Đến nội dung

Hình ảnh

Đề thi học sinh giỏi cấp thành phố - Cần Thơ 2013-2014


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 9 trả lời

#1
Trinh Cao Van Duc

Trinh Cao Van Duc

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 76 Bài viết

Câu 1 (5 điểm) 

   Cho phân thức $P=\frac{n^{3}+2n^{2}-1}{n^{3}+2n^{2}+2n+1}$ với $n\epsilon \mathbb{Z}$ và n khác $-1$

 a) Rút gọn P.

 b) Chứng minh giá trị của phân thức trong câu a) tại n là một phân số tối giản.

Câu 2 (5 điểm)

 a) Giải phương trình: $\sqrt{2x-3}-\sqrt{x}=2x-6$

 b) Chứng minh $x=\sqrt[3]{9+4\sqrt{5}}+\sqrt[3]{9-4\sqrt{5}}$ là nghiệm của phương trình $x^{3}-3x-18=0$ Từ đó tính giá trị của x ở dạng thập phân.

Câu 3 (3 điểm)

Tìm nghiệm nguyên của phương trình: $3x^{2}+4y^{2}+6x+3y-4=0$

Câu 4 (3 điểm)

Cho tam giác ABC, M là điểm nằm trong tam giác ABC.Các đường thẳng AM,BM,CM lần lượt cắt các cạnh BC,AC,AB tại $A_{1},B_{1},C_{1}$. Xác định vị trí của điểm M để biểu thức $\frac{A_{1}M}{AM}+\frac{B_{1}M}{BM}+\frac{C_{1}M}{CM}$ đạt giá trị nhỏ nhất.

Câu 5 (4 điểm)

Cho tam giác ABC,M là điểm nàm trong tam giác ABC.Các đường cao BD và CE cắt nhau tại H.Gọi M,N lần lượt là trung điểm của các đoạn thẳng AH,BC. Hai đường phân giác của các góc $\widehat{ABD},\widehat{ACE}$ cắt nhau tại K.

a) Chứng minh $KE=KD$

b) chứng minh ba điểm M,N,K thẳng hàng.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Trinh Cao Van Duc: 12-04-2014 - 13:57


#2
Phuong Thu Quoc

Phuong Thu Quoc

    Trung úy

  • Thành viên
  • 784 Bài viết

1/$P=\frac{\left ( n +1\right )\left ( n^{2}+n-1 \right )}{\left ( n+1 \right )\left ( n^{2}+n+1 \right )}=\frac{n^{2}+n-1}{n^{2}+n+1}$

Gọi $d=\left ( n^{2}+n-1,n^{2}+n+1 \right )$

Vì $n^{2}+n-1=n\left ( n+1 \right )-1$ là số lẻ nên d là số lẻ

Ta có $\left ( n^{2}+n+1 \right )-\left ( n^{2}+n-1 \right )\vdots d\Rightarrow 2\vdots d\Rightarrow d=1$

Vậy phân số trên là tối giản..


Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối

 

Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm.

 

 


#3
Phuong Thu Quoc

Phuong Thu Quoc

    Trung úy

  • Thành viên
  • 784 Bài viết

2/a/ ĐK:...

Ta có $\sqrt{2x-3}-\sqrt{x}=2x-6\Leftrightarrow \frac{x-3}{\sqrt{2x-3}+\sqrt{x}}=2\left ( x-3 \right )\Leftrightarrow ...$

b/Ta có $x^{3}=\left ( \sqrt[3]{9+4\sqrt{5}}+\sqrt[3]{9-4\sqrt{5}} \right )^{3}=9+4\sqrt{5}+9-4\sqrt{5}+3.\sqrt[3]{\left ( 9+4\sqrt{5} \right )\left ( 9-4\sqrt{5} \right )}.\left ( \sqrt[3]{9+4\sqrt{5}}+\sqrt[3]{9-4\sqrt{5}} \right )=18+3x\Rightarrow x^{3}-3x-18=0$

Vậy x là nghiệm của phương trình trên..


Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối

 

Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm.

 

 


#4
Math Hero

Math Hero

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 122 Bài viết

 

 

$\Delta =36-12(4y^{2}+3y-4)$

Để Pt có nghiệm thì$\Delta \geq 0\Leftrightarrow 36-12(4y^{2}+3y-4)\geq 0$

$\rightarrow -48y^{2}-36y+84\geq 0$

$\rightarrow 48y^{2}+36y-84\leq 0$

$\rightarrow 48(y+1,75)(y-1)\leq 0$

$\rightarrow -1,75\leq y\leq 1$

Mà y nguyên nên $y=-1;0;1$

Thay vào ta thấy $y=1,x=-1$ thoả mãn 



#5
Trinh Cao Van Duc

Trinh Cao Van Duc

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 76 Bài viết

2/a/ ĐK:...
Ta có $\sqrt{2x-3}-\sqrt{x}=2x-6\Leftrightarrow \frac{x-3}{\sqrt{2x-3}+\sqrt{x}}=2\left ( x-3 \right )\Leftrightarrow ...$
b/Ta có $x^{3}=\left ( \sqrt[3]{9+4\sqrt{5}}+\sqrt[3]{9-4\sqrt{5}} \right )^{3}=9+4\sqrt{5}+9-4\sqrt{5}+3.\sqrt[3]{\left ( 9+4\sqrt{5} \right )\left ( 9-4\sqrt{5} \right )}.\left ( \sqrt[3]{9+4\sqrt{5}}+\sqrt[3]{9-4\sqrt{5}} \right )=18+3x\Rightarrow x^{3}-3x-18=0$
Vậy x là nghiệm của phương trình trên..



#6
Trinh Cao Van Duc

Trinh Cao Van Duc

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 76 Bài viết
Câu b) ý 2 làm sao ?

#7
Silent Night

Silent Night

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 77 Bài viết

Câu b) ý 2 làm sao ?

Là như thế này

 

$x^{3}=\left ( \sqrt[3]{9+4\sqrt{5}}+\sqrt[3]{9-4\sqrt{5}} \right )^{3}$

 

$=9+4\sqrt{5}+9-4\sqrt{5}+3.\sqrt[3]{\left ( 9+4\sqrt{5} \right )\left ( 9-4\sqrt{5} \right )}.\left ( \sqrt[3]{9+4\sqrt{5}}+\sqrt[3]{9-4\sqrt{5}} \right )$

 

$=18+3x\Rightarrow x^{3}-3x-18=0$


        Bản chất con người vôn cô đơn... ~O)

 AwCt4tw.png

                               

 


#8
Trinh Cao Van Duc

Trinh Cao Van Duc

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 76 Bài viết

Là như thế này

$x^{3}=\left ( \sqrt[3]{9+4\sqrt{5}}+\sqrt[3]{9-4\sqrt{5}} \right )^{3}$

$=9+4\sqrt{5}+9-4\sqrt{5}+3.\sqrto[3]{\left ( 9+4\sqrt{5} \right )\left ( 9-4\sqrt{5} \right )}.\left ( \sqrt[3]{9+4\sqrt{5}}+\sqrt[3]{9-4\sqrt{5}} \right )$

$=18+3x\Rightarrow x^{3}-3x-18=0$

. ko phải . câu 2.b) ý thứ 2 ấy. tính nghiệm dạng thập phân ấy

#9
Silent Night

Silent Night

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 77 Bài viết

. ko phải . câu 2.b) ý thứ 2 ấy. tính nghiệm dạng thập phân ấy

 

 

PT đó chỉ có nghiệm thực duy nhất là $x=3$ thôi bạn


        Bản chất con người vôn cô đơn... ~O)

 AwCt4tw.png

                               

 


#10
Oral1020

Oral1020

    Thịnh To Tướng

  • Thành viên
  • 1225 Bài viết

Do mình vẽ hình trên máy nên các điểm không giống như trong đề nha  (Có hai điểm H ) :D

a)Trước hết ta có:
$\widehat {KBC}+\widehat{KCB}=\widehat{KBD}+\widehat{KCE}+\widehat{DEC}+\widehat{HCB}$
Dễ thấy:

$\widehat{KBD}+\widehat{KCE}=\dfrac{\widehat{ABD}}{2}+\dfrac{\widehat{ACE}}{2}=\widehat{ABD}$

$\widehat{HBC}=\widehat{HAD}$

$\widehat{HCB}=\widehat{EAH}$

$\Rightarrow \widehat{KBD}+\widehat{KCE}=\widehat{ABD}+\widehat{BAD}=90$

$\Rightarrow$ K;D;C;B;E cùng nằm trên một đường tròn tâm I
Suy ra $\widehat{KIE}=\widehat{EBK}=\widehat{KCD}=\widehat{KID}$

Do đó hai cung EK và cung KD bằng nhau $\Rightarrow KE=KD$
b)Ta thấy H;K;I thẳng hàng do cùng nằm trên đường trung trực của ED.

Hình gửi kèm

  • Untitled.png

"If I feel unhappy,I do mathematics to become happy.


If I feel happy,I do mathematics to keep happy."

Alfréd Rényi

Hình đã gửi





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh