$ mà $SG\perp AB$

$\Rightarrow (AQG)\perp AB\Rightarrow \widehat{(SAB;(ABC))}=60^{\circ}$

$CQ=a\sqrt{3}$

$QG=\frac{1}{3}CQ=a\frac{\sqrt{3}}{3}$

$\tan 60^{\circ}=\frac{SQ}{QG}\Rightarrow SQ=a$

$S_{ABC}=\frac{1}{2}2a.2a.\sin 60^{\circ}$

$V_{SABC}=\frac{1}{3}SG.S_{ABC}=a^3\frac{\sqrt{3}}{3}$

==>D




#690788 Kiểm tra thể tích chóp $S.ABC$

Gửi bởi conanthamtulungdanhkudo trong 17-08-2017 - 20:14

Cho hình chóp $S.ABC$ có tam giác $ABC$ vuông tại $B$, $AB=a\sqrt{2}$ $AC=a\sqrt{3}$, cạnh bên $SA$ vuông góc với mặt phẳng đáy và $SB=a\sqrt{3}$. Thể tích của khối chíp $S.ABC$ bằng: 

A. $\frac{a^3\sqrt{3}}{6}$

B. $\frac{a^3\sqrt{3}}{8}$

C. $\frac{a^3\sqrt{2}}{6}$

D. $\frac{a^3\sqrt{2}}{12}$

 

P/s: Mọi người giúp em bài này với. Em lại làm ra $\frac{a^3\sqrt{6}}{6}$ cơ :( Hic

$SA^2=SB^2-AB^2=a^2\Rightarrow SA=a$

$V=\frac{1}{3}a.S_{ABC}=\frac{\sqrt{2}a^3}{6}$




#690786 Tính thể tích khối chóp $S.ABC$

Gửi bởi conanthamtulungdanhkudo trong 17-08-2017 - 20:10

Cho hình chóp tam giác đều $S.ABC$ có cạnh đáy bằng $a$, cạnh bên bằng $2a$ Thể tích khối chóp $S.ABC$ bằng:

A. $a^3$

B. $\frac{a^3\sqrt{3}}{12}$

C. $a\sqrt{6}$

D. $\frac{a^3\sqrt{11}}{12}$

 

P/s: Bài này em có tính ra được cạnh $CG$ nhưng ko sao tính ra được chiều cao tương ứng của hình chóp. Mọi người giúp em với ạ...

Gọi G là trọng tâm $\bigtriangleup ABC$

Kéo dài AG cắt BC tại Q

$\Rightarrow AG=\frac{2}{3}AQ=\frac{2}{3}\frac{a\sqrt{3}}{2}=\frac{a\sqrt{3}}{3}$

$SG^2=SA^2-AG^2\Rightarrow SG=\frac{\sqrt{33}a}{3}$

$S_{ABC}=\frac{1}{2}a.a.sin60^{\circ}$

$\Rightarrow V_{S.ABC}=\frac{1}{3}SGS_{ABC}=\frac{\sqrt{11}a^3}{12}$




#690492 Tính diện tích xung quanh của hình hộp

Gửi bởi conanthamtulungdanhkudo trong 14-08-2017 - 10:30

Cho hình hộp $ABCD.A'B'C'D'$ có đáy là hình thoi cạnh $a$. $BAD=60^0$ Chân đường cao hạ từ đỉnh$B'$ xuống vuông góc với mặt phẳng $ABCD$ trùng với giao điểm $O$ của $AC$ và $DB$. $BB'=a$

a/ Tính góc giữa cạnh bên và đáy

b/ Tính $B'O$

c/ Tính diện tích xung quanh của hình hộp 

$\bigtriangleup$ $ABD$ đều có cạnh bằng a

$\Rightarrow BO=\frac{a}{2}$

$\bigtriangleup B'BO$ vuông tại O

Do $O$ là hình chiếu của B' xuống (ABCD)

$\Rightarrow \widehat{B'B};(ABCD)=\widehat{B'BO}=60^{\circ}$

chỉ cần tính một cạnh

Các cạnh khác hợp với đáy cũng bằng 60 độ

b) $B'O^2=\sqrt{B'B^2-BO^2}=\frac{\sqrt{3}a}{2}$




#690410 Tính cos góc giữa $SB$ và $(SAD)$

Gửi bởi conanthamtulungdanhkudo trong 13-08-2017 - 11:08

Mọi người giúp em với ạ... Em tìm hoài cx ko chứng minh ra quan hệ vuông góc :(

attachicon.gif2017-08-13_104108.png

Do $AB\perp AD$ mà $SA\perp AB$ ==> $AB\perp (SAD)$ ==> A là h/c của B xuống (SAD)==> $\widehat{AB,(SAD)}=\widehat{BSA}$ sau đó tính cos góc đó




#690287 Tìm khoảng cách từ cực đại đến đồ thị $O$

Gửi bởi conanthamtulungdanhkudo trong 11-08-2017 - 23:06

Mọi người định hướng giúp em bài này với ạ... T^T

attachicon.gif2017-08-07_151016.png

$y'=3x^2-6mx+3(m^2-1)$

Hàm số có 2 điểm CT PT  $\Leftrightarrow y'=0$ có 2 nghiệm phân biệt

Ta có $\Delta '=m^2-m^2+1$$=1> 0$$\Rightarrow$ Hàm số luôn có 2 điểm CT

$x_{1}=m-1$

$x_{2}=m+1$

xét dấu y' Ta thấy hàm số có điểm CĐ tại x1 và CT tại x2

Sau đó tìm yCĐ,yCT theo m

$\Rightarrow$

$OA=3OB$

sau đó giải pt tìm m




#690034 Xác định $m$ để có các điểm cực đại và cực tiểu

Gửi bởi conanthamtulungdanhkudo trong 09-08-2017 - 20:35

Dạ vâng ạ...

Mà anh có thể giúp em giải mẫu một trong ba bài đó được ko ạ??

Câu 2

$y'=x^2-2mx+2m-1$

(Cm) có 2 điểm CT $\Leftrightarrow y'=0$ có 2 nghiệm phân biệt

$\Leftrightarrow \Delta '>0\Leftrightarrow m\neq 1$

Để 2 điểm CT nằm cùng 1 phía đối với trục tung thì PT $y'=0$ có 2 nghiệm cùng dấu

$\Leftrightarrow \frac{c}{a}=2m-1>0\Leftrightarrow m>\frac{1}{2}$

KL..




#689951 Xác định $m$ để có các điểm cực đại và cực tiểu

Gửi bởi conanthamtulungdanhkudo trong 08-08-2017 - 22:58

Có cách nào ghi nhớ nhanh ko ạ?... tại em hay quên lắm... với lại có cả đống công thức sao nhớ nổi ạ...

E vẽ ra các dạng có thể có của đồ thị sẽ thấy rõ




#689947 Xác định $m$ để có các điểm cực đại và cực tiểu

Gửi bởi conanthamtulungdanhkudo trong 08-08-2017 - 22:21

$1$.Cho hàm số $y=x^3+3x^2+mx+m-2$ ($m$ là tham số) có đồ thị là $(C_m)$ Xác định $m$ để có các điểm cực đại và cực tiểu nằm về hai phía đối với trục hoành.

 

$2$. Cho hàm số $y=\frac{1}{3}x^3-mx^2+(2m-1)x-3$($m$ là tham số) có đồ thị là $(C_m)$ Xác định $m$ để có các điểm cực đại và cực tiểu nằm về cùng một phía đối với trục tung

 

$3$. Cho hàm số $y=-x^3+(2m+1)x^2-(m^2-3m+2)x-4$ ($m$ là tham số) có đồ thị là $(C_m)$. Xác định $m$ để có các điểm cực đại và cực tiểu nằm về hai phía đối với trục tung.

 

P/s: Hai phía khác với một phía như thế nào ạ? Cùng phía với trục tung hay hoành thì khác nhau như thế nào ạ?

**Hai phía đối với trục hoành $y_{CĐ}.y_{CT}< 0$ (dùng cách này nếu tìm yCĐ,yCT không phức tạp)

Hoặc $\Leftrightarrow$ PT  $y'=0$ có 3 nghiệm phân biệt 

**Nằm cùng phía với trục tung $\Leftrightarrow$ PT $y'=0$ có 2 nghiệm cùng dấu 

**Nằm 2 phía đối với trục tung $\Leftrightarrow$ PT$y'=0$ có 2 nghiệm trái dấu




#689876 Tìm $m$ sao cho $AB$ nhỏ nhất

Gửi bởi conanthamtulungdanhkudo trong 07-08-2017 - 22:50

Bài này, em đạo hàm với tìm denta để có hai điểm cực trị xong nhưng ko biết phải làm gì nữa. Mọi người giúp em với ạ...

attachicon.gif2017-08-07_151136.png

$y'=x^2-2mx-1$

Hàm số có CT khi $y'=0$ có 2 nghiệm pb

$\Delta =4m^2+4> 0\forall m$

Gọi 2 điểm CT là $A(x_{1};y_{1})$ và $B(x_{2};y_{2})$

Hoành độ giao điểm là nghiệm của pt $y'=0$ nên theo Viét Ta có

$x_{1}+x_{2}=2m$

$x_{1}x_{2}=-1$

Lấy $y$ chia $y'$ $\Rightarrow$ pt đt đi qua 2 điểm CT

thay x1 vào đc $y1=f(x1,m)$ (BT chứa x1 và m trong)

$y2=f(x2,m)$

$AB^2=(x2-x1)^2+(y2-y1)^2$

Sau đó dùng viét thay vào rồi đánh giá




#689871 Tìm $m$ để qua các điểm cực trị tạo với $d$ góc $45^...

Gửi bởi conanthamtulungdanhkudo trong 07-08-2017 - 22:20

Dạ. Nhưng còn vài điểm em cx chưa thông nữa ...

Cái đoạn này "$\Rightarrow$$\frac{\left | A+4B \right |}{\sqrt{A^2+B^2}\sqrt{1^2+4^2}}=\frac{1}{\sqrt{2}}$

$\Leftrightarrow$$2(A^2+8AB+16B^2)=17(A^2+B^2)$

$\Leftrightarrow \frac{A}{B}=\frac{5}{3}$ hoặc $\frac{A}{B}=\frac{-3}{5}$"

Để tìm khoảng cách thì phải là $d(đ',\Delta )=\frac{Ax_0+By_0+C}{\sqrt{A^2+B^2}}$ chứ đúng ko ạ? Anh thay đoạn đó hình như có vấn đề ...

À với lại chỗ $\frac{1}{\sqrt{2}}$ đó anh lấy từ $sinx$, $cosx$, $tanx$ hay $cotx$ vậy ạ?

Còn hai dấu tương đương đó anh trình bày rõ hơn giúp em đi. E ko hiểu mồ tê chi hết...

Đó là CT tìm khoảng cách từ 1 điểm đến 1 đt còn đây là góc giữa 2 đt mà

em xem lại ở đây này https://www.google.c...aozC4tfeuMnCCdg




#689860 Tìm $m$ để qua các điểm cực trị tạo với $d$ góc $45^...

Gửi bởi conanthamtulungdanhkudo trong 07-08-2017 - 21:18

Dạ e cảm ơn ... để từ từ em hấp thụ cái bài này rồi hỏi sau ạ

 

Ko liên quan nhưng cho em hỏi một tí về lý thuyết tiệm cận. Tại sao hàm số $y=f(x)$ có TXĐ là R thì đồ thị ko có tiệm cận đứng ạ??

Hàm số 

 

À, em hiểu ra lí do rồi ^^

 

Cho em hỏi về cái bài này đi :)

Cái dòng  "$\Leftrightarrow (-6)^2-4.3.(-m)> 0\Leftrightarrow m> -3$"   là sao vậy ạ? Nãy giờ e thế vào đạo hàm ko được mà thế vào hàm số cx ko thấy đúng @@

Chỗ biến đổi $y$ chia $y'$ là sao ạ? Anh trình bày chi tiết ra giúp em đi...

Với lại anh lấy véc tơ pháp tuyến như thế nào vậy ạ??? Chỉ em với....

Dòng đó là $\Delta$ của $y$

$y$ chia $y'$ lấy đa thức chia đa thức thôi sau đó lấy phần dư chính là đường thẳng đi qua 2 điểm CT

Đưa về pt về $Ax+By+C=0$ VTPT của đt là $(A;B)$

E cần tìm và đọc lý thuyết sẽ rõ hơn  :icon6:




#689856 Tìm $m$ để qua các điểm cực trị tạo với $d$ góc $45^...

Gửi bởi conanthamtulungdanhkudo trong 07-08-2017 - 20:51

Mọi người giúp em với ạ...  Huhu, e ko biết làm gì với bài này luôn TT_TT

attachicon.gif2017-08-07_151735.png

T có $y'=3x^2-6x-m$

Để hàm số có điểm CT thì $y'=0$ phải có 2 nghiệm phân biệt

$\Leftrightarrow (-6)^2-4.3.(-m)> 0\Leftrightarrow m> -3$

Lấy $y$ chia cho $y'$ ta đc pt đường  thẳng đi qua 2 điểm CT là $y=x(\frac{-2}{3}m-2)+2-\frac{1}{3}m\Leftrightarrow x(\frac{-2}{3}m-2)-y+2-\frac{1}{3}m=0$

==>Véc tơ pháp tuyến của đt này là $\overrightarrow{n}(\frac{-2}{3}m-2;-1)$

Đặt véc tơ này là $(A;B)$ (cho gọn) trong đó B=-1

PT đt đi qua 2 điểm cực trị tạo với đt d 1 góc $45^{\circ}$

$\Rightarrow$$\frac{\left | A+4B \right |}{\sqrt{A^2+B^2}\sqrt{1^2+4^2}}=\frac{1}{\sqrt{2}}$

$\Leftrightarrow$$2(A^2+8AB+16B^2)=17(A^2+B^2)$

$\Leftrightarrow \frac{A}{B}=\frac{5}{3}$ hoặc $\frac{A}{B}=\frac{-3}{5}$

*** Nếu $\frac{A}{B}=\frac{5}{3}\Leftrightarrow \frac{\frac{-2}{3}m-2}{1}=\frac{-5}{3}$

$\Rightarrow m=-5,5$( không thỏa mãn)

***Nếu $\frac{A}{B}=\frac{-3}{5}\Leftrightarrow \frac{\frac{-2}{3}m-2}{1}=\frac{-3}{5}\Leftrightarrow m=-2,1$(thỏa mãn) 




#689675 Tìm tích $a.b=?$

Gửi bởi conanthamtulungdanhkudo trong 05-08-2017 - 20:53

Đồ thị hàm số $y=x+1+\frac{1}{x-1}$ có hai điểm cực trị nằm trên đường thẳng $y=ax+b$ thì tích $a.b$ bằng:

A. $0$

B. $2$

C. $4$

D. $-2$

$y'=1+\frac{-1}{(x-1)^2}\Rightarrow y'=0\Leftrightarrow x=0;2$

$\Rightarrow$ Tọa độ 2 điểm cực trị là $A(0;0)$ và $B(2;4)$

A,B thuộc đt y=ax+b

Thay A vào $\Rightarrow 0=0a+b\Rightarrow b=0$

$\Rightarrow a.b=0$ (ko cần tìm a) còn giả sử b khác 0 thay tọa độ điểm A và B vào giải hệ ==> a,b




#689674 Tìm khoảng cách giữa hai điểm cực trị chứa tham số

Gửi bởi conanthamtulungdanhkudo trong 05-08-2017 - 20:43

Khoảng cách giữa hai điểm cực trị của đồ thị hàm số $y=\frac{x^2-mx+m}{x-1}$ bằng:

A. $\sqrt{5}$

B. $2\sqrt{5}$

C. $4\sqrt{5}$

D. $5\sqrt{2}$

 

P/s: Mọi người giải chi tiết ra giúp em với ạ. Em ko biết giải dạng này

$y'=\frac{x^2-2x}{(x-1)^2}\Rightarrow y'=0\Leftrightarrow x=0;2$

$\Rightarrow$ tọa độ 2 điểm CT là $A(0;-m)$ và $B(2;4-m)

$AB=\sqrt{(2-0)^2+(4-m-(-m))^2}=2\sqrt{5}$