Đến nội dung

satthuhiepke

satthuhiepke

Đăng ký: 11-11-2016
Offline Đăng nhập: 19-02-2017 - 17:55
-----

Trong chủ đề: ĐỀ THI OLYMPIC 24/3 TỈNH QUẢNG NAM

13-02-2017 - 11:07

 

ĐỀ THI OLYMPIC 24/3 TỈNH QUẢNG NAM

MÔN TOÁN 10

 

Câu 1:

a) Giải phương trình: $\sqrt{3x-4}-\sqrt{x+2}=x-3$

b) Giải hệ phương trình:

$\left\{\begin{matrix} 3x^{2}(2y-1)=4y^{2}-4y+21\\ 3x(2y-1)^{2}=x^{2}+20 \end{matrix}\right.$

 

Câu 2:

a) Tìm tập xác định của hàm số $y=\sqrt{x^{3}+3x^{2}-4}$

b)Cho hai hàm số $y=x^{2}+2x-3$ và $y=4x+m$, ($m$ là tham số). Tìm $m$ để đồ thị các hàm số cắt nhau tại hai điểm $A$ và $B$ sao cho khoảng cách từ trung điểm $I$ của đoạn $AB$ đến các trục tọa độ là bằng nhau.

Câu 3:

Cho ba số thực dương $x, y, z$ thỏa mãn $x+y+z=3$. Tìm giá trị nhỏ nhất của:

$P=\dfrac{(2x+3y+z)^{3}}{3\sqrt[3]{z^{2}x^{2}}+1}+\dfrac{(2y+3z+x)^{3}}{3\sqrt[3]{x^{2}y^{2}}+1}+\dfrac{(2z+3x+y)^{3}}{3\sqrt[3]{y^{2}z^{2}}+1}$

Câu 4: Trên đường tròn có bán kính bằng $1$ ta lấy $17$ điểm bất kì. Chứng minh rằng trong $17$ điểm đó có ít nhất $3$ điểm tạo thành ba đỉnh của một tam giác có diện tích nhỏ hơn $\dfrac{1}{20}$.

Câu 5:

a) Cho tam giác $ABC$ vuông tại $B$ có $\angle A=60$. Gọi $M$ là trung điểm cạnh $BC$, $N$ là điểm thỏa mãn $\vec{AN}=\dfrac{2}{5}\vec{AC}$. Chứng minh rằng $AM \perp BN$

b) Cho hai đường tròn $(O_1;r)$ và $(O_2;R)$ tiếp xúc trong tại $A$ ($r<R$). Qua $A$ vẽ cát tuyến cắt $(O_1)$ tại $B$ và $(O_2)$ tại $C$ ($B, C $ khác $A$). Một đường tròn $(T)$ thay đổi luôn qua $B$ và $C$ cắt $(O_2)$ tại $D$ ($D$ khác $C$) và cắt $(O_1)$ tại $E$ ($E$ khác $B$). Gọi $M$ là giao điểm của $BD$ và $CE$. Chứng minh $M$ luôn di động trên một đường thẳng cố định.

Câu 6:

Trong mặt phẳng tọa độ $Oxy$ cho tứ giác$ABCD$ nội tiếp đường tròn $(T)$ có đường chéo AC là đường kính và $C(4;-2)$, đường chéo $BD$ có trung điểm $M(3;-1)$. Một đường thẳng qua $D$ và $E(-1;-3)$ sao cho $DE$ song song $BC$. Biết đường thẳng $AB$ đi qua $F(1;3)$. Tìm tọa độ các điểm $A; B; D$.

HẾT

 

ai giải giùm câu oxy cuối cùng giúp mình với


Trong chủ đề: Phân dạng đề thi ĐH

14-11-2016 - 21:29

các bạn tư vấn cho mình cách, phương pháp học bất đẳng thức với ạ. xin chân thành cảm ơn ạ


Trong chủ đề: PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH NHÂN TỬ TRONG PHƯƠNG TRÌNH VÀ HỆ PHƯƠNG TRÌNH

11-11-2016 - 23:30

Trời ơi, tóm lại là thử một VD sau:

 

Trong một ngày đẹp trời, trời xanh mây trắng, gió thổi vi vu bay qua tán lá của ngày hè, bạn A nổi hứng làm bài PT vô tỷ hệ số nguyên có chứa một căn thức. Sau một hồi dùng CASIO, bạn ấy thấy rằng có nghiệm $\frac{\sqrt{2}+1}{2}$ của phương trình, căn thức duy nhất của phương trình là $\sqrt{5x^2-4x-1}$
Sau khi thử nghiệm $\frac{\sqrt{2}+1}{2}$ vào căn thức: $\sqrt{5x^2-4x-1}$, thấy $\sqrt{5x^2-4x-1}=\sqrt{x^2+4x^2-4x-1}=\frac{\sqrt{2}+1}{2}=x$
Chứng tỏ $\frac{\sqrt{2}+1}{2}$ là nghiệm của phương trình $\sqrt{5x^2-4x-1}-x=0$

Chứng tỏ phương trình luôn có nhân tử là $(\sqrt{5x^2-4x-1}-x)$
Tuy nhiên, bạn A gặp một bài khác, nhận được nghiệm nguyên: $x=1$ với căn thức là $\sqrt{x^2-x+4}$
Bạn ấy thấy rằng: Tại x=1 thì $\sqrt{x^2-x+4}=2$. Liệu có nhân tử $(\sqrt{x^2-x+4}-2)$ ???

Thử biến đổi một hồi, mãi không thể phân tích được. Bí quá, bạn liền tìm nghiệm nữa ...

1 giây, 2 giây, 5 giây, ... hoặc lâu hơn nữa ...

Cuối cùng, bạn A thấy nghiệm $x=4$ cũng là nghiệm của phương trình

Thế vào: $\sqrt{x^2-x+4}=4$

Không được, bạn nhìn lại vào phương pháp phân tích thành nhân tử của mình ...

Ôi, hóa ra là nhân tử $(3\sqrt{x^2-x+4}-2x+4)=0$

Vậy là bạn A nhanh chóng tìm được lời giải ...

__________________________
Giờ tính sao ...

THÁNH CASIO ĐÂY RỒI


Trong chủ đề: CÁC CHUYÊN ĐỀ TOÁN PHỔ THÔNG TẬP 1, TẬP 2, TẬP 3

11-11-2016 - 23:19

tài liệu quý


Trong chủ đề: Khám phá cách giải một số bài toán hình học giải tích trong mặt phẳng

11-11-2016 - 22:59

Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng nội dung thường gặp trong thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng (nay gọi Kỳ thi THPT Quốc gia). Ngoài ra, trong Kỳ thi HSG những năm gần đây, đề thi của nhiều tỉnh cũng nội dung này. Đây thường câu phân loại thí sinh. Các bài toán thường phải áp dụng tính chất hình học trước khi sử dụng biến đổi đại số chứ không còn các thuật tính toán đại số thông thường như trước kia.

 

Với mục đích ôn luyện đội tuyển HSG quan trọng hơn hướng tới thi THPT Quốc gia chung, tôi biên soạn tài liệu nhỏ này với hi vọng sẽ giúp các em hình dung chút ít về nội dung này.

 

Tài liệu cấu trúc tương đối lạ. Em sẽ thấy một số mục của đảo lộn linh tinh đọc dòng trên với dòng dưới không liên quan đến nhau.

 

Đừng lo. Đó do em đọc ngẫu nhiên chỉ đọc không làm. Hãy đọc tuần tự làm theo hướng dẫn. Mọi lộn xộn sẽ trở lên ngăn nắp.

 

Khi gặp hiệu $\boxed{\textbf{Y}} HD 15-tr.16$ thì em cần hiểu phải tự làm theo hướng dẫntrên nếu đã làm được điều đó rồi thì tự làm tiếp hoặc theo HD $15$ trang $16$.

 

Khi gặp hiệu $\boxed{\textbf{N}} HD 17-tr.18$ thì em nên đọc hướng dẫn tự làm, nếu làm mãi không ra thì xem HD $17$ trang $18$

 

Hi vọng em sẽ thấy thú vị với tài liệu kiểu này.

 

Trong quá trình biên soạn vội vàng, nhất định khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong các em phát hiện phản hồi.

 

attachicon.gifpptdmp.pdf

TÀI LIỆU HAY