Đến nội dung

Hình ảnh

Không hiểu về kĩ thuật chuẩn hóa BĐT


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 9 trả lời

#1
kelangthang

kelangthang

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 43 Bài viết
Vd như Bdt này

$\dfrac{a^{2}}{b^{2}+c^{2}}+\dfrac{b^{2}}{c^{2}+a^{2}}+\dfrac{c^{2}}{a^{2}+b^{2}}\geq\dfrac{a}{b+c}+\dfrac{b}{c+a}+\dfrac{c}{a+b}$

Mình có thể đặt

$\dfrac{a}{b+c}+\dfrac{b}{c+a}+\dfrac{c}{a+b}=\dfrac{3}{2}$

Rồi sử dụng nesbit cho 3 số $a^{2},b^{2},c^{2}$ ra điều phải cm được không.
Và một số bài có sử dung kĩ thuật chuẩn hóa khác nữa...



Cơ sở của phương pháp giải BĐT này là gì ?

Vì chứng minh Bđt này là cho mọi số thực lớn hơn 0 chứ đâu phải chỉ những số thỏa đẳng thức đã đặt...

Mong mọi ng` giúp đỡ...............

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Nesbit: 11-12-2011 - 01:23
Sửa $\LaTeX$

... Tìm được lời giải cho mỗi bài toán là một phát minh ...

#2
go out

go out

    Bụi đời

  • Thành viên
  • 165 Bài viết
Bạn tìm mua Sáng tạo bất đẳng thức của Phạm Kim Hùng ấy, nói rõ lắm. Không thấy thì lên google search, nó cũng có ebook bạn ạ. Chúc bạn may mắn!
ìKhi bạn đúng,
Bạn có thể giữ được sự bình tĩnh của bạn;
Còn khi bạn sai,
Bạn không thể để mất sự bình tĩnh đó”.

#3
Nguyễn Hưng

Nguyễn Hưng

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 140 Bài viết

*
Phổ biến

Vd như Bdt này

$\dfrac{a^{2}}{b^{2}+c^{2}}+\dfrac{b^{2}}{c^{2}+a^{2}}+\dfrac{c^{2}}{a^{2}+b^{2}}\geq\dfrac{a}{b+c}+\dfrac{b}{c+a}+\dfrac{c}{a+b}$

Mình có thể đặt

$\dfrac{a}{b+c}+\dfrac{b}{c+a}+\dfrac{c}{a+b}=\dfrac{3}{2}$

Rồi sử dụng nesbit cho 3 số $a^{2},b^{2},c^{2}$ ra điều phải cm được không.
Và một số bài có sử dung kĩ thuật chuẩn hóa khác nữa...



Cơ sở của phương pháp giải BĐT này là gì ?

Vì chứng minh Bđt này là cho mọi số thực lớn hơn 0 chứ đâu phải chỉ những số thỏa đẳng thức đã đặt...

Mong mọi ng` giúp đỡ...............


Rất tiếc là không đặt như vậy được. Lí do tại sao thì sau khi mình giải thích nguyên lí của phép chuẩn hóa, có lẽ bạn sẽ hiểu ra.

Một biểu thức $P(a,b,c,...,u,v)$ gọi là thuần nhất bậc $k$ nếu và chỉ nếu với mọi số thực $t$ khác $0$, ta đều có
\[{t^k}P\left( {a,b,c,...,u,v} \right) = P\left( {ta,tb,tc,...,tu,tv} \right)\]
Một bất đẳng thức gọi là thuần nhất nếu cả hai vế của nó đều là những biểu thức thuần nhất. Xét một bất đẳng thức thuần nhất bậc $k$ 3 biến (thực ra bao nhiêu biến không quan trọng, ở đây cho gọn xin phép chỉ xét 3 biến):
\[A\left( {a,b,c} \right) \ge B\left( {a,b,c} \right)\]
Giả sử bộ số $(a,b,c)$ thỏa mãn bất đẳng thức trên. Đặt $S=a+b+c$ (hoặc một biểu thức nào đó tùy ý). Từ đó suy ra $\dfrac{a}{S} + \dfrac{b}{S} + \dfrac{c}{S} = 1$. Do tính thuần nhất của bất đẳng thức trên nên ta có biến đổi sau:

\[\begin{array}{l}
A\left( {a,b,c} \right) \ge B\left( {a,b,c} \right) \\
\Leftrightarrow \dfrac{1}{{{S^k}}}A\left( {a,b,c} \right) \ge \dfrac{1}{{{S^k}}}B\left( {a,b,c} \right) \\
\Leftrightarrow A\left( {\dfrac{a}{S},\dfrac{b}{S},\dfrac{c}{S}} \right) \ge B\left( {\dfrac{a}{S},\dfrac{b}{S},\dfrac{c}{S}} \right) \\
\end{array}\]
Tức là bộ số $\left( {\dfrac{a}{S},\dfrac{b}{S},\dfrac{c}{S}} \right)$ cũng thỏa mãn bất đẳng thức đang xét. Vậy ta có thể chỉ chứng minh bất đẳng thức với bộ số $\left( {\dfrac{a}{S},\dfrac{b}{S},\dfrac{c}{S}} \right)$ là đủ. Mà đối với bộ số mới này, chúng có tổng là $1$. Để cho gọn, người ta ghi "chuẩn hóa: $a+b+c=1$".

Với lí luận tương tự, hi vọng bạn hiểu được tại sao không thể chuẩn hóa giống như bạn nói.

#4
kelangthang

kelangthang

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 43 Bài viết

Rất tiếc là không đặt như vậy được. Lí do tại sao thì sau khi mình giải thích nguyên lí của phép chuẩn hóa, có lẽ bạn sẽ hiểu ra.

Một biểu thức $P(a,b,c,...,u,v)$ gọi là thuần nhất bậc $k$ nếu và chỉ nếu với mọi số thực $t$ khác $0$, ta đều có
\[{t^k}P\left( {a,b,c,...,u,v} \right) = P\left( {ta,tb,tc,...,tu,tv} \right)\]
Một bất đẳng thức gọi là thuần nhất nếu cả hai vế của nó đều là những biểu thức thuần nhất. Xét một bất đẳng thức thuần nhất bậc $k$ 3 biến (thực ra bao nhiêu biến không quan trọng, ở đây cho gọn xin phép chỉ xét 3 biến):
\[A\left( {a,b,c} \right) \ge B\left( {a,b,c} \right)\]
Giả sử bộ số $(a,b,c)$ thỏa mãn bất đẳng thức trên. Đặt $S=a+b+c$ (hoặc một biểu thức nào đó tùy ý). Từ đó suy ra $\dfrac{a}{S} + \dfrac{b}{S} + \dfrac{c}{S} = 1$. Do tính thuần nhất của bất đẳng thức trên nên ta có biến đổi sau:

\[\begin{array}{l}
A\left( {a,b,c} \right) \ge B\left( {a,b,c} \right) \\
\Leftrightarrow \dfrac{1}{{{S^k}}}A\left( {a,b,c} \right) \ge \dfrac{1}{{{S^k}}}B\left( {a,b,c} \right) \\
\Leftrightarrow A\left( {\dfrac{a}{S},\dfrac{b}{S},\dfrac{c}{S}} \right) \ge B\left( {\dfrac{a}{S},\dfrac{b}{S},\dfrac{c}{S}} \right) \\
\end{array}\]
Tức là bộ số $\left( {\dfrac{a}{S},\dfrac{b}{S},\dfrac{c}{S}} \right)$ cũng thỏa mãn bất đẳng thức đang xét. Vậy ta có thể chỉ chứng minh bất đẳng thức với bộ số $\left( {\dfrac{a}{S},\dfrac{b}{S},\dfrac{c}{S}} \right)$ là đủ. Mà đối với bộ số mới này, chúng có tổng là $1$. Để cho gọn, người ta ghi "chuẩn hóa: $a+b+c=1$".

Với lí luận tương tự, hi vọng bạn hiểu được tại sao không thể chuẩn hóa giống như bạn nói.


Rất dễ hiểu,thiệt cám ơn bạn....^^
... Tìm được lời giải cho mỗi bài toán là một phát minh ...

#5
Beautifulsunrise

Beautifulsunrise

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 450 Bài viết

.....................................
\[{t^k}P\left( {a,b,c,...,u,v} \right) = P\left( {ta,tb,tc,...,tu,tv} \right)\]
......................................

\[P\left( {ta,tb,tc,...,tu,tv} \right) = {t^k}P\left( {a,b,c,...,u,v} \right)\]
Mình đổi chiều thế này thì sẽ dễ hiểu hơn nữa. @_^

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi binhmetric: 25-06-2012 - 00:14


#6
toandev

toandev

    Lính mới

  • Thành viên
  • 1 Bài viết

Rất tiếc là không đặt như vậy được. Lí do tại sao thì sau khi mình giải thích nguyên lí của phép chuẩn hóa, có lẽ bạn sẽ hiểu ra.

Một biểu thức $P(a,b,c,...,u,v)$ gọi là thuần nhất bậc $k$ nếu và chỉ nếu với mọi số thực $t$ khác $0$, ta đều có
\[{t^k}P\left( {a,b,c,...,u,v} \right) = P\left( {ta,tb,tc,...,tu,tv} \right)\]
Một bất đẳng thức gọi là thuần nhất nếu cả hai vế của nó đều là những biểu thức thuần nhất. Xét một bất đẳng thức thuần nhất bậc $k$ 3 biến (thực ra bao nhiêu biến không quan trọng, ở đây cho gọn xin phép chỉ xét 3 biến):
\[A\left( {a,b,c} \right) \ge B\left( {a,b,c} \right)\]
Giả sử bộ số $(a,b,c)$ thỏa mãn bất đẳng thức trên. Đặt $S=a+b+c$ (hoặc một biểu thức nào đó tùy ý). Từ đó suy ra $\dfrac{a}{S} + \dfrac{b}{S} + \dfrac{c}{S} = 1$. Do tính thuần nhất của bất đẳng thức trên nên ta có biến đổi sau:

\[\begin{array}{l}
A\left( {a,b,c} \right) \ge B\left( {a,b,c} \right) \\
\Leftrightarrow \dfrac{1}{{{S^k}}}A\left( {a,b,c} \right) \ge \dfrac{1}{{{S^k}}}B\left( {a,b,c} \right) \\
\Leftrightarrow A\left( {\dfrac{a}{S},\dfrac{b}{S},\dfrac{c}{S}} \right) \ge B\left( {\dfrac{a}{S},\dfrac{b}{S},\dfrac{c}{S}} \right) \\
\end{array}\]
Tức là bộ số $\left( {\dfrac{a}{S},\dfrac{b}{S},\dfrac{c}{S}} \right)$ cũng thỏa mãn bất đẳng thức đang xét. Vậy ta có thể chỉ chứng minh bất đẳng thức với bộ số $\left( {\dfrac{a}{S},\dfrac{b}{S},\dfrac{c}{S}} \right)$ là đủ. Mà đối với bộ số mới này, chúng có tổng là $1$. Để cho gọn, người ta ghi "chuẩn hóa: $a+b+c=1$".

Với lí luận tương tự, hi vọng bạn hiểu được tại sao không thể chuẩn hóa giống như bạn nói.

Vậy là bài này https://julielltv.wo.../inequality-48/ giải đúng hay sai ạ? Các thầy chỉ giúp em. Em vẫn thấy lơ tơ mơ và em nghĩ bài này giải sai.



#7
vothimyhanh

vothimyhanh

    Binh nhì

  • Thành viên mới
  • 16 Bài viết

Bạn tìm mua Sáng tạo bất đẳng thức của Phạm Kim Hùng ấy, nói rõ lắm. Không thấy thì lên google search, nó cũng có ebook bạn ạ. Chúc bạn may mắn!

sách đó có mấy quyển vậy bạn?


:wub:  If you don't work hard, you'll end up a zero  :wub: 

                Võ Thị Mỹ Hạnh - THPT Lương Văn Chánh

                 https://www.facebook...100011729533894

 


#8
trungdung19122002

trungdung19122002

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 62 Bài viết

sách đó có mấy quyển vậy bạn?

một quyển thôi chị ạ

http://diendantoanho...g-bđt-toán-học/



#9
gagaga

gagaga

    Binh nhất

  • Thành viên mới
  • 36 Bài viết

Rất tiếc là không đặt như vậy được. Lí do tại sao thì sau khi mình giải thích nguyên lí của phép chuẩn hóa, có lẽ bạn sẽ hiểu ra.

Một biểu thức $P(a,b,c,...,u,v)$ gọi là thuần nhất bậc $k$ nếu và chỉ nếu với mọi số thực $t$ khác $0$, ta đều có
\[{t^k}P\left( {a,b,c,...,u,v} \right) = P\left( {ta,tb,tc,...,tu,tv} \right)\]
Một bất đẳng thức gọi là thuần nhất nếu cả hai vế của nó đều là những biểu thức thuần nhất. Xét một bất đẳng thức thuần nhất bậc $k$ 3 biến (thực ra bao nhiêu biến không quan trọng, ở đây cho gọn xin phép chỉ xét 3 biến):
\[A\left( {a,b,c} \right) \ge B\left( {a,b,c} \right)\]
Giả sử bộ số $(a,b,c)$ thỏa mãn bất đẳng thức trên. Đặt $S=a+b+c$ (hoặc một biểu thức nào đó tùy ý). Từ đó suy ra $\dfrac{a}{S} + \dfrac{b}{S} + \dfrac{c}{S} = 1$. Do tính thuần nhất của bất đẳng thức trên nên ta có biến đổi sau:

\[\begin{array}{l}
A\left( {a,b,c} \right) \ge B\left( {a,b,c} \right) \\
\Leftrightarrow \dfrac{1}{{{S^k}}}A\left( {a,b,c} \right) \ge \dfrac{1}{{{S^k}}}B\left( {a,b,c} \right) \\
\Leftrightarrow A\left( {\dfrac{a}{S},\dfrac{b}{S},\dfrac{c}{S}} \right) \ge B\left( {\dfrac{a}{S},\dfrac{b}{S},\dfrac{c}{S}} \right) \\
\end{array}\]
Tức là bộ số $\left( {\dfrac{a}{S},\dfrac{b}{S},\dfrac{c}{S}} \right)$ cũng thỏa mãn bất đẳng thức đang xét. Vậy ta có thể chỉ chứng minh bất đẳng thức với bộ số $\left( {\dfrac{a}{S},\dfrac{b}{S},\dfrac{c}{S}} \right)$ là đủ. Mà đối với bộ số mới này, chúng có tổng là $1$. Để cho gọn, người ta ghi "chuẩn hóa: $a+b+c=1$".

Với lí luận tương tự, hi vọng bạn hiểu được tại sao không thể chuẩn hóa giống như bạn nói.

a ơi cách a nói như trên có thể coi là 1 cách cm phương pháp chuẩn hoá k ạ?



#10
bigway1906

bigway1906

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 207 Bài viết

Rất tiếc là không đặt như vậy được. Lí do tại sao thì sau khi mình giải thích nguyên lí của phép chuẩn hóa, có lẽ bạn sẽ hiểu ra.

Một biểu thức $P(a,b,c,...,u,v)$ gọi là thuần nhất bậc $k$ nếu và chỉ nếu với mọi số thực $t$ khác $0$, ta đều có
\[{t^k}P\left( {a,b,c,...,u,v} \right) = P\left( {ta,tb,tc,...,tu,tv} \right)\]
Một bất đẳng thức gọi là thuần nhất nếu cả hai vế của nó đều là những biểu thức thuần nhất. Xét một bất đẳng thức thuần nhất bậc $k$ 3 biến (thực ra bao nhiêu biến không quan trọng, ở đây cho gọn xin phép chỉ xét 3 biến):
\[A\left( {a,b,c} \right) \ge B\left( {a,b,c} \right)\]
Giả sử bộ số $(a,b,c)$ thỏa mãn bất đẳng thức trên. Đặt $S=a+b+c$ (hoặc một biểu thức nào đó tùy ý). Từ đó suy ra $\dfrac{a}{S} + \dfrac{b}{S} + \dfrac{c}{S} = 1$. Do tính thuần nhất của bất đẳng thức trên nên ta có biến đổi sau:

\[\begin{array}{l}
A\left( {a,b,c} \right) \ge B\left( {a,b,c} \right) \\
\Leftrightarrow \dfrac{1}{{{S^k}}}A\left( {a,b,c} \right) \ge \dfrac{1}{{{S^k}}}B\left( {a,b,c} \right) \\
\Leftrightarrow A\left( {\dfrac{a}{S},\dfrac{b}{S},\dfrac{c}{S}} \right) \ge B\left( {\dfrac{a}{S},\dfrac{b}{S},\dfrac{c}{S}} \right) \\
\end{array}\]
Tức là bộ số $\left( {\dfrac{a}{S},\dfrac{b}{S},\dfrac{c}{S}} \right)$ cũng thỏa mãn bất đẳng thức đang xét. Vậy ta có thể chỉ chứng minh bất đẳng thức với bộ số $\left( {\dfrac{a}{S},\dfrac{b}{S},\dfrac{c}{S}} \right)$ là đủ. Mà đối với bộ số mới này, chúng có tổng là $1$. Để cho gọn, người ta ghi "chuẩn hóa: $a+b+c=1$".

Với lí luận tương tự, hi vọng bạn hiểu được tại sao không thể chuẩn hóa giống như bạn nói.

Cho mình hỏi 1 chút, theo mình thấy ví dụ kia cả 2 vế đều là biểu thức thuần nhất, vậy tại sao k đặt như thế kia được mà phải đặt $a+b+c =S$?






1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh