Đến nội dung

Hình ảnh

$\begin{bmatrix} a11 & a12 &a13\\ a21&a22 &a23 \\ a31&a32 &a33 \end{bmatrix}$

* * * * * 1 Bình chọn

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 11 trả lời

#1
Vani

Vani

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 28 Bài viết
Cho $A^n=\begin{bmatrix} a11 & a12 &a13\\ a21&a22 &a23 \\ a31&a32 &a33 \end{bmatrix}$
Tính $lim (a_{ij})$ khi $n\rightarrow +\infty$ và i,j =1,2,3 . Biết ma trận A =$\begin{bmatrix} 1/2 & 1 &1 \\ 0&1/3 &1 \\ 0& 0 & 1/6 \end{bmatrix}$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi phudinhgioihan: 04-01-2013 - 16:55


#2
Vani

Vani

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 28 Bài viết
Đề olympic 1998- câu 4 ( có xem đáp án rồi nhưng em vẫn thấy không ổn :wacko: ) . Mấy anh xem có cách giải nào tối ưa không ? thanks so much

#3
vo van duc

vo van duc

    Thiếu úy

  • ĐHV Toán Cao cấp
  • 582 Bài viết
Theo đáp án thì đó là phương pháp chéo hoá ma trận.
_________________________________________

Bài này thì ý tưởng là tính $A^{n}$ rồi tính các giới hạn $\underset{n\rightarrow \propto }{lim} (a_{ij})$

Vậy ta chuyển về giải "Bài toán tìm $A^{n}$"

Bài toán này có nhiều cách giải. Nhưng trong trường hợp tương tự như thế này thì ta có một công cụ để giải quyết nó khá hiệu quả. Ý tưởng sau chỉ là nêu ý tưởng cho loại bài toàn này thôi. Đó chưa phải là lời giải tối ưu nhất trong bài cụ thể này.
__________________________________________

Ma trận A có đa thức đặc trưng là $p(x)=(x-\frac{1}{2})(x-\frac{1}{3})(x-\frac{1}{6})$

Lấy $x^{n}$ chia cho $p(x)$ ta được

$x^{n}=p(x).q(x)+ax^{2}+bx+c$ $(*)$


Thay $x=A$ vào $(*)$ ta có:

$A^{n}=a.A^{2}+b.A+c.I$ vì $p(A)=O$ $(1)$


Thay $x=\frac{1}{2}$ vào $(*)$ ta có:

$\frac{1}{2^{n}}=a.\frac{1}{4}+b.\frac{1}{2}+c$ $(2)$


Thay $x=\frac{1}{3}$ vào $(*)$ ta có:

$\frac{1}{3^{n}}=a.\frac{1}{9}+b.\frac{1}{3}+c$ $(3)$


Thay $x=\frac{1}{6}$ vào $(*)$ ta có:

$\frac{1}{6^{n}}=a.\frac{1}{36}+b.\frac{1}{6}+c$ $(4)$


Giải hệ phương trình $(2),(3),(4)$ ta tìm được $a, b, c$

Thay $a,b,c$ vào $(1)$ ta có $A^{n}$

................................................................
Các trị riêng không nguyên nên việc giải hệ phương trình $(2),(3),(4)$ không hẳn là đơn giản. Nhưng nếu trong trường hợp các trị riêng nguyên thì đây là công cụ đơn giản, dể sử dụng và nhanh chóng.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi vo van duc: 06-01-2013 - 23:25

Võ Văn Đức 17.gif       6.gif

 

 

 

 

 


#4
phudinhgioihan

phudinhgioihan

    PĐGH$\Leftrightarrow$TDST

  • Biên tập viên
  • 348 Bài viết

Thay $a,b,c$ vào $(1)$ ta có $A^{n}$

................................................................
Các trị riêng không nguyên nên việc giải hệ phương trình $(2),(3),(4)$ không hẳn là đơn giản. Nhưng nếu trong trường hợp các trị riêng nguyên thì đây là công cụ đơn giản, dể sử dụng và nhanh chóng.


Bài toán yêu cầu tính giới hạn, do đó không nhất thiết phải tính cụ thể $A^n$ ạ.

Như lời giải trên, ta tính được :

$$a=18(\dfrac{1}{2^n}-\dfrac{2}{3^n}+\dfrac{1}{6^n}) $$
$$b=-3(\dfrac{3}{2^n}-\dfrac{8}{3^n}+\dfrac{5}{6^n})$$
$$c=\dfrac{1}{2^n}-\dfrac{1}{3^{n-1}}+\dfrac{3}{6^n}$$

Vậy $a,b,c \to 0 $ khi $n \to +\infty $ , mà $A^n=aA^2+bA+cI $ nên $A^n \to O_n $

tức $\lim_{n \to +\infty} a_{ij}=0 \;\;, \forall i,j \in \{1,2,3\} $

Bài này năm 1 ĐH em có giải rồi mà lâu quá nên quên, không dùng đa thức đặc trưng cũng như chéo hóa. Để ráng giải lại xem sao @@

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi phudinhgioihan: 07-01-2013 - 00:06

Phủ định của giới hạn Hình đã gửi

Đó duy sáng tạo ! Hình đã gửi


https://phudinhgioihan.wordpress.com/

#5
vo van duc

vo van duc

    Thiếu úy

  • ĐHV Toán Cao cấp
  • 582 Bài viết
Ý tưởng là chìa khóa mở ra mọi cánh cửa!

Võ Văn Đức 17.gif       6.gif

 

 

 

 

 


#6
vo van duc

vo van duc

    Thiếu úy

  • ĐHV Toán Cao cấp
  • 582 Bài viết
Ta có thể thực hiện phép tách như sau

$A=\begin{pmatrix} \frac{1}{2} & 1 & 1\\ 0 & \frac{1}{3} & 1\\ 0 & 0 & \frac{1}{6} \end{pmatrix}=\begin{pmatrix} \frac{1}{2} & 0 & 0\\ 0 & \frac{1}{3} & 0\\ 0 & 0 & \frac{1}{6} \end{pmatrix}+\begin{pmatrix} 0 & 1 & 1\\ 0 & 0 & 1\\ 0 & 0 & 0 \end{pmatrix}=B+D$

Ta có: $BD=DB$, $D^{2}=\begin{pmatrix} 0 & 0 & 1\\ 0 & 0 & 0\\ 0 & 0 & 0 \end{pmatrix}$ và $D^{3}=O$

Suy ra:

$A^{n}=\left ( B+D \right )^{n}$

$=\sum_{k=0}^{n}C_{n}^{k}B^{k}D^{n-k}$

$=B^{n}+nB^{n-1}D+\frac{n(n-1)}{2}.B^{n-2}D^{2}$

$=\begin{pmatrix} \frac{1}{2^{n}} & 0 & 0\\ 0 & \frac{1}{3^{n}} & 0\\ 0 & 0 & \frac{1}{6^{n}} \end{pmatrix}+n.\begin{pmatrix} \frac{1}{2^{n-1}} & 0 & 0\\ 0 & \frac{1}{3^{n-1}} & 0\\ 0 & 0 & \frac{1}{6^{n-1}} \end{pmatrix}.\begin{pmatrix} 0 & 1 & 1\\ 0 & 0 & 1\\ 0 & 0 & 0 \end{pmatrix}$

$+\frac{n(n-1)}{2}.\begin{pmatrix} \frac{1}{2^{n-2}} & 0 & 0\\ 0 & \frac{1}{3^{n-2}} & 0\\ 0 & 0 & \frac{1}{6^{n-2}} \end{pmatrix}.\begin{pmatrix} 0 & 0 & 1\\ 0 & 0 & 0\\ 0 & 0 & 0 \end{pmatrix}$

Suy ra $\underset{n\rightarrow +\propto }{lim}(a_{ij})=0$ với $i,j=1,2,3$


@phudinhgioihan: Đây cũng là lời giải đầu tiên của em :D, nhớ rồi ^^. Bận nghiên cứu bdt tích phân nên quên giải lại.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi phudinhgioihan: 09-01-2013 - 12:35

Võ Văn Đức 17.gif       6.gif

 

 

 

 

 


#7
1110004

1110004

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 217 Bài viết
có cách này nhưng không chặt lý thuyết lắm
do A có giái trị riêng là ba giái trị trên đường chéo nên gtr của A bé hơn 1
(nếu A có gtr là a thì An có grt là an) do đó khi n tiến đên vô cùng xem như các gtr của An bằng 0. suy ra đa thức đặc trưng của An là f(x)=xm với m>>n
nên Am=0 với m rất lớn.vậy khi n tiến đến vô cùng (m tiến nhanh hơn) thì An=0.các bạn cho ý kiến nge!

mở rộng hơn thì "A có tất cả gtr bé hơn 1 thì An =0 khi n tiến đến vô cùng

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi 1110004: 09-01-2013 - 23:17

Dẫu biết cố quên là sẽ nhỡ------------------------------------------------nên dặn lòng cố nhớ để mà quên

                                      

Jaian xin hát bài mưa ơi xin đừng rơi ạ!!  66.gifMưa ơi đừng rơi nữa ..........                                                                                                                                                                                                                                                               .........Mẹ vẫn chưa về đâu!..............


#8
phudinhgioihan

phudinhgioihan

    PĐGH$\Leftrightarrow$TDST

  • Biên tập viên
  • 348 Bài viết

có cách này nhưng không chặt lý thuyết lắm do A có giái trị riêng là ba giái trị trên đường chéo nên gtr của A bé hơn 1 (nếu A có gtr là a thì An có grt là an) do đó khi n tiến đên vô cùng xem như các gtr của An bằng 0. suy ra đa thức đặc trưng của An là f(x)=xm với m>>n nên Am=0 với m rất lớn.vậy khi n tiến đến vô cùng (m tiến nhanh hơn) thì An=0.các bạn cho ý kiến nge! mở rộng hơn thì "A có tất cả gtr bé hơn 1 thì An =0 khi n tiến đến vô cùng


Mình hiểu ý tưởng của bạn, tuy nhiên cách lập luận như trên là sai. Cái sai cơ bản nhất là chỗ : "khi n tiến đên vô cùng xem như các gtr của An bằng 0. suy ra đa thức đặc trưng của An là f(x)=xm với m>>n nên Am=0 với m rất lớn" , các giá trị riêng của $A^n$ tiến dần về 0 chứ nó không bằng 0 nhé, và cũng không thể cho đa thức đặc trưng của $A^n$ là $x^m$ được ($x^3$ mới đúng ) , chỉ có thể là dãy các đa thức đặc trưng của $A^n$ hội tụ về $(-x)^n$.

Ý tưởng của bạn cũng trùng với lời giải thứ 4 của mình cho bài này. Hay nhỉ ^^ . Ta sẽ giải bài này bằng cách xấp xỉ.


Các giá trị riêng của $A$ là $\frac{1}{2}; \frac{1}{3}; \frac{1}{6} $, do đó các giá trị riêng của $A^n$ là $\frac{1}{2^n} \; \frac{1}{3^n};\frac{1}{6^n}$.

Gọi $p_n(x)$ là đa thức đặc trưng của $A^n$

khi $n$ tiến về vô cùng dương thì các giá trị riêng của $A^n$ hội tụ về 0, do đó, dãy $p_n(x)$ hội tụ về $-x^3$ , suy ra $p_n(A^n)$ hội tụ về $-A^{3n}$ , tức

$$\lim_{n \to +\infty} (p_n(A^n) +A^{3n})=0$$

$$\Leftrightarrow \lim_{n \to +\infty}A^{3n}=0$$

$$\Leftrightarrow \lim_{n \to +\infty} A^n=0$$

Như vậy lời giải này và lời giải ở trên kia đã CM rằng, nếu $A$ có các trị riêng thuộc $(-1;1)$ thì $\lim_{n \to +\infty} A^n=0$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi phudinhgioihan: 10-01-2013 - 13:24

Phủ định của giới hạn Hình đã gửi

Đó duy sáng tạo ! Hình đã gửi


https://phudinhgioihan.wordpress.com/

#9
1110004

1110004

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 217 Bài viết
cho em hỏi luôn " ma trận A phản đối xứng cấp chẳn chứng minh nó có các giá trị riêng là những số thuần " bài này mình đã làm gần 1,5 tháng rồi mà không được :(.em chuẩn bị thi vào đội tuyển của trường thấy lo quá mong anh chi giúp!

Dẫu biết cố quên là sẽ nhỡ------------------------------------------------nên dặn lòng cố nhớ để mà quên

                                      

Jaian xin hát bài mưa ơi xin đừng rơi ạ!!  66.gifMưa ơi đừng rơi nữa ..........                                                                                                                                                                                                                                                               .........Mẹ vẫn chưa về đâu!..............


#10
vo van duc

vo van duc

    Thiếu úy

  • ĐHV Toán Cao cấp
  • 582 Bài viết
Em định nghĩa số "thuần" là gì nào?

Võ Văn Đức 17.gif       6.gif

 

 

 

 

 


#11
1110004

1110004

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 217 Bài viết
em ghi nhầm là số thuần ảo

Dẫu biết cố quên là sẽ nhỡ------------------------------------------------nên dặn lòng cố nhớ để mà quên

                                      

Jaian xin hát bài mưa ơi xin đừng rơi ạ!!  66.gifMưa ơi đừng rơi nữa ..........                                                                                                                                                                                                                                                               .........Mẹ vẫn chưa về đâu!..............


#12
okillneu

okillneu

    Lính mới

  • Thành viên
  • 1 Bài viết
mn ơi tìm a để limdiag(0,a^n,(3a)^n) n->vô cực tồn tại và khác 0?




1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh