Đến nội dung

Hình ảnh

Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh lớp $9$ THCS


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 9 trả lời

#1
Super Fields

Super Fields

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 526 Bài viết

Kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh Phú Yên lớp 9 THCS

 

Năm học : $2013-2014$

 

Thời gian: $150$ phút

 

-------------------------------------------------------------

 

Câu $1$. (3,0 điểm) Rút gọn biểu thức : $$A={\frac{\sqrt{6+\sqrt{12}-\sqrt{8}-\sqrt{24}}}{\sqrt{2}+\sqrt{3}+1}}$$

 

Câu $2$. (4,0 điểm) Giải phương trình :$\frac{2x}{x^{2}-4x+7}+\frac{3x}{2(x^{2}-5x+7)}=1$

 

Câu $3$. (5,0 điểm) Cho hệ phương trình: $\left\{\begin{matrix} \sqrt{1+x}+\sqrt{6-y}=m\sqrt{14}\\ \sqrt{6-x}+\sqrt{1+y}=m\sqrt{14} \end{matrix}\right.$

 

                 a) Chứng minh rằng nếu hệ phương trình có nghiệm $(x_{o};y_{o})$ thì $(5-x_{o};5-y_{o})$ cũng là nghiệm.

                 

                 b) Tìm điều kiện của tham số $m$ để phương trình có nghiệm duy nhất.

 

Câu $4$. (3,0 điểm) Cho tam giác $ABC$ cân tại $A$ $(\angle A< 90^{o})$, có $BH$ là đường cao, $BD$ là phân giác của $\angle ABH$ $(H,D \in AC)$. Chứng minh rằng: $\frac{BH}{CD}>1$

 

Câu $5$. (5,0 điểm)

            

                 a) Cho $3$ số dương $a,b,c$ .Chứng minh rằng: $\frac{a}{b+c}+\frac{b}{c+a}+\frac{c}{a+b}\geq \frac{3}{2}$ 

 

                 b) Cho $\Delta ABC$ có $AD$ là phân giác trong của góc $A$ $(D \in BC)$. Gọi $k_{a}$ là khỏang cách từ $D$ đến $AB$ ( hoặc $AC$). Tương tự, gọi $BE$ là phân giác trong của góc $B$ $(E \in AC)$ và gọi $k_{b}$ là khỏang cách từ $E$ đến $BA$ (hoặc $BC$), gọi $CF$ là phân giác trong của góc $C$ $(F \in AB)$ và $k_{c}$ là khỏang cách từ $F$ đến $CA$ (hoặc $CB$). Gọi $h_{a},h_{b},h_{c}$ tương ứng là $3$ chiều cao kẻ từ các đỉnh $A;B;C$ của tam giác đã cho. Tìm giá trị bé nhất của biểu thức $\frac{k_{a}}{h_{a}}+\frac{k_{b}}{h_{b}}+\frac{k_{c}}{h_{c}}$

 

----Hết----

 

Thí sinh không đuợc sử dụng tài liệu và máy tính cầm tay.

Giảm thị không giải thích gì thêm.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

 P/s: Thãm quá!! Rớt chắc rồi @@


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Super Fields: 04-03-2014 - 11:42

$\dagger$God made the integers, and else is the work of man.$\dagger$


$\boxed{\textrm{My Blog}}$


#2
Yagami Raito

Yagami Raito

    Master Tetsuya

  • Thành viên
  • 1333 Bài viết

 

Kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh Phú Yên lớp 9 THCS

 

Năm học : $2013-2014$

 

Thời gian: $150$ phút

 

-------------------------------------------------------------

 

Câu $1$. (3,0 điểm) Rút gọn biểu thức : $$A={\frac{\sqrt{6+\sqrt{12}-\sqrt{8}-\sqrt{24}}}{\sqrt{2}+\sqrt{3}+1}}$$

 

Câu $2$. (4,0 điểm) Giải phương trình :$\frac{2x}{x^{2}-4x+7}+\frac{3x}{2(x^{2}-5x+7)}=1$

 

 

Câu $5$. (5,0 điểm)

            

                 a) Cho $3$ số dương $a,b,c$ .Chứng minh rằng: $\frac{a}{b+c}+\frac{b}{c+a}+\frac{c}{a+b}\geq \frac{3}{2}$ 

 

               

 

----Hết----

 

Thí sinh không đuợc sử dụng tài liệu và máy tính cầm tay.

Giảm thị không giải thích gì thêm.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

 P/s: Thãm quá!! Rớt chắc rồi @@

 

Câu 1: Chắc thôi 

Câu 2: $x=0$ không phải là nghệm với $x \neq 0$ ta có:

$\frac{2x}{x^2-4x+7}+\frac{3x}{2(x^2-5x+7)}=1\Leftrightarrow \frac{2}{x-4+\dfrac{7}{x}}+\frac{3}{2(x-5+\frac{7}{x})}=1$

Đặt $x+\frac{7}{x}=t$ là xong 

Câu 5 a) BĐT Nesbit- có nhiều cách chứng minh lắm....

Ta dùng đổi biến $x=b+c$ $y=c+a$ $z=a+b$

 

BĐT cần chứng minh là $\sum \dfrac{y+z-x}{2x} \geq \dfrac{3}{2}$

<=> $\sum (\dfrac{y}{2x}+\dfrac{x}{2y}) -\dfrac{3}{2} \geq \dfrac{3}{2}$

Điều này đúng theo BĐT cauchy


:nav: Học gõ công thức toán học tại đây

:nav: Hướng dẫn đặt tiêu đề tại đây

:nav: Hướng dẫn Vẽ hình trên diễn đàn toán tại đây

--------------------------------------------------------------

 


#3
buiminhhieu

buiminhhieu

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1150 Bài viết

 

Kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh Phú Yên lớp 9 THCS

 

Năm học : $2013-2014$

 

Thời gian: $150$ phút

 

------------------------------------------------------------

Câu $3$. (5,0 điểm) Cho hệ phương trình: $\left\{\begin{matrix} \sqrt{1+x}+\sqrt{6-y}=m\sqrt{14}\\ \sqrt{6-x}+\sqrt{1+y}=m\sqrt{14} \end{matrix}\right.$

 

                 a) Chứng minh rằng nếu hệ phương trình có nghiệm $(x_{o};y_{o})$ thì $(5-x_{o};5-y_{o})$ cũng là nghiệm.

                 

                 b) Tìm điều kiện của tham số $m$ để phương trình có nghiệm duy nhất.

 

----Hết----

 

Thí sinh không đuợc sử dụng tài liệu và máy tính cầm tay.

Giảm thị không giải thích gì thêm.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

 P/s: Thãm quá!! Rớt chắc rồi @@

 

a)dễ rồi

b)ĐKC:Do phần a nên PT có nghiệm duy nhất khi $\left\{\begin{matrix} x_{o}=5-x_{o} & \\ y_{o}=5-y_{o}& \end{matrix}\right.\Leftrightarrow x_{o}=y_{o}=2,5$tìm a 

Đkđ:thây a vào là xong


%%- Chuyên Vĩnh Phúc

6cool_what.gif


#4
Super Fields

Super Fields

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 526 Bài viết

Xem thử được không?

 

$3b.$ Hpt $\Leftrightarrow ...\Leftrightarrow x_{o}(5-x_{o})=y_{o}(5-y_{o})$

Mà $x_{o};y_{o}$ là nghiệm của hệ phương trình $\Rightarrow 5-x_{o};5-y_{o}$ cũng là nghiệm của hệ phương trình

 

 


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Super Fields: 04-03-2014 - 12:46

$\dagger$God made the integers, and else is the work of man.$\dagger$


$\boxed{\textrm{My Blog}}$


#5
Kaito Kuroba

Kaito Kuroba

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 656 Bài viết

 

Kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh Phú Yên lớp 9 THCS

 

Năm học : $2013-2014$

 

Thời gian: $150$ phút

 

-------------------------------------------------------------

 

Câu $1$. (3,0 điểm) Rút gọn biểu thức : $$A={\frac{\sqrt{$(\sqrt{2}-\sqrt{3}-1)^2=6+\sqrt{12}-\sqrt{8}-\sqrt{24}$}}{\sqrt{2}+\sqrt{3}+1}}$$

 

1.

để ý rằng: $6+\sqrt{12}-\sqrt{8}-\sqrt{24}=\sqrt{2}-\sqrt{3}-1$

 

vậy ta được:  $A=\frac{\sqrt{6+\sqrt{12}-\sqrt{8}-\sqrt{24}}}{\sqrt{2}+\sqrt{3}+1}$$=\frac{\sqrt{2}-\sqrt{3}-1}{\sqrt{2}+\sqrt{3}+1}=\sqrt{2}-\sqrt{3}$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Kaito Kuroba: 04-03-2014 - 22:57


#6
lovemathforever99

lovemathforever99

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 216 Bài viết

Bài 4: Cách 1:

1621743_255802984594484_1808065765_n.jpg

Trên tia đối $AC$ lấy $E$ sao cho: $AC=AB=AE$

suy ra $\Delta EBC vuông B$

$\Rightarrow \widehat{ABE}=\widehat{HBC}\Rightarrow BD$ là phân giác $\widehat{CBE}$

$\Rightarrow \frac{DC}{DE}=\frac{BC}{BE}$(1)

Mà$BH.CE=BC.BE$(2)

lấy (1) chia (2): $\frac{CD}{BH}=\frac{CE.DE}{BE^{2}}=\frac{CE.DE}{HE.CE}=\frac{DE}{HE}$

BD là phân giác nên $DE<HE$ nên có đpcm

 

Cách 2

1653869_255803737927742_1493446307_n.jpg

Kẻ $DK$ vuông góc $AB$ suy ra $BH=BK$.

$AB=AC\Rightarrow AK+BK=AD+DC$

mÀ $AK< AD\Rightarrow BK> CD\Rightarrow BH> CD$


                                                 ''Chúa không chơi trò xúc xắc.''

Albert Einstein


#7
Super Fields

Super Fields

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 526 Bài viết

1.

để ý rằng:

 

vậy ta được:  $A=\frac{\sqrt{6+\sqrt{12}-\sqrt{8}-\sqrt{24}}}{\sqrt{2}+\sqrt{3}+1}$$=\frac{\sqrt{2}-\sqrt{3}-1}{\sqrt{2}+\sqrt{3}+1}$

Rút gọn chưa hết!! .....$A=\sqrt{3}-\sqrt{2}$

 

Bài 4:

 

Cách 1:

 

Trên tia đối $AC$ lấy $E$ sao cho: $AC=AB=AE$

suy ra $\Delta EBC vuông B$

$\Rightarrow \widehat{ABE}=\widehat{HBC}\Rightarrow BD$ là phân giác $\widehat{CBE}$

$\Rightarrow \frac{DC}{DE}=\frac{BC}{BE}$(1)

Mà$BH.CE=BC.BE$(2)

lấy (1) chia (2): $\frac{CD}{BH}=\frac{CE.DE}{BE^{2}}=\frac{CE.DE}{HE.CE}=\frac{DE}{HE}$

BD là phân giác nên $DE<HE$ nên có đpcm

 

 

Cách 2

 

Kẻ $DK$ vuông góc $AB$ suy ra $BH=BK$.

$AB=AC\Rightarrow AK+BK=AD+DC$

mÀ $AK< AD\Rightarrow BK> CD\Rightarrow BH> CD$

lovemathforever99 làm cách $3$ thử: Kẻ đường cao $CK$ từ $C$ $(K \in AB)$. Cắt $BD$ tại $E$.

Dễ chứng minh $\Delta CDE$ cân tại $C$ 

Lí luận ta được $E$ nằm giữa $K$ và $C$ vậy $CD=EC<CK=BK$

$\Rightarrow$ đpcm

 

Xem thử được không?

 

$3b.$ Hpt $\Leftrightarrow ...\Leftrightarrow x_{o}(5-x_{o})=y_{o}(5-y_{o})$

Mà $x_{o};y_{o}$ là nghiệm của hệ phương trình $\Rightarrow 5-x_{o};5-y_{o}$ cũng là nghiệm của hệ phương trình

Ai đánh giá giúp cách này với!! Sợ sai.


$\dagger$God made the integers, and else is the work of man.$\dagger$


$\boxed{\textrm{My Blog}}$


#8
buiminhhieu

buiminhhieu

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1150 Bài viết

Xem thử được không?

 

$3b.$ Hpt $\Leftrightarrow ...\Leftrightarrow x_{o}(5-x_{o})=y_{o}(5-y_{o})$

Mà $x_{o};y_{o}$ là nghiệm của hệ phương trình $\Rightarrow 5-x_{o};5-y_{o}$ cũng là nghiệm của hệ phương trình

Cái chưa chắc đâu cậu à:

Cách này nè:

Thay $x_{o}=5-x_{o};y_{o}=5-y_{o}$ ta được hệ ban đầu nên có ĐPCM


%%- Chuyên Vĩnh Phúc

6cool_what.gif


#9
Kaito Kuroba

Kaito Kuroba

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 656 Bài viết

Rút gọn chưa hết!! .....$A=\sqrt{3}-\sqrt{2}$

 

ở chỗ rút gọn phải thế này mới đúng chứ:

A=$\sqrt{2}-\sqrt{3}$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Kaito Kuroba: 04-03-2014 - 22:58


#10
Rikikudo1102

Rikikudo1102

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 183 Bài viết

A=$\sqrt{2}-\sqrt{3}$

$A=\sqrt{3}-\sqrt{2}$


                                                                       Tương lai khóc hay cười phụ thuộc vào độ lười của quá khứ 





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh