Đến nội dung

Hình ảnh

Cho A, B vuông cấp n, tồn tại $(n+1)$ số thực $ t_{1}, t_{2},...,t_{n+1}$ sao cho $ C_{i}= A+t_{i}.B$ là lũy linh. CMR: A, B lũy linh

* - - - - 1 Bình chọn

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 7 trả lời

#1
letrongvan

letrongvan

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 213 Bài viết
Bài 1: Giả sử X là một ma trận vuông cấp n khả nghịch, có các cột lần lượt là $X_{1}, X_{2},..,X_{n}$, và Y là ma trận với các cột $X_{2}, X_{3},..,X_{n},0$. Đặt $A=Y.X^{-1}$, $B=X^{-1}.Y$

a) Chứng minh rằng $r(A)=r(B)=n-1$.

b) Chứng minh A, B chỉ có trị riêng là 0

Bài 2: Cho A, B là hai ma trận vuông cấp n, giả sử tồn tại $(n+1)$ số thực $ t_{1}, t_{2},...,t_{n+1}$ sao cho $ C_{i}= A+t_{i}.B$ là lũy linh. Chứng minh A, B lũy linh

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi phudinhgioihan: 27-01-2013 - 14:51

Tào Tháo


#2
1110004

1110004

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 217 Bài viết
do $C_i $ lũy linh nên $(C_i)^n=0$ voi mọi i.

xét $P(x)=(A+xB)^n =A^n+Vx+...+Ux^{n-1} x^nB^n$ là đa thức bậc n nhưng có n+1 nghiệm là các $t_i$ suy ra $A^n=B^n=0$ suy ra dpcm

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi phudinhgioihan: 27-01-2013 - 14:56

Dẫu biết cố quên là sẽ nhỡ------------------------------------------------nên dặn lòng cố nhớ để mà quên

                                      

Jaian xin hát bài mưa ơi xin đừng rơi ạ!!  66.gifMưa ơi đừng rơi nữa ..........                                                                                                                                                                                                                                                               .........Mẹ vẫn chưa về đâu!..............


#3
letrongvan

letrongvan

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 213 Bài viết
bạn có thể nói rõ hơn không?
nếu coi x là ẩn, khi đó P(x) sẽ có n+1 nghiệm vậy thì n+1 giá trị x này đồng nhất bằng không suy ra $A_{n}=0$, hoặc x khác không thì cái đó mình không hiểu, thầy bảo chia x xuống dưới nhưng sau đó mình bó tay

Tào Tháo


#4
1110004

1110004

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 217 Bài viết
xem x là ẩn, P(x) là hàm bậc n mà có n+1 nghiệm nên P(x)=0 với mọi x điều này chỉ xảy ra khi và chỉ khi các hệ số(ở đây là các ma trận) đều bằng không hay An=Bn=0 (dpcm)

Dẫu biết cố quên là sẽ nhỡ------------------------------------------------nên dặn lòng cố nhớ để mà quên

                                      

Jaian xin hát bài mưa ơi xin đừng rơi ạ!!  66.gifMưa ơi đừng rơi nữa ..........                                                                                                                                                                                                                                                               .........Mẹ vẫn chưa về đâu!..............


#5
letrongvan

letrongvan

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 213 Bài viết

xem x là ẩn, P(x) là hàm bậc n mà có n+1 nghiệm nên P(x)=0 với mọi x điều này chỉ xảy ra khi và chỉ khi các hệ số(ở đây là các ma trận) đều bằng không hay An=Bn=0 (dpcm)

tức là A, B là ma trận không??

Tào Tháo


#6
vo van duc

vo van duc

    Thiếu úy

  • ĐHV Toán Cao cấp
  • 582 Bài viết
$A^{n}=B^{n}=O$ đâu có nghĩa là A, B là ma trận không đâu em.

.........................
Về quê rồi. Online bằng di động thôi ah. Nếu không anh sẽ post bài giải chi tiết cho. Khỏi gây hiểu lầm này nọ. hi

Võ Văn Đức 17.gif       6.gif

 

 

 

 

 


#7
letrongvan

letrongvan

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 213 Bài viết

$A^{n}=B^{n}=O$ đâu có nghĩa là A, B là ma trận không đâu em.

.........................
Về quê rồi. Online bằng di động thôi ah. Nếu không anh sẽ post bài giải chi tiết cho. Khỏi gây hiểu lầm này nọ. hi

nhưng bạn nói vậy anh. em biết nó không bằng không, nhưng bạn bảo là hệ số bằng không mà, hệ số hay ma trận như nhau trong trường hợp này mà anh

Tào Tháo


#8
vo van duc

vo van duc

    Thiếu úy

  • ĐHV Toán Cao cấp
  • 582 Bài viết
Xin chia sẻ đáp án của ĐH SP Huế năm 2011.
................................
Ta có

$(A+xB)^{n}=A^{n}+xD_{1}+x^{2}D_{2}+...+x^{n-1}D_{n-1}+x^{n}B^{n}$

trong đó $D_{1},D_{2},...,D_{n-1}$ là các ma trận không phụ thuộc vào x.

Với mọi $i,j=1,2,...,n$, giả sử $a,d_{1},d_{2},...,d_{n-1},b$ là phần tử ở hàng i, cột j tương ứng của các ma trận $A^{n},D_{1},D_{2},...,D_{n-1},B^{n}$.

Xét đa thức $p(x)=a+d_{1}x+d_{2}x^{2}+...+d_{n-1}x^{n-1}+bx^{n}$

có ít nhất $n+1$ nghiệm phân biệt $x_{1},x_{2},...,x_{n+1}$.

Do đó $p(x)=0$ hay các hệ số $a=d_{1}=...=d_{n-1}=b=0$

Suy ra $A^{n}=B^{n}=O$ Tức là $A, B$ lũy linh.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi vo van duc: 29-01-2013 - 15:02

Võ Văn Đức 17.gif       6.gif

 

 

 

 

 





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh