Đến nội dung

E. Galois

E. Galois

Đăng ký: 23-11-2009
Offline Đăng nhập: 06-04-2024 - 17:27
****-

#283379 lập PT đường cao của tam giác cân biết PT cạnh đáy, 1 cạnh bên

Gửi bởi E. Galois trong 14-11-2011 - 21:04

Gọi $D'(d_1;d_2)$ là điểm đối xứng của D qua BC. Khi đó $E\left ( \dfrac{d_1}{2};\dfrac{d_2+4}{2} \right )$ nằm trên BC và DD' vuông góc với BC. Dễ thấy $\vec{n} = (2;1)$ là vtcp của BC Ta có:
$$\left\{\begin{matrix} \dfrac{d_1}{2}-(d_2+4)-2 &=0 \\ \vec{n}.\overrightarrow{DD'}&=0 \end{matrix}\right. \Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} d_1-2d_2-12 &=0 \\ 2d_1 + d_2 - 4&=0 \end{matrix}\right.$$
Bạn giải hệ này xem có đúng là có nghệm (4;-4) không


#283000 Cách lấy hình từ phần mềm vẽ hình geometer's Sketchpad

Gửi bởi E. Galois trong 12-11-2011 - 22:06

1) Bạn ấn tổ hợp phím Crtl + A
2) Ấn Crtl + C để copy hình vẽ.
3) Mở Paint và paste vào đó
4) chỉnh sửa và lưu lại


#282628 Thư ngỏ

Gửi bởi E. Galois trong 10-11-2011 - 20:49

Được chứ bạn, chỉ có BGK và BTC không được tham gia giải bài thôi.


#282158 Cách dạy bài phương trình mũ và phương trình logarit (tiết 2)

Gửi bởi E. Galois trong 08-11-2011 - 09:36

Mình dự kiến như sau:


I. Mục đích – yêu cầu:

1. Về kiến thức:

- Biết phương trình lôgarit cơ bản.

2. Về kỹ năng:

- Giải được phương trình lôgarit: phương pháp đưa về lôgarit cùng cơ số, phương pháp mũ hoá, phương pháp dùng ẩn số phụ.

3. Về tư duy:

- Khả năng quan sát, dự đoán, suy luận hợp lí và suy luận lôgic;

- Khả năng diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của mình và hiểu được ý tưởng của người khác;

- Các thao tác tư duy: so sánh, tương tự, khái quát hoá, đặc biệt hoá.

4. Về thái độ:

- Có ý thức tự học, hứng thú và tự tin trong học tập;

- Có đức tính trung thực, cần cù, vượt khó, cẩn thận, chính xác, kỉ luật, sáng tạo;

- Có ý thức hợp tác, trân trọng thành quả lao động của mình và của người khác;

- Nhận biết được vẻ đẹp của toán học và yêu thích bộ môn Toán.

II. Phương pháp – phương tiện:

1. Phương tiện:

a. Kiến thức liên quan: học sinh cần ôn lại ở nhà các kiến thức sau:

- Hàm số mũ, hàm số lôgarit, đạo hàm, dạng đồ thị, các tính chất.

- Các tính chất của lũy thừa và lôgarit;

- phương trình mũ.

b. Công cụ cần chuẩn bị:

- HS: máy tính CASIO fx – 570 MS, SGK GT12, thước kẻ.

- GV: Phấn viết, thước kẻ.

2. Phương pháp chủ yếu: Gợi mở vấn đáp + thuyểt trình.

III.Tiến trình dạy học:

1. Ổn định trật tự:(1’).

2. Kiểm tra bài cũ (7’).

a. Nội dung:  Nêu công thức nghiệm của phương trình mũ cơ bản, có khi nào phương trình mũ vô nghiệm không.

b. Hình thức: Gọi 1 HS đứng tại chỗ

c. Đối tượng: HS yếu.

3. Nội dung bài mới:

Tiết 33. §5. PHƯƠNG TRÌNH MŨ VÀ PHƯƠNG TRÌNH LÔGARIT (tiết 2)


II – Phương trình lôgarit:
1. Phương trình lôgarit cơ bản:
a) Định nghĩa: $log_ax = b (1 \neq a > 0)$.
ĐK: $x > 0$.

b) Cách giải:
* Minh họa đồ thị:
- GV chiếu hình minh họa đồ thị hàm số $y = log_ax$ và đường thẳng $y=b$, cho đường thẳng $y=b$ chuyển động rồi đặt câu hỏi:
+ Em hãy quan sát đồ thị và cho biết hai đồ thị trên cắt nhau tại mấy điểm,
+ So sánh hoành độ giao điểm với 0

* Cách giải:
$$log_ax=b\Leftrightarrow x=a^b$$

Tổng quát:
$$log_af(x)=b\Leftrightarrow f(x)=a^b$$
Chú ý: Khi giải pt trên, ta không cần đặt điều kiện dạng $f(x) > 0$

* Ví dụ 1: (phiếu học tập) giải các phương trình sau:
(a) $log_2x = 512$
(b) $ln x = 0$
© $logx=-1$
(d) $log_2(x^2 - 3x + 6) = 4$

Chia lớp thành 3 nhóm.


2. Cách giải một số phương trình lôgarit đơn giản:
a) Đưa về cùng cơ số:
...


#281943 Chứng minh giới hạn dãy số là số Euler

Gửi bởi E. Galois trong 06-11-2011 - 19:48

Để chứng minh điều trên đây, ta làm 3 bước:
- Bước 1. Chứng minh dãy $u_n$ với $u_n=\left(1+\dfrac{1}{n} \right )^n$ là dãy số tăng.
- Bước 2. Chứng minh dãy $v_n$ với $u_n=\left(1+\dfrac{1}{n} \right )^{n+1}$ là dãy số giảm
- Bước 3. Dễ thấy: $u_n<v_n$ với mọi $n$. Do đó dãy các đoạn thẳng $[u_n;v_n]$ thỏa mãn hai tiêu chuẩn của dãy các đoạn thắt:
(a) $\left [ u_{n+1};v_{n+1} \right ]\subset \left [ u_n;v_n \right ]$ với mọi n

(b) $\lim_{n\rightarrow +\infty }\left ( v_n-u_n \right )=0$

Nên theo định lý về dãy các đoạn thắt, tồn tại số thực duy nhất là giới hạn của dãy $u_n$. Và người ta gọi số đó là $e$


#281901 giải PT

Gửi bởi E. Galois trong 06-11-2011 - 17:15

Xét hàm số:
$$f(t)=t\left ( 2+\sqrt{t^2+3} \right )$$
Ta có:
$$f'(t)=2+\sqrt{t^2+3} + \dfrac{t^2}{\sqrt{t^2+3}} > 0, \forall t$$
Do đó hàm số $f(t)$ đồng biến trên $R$
$$PT\Leftrightarrow f(x+1)=f(2x)\Leftrightarrow x+1=2x\Leftrightarrow x=1$$


#281900 có vô số các cặp điểm mà tiếp tuyến tại từng điểm đó song song với nhau đồng...

Gửi bởi E. Galois trong 06-11-2011 - 17:09

Dời hệ tọa độ $Oxy$ về hệ tọa độ $IXY$ với $I$ là điểm uốn của đồ thị © và $IX//Ox, IY//Oy$.
Với hệ tọa độ $IXY$, © có phương trình:
$$Y = \alpha X^3 + \beta X$$
Đặt $Y = f(X)$. Dễ thấy hàm số $f(X)$ là hàm số lẻ. Ta có:
$$f'(X) = 3\alpha X^2 + \beta$$

Do $f'(X)$ là hàm chẵn nên:
$$\forall M\left ( X_0;Y_0 \right )\in ©,\exists M'\left ( -X_0;-Y_0 \right )\in ©: f'(X_0) = f'(-X_0)$$
Tức là tiếp tuyến tại chúng song song. Hiển nhiên có vô số cặp điểm như thế.
Do cặp điểm $M, M'$ có tọa độ như trên nên chúng đối xứng với nhau qua $I$. Vậy đường thẳng nối các cặp điểmđó đồng quy tại $I$.
Ta có điều phải chứng minh


#281890 Tìm tham số m để góc hai tiệm cận bằng 45^o

Gửi bởi E. Galois trong 06-11-2011 - 16:40

Ta có các đường tiệm cận của (C) là: $d: x = -3m$ và $d':y=mx-2$

1) Vì góc giữa $d$ và trục $Ox$ luôn là $90^o$ nên điều kiện cần và đủ để góc giữa $d,d'$ bằng $45^o$ là góc giữa $d'$ và $Ox$ bằng $45^o$ hoặc $135^o$. Điều này tương đương với $m=\pm 1$

2) ĐK cần và đủ để (C) có tiệm cận xiên là $ m\neq 0$
Với điều kiện trên, $d'$ cắt trục $Ox,Oy$ tại $ A\left ( \dfrac{2}{m};0 \right ),B\left ( 0;-2 \right )$
Vì tam giác OAB vuông tại O nên
$$ S_{OAB}=4\Leftrightarrow \dfrac{1}{2}OA.OB=4\Leftrightarrow \left | \dfrac{2}{m} \right |=4\Leftrightarrow m=\pm \dfrac{1}{2}$$


#281885 Chứng minh rằng tích khoảng cách từ một điểm bất kì trên đồ thị hàm số đến cá...

Gửi bởi E. Galois trong 06-11-2011 - 16:24

Hai đường tiệm cận của đồ thị là $d: x = - 2$ và $d': y=-x+6$. Giả sử $M\left ( m;6-m-\dfrac{9}{m+2} \right ),m\neq -2$ là một điểm trên đồ thị.
$$ d_{(M,d)}=\left | m+2 \right |$$
$$d_{(M,d')}=\dfrac{9}{|m+2|\sqrt{2}}$$
Do đó:
$$ d_{(M,d')}.d_{(M,d)}=\dfrac{9}{\sqrt{2}}$$
Ta có đpcm


#281814 Cách dạy bài phương trình mũ và phương trình logarit (tiết 2)

Gửi bởi E. Galois trong 06-11-2011 - 09:36

Các bạn giáo viên hãy cùng trao đổi tại topic này các ý tưởng của các bạn về cách dạy bài phương trình mũ và phương trình logarit (tiết 2). (GT12 cơ bản, chương II)
Bài này gồm phần II - Phương trình lôgarit


#281734 Tìm a để hàm số thỏa mãn $$x_1+x_2=x_1^2+x_2^2$$

Gửi bởi E. Galois trong 05-11-2011 - 21:22

Ta có
$$y'=x^2 - (sina + cosa)x + \dfrac{3}{4}sin2a$$
Điều kiện cần và đủ để hàm số có 2 điểm cực trị là:
$$ (sina+cosa)^2 - 3sin2a \geq 0\Leftrightarrow sin2a \leq \dfrac{1}{2}$$ (*)
Với điều kiện trên đây, Vì $x_1, x_2$ là các nghiệm của pt $y' = 0$ nên theo định lí Vi-et ta có:
$$ x_1+x_2 = x_{1}^{2}+x_{2}^{2}$$
$$\Leftrightarrow sina+cosa = (sina+cosa)^2-\dfrac{3}{2}sin2a$$
$$ \Leftrightarrow sina+cosa = 1-\dfrac{1}{2}sin2a$$
Đặt $ t=sina + cosa$, đk: $ \left | t \right |\leq \sqrt{2}$ ta có:
$$ t=1- \dfrac{1}{2}(t^2-1)\Leftrightarrow t^2+2t-3=0 \Leftrightarrow t = 1$$
với t = 1, ta có:

\[
\cos a + \sin a = 1 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
a = 0 \\
a = \dfrac{\pi }{2} \\
\end{array} \right.
\]
Cả hai giá trị trên đều thỏa mãn (*) nên chúng là các nghiệm của bài toán


#281606 Tìm m để phương trình sau có nghiệm

Gửi bởi E. Galois trong 04-11-2011 - 22:06

Tìm giá trị của m để phương trình có nghiệm thuộc $(0;1)$
$4(log_2 \sqrt{x})^2-log_\dfrac{1}{2}x+m=0$(1)

$$ (1)\Leftrightarrow - log_{2}^{2}x - log_2x = m $$
Ta có $ log_2x < 0, \forall x\in (0;1)$. Đặt $ t = log_2x < 0$. Xét hàm số $f(t)= - t^2 - t$ trên $ \left ( -\infty ;0 \right )$, ta có:
$$ maxf(t)= f\left ( -\dfrac{1}{2} \right )=\dfrac{1}{4}$$
$$ \lim_{t\rightarrow -\infty }f(t)= -\infty$$

Do đó, điều kiện cần và đủ để (1) có nghiệm thộc (0;1) là:
$$ -\infty < m \leq \dfrac{1}{4}$$


#281502 có bao nhiêu số thỏa mãn

Gửi bởi E. Galois trong 04-11-2011 - 13:14

Số nhỏ nhất có 10 chữ số chia hết cho 11111 là 1000001111.
Từ 1000001111 đến 9.999.999.999 có 8999998888 số. Vậy có: 8999998888: 11111 = 810008 số chia hết cho 11111.


#281498 tính tổng các số có 4 chữ số

Gửi bởi E. Galois trong 04-11-2011 - 13:00

a) Từ các chữ số 1, 2, 3, 4, 5 ta tạo được $5^4$ số. Giả sử số cần tạo có dạng ABCD.
Do các chữ số đều bình đẳng như nhau nên mỗi chữ số có $5^4:5$ lần đứng ở vị trí A.
Tổng ở vị trí A là:
$$S_A = 1.5^3 + 2.5^3 + ... + 5.5^3 = 15.5^3$$
Tương tự ở các vị trí khác.
Vậy tổng cần tìm là
$$S = S_D + 10.S_C + 100S_B + 1000S_A = 15.5^3.1111 = 2083125$$

b) Từ các chữ số 0, 1, 2, 3, 4 ta tạo được $4.5^3$ số. Giả sử số cần tạo có dạng ABCD.

Ở vị trí A, các chữ số 1, 2, 3, 4 bình đẳng như nhau nên mỗi chữ số đứng ở vị trí A $5^3$ lần.Tổng ở vị trí A là:
$$S_A = 1.5^3 + 2.5^3 + 3.5^3 + 4.5^3 = 10.5^3$$
Do các chữ số đều bình đẳng như nhau ở các vị trí còn lại nên nên mỗi chữ số có $4.5^2$ lần đứng ở vị trí B hoặc C. Ta có
$$S_B = S_C = S_D = (1+2+3+4).4.5^2 = 40.5^2$$

Vậy tổng cần tìm là
$$S = S_D + 10.S_C + 100S_B + 1000S_A = 5^3.10000 + 40.5^2.111 = 1361000$$


#281163 Tính $\lim_{x \to +\infty}x^{x^{x}-1}$

Gửi bởi E. Galois trong 02-11-2011 - 12:14

ta có:
$$ x^{x^{x}-1} \geq x^2, \forall x \geq 2$$

Mà:
$$ \lim_{x\rightarrow +\infty }x^2 = +\infty$$

Nên
$$\lim_{x \to +\infty}x^{x^{x}-1}= +\infty$$