Đến nội dung

Hình ảnh

$\boxed{TOPIC}$ Véc-tơ và ứng dụng

* * * * * 15 Bình chọn

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 121 trả lời

#61
Viet Hoang 99

Viet Hoang 99

    $\textbf{Trương Việt Hoàng}$

  • Điều hành viên THPT
  • 2291 Bài viết

 

40) Trên hai tia $Ox$ và $Oy$ của góc $xOy$ lấy hai điểm $M;N$ sao cho $OM+ON=a$. Tìm quỹ tích trung điểm $I$ của đoạn $MN$.

 

Hạn chế trích dẫn đề thừa (chỉ cần đề bài của bài mình làm, không cần một cái gì nữa!)
(Load trang chậm)

$40)$

Lấy $M';N'\in Ox;Oy$ sao cho:
$OM'=ON'=\frac{a}{2}$

Giả sử $OM=k$ thì $ON=a-k$ với $0\leq k\leq a$, khi đó:
$\overrightarrow{OM}=\frac{2k}{a}\overrightarrow{OM'}$ và $\overrightarrow{ON}=\frac{2(a-k)}{a}\overrightarrow{ON'}$

Vì $I$ là trung điểm $MN$ nên

$\overrightarrow{OI}=\frac{1}{2}\left(\overrightarrow{OM}+\overrightarrow{ON}\right)=\frac{1}{2}\left[\frac{2k}{a}\overrightarrow{OM'}+\frac{2(a-k)}{a}\overrightarrow{ON'}\right]$

$\Leftrightarrow \overrightarrow{OM'}+\overrightarrow{M'I}=\frac{k}{a}\overrightarrow{OM'}+\frac{a-k}{a}\overrightarrow{ON'}$

$\Leftrightarrow \overrightarrow{M'I}=\frac{a-k}{a}\overrightarrow{M'N'}$

Vậy quỹ tích $I$ thuộc đoạn $M'N'$

 

P/s: Làm nhanh nào 


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Viet Hoang 99: 14-09-2014 - 22:13


#62
Viet Hoang 99

Viet Hoang 99

    $\textbf{Trương Việt Hoàng}$

  • Điều hành viên THPT
  • 2291 Bài viết

Bài cần anh em giúp !!!
$*$ Cho nửa đường tròn tâm O bán kính $MN = 2$. Trên nửa đường tròn ấy lấy 3 điểm $A,B,C$ sao cho không trùng $M,N$. CMR: $\left | \overrightarrow{OA}+\overrightarrow{OB}+\overrightarrow{OC}\right|>1$

Đường tròn tâm $O$, bán kính $MN$
bạn muốn mình hiểu thế nào đây >:)

Mình tạm hiểu là đường kính $MN$, mình làm trường hợp tam giác $ABC$ tù, trường hợp còn lại tương tự bạn tự làm.

h.PNG
Gọi $G$ là trọng tâm tam giác $ABC$; $GE||OD; E\in OA$.

Ta có:
$\frac{1}{3}=\frac{DG}{DA}=\frac{OE}{OA}\Rightarrow OG>OE=\frac{1}{3}OA$
$\Rightarrow 3OG>OA=1$
Mà $\overrightarrow{OA}+\overrightarrow{OB}+\overrightarrow{OC}=3\overrightarrow{OG}$
$\Rightarrow \left|\overrightarrow{OA}+\overrightarrow{OB}+\overrightarrow{OC}\right|=\left|3\overrightarrow{OG}\right|>1$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Viet Hoang 99: 15-09-2014 - 19:52


#63
HungNT

HungNT

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 273 Bài viết

43) Cho tam giác $ABC$. $M;N$ di động trên $AB;AC$ sao cho $\dfrac{AM}{AB}=\dfrac{CN}{CA}$. Dựng hình bình hành $MNCP$. Tìm tập hợp những điểm $P$

 

Ta có A,M,B thẳng hàng và $\frac{AM}{AB}=\frac{CN}{NA}=>\overrightarrow{AM}=\frac{CN}{NA}\overrightarrow{AB}=k\overrightarrow{AB}$

C,N,A thẳng hàng $\overrightarrow{NC}=\frac{CN}{CA}\overrightarrow{AC}=k\overrightarrow{AC}$

$=>\overrightarrow{AP}=\overrightarrow{AM}+\overrightarrow{MP}=\overrightarrow{AM}+\overrightarrow{NC}=k(\overrightarrow{AB}+\overrightarrow{AC})$

$\overrightarrow{AI}=\frac{1}{2k}\overrightarrow{AP}$ (AI là trung tuyến)$=>\overrightarrow{AP}\uparrow\uparrow\overrightarrow{AI}$

Kết luận : Quỹ tích điểm P là đoạn AM



#64
thuhanhthuhang

thuhanhthuhang

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 77 Bài viết

45)
Cho đoạn thẳng AB. Tìm tập hợp các điểm M sao cho $\left | \overrightarrow{MA} +\overrightarrow{MB}\right |=\left | \overrightarrow{MA} -\overrightarrow{MB}\right |$

 

 

@MOD: chú ý số thứ tự!


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Viet Hoang 99: 20-09-2014 - 10:30


#65
Viet Hoang 99

Viet Hoang 99

    $\textbf{Trương Việt Hoàng}$

  • Điều hành viên THPT
  • 2291 Bài viết

45)

Cho đoạn thẳng AB. Tìm tập hợp các điểm M sao cho $\left | \overrightarrow{MA} +\overrightarrow{MB}\right |=\left | \overrightarrow{MA} -\overrightarrow{MB}\right |$

45)

$\left | \overrightarrow{MA} +\overrightarrow{MB}\right |=\left | \overrightarrow{MA} -\overrightarrow{MB}\right |$$

$$\Leftrightarrow \left | 2\overrightarrow{MI} \right |=\left|\overrightarrow{BA}\right|$$

Với $I$ là trung điểm $AB$.

Do $A;B;I$ cố định nên $M$ thuộc đường thẳng $IM||AB$ sao cho $MI=\dfrac{1}{2}AB$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Viet Hoang 99: 20-09-2014 - 10:30


#66
Near Ryuzaki

Near Ryuzaki

    $\mathbb{NKT}$

  • Thành viên
  • 804 Bài viết

5. Các bài tập về tích vô hướng

$46)$ Cho tam giác $ABC$ có $AB=2,BC=4,AC=3.$ Tính $\overrightarrow{AB}.\overrightarrow{AC}$

Gọi $I$ là trung điểm $AB$ và $J$là điểm thỏa mãn $\overrightarrow{AJ}=\dfrac{2}{3}.\overrightarrow{AC}.$

Tính $\overrightarrow{AI}.\overrightarrow{AJ}$ suy ra độ dài $IJ.$

$47)$ Cho hình thang vuông $ABCD$ , đường cao $AB=3a,AD=2a,BC=\dfrac{9a}{2}$

a.Tính $\overrightarrow{AC}.\overrightarrow{AB},\overrightarrow{AC}.\overrightarrow{AD},\overrightarrow{AC}.\overrightarrow{BD}.$ Suy ra góc $\left ( \overrightarrow{AC},\overrightarrow{BD} \right ).$

b. Gọi $M$ là trung điểm của $BC.$ Tính $\overrightarrow{BM}.\overrightarrow{BD}.$

$48)$ Cho tam giác $ABC$ . Chứng minh rằng :

a. $\overrightarrow{AB}.\overrightarrow{AC}=\dfrac{1}{2}.(AB^2+AC^2-BC^2)$

b. $AM^2=\dfrac{1}{2}(AB^2+AC^2-\dfrac{1}{2}BC^2)$ với $AM$ là đường trung tuyến 

$49)$ Cho tam giác $ABC$ với $G$ là trọng tâm . Chứng minh rằng :

a. $GA^2+GB^2+GC^2=\dfrac{1}{3}(a^2+b^2+c^2)$

b. Với mọi điểm $M$ thì $MA^2+MB^2+MC^2=3MG^2+GA^2+GB^2+GC^2$

$50)$ Cho tam giác $ABC$ với $H$ là trực tâm, $O$ là tâm đường tròn ngoại tiếp,$G$ là trọng tâm . Chứng minh rằng :

a. $OH^2=9R^2-a^2-b^2-c^2$

b. $OG^2=\dfrac{1}{3}(OA^2+OB^2+OC^2)-\dfrac{1}{9}(a^2+b^2+c^2)$

$51)$ Cho tam giác $ABC$ với $O$ là tâm đường tròn ngoại tiếp, $G$ là trọng tâm . Chứng minh rằng : $$b^2+c^2=2a^2 \Leftrightarrow OG\perp AG$$

$52)$ Cho tam giác $ABC.$ Dựng phía ngoài các tam giác vuông đồng dạng $ABE,ACE$ vuông tại $A.$ Chứng minh trung tuyến $AM$ của tam giác $ABC$ vuông góc với $EF.$

$53)$ Cho tam giác $ABC.$ cân tại $C.$ với $CD$ là đường cao. Kẻ $DE$ vuông góc $BC.$ Gọi $M$ là trung điểm $DE.$ Chứng minh $AE$ vuông góc với $CM.$

$54)$ Cho tam giác đều $ABC.$ Lấy các điểm $M,N$ sao cho $\overrightarrow{BM}=\dfrac{1}{3}\overrightarrow{BC},\overrightarrow{AN}=\dfrac{1}{3}\overrightarrow{AB}.$ Gọi $I$ là giao điểm của $AM$ và $CN.$ Chứng minh rằng $\widehat{BIC}=90^0$

$55)$ Cho tứ giác có $2$ đường chéo cắt nhau tại $O.$ Gọi $H,K$ lần lượt là trực tâm các tam giác $AOB$ và $COD.$ Gọi $I,J$ là trung điểm $AD,BC.$ Chứng minh rằng $HK\perp IJ.$

Spoiler

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Viet Hoang 99: 23-11-2014 - 13:33


#67
nguyenhongsonk612

nguyenhongsonk612

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1451 Bài viết

Mình xin đăng thêm bài này

 

19) Cho điểm M nằm trong tam giác ABC. Chứng minh rằng tồn tại $\alpha, \beta, \gamma$ sao cho

$\left\{\begin{matrix}\alpha+ \beta+ \gamma =1 \\ \alpha\overrightarrow{MA} +\beta\overrightarrow{MB}+ \gamma \overrightarrow{MC} = 0 \end{matrix}\right.$

Một cách khác cho bài $19$

Giải

Ta có

$\alpha \overrightarrow{MA}+\beta \overrightarrow{MB}+\gamma \overrightarrow{MC}=\overrightarrow{0}\Leftrightarrow \alpha (\overrightarrow{MB}+\overrightarrow{BA})+\beta \overrightarrow{MB}+\gamma (\overrightarrow{MB}+\overrightarrow{BC})=\overrightarrow{0}\Leftrightarrow (\alpha +\beta +\gamma )\overrightarrow{MB}=\alpha \overrightarrow{AB}+\gamma \overrightarrow{CB} \Leftrightarrow \overrightarrow{MB}=\frac{\alpha \overrightarrow{AB}+\gamma \overrightarrow{CB}}{\alpha +\beta +\gamma }$

Ta thấy $VP$ là $1$ vecto đã xác định nên chắc chắn sẽ tồn tại điểm $M$.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi nguyenhongsonk612: 21-09-2014 - 01:30

"...Từ ngay ngày hôm nay tôi sẽ chăm chỉ học hành như Stardi, với đôi tay nắm chặt và hàm răng nghiến lại đầy quyết tâm. Tôi sẽ nỗ lực với toàn bộ trái tim và sức mạnh để hạ gục cơn buồn ngủ vào mỗi tối và thức dậy sớm vào mỗi sáng. Tôi sẽ vắt óc ra mà học và không nhân nhượng với sự lười biếng. Tôi có thể học đến phát bệnh miễn là thoát khỏi cuộc sống nhàm chán khiến mọi người và cả chính tôi mệt mỏi như thế này. Dũng cảm lên! Hãy bắt tay vào công việc với tất cả trái tim và khối óc. Làm việc để lấy lại niềm vui, lấy lại nụ cười trên môi thầy giáo và cái hôn chúc phúc của bố tôi. " (Trích "Những tấm lòng cao cả")

~O) 


#68
thuhanhthuhang

thuhanhthuhang

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 77 Bài viết

56) Cho tam giác ABC. Gọi M,N xác định bởi: $\overrightarrow{BM}=\overrightarrow{BC}-2\overrightarrow{AB}$
$\overrightarrow{CN}=x.\overrightarrow{AC}-\overrightarrow{BC}$
a.Tìm x để A,M,N thẳng hàng
b) Tìm x để MN đi qua trung điểm I của BC. Tính $\frac{IM}{IN}$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Viet Hoang 99: 20-10-2014 - 16:58


#69
HungNT

HungNT

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 273 Bài viết

5. Các bài tập về tích vô hướng

$46)$ Cho tam giác $ABC$ có $AB=2,BC=4,AC=3.$ Tính $\overrightarrow{AB}.\overrightarrow{AC}$

Gọi $I$ là trung điểm $AB$ và $J$là điểm thỏa mãn $\overrightarrow{AJ}=\dfrac{2}{3}.\overrightarrow{AC}.$

Tính $\overrightarrow{AI}.\overrightarrow{AJ}$ suy ra độ dài $IJ.$

 

Do I là trung điểm AB, ta có $\overrightarrow{AI}.\overrightarrow{AJ}=\frac{1}{2}\overrightarrow{AB}.\frac{2}{3}\overrightarrow{AC}=\frac{1}{3}AB.AC.cos \angle A$

mà $cos\angle A=\frac{AC^{2}+AB^{2}-BC^{2}}{2AB.AC}=\frac{-1}{4}$

$=> \overrightarrow{AI}.\overrightarrow{AJ}=\frac{-1}{2}$

$=> IJ=\sqrt{AI^{2}+AJ^{2}-2AI.AJ.cos \angle A}$ mà AI=1, AJ=2 nên $IJ= \sqrt{6}$

P/s: dạo này topic vắng nhỉ


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi HungNT: 24-09-2014 - 14:33


#70
halloffame

halloffame

    Thiếu úy

  • Điều hành viên OLYMPIC
  • 522 Bài viết

42) Cho tam giác $ABC$. Tìm tập hợp những điểm $M$ thỏa mãn:

a) $\left|\overrightarrow{MA}+\overrightarrow{BC}\right|=\left|\overrightarrow{MA}-\overrightarrow{MB}\right|$

b) $\left|2\overrightarrow{MA}+\overrightarrow{MB}\right|=\left|4\overrightarrow{MB}-\overrightarrow{MC}\right|$

$c) $\left|4\overrightarrow{MA}+\overrightarrow{MB}+\overrightarrow{MC}\right|=\left|2\overrightarrow{MA}-\overrightarrow{MB} - \overrightarrow{MC}\right|$$

42)

a) $\left|\overrightarrow{MA}+\overrightarrow{BC}\right|=\left|\overrightarrow{MA}-\overrightarrow{MB}\right|$

<=> $\left | \vec{BA}+\vec{MC} \right | = \left | $\vec{BA}$ \right |$

<=> $\vec{BA} + \vec{MC} = \pm \vec{BA}$

<=> $\vec{MC}$ = 0 ( M$\equiv$C) hoặc $\vec{MC} = 2 \vec{AB}$

b) Gọi I, K là tâm tỉ cự của hệ điểm (A;B), (B;C) với hệ số (2;1), (4;-1).

Suy ra $$\left |3 $\overrightarrow{MI}$ \right | = $$\left | 3 $\overrightarrow{MK}$ \right |

Hay MI=MK tức là M thuộc trung trực IK.

c) Lấy C' trên mặt phẳng chứa tam giác ABC sao cho A là trung điểm CC'=> $\vec{CA} = \vec{AC'}$

Dẫn dến $\left | 2\overrightarrow{MA}-\overrightarrow{MB}-\overrightarrow{MC} \right |=\left | \overrightarrow{BA}+\overrightarrow{CA} \right |=\left | \overrightarrow{BA}+\overrightarrow{AC'} \right |=\left | \overrightarrow{BC'} \right |=BC'$

Gọi Z là tâm tỉ cự của hệ điểm (A;B;C) với hệ số (4;1;1).

Đẳng thức đã cho tương đương  $\left | 6 \overrightarrow{MZ} \right |=BC'$ hay 6MZ = BC' <=> MZ = $\frac{BC'}{6}$

Vậy M thuộc (Z ; $\frac{BC'}{6}$)


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi halloffame: 25-09-2014 - 13:16

Sự học như con thuyền ngược dòng nước, không tiến ắt phải lùi.


#71
halloffame

halloffame

    Thiếu úy

  • Điều hành viên OLYMPIC
  • 522 Bài viết

 

44) Cho tam giác $ABC$. $M;N;P$ di động trên tia $BC;CA;AB$ sao cho $\dfrac{MB}{MC}=\dfrac{NC}{NA}=\dfrac{PA}{PB}$. Dựng hình bình hành $MNPQ$. Tìm tập hợp những điểm $Q$

Xét $\frac{AP}{AB} = \frac{BM}{BC} = \frac{CN}{CA} = k

=>\overrightarrow{BQ} = \overrightarrow{BM} + \overrightarrow{MQ} = \overrightarrow{BM} + \overrightarrow{NP} = \overrightarrow{BM} + \overrightarrow{NA} + \overrightarrow{AP} = k \overrightarrow{BC} + (1-k) \overrightarrow{CA} + k \overrightarrow{AB} = (-2k+1) \overrightarrow{CA}$  =>  $\overrightarrow{BQ} // \overrightarrow{CA}$

Vậy Q thuộc đường thẳng qua B và song song với AC


Sự học như con thuyền ngược dòng nước, không tiến ắt phải lùi.


#72
Near Ryuzaki

Near Ryuzaki

    $\mathbb{NKT}$

  • Thành viên
  • 804 Bài viết

Topic dạo này vắng quá nhỉ T.T
Bài $48.$

a. Xét $$BC^2=(\overrightarrow{AB}-\overrightarrow{AC})^2=AB^2+AC^2-2AB.AC.cos\widehat{BAC}=AB^2+AC^2-2\overrightarrow{AB}.\overrightarrow{AC}\Rightarrow \overrightarrow{AB}.\overrightarrow{AC}=\frac{AB^2+AC^2-BC^2}{2}$$

b. $$AM^2=(\overrightarrow{AM})^2=\frac{1}{4}\left ( \overrightarrow{AB}+\overrightarrow{AC} \right )^2=\frac{1}{4}[(\overrightarrow{AB}-\overrightarrow{AC})^2+4\overrightarrow{AB}\overrightarrow{AC}]=\frac{1}{4}[BC^2+2(AB^2+AC^2-BC^2)]=\frac{1}{2}(AB^2+AC^2-\frac{1}{2}BC^2)$$



#73
Near Ryuzaki

Near Ryuzaki

    $\mathbb{NKT}$

  • Thành viên
  • 804 Bài viết

Mở Rộng : Một tính chất để chứng minh $3$ điểm thẳng hàng 

Cho $3$ điểm $M,N,P$ phân biệt thì $M,N,P$ thẳng hàng khi và chỉ khi với mọi điểm $O$ luôn tồn tại một số thực $m$ sao cho 

$$\overrightarrow{OM}=m\overrightarrow{ON}+(1-m)\overrightarrow{OP}$$

Chứng minh:

$(\Rightarrow )$ Giả sử có $3$ điểm $M,N,P$ thẳng hàng . Khi đó tồn tại $k$ sao cho $\overrightarrow{MN}=k\overrightarrow{MP}.$ Với điểm $O$ tùy ý , ta có :

$$\overrightarrow{ON}-\overrightarrow{OM}=k\overrightarrow{OP}-k\overrightarrow{OM}\Rightarrow(k-1)\overrightarrow{OM}=-\overrightarrow{ON}+k\overrightarrow{OP}\Leftrightarrow \overrightarrow{OM}=-\frac{1}{k-1}\overrightarrow{ON}+\frac{k}{k-1}\overrightarrow{OP}$$

Khi $m=\frac{-1}{k-1}$ ta có điều phải chứng minh

$(\Leftarrow)$ Giả sử tồn tại điểm $O$ mà $\overrightarrow{OM}=m\overrightarrow{ON}+(1-m)\overrightarrow{OP}.$ Khi đó :

$$\overrightarrow{NM-\overrightarrow{NO}}=m(\overrightarrow{NN}-\overrightarrow{NO})+(1-m)(\overrightarrow{NP}-\overrightarrow{NO})\Leftrightarrow \overrightarrow{NM}=(1-m)\overrightarrow{NP}.$$

Từ đó ta có $M,N,P$ thẳng hàng.

Kết thúc chứng minh $.\blacksquare$

____________

Mời các bạn thử dùng tính chất này để chứng minh định lí Mê-nê-la-us:

Cho tam giác $ABC.$ Một đường thẳng (d) bất kì cắt các đường thẳng $BC,CA,AB$ lần lượt tại $A_1,B_1,C_1.$ Khi đó 

$$\frac{\overline{BC_1}}{C_1A}.\frac{\overline{AB_1}}{B_1C}.\frac{\overline{A_1C}}{BA_1}=1$$

Spoiler


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi sieusieu90: 28-09-2014 - 18:28


#74
Lam Ba Thinh

Lam Ba Thinh

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 86 Bài viết

57) Trên các cạnh AB BC CA của tam giác ABC ta lấy các điểm C1, A1,B1 sao cho AC1/C1B=BA1/A1C=CB1/B1A=k. Trên các đoạn A1B1, B1C1, C1A1, ta lấy lần lượt các điểm C2, A2, B2 sao cho A1C2/C2B1=B1A2/A2C1=C1B2/B2A1=1/k.Chứng minh rằng tồn tại một phép vị tự biến tam giác ABC thành tam giác A2B2C2.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Viet Hoang 99: 20-10-2014 - 16:59


#75
Zaraki

Zaraki

    PQT

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 4273 Bài viết

Đóng góp một bài mình nghiệm ra được từ bài hình của thầy Trần Quang Hùng. ^_^

Bài 58. Cho tam giác $ABC$ nội tiếp đường tròn $(O)$, $(I_a)$ là đường tròn bàng tiếp góc $A$ của tam giác. $(I_a)$ tiếp xúc với $BC,CA,AB$ tại $D,E,F$. Chứng minh $OI_a$ là đường thẳng Euler của tam giác $DEF$.

Bài toán trên được đúc rút từ bài toán sau của thầy Trần Quang Hùng:

Bài 59. Cho tam giác $ABC$, đường cao $AD,BE,CF$. Gọi $D_a,E_a,F_a$ lần lượt là hình chiếu của $A$ lên $EF, FD,DE$. $d_a$ là đường thẳng Euler của tam giác $D_aF_aE_a$. Định nghĩa tượng tự với $d_b,d_c$. Chứng minh $d_a,d_b,d_c$ đồng quy.

Sau một hồi thì mình phát hiện ra bài toán sau khá giống bài 57 (cũng dùng vector) trong cuốn Tài liệu chuyên toán hh10 (nhưng cách giải khác):

Bài 60. Tam giác $ABC$ nội tiếp đường tròn $(O)$, ngoại tiếp đường tròn $(I)$. $(I)$ thứ tự tiếp xúc với $BC,CA,AB$ tại $D,E,F$. Chứng minh $OI$ là đường thẳng Euler của tam giác $DEF$.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Viet Hoang 99: 20-10-2014 - 16:59

Discovery is a child’s privilege. I mean the small child, the child who is not afraid to be wrong, to look silly, to not be serious, and to act differently from everyone else. He is also not afraid that the things he is interested in are in bad taste or turn out to be different from his expectations, from what they should be, or rather he is not afraid of what they actually are. He ignores the silent and flawless consensus that is part of the air we breathe – the consensus of all the people who are, or are reputed to be, reasonable.

 

Grothendieck, Récoltes et Semailles (“Crops and Seeds”). 


#76
quanghung86

quanghung86

    Thiếu úy

  • Điều hành viên
  • 632 Bài viết

Vector là công cụ hay đối tượng. Theo cả 2 nghĩa thì bài toán hình vector đều là các bài toán thú vị. Bài toán sau từ đề kiểm tra 1 tiết lớp A1 Toán K48

 

61)

Cho tam giác $ABC$ và $P,Q$ là hai điểm bất kỳ. Gọi $D,E,F$ lần lượt là trung điểm của $QA,PC,PB$. Dựng điểm $R$ sao cho

 

$$BC.\overrightarrow{RQ}+DE.\overrightarrow{RB}+DF.\overrightarrow{RC}=(DE+DF)\overrightarrow{PA}.$$

 

Chứng minh rằng $QR$ song song với phân giác góc $\angle EDF$.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Viet Hoang 99: 20-10-2014 - 16:59


#77
leminhansp

leminhansp

    $\text{Hâm hấp}$

  • Điều hành viên
  • 606 Bài viết

55) Cho tam giác ABC. Gọi M,N xác định bởi: $\overrightarrow{BM}=\overrightarrow{BC}-2\overrightarrow{AB}$
$\overrightarrow{CN}=x.\overrightarrow{AC}-\overrightarrow{BC}$
a.Tìm x để A,M,N thẳng hàng
b) Tìm x để MN đi qua trung điểm I của BC. Tính $\frac{IM}{IN}$

 

Chẳng biết bắt đầu từ đâu, thôi thì ứng trước một bài cơ bản này vậy  
 
Kiến thức cần dùng:
 
- $A,M,N$ thẳng hàng khi và chỉ khi $\overrightarrow{AM},\overrightarrow{AN}$ cùng phương, tức là tồn tại $k$ sao cho: $\overrightarrow{AN}=k\overrightarrow{AM}$
 
- Nếu $\overrightarrow{u}; \overrightarrow{v}$ không cùng phương thì $m\overrightarrow{u}+n\overrightarrow{v}=0$ khi và chỉ khi $m=n=0$.
 
a. Ta có: $$\begin{array}{l}\overrightarrow{AM}=\overrightarrow{AB}+ \overrightarrow{BM}=\overrightarrow{AB}+\overrightarrow{BC}-2\overrightarrow{AB}= 2\overrightarrow{BC}-\overrightarrow{AC}\\\overrightarrow{AN}=\overrightarrow{AC}+\overrightarrow{CN}=(x+1)\overrightarrow{AC}-\overrightarrow{BC}\end{array}$$
 
Để $A,M,N$ thẳng hàng thì tồn tại $k$ để $\overrightarrow{AN}=k\overrightarrow{AM}\Longleftrightarrow (x+k+1)\overrightarrow{AC}-(1+2k)\overrightarrow{BC}=\overrightarrow{0}$.
 
$\overrightarrow{AB}, \overrightarrow{AC}$ không cùng phương nên $$ \left\{\begin{array}{l}x+k+1=0\\1+2k=0\end{array}\right.\Longleftrightarrow \left\{\begin{array}{l}x=\dfrac{1}{2}\\k=\dfrac{1}{2}\end{array}\right. $$
b. Ta có: $$\begin{array}{l}\overrightarrow{BM}=\overrightarrow{BC}-2\overrightarrow{AB}\Longrightarrow \overrightarrow{MC}=2\overrightarrow{AB}\\\overrightarrow{CN}=x\overrightarrow{AC}-\overrightarrow{BC}\Longrightarrow \overrightarrow{BN}=x\overrightarrow{AC}\end{array}$$
Khi đó: Do $I$ là trung điểm $BC$ nên
$$ \begin{array}{l}\overrightarrow{MI}=\dfrac{1}{2}(\overrightarrow{MB}+\overrightarrow{MC})=2\overrightarrow{AC}-\dfrac{5}{2}\overrightarrow{BC}\\\overrightarrow{NI}=\dfrac{1}{2}(\overrightarrow{NB}+\overrightarrow{NC})=\dfrac{1}{2}\overrightarrow{BC}-x\overrightarrow{AC}\end{array} $$
Để $MN$ qua $I$ thì tồn tại $k$ để $\overrightarrow{NI}=k\overrightarrow{MI}\Longleftrightarrow (1+5k)\overrightarrow{BC}-(2x+4k)\overrightarrow{AC}=\overrightarrow{0}\Longleftrightarrow \left\{\begin{array}{l}x=\dfrac{2}{5}\\k=-\dfrac{1}{5}\end{array}\right.$
Từ đó $\dfrac{IM}{IN}=5$
 
P/s: Góp ý với hai bạn một chút
- Nên có cái mục lục ở đầu trang.
Chẳng hạn như:
Dạng 2: Biểu diễn véctơ ở đây
Dạng 3: Xác định điểm thỏa mãn đẳng thức véc tơ ở đây
...
Vì vào topic mình chẳng biết là các bạn đã trình bày được những vấn đề gì rồi và từng vấn đề ở chỗ nào (topic khá dài đã có tới 4 trang rồi)
- Màu chữ thì nên để màu đen (chỉ tô màu chữ Bài 1, tiêu đề thôi) để dễ nhìn các em để màu đỏ nhìn mỏi mắt lắm.
- Nếu có thời gian, mỗi bài đã đc giải các em đổi màu chữ ở chữ bài đi. Chẳng hạn bài chưa giải màu xanh, bài đã giải thì màu đỏ (nếu đc nữa thì chèn link bài giải luôn vào đấy.
Làm như thế khi các bạn vào topic sẽ biết bài nào chưa đc giải quyết sẽ tập trung vào câu đó, cũng là để các bạn khác tiên theo dõi lời giải của các bài (Vào một topic 4 trang sẽ rất ít bạn "chịu khó" lật từng trang một để xem bài nào chưa làm rồi giải  :luoi: )

- Nếu đã hòm hòm kiến thức thì ta sẽ bắt đầu tổng hợp thành file cho nó hoành tráng, chỗ này thành một chuyên đề là cũng đẹp rồi  :namtay
 
Cuối cùng topic của các em lập rất hayyyyyy  :icon6:

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi leminhansp: 19-10-2014 - 23:03

Hãy tìm hiểu trước khi hỏi!
Hãy hỏi TẠI SAO thay vì hỏi NHƯ THẾ NÀO và thử cố gắng tự trả lời trước khi hỏi người khác!
Hãy chia sẻ với $\sqrt{\text{MF}}$ những gì bạn học được, hãy trao đổi với $\sqrt{\text{MF}}$ những vấn đề bạn còn băn khoăn!

 

Facebook: Cùng nhau học toán CoolMath

Website: Cungnhauhoctoan.com


#78
bangbang1412

bangbang1412

    Độc cô cầu bại

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 1668 Bài viết

Xin phép đỡ bài của bạn Phạm Quang Toàn 

Gọi $H_{a}$ là trực tâm tam giác $D_{a}E_{a}F_{a}$ , $\overrightarrow{AH_{a}}=\overrightarrow{AD_{a}} + \overrightarrow{AE_{a}} + \overrightarrow{A F_{a}}$

Dễ thấy $A,B,C$ là ba tâm bàng tiếp góc $D,E,F$ của tam giác $D E F$ 

Gọi $M,N$ là trung điểm $AB,AC$ , gọi $P,Q$ là giao $D_{a}E_{a}$ với $AB$ , $D_{a}F_{a}$ với $AC$

Gọi $O$ là tam $Euler$ của tam giác $ABC$ , ta kẻ $OG$ vuông góc $MN$ , $AD$ giao $E_{a}F_{a}$ tại $I$ , $ X$ là trung điểm $ID_{a}$

Ta có $\overrightarrow{AH_{a}}= 2\overrightarrow{A X} + \overrightarrow{AI}$

Ta có $PQ$ là đường trung bình tam giác $D_{a}E_{a}F_{a}$  

                     $2\overrightarrow{A X} + \overrightarrow{AI} = \overrightarrow{AQ}+\overrightarrow{AP}+\overrightarrow{AI}$

Ta $2\overrightarrow{AO}=\overrightarrow{AM}+\overrightarrow{AN} + 2\overrightarrow{GO}$

 Và $\frac{AP}{AM} = \frac{AQ}{AN} = \frac{PQ}{MN} = \frac{E_{a}F_{a}}{2MN} = \frac{AI}{2GO}=k$

Mà $(AM,AI) ; (AQ,AN) ; (AI , GO)$ là các cặp đoạn thẳng song song  và cùng hướng ( :3 em ngại viết vecto) 

Nên $\overrightarrow{AH_{a}} || \overrightarrow{AO}$

Nên chúng đồng quy ở $O$ .


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi bangbang1412: 23-10-2014 - 20:29

$$[\Psi_f(\mathbb{1}_{X_{\eta}}) ] = \sum_{\varnothing \neq J} (-1)^{\left|J \right|-1} [\mathrm{M}_{X_{\sigma},c}^{\vee}(\widetilde{D}_J^{\circ} \times_k \mathbf{G}_{m,k}^{\left|J \right|-1})] \in K_0(\mathbf{SH}_{\mathfrak{M},ct}(X_{\sigma})).$$


#79
pmhung512

pmhung512

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 21 Bài viết

62)

Cho tam giác ABC. Gọi D,I lần lượt là các điểm xác định bởi hệ thức $3\overrightarrow{DB}-2\overrightarrow{DC}=\overrightarrow{0}$ và $\overrightarrow{IA}+3\overrightarrow{IB}-2\overrightarrow{IC}=\overrightarrow{0}$
a, Tính $\overrightarrow{AD}$ theo $\overrightarrow{AB},\overrightarrow{AC}$. CMR: A,I,D thẳng hàng.
b, Gọi F là trung điểm của AB, N là một điểm sao cho $\overrightarrow{AN}=k\overrightarrow{AC}$. Xác định k sao cho các đường thẳng AD,FN,BC đồng quy.

c, Tìm tập hợp các điểm M sao cho $|\overrightarrow{MA}+3\overrightarrow{MB}-2\overrightarrow{MC}|=|2\overrightarrow{MA}-\overrightarrow{MB}-\overrightarrow{MC}|$
d, Gọi O là tâm đường tròn nội tiếp tam giác ABC, tiếp xúc với các cạnh BC, CA, AB lần lượt tại Q, R, P. CMR: $a\overrightarrow{OQ}+b\overrightarrow{OR}+ c\overrightarrow{OP}=\overrightarrow{0}$ và  $\frac{OA^{2}}{bc}+\frac{OB^{2}}{ca}+\frac{OC^{2}}{ab}$
(với a=BC, b=CA, c=AB)


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Viet Hoang 99: 22-11-2014 - 11:10

                   Red Devils Forever
6ca81adbd2f94e3f85391291693830b5.0.gif


#80
Viet Hoang 99

Viet Hoang 99

    $\textbf{Trương Việt Hoàng}$

  • Điều hành viên THPT
  • 2291 Bài viết

 

5. Các bài tập về tích vô hướng

$46)$ Cho tam giác $ABC$ có $AB=2,BC=4,AC=3.$ Tính $\overrightarrow{AB}.\overrightarrow{AC}$

Gọi $I$ là trung điểm $AB$ và $J$là điểm thỏa mãn $\overrightarrow{AJ}=\dfrac{2}{3}.\overrightarrow{AC}.$

Tính $\overrightarrow{AI}.\overrightarrow{AJ}$ suy ra độ dài $IJ.$

$47)$ Cho hình thang vuông $ABCD$ , đường cao $AB=3a,AD=2a,BC=\dfrac{9a}{2}$

a.Tính $\overrightarrow{AC}.\overrightarrow{AB},\overrightarrow{AC}.\overrightarrow{AD},\overrightarrow{AC}.\overrightarrow{BD}.$ Suy ra góc $\left ( \overrightarrow{AC},\overrightarrow{BD} \right ).$

b. Gọi $M$ là trung điểm của $BC.$ Tính $\overrightarrow{BM}.\overrightarrow{BD}.$

 

 

Cảm ơn ý kiến anh An nhưng có lẽ em vẫn để các bài làm rồi full đỏ, không chói lắm.

sieusieu90 post xong chẳng giải gì @@

 

46)

a)

$\overrightarrow{AB}.\overrightarrow{AC}=|AB|.|AC|.\cos \left ( \overrightarrow{AB};\overrightarrow{AC} \right )=6.\frac{BC^2-AB^2-AC^2}{2AB.AC}=\frac{3}{2}$

(Áp dụng định lý hàm số $\cos $)

b)

$\overrightarrow{AI}.\overrightarrow{AJ}=\frac{1}{2}AB.\frac{2}{3}AC.\cos{\left (\overrightarrow{AB},\overrightarrow{AC}  \right )}=\frac{1}{2}$

47)

Áp dụng Pytago tính $AC; BD$

a) 

$\overrightarrow{AC}.\overrightarrow{AB}=\frac{117}{4}a.3a.\frac{AB}{AC}=9a^2$

$\overrightarrow{AC}.\overrightarrow{AD}=\frac{117}{4}a.2a.\frac{BC}{AC}=9a^2$

$\overrightarrow{AC}.\overrightarrow{BD}=\overrightarrow{AC}.\left ( \overrightarrow{BA}+\overrightarrow{AD} \right )=-\overrightarrow{AC}.\overrightarrow{AB}+\overrightarrow{AC}.\overrightarrow{AD}=-9a^2+9a^2=0$

$\Rightarrow \left ( \overrightarrow{AC},\overrightarrow{BD} \right )=90^o$

b)

$\overrightarrow{BM}.\overrightarrow{BD}=\frac{9}{4}a.a\sqrt{13}.\frac{AD}{BD}=\frac{9}{2}a^2$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Viet Hoang 99: 23-11-2014 - 14:00





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh