Đến nội dung

Hình ảnh

Nếu $Tr(AB)=2010$thì $Tr(A)=Tr(B)$

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 8 trả lời

#1
vo van duc

vo van duc

    Thiếu úy

  • ĐHV Toán Cao cấp
  • 582 Bài viết
Cho $A,B \in M_{2010}(\mathbb{R})$ giao hoán và $A^{2010}=B^{2010}=I$. Chứng minh rằng:

Nếu $Tr(AB)=2010$thì $Tr(A)=Tr(B)$


..............
Hôm nay 18/3/2013 đã sửa nội dung vì ngày xưa viết thiếu giả thiết giao hoán. Xin lỗi!

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi vo van duc: 18-03-2013 - 07:18

Võ Văn Đức 17.gif       6.gif

 

 

 

 

 


#2
GreatLuke

GreatLuke

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 46 Bài viết
Đã có ý tưởng để làm bài này. Nhưng phải sử dụng đến tính chất chéo hóa của ma trận trong trường số phức. :(

Đang thử tìm 1 cách khác hay hơn :icon10:

#3
cuong148

cuong148

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 80 Bài viết

Đã có ý tưởng để làm bài này. Nhưng phải sử dụng đến tính chất chéo hóa của ma trận trong trường số phức. :(

Đang thử tìm 1 cách khác hay hơn :icon10:

Lúc đầu mình cũng nghĩ vậy nhưng đây là só thực mà???

#4
GreatLuke

GreatLuke

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 46 Bài viết

Lúc đầu mình cũng nghĩ vậy nhưng đây là só thực mà???

$a_{i,j}$ và $b_{i,j}$ là số thực nhưng ma trận chéo của $A,B$ có thể là ma trận phức. Sở dĩ như vậy vì $A^{2010}=B^{2010}=I$ nên các giá trị riêng của $A,B$ là căn bậc 2010 của 1.

#5
YeuEm Zayta

YeuEm Zayta

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 121 Bài viết
A Đức có hướng giải chưa ,chỉ e vs,bài này lâu rồi,chưa giải được :(

                                                                          OLP TOÁN SV TRÊN FACEBOOK: http://www.facebook....5/?notif_t=like  29.gif

 


#6
phudinhgioihan

phudinhgioihan

    PĐGH$\Leftrightarrow$TDST

  • Biên tập viên
  • 348 Bài viết

Cho $A,B \in M_{2010}(\mathbb{R})$ giao hoán và $A^{2010}=B^{2010}=I$. Chứng minh rằng:

Nếu $Tr(AB)=2010$thì $Tr(A)=Tr(B)$


..............
Hôm nay 18/3/2013 đã sửa nội dung vì ngày xưa viết thiếu giả thiết giao hoán. Xin lỗi!

 

 

A Đức có hướng giải chưa ,chỉ e vs,bài này lâu rồi,chưa giải được :(

 

Từ giả thiết dễ có $(AB)^{2010}=I$ suy ra $sp(AB) \subset \{ e^{\frac{ki\pi}{2010}}, k=0;1;...;2009 \}$

 

Gọi $\lambda_i \;, i=1;2;...;2010$ là các trị riêng của $AB$.

 

Từ trên, $|\lambda_i|=1$ nên $Re(\lambda_i) \le 1 $ , dấu bằng chỉ xảy ra khi $ \lambda_i=1 $.

Lại có $Tr(AB)=2010=\sum_{i=1}^{2010} \lambda_i$ , suy ra $\lambda_i=1 \; \forall 1 \le i \le 2010 $.

 

Từ $(AB)^{2010}=I \Leftrightarrow (AB-I)\sum_{k=0}^{2009} (AB)^k =0$

 

$\sum_{k=0}^{2009} (AB)^k$ không có trị riêng 0 nên khả nghịch, do đó phải có $AB=I$ hay $B=A^{-1}$

 

Do $A^{2010}=I$ nên $sp(A)=\{1,...,1,-1,...,-1,t_1,\bar{t_1},...,t_k,\bar{t_k} \} $ với $|t_i|=1 \;\; , 1 \le t_i \le k$

 

Vì $\bar{t_i}=\dfrac{1}{t_i} \;, 1 \le t \le k$ nên $sp(A)=sp(B)$ và hiển nhiên ta có đpcm.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi phudinhgioihan: 18-04-2013 - 19:35

Phủ định của giới hạn Hình đã gửi

Đó duy sáng tạo ! Hình đã gửi


https://phudinhgioihan.wordpress.com/

#7
YeuEm Zayta

YeuEm Zayta

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 121 Bài viết

$Re(\lambda_i)$ là jì và tại sao a có thể kl là:$\sum_{k=0}^{2009}(AB)^{k}$ chỉ có gtr là 2010 hả a :)


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi phudinhgioihan: 18-04-2013 - 19:29

                                                                          OLP TOÁN SV TRÊN FACEBOOK: http://www.facebook....5/?notif_t=like  29.gif

 


#8
YeuEm Zayta

YeuEm Zayta

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 121 Bài viết
Cơ mà cái $|t_i|$ là mô đum phải ko a.a viết thế mn lại hiểu nhầm :D

                                                                          OLP TOÁN SV TRÊN FACEBOOK: http://www.facebook....5/?notif_t=like  29.gif

 


#9
phudinhgioihan

phudinhgioihan

    PĐGH$\Leftrightarrow$TDST

  • Biên tập viên
  • 348 Bài viết

$Re(\lambda_i)$ là jì và tại sao a có thể kl là:$\sum_{k=0}^{2009}(AB)^{k}$ chỉ có gtr là 2010 hả a :)

 

 

Cơ mà cái $|t_i|$ là mô đum phải ko a.a viết thế mn lại hiểu nhầm :D

 

$Re(z)$ là phần thực của số phức $z$. "$\sum_{k=0}^{2009}(AB)^{k}$ chỉ có gtr là 2010" chỗ này anh nhầm :D, đã sửa rồi ^^. Cái $|t_i|$ là modul, hiển nhiên rồi không nhầm được đâu mà, với số thực thì gọi là giá trị tuyệt đối còn số phức thì modul.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi phudinhgioihan: 18-04-2013 - 19:40

Phủ định của giới hạn Hình đã gửi

Đó duy sáng tạo ! Hình đã gửi


https://phudinhgioihan.wordpress.com/




1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh