Đến nội dung

Hình ảnh

CM: $\sqrt{6 +\sqrt{6+\sqrt{6+\sqrt{6+....}}}} <3$


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 37 trả lời

#1
BlackSelena

BlackSelena

    $\mathbb{Sayonara}$

  • Hiệp sỹ
  • 1549 Bài viết
Chứng minh rằng
$\sqrt{6 +\sqrt{6+\sqrt{6+\sqrt{6+....}}}} <3$

#2
C a c t u s

C a c t u s

    Fly

  • Thành viên
  • 339 Bài viết

Chứng minh rằng
$\sqrt{6 +\sqrt{6+\sqrt{6+\sqrt{6+....}}}} <3$

Căn vô hạn sao?

Kỳ tích là tên gọi khác của sự nỗ lực


#3
Tru09

Tru09

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 625 Bài viết
Dễ tháy$ \sqrt{6+\sqrt{6}} <\sqrt{6 +\sqrt{9}} <3$
$\rightarrow A <\sqrt{6+\sqrt{6+\sqrt{6+.....+\sqrt{9}}}} <...<3$
$\rightarrow A <3 $

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Tru09: 24-07-2012 - 22:11


#4
thedragonknight

thedragonknight

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 229 Bài viết
ta có $\sqrt{6}<3\Rightarrow 6+\sqrt{6}<9\Leftrightarrow \sqrt{6+\sqrt{6}}<3$

Tiếp tục thực hiện ..... ta có đpcm

#5
triethuynhmath

triethuynhmath

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1090 Bài viết

Chứng minh rằng
$\sqrt{6 +\sqrt{6+\sqrt{6+\sqrt{6+....}}}} <3$

Bài này dễ,Nhanh lên !!!
biến đổi tương đương,bình phương 2 vế,ta được :
$\Leftrightarrow 6+\sqrt{6+\sqrt{6+\sqrt{...+\sqrt{6}}}}<9\Leftrightarrow \sqrt{6+\sqrt{6+\sqrt{...+\sqrt{6+\sqrt{6}}}}}<3$.Quá trình trên được diễn ra tương tự cho đến khi...
$\Leftrightarrow ...\Leftrightarrow \sqrt{6+\sqrt{6}}<3\Leftrightarrow \sqrt{6}<3\Leftrightarrow 6<9$(Đúng)$(Q.E.D)$

TRIETHUYNHMATH

___________________________

08/12/1997


#6
L Lawliet

L Lawliet

    Tiểu Linh

  • Thành viên
  • 1624 Bài viết

ta có $\sqrt{6}<3\Rightarrow 6+\sqrt{6}<9\Leftrightarrow \sqrt{6+\sqrt{6}}<3$

Tiếp tục thực hiện ..... ta có đpcm

Một bài toán tương tự, giải bằng cách của bạn "Kị sĩ rồng" =))~
Chứng minh rằng: $\sqrt{2\sqrt{2\sqrt{2\sqrt{2...\sqrt{2}}}}}+\sqrt{3\sqrt{3\sqrt{3\sqrt{3...\sqrt{3}}}}}<5$
Giải (nthoangcute):

Ta thấy: $\sqrt{2}<2$
Suy ra $2\sqrt{2}<4$
Suy ra ...
Suy ra $\sqrt{2\sqrt{2\sqrt{2\sqrt{2...\sqrt{2}}}}}<2$
CMTT ta được $\sqrt{3\sqrt{3\sqrt{3\sqrt{3...\sqrt{3}}}}}<3$
Suy ra $\sqrt{2\sqrt{2\sqrt{2\sqrt{2...\sqrt{2}}}}}+\sqrt{3\sqrt{3\sqrt{3\sqrt{3...\sqrt{3}}}}}<5$
-Nguồn: onluyentoan-

Thích ngủ.


#7
19kvh97

19kvh97

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 423 Bài viết

Chứng minh rằng
$\sqrt{6 +\sqrt{6+\sqrt{6+\sqrt{6+....}}}} <3$

thế còn cách này thì sao sai ở chỗ nào?

Đặt $A=\sqrt{6+\sqrt{6+\sqrt{6+\sqrt{6+...}}}}$ suy ra $A^{2}=6+\sqrt{6+\sqrt{6+\sqrt{6+\sqrt{6+...}}}}=A+6$

giải pt ta được A=-2(loại) hoặc A=3


#8
L Lawliet

L Lawliet

    Tiểu Linh

  • Thành viên
  • 1624 Bài viết

thế còn cách này thì sao sai ở chỗ nào?
Đặt $A=\sqrt{6+\sqrt{6+\sqrt{6+\sqrt{6+...}}}}$ suy ra $A^{2}=6+\sqrt{6+\sqrt{6+\sqrt{6+\sqrt{6+...}}}}=A+6$
giải pt ta được A=-2(loại) hoặc A=3

Sai ở chỗ: Trong căn có $n$ dấu căn (vô hạn), nên khi bình phương lên số dấu căn là (n-1). Nếu bình phương lên mà còn vô hạn thì sao có câu: Sau hữu hạn lần bình phương ta được (trong topic PTNN có bài này)!

Thích ngủ.


#9
hxthanh

hxthanh

    Tín đồ $\sum$

  • Hiệp sỹ
  • 3921 Bài viết

Chứng minh rằng
$\sqrt{6 +\sqrt{6+\sqrt{6+\sqrt{6+....}}}} <3$

Tôi lại nghĩ rằng $\sqrt{6 +\sqrt{6+\sqrt{6+\sqrt{6+....}}}} =3$
:D
Bởi vì:
$A=\sqrt{6 +\sqrt{6+\sqrt{6+\sqrt{6+....}}}}\;\;\text{và } A>0 \Rightarrow A^2=6+A \Rightarrow A=3$

#10
triethuynhmath

triethuynhmath

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1090 Bài viết

Tôi lại nghĩ rằng $\sqrt{6 +\sqrt{6+\sqrt{6+\sqrt{6+....}}}} =3$
:D
Bởi vì:
}$A=\sqrt{6 +\sqrt{6+\sqrt{6+\sqrt{6+....}}}\;\;\text{và } A>0 \Rightarrow A^2=6+A \Rightarrow A=3$

Dường như cả 2 đều đúng. Như vậy xem ra chúng ta có thể rút ra được 1 kết luận chứ nhỉ :P :
Nếu số căn là hữu hạn thì $\sqrt{6 +\sqrt{6+\sqrt{6+\sqrt{6+....}}}} <3$.
Nếu số căn là vô hạn thì $\sqrt{6 +\sqrt{6+\sqrt{6+\sqrt{6+....}}}} =3$(như cách giải của thầy)
Theo như đề của em Black Selena thì số căn là vô hạn.Như vậy phải xảy ra vào TH 2 mới đúng.
Em hãy sửa lại yêu cầu đề hoặc sửa lại là $\sqrt{6+\sqrt{6+\sqrt{6+\sqrt{...+\sqrt{6}}}}}$Không được để căn vô hạn!!!

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi triethuynhmath: 24-07-2012 - 22:57

TRIETHUYNHMATH

___________________________

08/12/1997


#11
L Lawliet

L Lawliet

    Tiểu Linh

  • Thành viên
  • 1624 Bài viết

Tôi lại nghĩ rằng $\sqrt{6 +\sqrt{6+\sqrt{6+\sqrt{6+....}}}} =3$
:D
Bởi vì:
$A=\sqrt{6 +\sqrt{6+\sqrt{6+\sqrt{6+....}}}}\;\;\text{và } A>0 \Rightarrow A^2=6+A \Rightarrow A=3$

Em nghĩ là không đâu thầy :D bài toán này dấu bằng khi cả hai bằng 0 thôi ạ :D
Bài này tại đây.

Thích ngủ.


#12
T*genie*

T*genie*

    Đường xa nặng bóng ngựa lười...

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 1161 Bài viết

Tôi lại nghĩ rằng $\sqrt{6 +\sqrt{6+\sqrt{6+\sqrt{6+....}}}} =3$
:D
Bởi vì:
$A=\sqrt{6 +\sqrt{6+\sqrt{6+\sqrt{6+....}}}}\;\;\text{và } A>0 \Rightarrow A^2=6+A \Rightarrow A=3$


Sao anh Thanh khẳng định được $A$ sẽ hội tụ mà làm thế này ạ? :lol:. Em nghĩ cho dù vô hạn dấu căn thì $A$ vẫn cứ nhỏ hơn $3$ vì đơn giản là $A$ phân kì.

#13
hxthanh

hxthanh

    Tín đồ $\sum$

  • Hiệp sỹ
  • 3921 Bài viết

Sao anh Thanh khẳng định được $A$ sẽ hội tụ mà làm thế này ạ? :lol:. Em nghĩ cho dù vô hạn dấu căn thì $A$ vẫn cứ nhỏ hơn $3$ vì đơn giản là $A$ phân kì.

:P Cảm ơn Thạch nhắc đã nhắc nhở. Tóm lại bài này không phù hợp với THCS

#14
BlackSelena

BlackSelena

    $\mathbb{Sayonara}$

  • Hiệp sỹ
  • 1549 Bài viết
Cho phép em spam tí.
Một bài toán tưởng chừng đơn giản mà thật sự lại không phù hợp với THCS
Vui ghê :P

#15
Tham Lang

Tham Lang

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1149 Bài viết

Sao anh Thanh khẳng định được $A$ sẽ hội tụ mà làm thế này ạ? :lol:. Em nghĩ cho dù vô hạn dấu căn thì $A$ vẫn cứ nhỏ hơn $3$ vì đơn giản là $A$ phân kì.

Hì, cho em phát biểu ý kiến.
Nói chung, dạng tính toán này đã quá quen thuộc trong các cuốn sách của THCS. Em nghĩ thì nó bằng 3 thật. Bài toán này có vẻ giống giống hàm Zeta :D
Phải không nhỉ :D

Off vĩnh viễn ! Không ngày trở lại.......


#16
L Lawliet

L Lawliet

    Tiểu Linh

  • Thành viên
  • 1624 Bài viết

Hì, cho em phát biểu ý kiến.
Nói chung, dạng tính toán này đã quá quen thuộc trong các cuốn sách của THCS. Em nghĩ thì nó bằng 3 thật. Bài toán này có vẻ giống giống hàm Zeta :D
Phải không nhỉ :D

Số căn là vô hạn nên khi ta bình phương lên nó phải giảm đi một dấu căn chứ anh - Em nghĩ vậy @@

Thích ngủ.


#17
Junz

Junz

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 21 Bài viết
Em thấy đúng là $A=3$
Nếu biến đổi $3$ từ từ thì sẽ trở thành $A$, tức $A=3$
Bài này muốn $A<3$ thì $A=\sqrt{6+\sqrt{6+\sqrt{6+\sqrt{...+\sqrt{6}}}}}$, khi đó $3=\sqrt{6+\sqrt{6+\sqrt{6+\sqrt{...+\sqrt{9}}}}}>A$

#18
Tham Lang

Tham Lang

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1149 Bài viết

Số căn là vô hạn nên khi ta bình phương lên nó phải giảm đi một dấu căn chứ anh - Em nghĩ vậy @@

Anh thì lại nghĩ khác, nó đã vô hạn rồi, thì dù có làm gì nữa, nó vẫn vô hạn. Cũng giống như ta có một tia Ox chẳng hạn, có một tập hợp vô số điểm, thì khi cắt nó một đoạn OA, với A xác định, nó vẫn là một tia với vô hạn điểm.
Gỉa sử như A không được giữ nguyên, và bị giảm một dấu căn, tức là ta đã cho nó có hữu hạn căn rồi :D sau một hữu hạn lầ bình phương, ta chả còn căn nào nữa :P

Off vĩnh viễn ! Không ngày trở lại.......


#19
L Lawliet

L Lawliet

    Tiểu Linh

  • Thành viên
  • 1624 Bài viết

Anh thì lại nghĩ khác, nó đã vô hạn rồi, thì dù có làm gì nữa, nó vẫn vô hạn. Cũng giống như ta có một tia Ox chẳng hạn, có một tập hợp vô số điểm, thì khi cắt nó một đoạn OA, với A xác định, nó vẫn là một tia với vô hạn điểm.
Gỉa sử như A không được giữ nguyên, và bị giảm một dấu căn, tức là ta đã cho nó có hữu hạn căn rồi :D sau một hữu hạn lầ bình phương, ta chả còn căn nào nữa :P

Có một điều em vẫn thắc mắc về bài toán này:
- Nếu như khi bình phương lên mà dấu căn vẫn vô hạn, thì làm sao ta giải được bài toán này?
- Nếu như khi bình phương lên mà giảm dấu căn, thì làm sao ta giải được bài toán của thầy Thanh?
Khó hiểu quá @@

Thích ngủ.


#20
Tham Lang

Tham Lang

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1149 Bài viết

Có một điều em vẫn thắc mắc về bài toán này:
- Nếu như khi bình phương lên mà dấu căn vẫn vô hạn, thì làm sao ta giải được bài toán này?
- Nếu như khi bình phương lên mà giảm dấu căn, thì làm sao ta giải được bài toán của thầy Thanh?
Khó hiểu quá @@

Em nên nhớ là $1+2+...+n \ne 1+2+...+n+...$ nhé :D Bài thầy Thanh không cho n có nghĩa là đã cho nó vô hạn rồi. Còn vô hạn thì chả có $n$ ở đây cả. Ngay như bài đó, cũng có một căn cuối cùng đã cho ta biết ngay sự hữu hạn rồi :P
_______________________________________
Hồi nãy nhầm tí :P

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Tham Lang: 25-07-2012 - 00:41

Off vĩnh viễn ! Không ngày trở lại.......





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh