Đến nội dung

Hình ảnh

Đã tìm ra quy luật số PI

* * * - - 2 Bình chọn

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 64 trả lời

#41
tranthihongnhung235

tranthihongnhung235

    Lính mới

  • Thành viên
  • 3 Bài viết

Một chút sai lầm trong những nhận định trước về ngũ hành hóa vòng suy: từ đa giá trị chuyển về đơn giá trị.

Mỗi số trong vòng suy chỉ mang một chân giá trị: hoặc là ngũ hành hoặc là âm/dương. Không thể vừa mang giá trị hành vừa mang giá trị âm/dương.

Như vậy:
0/9: hỏa
1/3: thủy
2/4: thổ
5/7: mộc
6/8: kim
kara: dương
hara: âm

Vì sao cùng 1 hành (1 dạng vật chất) mà tồn tại dưới dạng 2 số (vd thủy 1 và thủy 3). Thì theo mình đó là do nó phụ thuộc không  gian phân bố nữa. Mỗi số đảm nhận mỗi kiểu phân bố, giá trị số nhỏ là không gian phân bố gần, giá trị số lớn là không gian phân bố xa.

Tất cả mới chỉ là những suy nghĩ nhất thời của mình. Rất cần những nghiên cứu của các bạn!

Thân ái,
[email protected]

Mình đã đọc kỹ cách bạn tìm ra "quy luật" của số PI.Mình có vài ý kiến như sau :

+ Không cần thiết phải ngũ hành hóa vòng Suy làm gì cho phức tạp một quy luật đơn giản (đó là những quy luật gì thì mình sẽ nói ở dưới sau)

+ Vòng Suy chỉ cần đúng $10$ số (từ $0$ đến $9$) là đủ sử dụng.

+ Các số xếp theo thứ tự từ bé đến lớn (theo chiều nào cũng được) cho đơn giản, dễ hiểu, sao cho số chẵn thì ở vị trí chẵn, số lẻ thì ở vị trí lẻ (cho nó đơn giản và tự nhiên, không gượng ép)

 

Như vậy khi áp dụng phép Suy thì :

+ Nếu chữ số đầu tiên của một số nguyên (hoặc chữ số sau dấu phẩy đầu tiên của một số thập phân) là chữ số lẻ thì kết quả các phép Suy luôn ở vị trí LẺ.

+ Nếu chữ số đầu tiên của một số nguyên (hoặc chữ số sau dấu phẩy đầu tiên của một số thập phân) là chữ số chẵn thì kết quả các phép Suy luôn ở vị trí CHẴN.

 

Đây chính là những quy luật hết sức đơn giản mà học sinh tiểu học cũng biết (cũng như số LẺ + số chẵn ---> số LẺ ; số CHẴN + số chẵn ---> số CHẴN).Đúng như anh chanhquocnghiem đã chứng minh một cách chặt chẽ

 

Cho nên chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi các kết quả suy của số PI là ở vị trí LẺ (vì cs $1$ ở vị trí LẺ)

Nhưng cũng có rất nhìu số tự nhiên (hoặc số thập phân) khác mà các kết quả Suy của nó cũng ở vị trí LẺ

(Tất cả các số tự nhiên từ $1000$ đến $1999$ đều có các kết quả Suy ở vị trí LẺ)

Do đó mình cho rằng chưa có cơ sở gì để nói là đã tìm ra quy luật của số PI.

 

Theo ý mình hiểu, tìm ra quy luật số PI nghĩa là nếu biết được một số chữ số nào đó của số PI ta có thể bằng cách nào đó, nhanh chóng tìm được vài chữ số tiếp theo.Liệu với phép Suy, bạn có thể làm được điều đó không ?

(Nhân tiện xin nói về "quy luật 100" mà bạn đã nêu.Cái đấy sao gọi là quy luật, quy luật thì phải đúng với toàn bộ dãy số thập phân chứ, sao chỉ đúng cho $10$ cs đầu ?)


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi tranthihongnhung235: 03-05-2014 - 13:33


#42
lathanhvien

lathanhvien

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 33 Bài viết

Với phép suy 10 giá trị số, vòng suy được cấu trúc lại như sau:

9 thay thế bằng kara, 0 thay thế bằng hara. Do trục 9 - 0 tượng trưng cho quá khứ - tương lai. Chỉ có kara mới có khả năng quy khứ cấp cao đến thế. Còn tương lai luôn luôn là hara - số trung tâm nhất của suy. Thêm nữa sử dụng từ kara, hara giúp sáng tạo, làm dịu cái khô khan khó hiểu của những con số.

Vài kết quả quan trọng thích hợp với những tư tưởng của mình như:
4 s 8 = hara = 1 s 5 = hara
(48, 15 là Việt Nam)
1 s 8 = kara = 4 s 5 = kara
(18, 45 thuộc nửa hara)

 

Cảm ơn bạn nhiều trong khám phá  thú vị này!



#43
lathanhvien

lathanhvien

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 33 Bài viết

Thiếu cái hình, sorry nhé!

File gửi kèm



#44
lathanhvien

lathanhvien

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 33 Bài viết

Có bạn mail một bức thư dài cho mình, hỏi sao bạn có thể nghĩ nhiều thứ hay đến như vậy? Bí quyết nào thế?

 

Nên mình xin chia sẽ đôi dòng suy nghĩ vụn vặt như sau:

 

Trước hết mình nhấn mạnh rằng số PI luôn là số tròn, bạn càng bỏ công sức nghiên cứu, THÌ trình độ khám phá của bạn càng tăng lên. Mình luôn hy vọng vậy, và chắc rằng bạn cũng nghĩ thế.

 

Thêm nữa mình thường hay suy nghĩ nhiều bài toán của thực tế cuộc sống. Bài toán hiện nay mình đang suy nghĩ là bài toán "điên vui". Bài toán ấy đơn giản, XUẤT PHÁT từ tình huống nhỏ nhặt nhẹ nhàng mà thi vị của cuộc sống. Đó là 2 người bạn cùng đi nhậu, ai sẽ là người trả tiền bia cuối cùng! Chưa có lời giải thỏa đáng, nhưng vẫn cắm đầu "KHÁM" và "PHÁ".

 

Mình đang nghiên cứu một con số tương tự như số PI. Đó là số ĐÊ

ĐÊ =  PI / 4 = 0.78539816339744830961566084581988 ...

 

Chưa nói gì nhiều được, nhưng tất cả đã làm nên nhiều suy nghĩ thú vị. Rất và rất cảm ơn sự quan tâm của các bạn : D



#45
anh1999

anh1999

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 355 Bài viết

nói chung là đọc rất bực và rất hại não vì Lăm-be đã chứng minh nó là số vô tỷ


Trần Quốc Anh


#46
lathanhvien

lathanhvien

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 33 Bài viết

Một nghiên cứu mới của mình, xuất hiện số 14 rất đẹp và thú vị!

Các bạn đọc file đính kèm!

 

[email protected]

File gửi kèm



#47
duyanh782014

duyanh782014

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 347 Bài viết

Rất hoan nghênh sự đóng góp nhưng hơi vô ích, bao nhiêu người đã thử nhưng đã được đâu, không nên coi thường họ thế



#48
lathanhvien

lathanhvien

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 33 Bài viết

(Nhân tiện xin nói về "quy luật 100" mà bạn đã nêu.Cái đấy sao gọi là quy luật, quy luật thì phải đúng với toàn bộ dãy số thập phân chứ, sao chỉ đúng cho $10$ cs đầu ?)

 

Thực ra quy luật 100 nó đúng đến với 15 cơ số đầu luôn bạn: 3. 14159 26535 89793. Chỉ có điều mình chưa rõ về ý nghĩa số 89 này lắm. Theo phép suy thì 8 s 9 = 8 s 0 = 3. Có ý nghĩa giống như số thứ 3 vậy, rất đặc biệt!



#49
lathanhvien

lathanhvien

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 33 Bài viết

Chính thức xác định quy luật của số PI - quy luật 100:

 

Sau một thời gian dài nghiên cứu, giờ mình đã hoàn tất xác định được một quy luật của số PI: đó là quy luật 100. (Bài viết đầy đủ, kiểm chứng với 500 số thập phân các bạn xem trong file đính kèm).

Quy luật 100 được phát biểu như sau: cứ 5 số thập phân của PI (phân hoạch từ vị trí đầu đến cuối) sẽ tồn tại biến đổi theo “quy tắc số” và sử dụng phép tính +/- để xuất hiện số 100.

Ở bài viết này mình trình bày sơ lược quy tắc số và nêu quy luật 100 áp dụng cho 12 cụm số thập phân đầu của PI:

 

Quy tắc số:

- Số 0: không có quy tắc

- Số 1: áp dụng cho số bên trái số 1, tăng số đó lên 1 đơn vị, nếu có nhớ thì chuyển qua bên trái. Công thức: A1 à (A+1)1. Vd: 21 à (2+1)1 = 31; 591 à 5(9+1)1 à 5(10)1 à 601

- Số 2: gần giống số 1, áp dụng cho số bên trái số 2, tăng số đó lên 2 đơn vị, nếu có nhớ thì chuyển qua bên trái. Công thức: A2 à (A+2)2. Vd: 32 à(3+2)2 =52

- Số 3: quy tắc áp dụng cho chính số này luôn, lấy số cách đó 3 vị trí thay vào vị trí số 3: CBA3 à CBAC. Nếu số 3 truy hồi đến gặp 1 số 3 nữa (tức là C = 3) thì tiếp tục truy hồi cho đến lúc đạt kết quả khác với số 3. Vd: 9783 à 9789

- Số 4: quy tắc áp dụng cho chính số này luôn, thay số 4 bởi số 9. Vd: 84 = 89

- Số 5: tương tự số 4, quy tắc áp dụng cho chính số này luôn, thay số 5 bởi số 9. Vd: 75 = 79

- Số 6: quy tắc áp dụng cho số 6 và bên trái số này, thay A6 bởi A*6 + A6. Nếu A=0 thì kết quả là 66. Vd: 16 à (1*6+16) à 22; 276à 2(7*6+76)=2(118)=318; 06 à66

- Số 7: quy tắc áp dụng cho số 7 và bên phải số này, thay 7A bởi (7+A)(10-A). Nếu có số nhớ thì chuyển qua trái. Nếu A =0 thì kết quả là 71. Vd: 71 à (7+1)(10-1)à89; 70 à (7+0)(10-0)à71; 179à 1(7+9)(10-9)à1(16)(1) à261

- Số 8: quy tắc áp dụng cho số 8 và bên phải số này, thay 8A bởi 8+A. Nếu A=0 kết quả là 80. Vd: 81 à(8+1) à 89; 83 à(8+3) à 11

- Số 9: quy tắc áp dụng cho số 9 và bên trái số này, thay A9 bởi A*9. Trường hợp A=0 thì kết quả là 09 (bảo tồn số biến đổi là số 9). Vd: 29 à(2*9) à18; 19 à(1*9) à99; 89 à(8*9) à72.

 

Chú ý là quy tắc số không phải do mình tự đặt ra, nó là kết quả thừa hưởng từ 15 số thập phân đầu tiên của số PI tức là dãy 3.14159 26535 89793 và kết hợp với sự mày mò của mình trên các cụm 5 số thập phân của số PI. (Mình có nói rất rõ điều này ở file đính kèm!)

 

Diễn giải quy luật 100 áp dụng cho 12 cụm số thập phân đầu của PI:

Chú ý:

- quy tắc này sử dụng cả 2 phép + và –

- quy tắc liên số: chiều hình thành số là tự do nhưng phải liên tục. Vd 2 số 79 có thể là số 79 (chiều xuôi) hoặc số 97 (chiều ngược). Hoặc số 182 có thể dùng các số 18, 82, 28 nhưng không thể dùng 2 số là 12 hoặc 21.

 

12 số thập phân đầu tiên của số PI:

3.14159 26535 89793 23846 26433 83279 50288 41971 69399 37510 58209 74944

 

+)Cụm 1: 14159

Thấy: 1 41 59 = 41 + 59 = 100

 

+)Cụm 2: 26535

Thấy: 2 65 35 = 65 + 35 = 100

 

+)Cụm 3: 89793

Thấy: 89 7 93 = 7 + 93 = 100     

 

+)Cụm 4: (89793) 23846             (viết thêm 5 số đứng phía trước vì sẽ sử dụng)

Có: (89793) 23846 à 29846 (quy tắc số 3, lấy cách đó 3 vị trí là số 9) à 2 98 46 = 2 + 98 = 100

 

+)Cụm 5: 26433

Thấy: 26433 à 26436 (quy tắc số 3 ở cuối, lấy cách đó 3 vị trí) à 2 64 36 = 64 + 36 = 100

 

+)Cụm 6: 83279

Thấy: 83279 à 3 + 97 (chú ý số 79 được sắp lại thành 97) = 100

 

+)Cụm 7: 50288

Có: 50288 à90288 (quy tắc số 5 thay bởi số 9) à90 2 8 8 = 90 + 2 + 8 = 100

 

+)Cụm 8: 41971

Có: 41971 à 91971 (quy tắc số 4 thay bởi số 9) à91 9 71 = 91 + 9 = 100

Hoặc: 4 1 97 1 = 97 + 4 – 1 = 100

 

+)Cụm 9: 69399

Có: 69399 à69381 (quy tắc số 9 thay A9 bởi (A*9))à69 3 8 1 à 96 + 3 + 1 = 100

 

+)Cụm 10: 37510

Có: 37510 à 37910 (quy tắc số 5 thay bởi số 9) à 3 79 10 à 97+3 = 100

 

+)Cụm 11: 58209

Có: 58209 à 98209 (quy tắc số 5 thay bởi số 9) à 98 2 09 à 98 + 2 = 100

 

+)Cụm 12: 74944

Có: 74944 à 116944 (quy tắc số 7 thay 7A bởi (7+A)(10-A))à 1 69 4 4 à 96 + 4 = 100

 

Nhờ các bạn kiểm chứng và thông báo rộng rãi kết quả trên đến với các nhà toán học, các bạn trẻ yêu toán cả nước được biết.

Xin chân thành cảm ơn!!!

 

Thân ái,

[email protected]

 

P/S: Nếu ban quản trị thấy hợp lý, mong rằng bài viết này được dán lên cao để nhiều người được biết! Cảm ơn ban quản trị!

File gửi kèm



#50
chibiwonder

chibiwonder

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 52 Bài viết

Người ta  nghiên cứu ra Pi từ mấy thế kỷ trước rồi  . Giờ đăng lên quá muộn.


Xểm everywhere

 


#51
ducna2002

ducna2002

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 18 Bài viết

số pi ko có qui luật



#52
ttztrieuztt

ttztrieuztt

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 128 Bài viết

nói chung là đọc rất bực và rất hại não vì Lăm-be đã chứng minh nó là số vô tỷ

 

 

Người ta  nghiên cứu ra Pi từ mấy thế kỷ trước rồi  . Giờ đăng lên quá muộn.

 

đây là công trình nghiên cứu của người ta mà, đọc hơi bực nhưng dù sao cũng cảm ơn


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi ttztrieuztt: 12-07-2015 - 16:28

                                                                                                       :like    CHUẨN THÌ LIKE SAI THÌ SỬA  :botay

                                                     

                                   :oto:    Sống là để cống hiến      :oto: 


#53
Pino

Pino

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 84 Bài viết

Số $\pi$ là một số bí ẩn. Theo mình thì chẳng có quy luật nào cho số $\pi.$


~~  :ukliam2:  :ukliam2:  :ukliam2:  :luoi  :luoi  $\boxed{\boxed{\bigstar \bigstar\text{PINO}\bigstar \bigstar}}$  :luoi  :luoi  :ukliam2:  :ukliam2:  :ukliam2: ~~


#54
lathanhvien

lathanhvien

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 33 Bài viết

Chìa khóa để nghiên cứu số:

 

Có 2 công cụ sau có thể giúp chúng ta nghiên cứu các con số:

- Công cụ 1: số phân số

- Công cụ 2: quy tắc ngẫu nhiên 7 lần

Bài viết có liên quan đến phép suy và quy tắc số nên bạn phải có kiến thức cơ sở về phép suy, quy tắc số (có trong bài viết Chính thức xác định quy luật của số PI - quy luật 100)  để lĩnh hội một cách tốt nhất!

Cuối bài viết là đính kèm (một phần) số liệu thống kê phổ cập giáo dục 2015 của thôn Giữa (xã Vạn Ninh – huyện Quảng Ninh – tỉnh Quảng Bình) mà mình dùng để nghiên cứu trong bài viết này. Mình rất mong có nhiều số liệu dạng thống kê như vậy nữa, rất cần sự giúp đỡ của các bạn!

 

1. Số phân số:

Nhìn con số dưới nhiều dạng thức là một cách rất hay để tìm hiểu ý nghĩa của nó.

Cách thành lập số phân số như sau:

Ta đã biết vòng suy với số kara = 12 và số hara = 14. Bây giờ ta thành lập trục số nằm ngang x’Ox:

 

Ở bên trái điểm O lấy điểm (điểm này là đáy của trục) có giá trị -14 (âm 14, lấy âm do hara là số đại diện cho số âm). Ở bên phải điểm O lấy điểm (điểm này là đầu của trục) có giá trị 12. Khi đó ta thành lập số bất kỳ dưới dạng phân số bằng cách lấy giá trị số (của số đó so sánh với đáy là -14) và chia cho tổng giá trị của trục (=14+12 = 26).

Vd số 0: 0 so với đáy -14 là 0+14 = 14, toàn trục là 26 nên 0 = 14/26 = 7/13.

Vd số 1: 1 so với đáy -14 là 1+14 = 15, toàn trục là 26 nên 1 = 15/26

Vd số 4: 4 so với đáy -14 là 4+14 = 18, toàn trục là 26 nên 4 = 18/26 = 9/13 (chú ý 4+9 = 13!)

Vd số 5: 5 so với đáy -14 là 5+14 = 19, toàn trục là 26 nên 5 = 19/26

Tới đây ta có nhận xét là phân số của số 4 và số 5 đều liên quan đến số 9, điều này hoàn toàn khớp với quy tắc số (số 4 và số 5 đều bị thay bởi số 9)!

 

Với con số lớn, thì số phân số vẫn có một ý nghĩa nào đó.

Vd xét số 77: 77 so với đáy -14 là 77+14 =91, trục là 26 nên 77 = 91/26 = 7/2 (tử là 7 mẫu là 2 kết hợp lại được số 77 rất đẹp!)

 

2. Quy tắc ngẫu nhiên 7 lần:

Quy tắc này được phát biểu như sau: trong một dãy ngẫu nhiên, thì vị trí thứ 7 sẽ giống (trên phương diện nào đó) vị trí thứ 1.

Điều này rất quan trọng, có thể giúp ta nghiên cứu rõ ý nghĩa từng con số qua số liệu thống kê, giúp ta nghiên cứu nhanh hơn, chuẩn xác hơn!

 

Chú ý là quy tắc ngẫu nhiên 7 lần tuân thủ quy luật 80/20:

Quy luật 80/20 được phát biểu 80% kết quả xuất phát từ 20% nguyên nhân. Một số ví dụ dễ hiểu của quy luật này là: 20% người (chắc chắn là người giàu) sở hữu đến 80% tài sản quốc gia. Hay 20% số từ trong 1 câu mô tả 80% nghĩa của câu (nói cách khác chỉ cần biết 20% số từ này là biết được nghĩa của câu).

Giả sử có 10 từ ngẫu nhiên từ 1 đến 10 là : 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10.

Theo quy tắc ngẫu nhiên 7 lần: từ số 7 sẽ giống từ số 1, từ số 8 sẽ giống từ số 2, từ số 9 sẽ giống từ số 3, từ số 10 sẽ giống từ số 4 như vậy dãy thu được là:

1, 2, 3, 4, 5, 6, 1, 2, 3, 4

Ta thấy dãy này tuân thủ đến 2 quy luật 80/20 đó là:

- 20% từ giống nhau / 80% khác hoàn toàn. Vd số 1 có 2 số chiếm 20% trên 8 số khác là 2 số 2, 2 số 3, 2 số 4, 1 số 5 và 1 số 6.

- 20% không tuân thủ quy luật ngẫu nhiên 7 lần/ 80% tuân thủ quy luật ngẫu nhiên 7 lần. Đó là số 5 và số 6 chiếm 20% không tuân thủ quy luật ngẫu nhiên 7 lần.

Điều này có nghĩa là khi sử dụng các con số thống kê để nghiên cứu, sai số có thể lên đến 20%!

 

3. Cách sử dụng số liệu thống kê để nghiên cứu:

Số liệu thống kê mình sử dụng để nghiên cứu ở đây được đính kèm ở cuối bài viết. Cách sử dụng nó như sau:

Ví dụ mình muốn nghiên cứu số 3, mình sẽ chọn số trong số liệu thống kê là năm sinh 2003. Dò số liệu thống kê thì năm 2003 có số 284 Trần Thị Bích Ngọc sinh 27/9/2003. Xét ngẫu nhiên 7 lần (so với số 284 như vậy sẽ có 2 số là 278 và 290 thõa mãn). Ở cột 278 là Ngô Thị Bắc sinh 12/5/1978. Như vậy đoán số 3 có liên quan đến chữ Bắc. Ngẫm vòng suy thứ nhất (vòng 1, 2, 3, 4) ta xác định ngay được 3 là phía Bắc. Vậy vòng 1,2,3,4 là vòng phương hướng (lần lượt là Nam, Đông, Bắc, Tây. Các bạn vẽ ra sẽ thấy rõ!).

 

Trên đây mới chỉ là những nghiên cứu nhất thời của mình, rất mong sự hỗ trợ từ các bạn. Các bạn có thể đóng góp ý kiến/ động viên/ hướng dẫn/ giúp đỡ mình thông qua các địa chỉ sau:

- Facebook: https://www.facebook.com/pey.xuilo

- ĐT (ưu tiên nhắn tin): 0167 548 7643

 

Hiện tại mình đang nghiên cứu 50 quy tắc tư duy chiến lược, cần rất nhiều kiến thức/ kinh nghiệm từ các bạn. Các bạn nếu thấy có thể thì giúp mình với nhé!

Cảm ơn các bạn rất nhiều!

File gửi kèm



#55
lathanhvien

lathanhvien

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 33 Bài viết

Sự liên hệ dãy ngẫu nhiên 7 lần và số PI:

 

Xét dãy ngẫu nhiên 7 lần: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 1

Trung bình cộng dãy này là: (1 + 2 + 3 + 4 + 5 + 6 + 1) / 7 = 22/7 = 3.142857143…

Như vậy ta thấy là trung bình cộng dãy ngẫu nhiên 7 lần có kết quả xấp xỉ số PI, đây là kết quả rất đẹp và có một ứng dụng rất hay xuất phát từ nó, là xác định độ ngẫu nhiên của một dãy số.

 

Cách làm như sau:

Lấy 7 số liên tiếp (mỗi số <10) từ dãy đã cho. Xác định trung bình cộng dãy này, nếu kết quả xấp xỉ số PI chứng tỏ dãy đã cho là dãy ngẫu nhiên.

 

Vd xác định độ ngẫu nhiên dãy sau (trích từ số liệu bài viết “Chìa khóa để nghiên cứu số”):

1

Bùi Thị Thùy

Nhi

15

11

1986

X

2

Bùi Thị

Tuyết

13

6

1963

X

3

Nguyễn Mạnh

Hùng

10

6

1987

 

4

Nguyễn Văn

Dũng

19

8

1991

 

5

Nguyễn Văn

Tài

9

10

1957

 

6

Nguyễn Thị

Nhung

9

9

1993

X

7

Trần Thị Thùy

Trinh

2

1

2002

X

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(Các bạn tải số liệu từ bài viết "Chìa khóa để nghiên cứu số" để xem cho rõ, cấu trúc bảng không xem được tốt lắm ở trang web diễn đàn!)

 

Ta lấy trung bình 7 số liên tiếp của số năm sinh cuối cùng của mỗi cột:

(6+3+7+1+7+3+2)/7 = 29/7 = 4.142857143…

Ta thấy số này cũng xấp xỉ với số PI(>1 đơn vị) như vậy đây là một dãy ngẫu nhiên tốt!

 

Chú ý thêm về sử dụng công thức suy nghĩ: các bạn thêm các từ khóa sau để dễ nghĩ hơn cho các mức:

05190: cảm xúc nhất, gần gũi nhất

h8747245: bạn bè nhất, quan hệ nhất, liên đới nhất

9733618: quyết định nhất, ưu thế nhất, dị biệt nhất

62kh: tổng hợp

 

Thân ái,

Bùi Thanh Dũng

 



#56
tcqang

tcqang

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 228 Bài viết

Quy luật sơ khởi của số PI, khảo sát với 99 số thập phân PI, viết trong file đính kèm.
(Chú ý là các file đính kèm ở diễn đàn toán học này đều có thể được download mà không cần đăng ký thành viên)

Tổng hợp các bài viết hữu ích:
- bài #22 (http://diendantoanho...e-2#entry355897)
Nói về: quy luật tương khắc hành của vòng suy

- bài #34 (http://diendantoanho...e-2#entry494017)
File đính kèm "công thức suy nghĩ"

- bài #35 (http://diendantoanho...e-2#entry494672)
Bài viết bạn chanhquocnghiem giải thích rõ tại sao quy luật của PI là kim, thủy, hỏa.

- bài #38 (http://diendantoanho...e-2#entry494929)
Quy luật = 100 của số PI

- bài #41 (http://diendantoanho...e-3#entry496101)
Giải thích vì sao chọn số PI để nghiên cứu, và cách tìm ra quy luật = 100.

- bài #42 (http://diendantoanho...e-3#entry496560)
Thống nhất về giá trị hành trong vòng suy!

- bài #48 (http://diendantoanho...e-3#entry527503)
Số 14 trong vòng suy!

- bài #49 (http://diendantoanho...e-3#entry532166)
Đính kèm file sử dụng công thức suy nghĩ để tìm hiểu và sáng tạo suy nghĩ!

Có vẻ hơi ảo diệu. Phải xem xét thử thế nào...


Tìm lại đam mê một thời về Toán!


#57
lathanhvien

lathanhvien

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 33 Bài viết
Phương pháp đọc sách Đối Ý:
Vì nó vẫn chưa hoàn thiện nên mình chưa đăng tải toàn bộ lên đây!
Rất mong sự hỗ trợ của các bạn!
Bùi Thanh Dũng


#58
lathanhvien

lathanhvien

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 33 Bài viết
Trong quá trình sử dụng phép Suy và ứng dụng các quy tắc "Ngẫu nhiên 5 lần" và "Ngẫu nhiên 7 lần", mình đã phát hiện ra rằng bố trí vòng Suy như cũ là sai: Hai số 0 và 9 phải đổi chỗ cho nhau. Các bạn đọc file đính kèm (ĐÍNH CHÍNH PHÉP SUY.doc) sẽ rõ hơn!
 
Với lại, lưu ý các bạn, có một xíu thay đổi trong Công thức suy nghĩ 4 mức sẽ là: 159-90, 26kh-k-h, 370-63-18, 48h-27-54!

File gửi kèm


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi lathanhvien: 03-03-2018 - 18:28


#59
binh barcelona

binh barcelona

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 71 Bài viết

chỉ có thành thánh mới nghĩ ra



#60
lathanhvien

lathanhvien

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 33 Bài viết

chỉ có thành thánh mới nghĩ ra

Hình như: "Tim có cháy, đầu có sáng!" : D






1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh