Đến nội dung

Hình ảnh

Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 Thành phố Đà Nẵng

lớp 9 đà nẵng đề thi chọn học sinh giỏi

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 7 trả lời

#1
Angel Phoenix

Angel Phoenix

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 18 Bài viết

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9

NĂM HỌC 2012 - 2013

Thời gian làm bài: 150 phút

Bài 1. (2,5 điểm)
Cho biểu thức $P = \frac{\sqrt{n+1}-1}{\sqrt{n+1}+1}+\frac{\sqrt{n+1}+3}{\sqrt{n+1}-3}-\frac{n-\sqrt{n+1}+7}{n-2\sqrt{n+1}-2}$ với $n\in \mathbb{N},n\neq 8$
a/ Rút gọn biểu thức $Q=\frac{P}{n+3\sqrt{n+1}+1}$ với $n\in \mathbb{N},n\neq 8$
b/ Tìm tất cả các giá trị n ( $n\in \mathbb{N},n\neq 8$ ) sao cho P là một số nguyên tố.

Bài 2. (2,0 điểm)
a/ Tìm x, biết: $2\sqrt{x+4}-4\sqrt{2x-6}=x-7$
b/ Giải hệ phương trình: $\left\{\begin{matrix} x+6=4\sqrt{y-4}\\ y+10=6\sqrt{z-9}\\ z-16=2\sqrt{x-1} \end{matrix}\right.$

Bài 3. (2,0 điểm)
a/ Cho hàm số bậc nhất $y = ax + b$ có đồ thị đi qua điểm M(1;4). Biết rằng đồ thị của hàm số đã cho cắt trục Ox tại điểm P có hoành độ dương và cắt trục Oy tại điểm Q có tung độ dương. Tìm a và b sao cho OP + OQ nhỏ nhất ( với O là gốc tọa độ )
b/ Tìm số tự nhiên có 2 chữ số. Biết rằng nếu lấy tổng của 2 chữ số ấy cộng với 3 lần tích của 2 chữ số ấy thì bằng 17.

Bài 4. (2,0 điểm)
Cho tam giác ABC. Gọi I là tâm đường tròn nội tiếp tam giác ABC, qua I vẽ đường thẳng vuông góc với đường thẳng CI, đường thẳng này cắt các cạnh AC, BC lần lượt tại M và N.
a/ Chứng minh rằng hai tam giác IAM và BAI đồng dạng.
b/ Chứng minh rằng $\frac{AM}{BN}= \left ( \frac{AI}{BI} \right )^2.$

Bài 5. (1,5 điểm)
Cho tam giác ABC có $\widehat{BAC}$ là góc tù. Vẽ các đường cao CD và BE của tam giác ABC ( D nằm trên đường thẳng AB, E nằm trên đường thẳng AC). Gọi M,N lần lượt là chân đường vuông góc của các điểm B và C trên đường thẳng DE. Biết rằng $S_{1}$ là diện tích tam giác ADE, $S_{2}$ là diện tích tam giác BEM và $S_{3}$ là diện tích tam giác CDN. Tính diện tích tam giác ABC theo $S_{1},S_{2},S_{3}.$

--- HẾT ---


Đừng Sợ Hãi Khi Phải
Đối Đầu Với Một Đối Thủ Mạnh Hơn
Mà Hãy Vui Mừng Vì
Bạn Có Cơ Hội Chiến Đấu Hết Mình!


#2
tramyvodoi

tramyvodoi

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1044 Bài viết

Bài 2. (2,0 điểm)

b/ Giải hệ phương trình: $\left\{\begin{matrix} x+6=4\sqrt{y-4}\\ y+10=6\sqrt{z-9}\\ z-16=2\sqrt{x-1} \end{matrix}\right.$

Cộng theo vế 3 pt ta được:
$x+y+z=4\sqrt{y-4}+6\sqrt{z-9}+2\sqrt{x-1}$
$\Leftrightarrow x-1-2\sqrt{x-1}+1+y-4-4\sqrt{y-4}+4+z-9-6\sqrt{z-9}+9=0$
$\Leftrightarrow (\sqrt{x-1}-1)^{2}+(\sqrt{y-4}-2)^{2}+(\sqrt{z-9}-3)^{2}=0$
Đến đây cho từng bình phương bằng 0 là tìm được nghiệm

#3
banhgaongonngon

banhgaongonngon

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1046 Bài viết

Bài 2. (2,0 điểm)
a/ Tìm x, biết: $2\sqrt{x+4}-4\sqrt{2x-6}=x-7$


$2\sqrt{x+4}-4\sqrt{2x-6}=x-7 \Leftrightarrow 2(\sqrt{x+4}-3)-4 \left ( \sqrt{2x-6}-2 \right )=x-5 \Leftrightarrow \frac{2(x-5)}{\sqrt{x+4}+3}-\frac{8(x-5)}{\sqrt{2x-6}+2}=x-5 \Leftrightarrow \begin{bmatrix} x=5\\ \frac{1}{\sqrt{x+4}+3}=1+\frac{8}{\sqrt{2x-6}+2} \end{bmatrix}$

#4
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 5003 Bài viết
Bài 5: Đã tìm được cách làm THCS :D
Ta sẽ chứng minh $S_{ABC}=S=S_1+S_2+S_3 \quad (1)$. Thật vậy:
Hình đã gửi
Dễ chứng minh rằng $ME=ND$ (bằng cách lấy thêm trung điểm $MN,BC$).
\[
\begin{array}{l}
S = S_{MNBC} - S_{BMD} - S_{CNE} + S_1 \\
\Rightarrow S - S_1 = S_{MNBC} - S_{BMD} - S_{CNE} \\
\end{array}
\]
Cho nên (1) tương đương với\[
\begin{array}{l}
S_2 + S_3 = S_{MNBC} - S_{BMD} - S_{CNE} \\
\Leftrightarrow S_{MNBE} = \left( {S_2 + S_{BMD} } \right) + \left( {S_3 + S_{CNE} } \right) = \frac{1}{2}MB\left( {ME + MD} \right) + \frac{1}{2}CN\left( {ND + NE} \right) \\
\Leftrightarrow S_{MNBE} = \frac{1}{2}MB\left( {ND + MD} \right) + \frac{1}{2}CN\left( {ME + NE} \right) = \frac{1}{2}\left( {MB + CN} \right)MN \\
\end{array}
\]
Đẳng thức cuối luôn đúng nên (1) được chứng minh.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi perfectstrong: 28-02-2013 - 17:23

Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.

#5
banhgaongonngon

banhgaongonngon

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1046 Bài viết
Bài 3:

b/ $a+b+3ab=17\Leftrightarrow 9ab+3a+3b=51\Leftrightarrow (3a+1)(3b+1)=52$

#6
letantruong

letantruong

    Lính mới

  • Thành viên
  • 1 Bài viết
Bài 5 có thể vẽ AE vuông góc BC rồi chứng minh các cặp tam giác đồng dạng :lol:

#7
mathprovn

mathprovn

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 146 Bài viết
Bài 3a)M thuộc $(d): y = ax + b$ nên $a + b = 4$ hay $ b = 4 - a.$ Khi đó: $(d): y = ax + 4 - a$
Theo đề, ta có $P(\frac{a-4}{a}; 0), Q(0; 4 - a)$ và $\frac{a - 4}{a} > 0; 4 - a > 0 \Rightarrow a < 0$
$OP + OQ = \frac{a - 4}{a} + 4 - a = - a - \frac{4}{a} + 5$
Vì $ a < 0$ nên $- a > 0; \frac{-4}{a} > 0$. Áp dụng BĐT Cauchy cho 2 số dương $ - a$ và $\frac{-4}{a} $ ta được: $OP + OQ \geq 2.2 + 5 = 9$
Khi đó $Min(OP + OQ) = 9 \Leftrightarrow a = - 2 , b = 6$

photo-89836_zpseddf800c.gif VMF - Ngôi nhà chung của Toán Học :like 


#8
Angel Phoenix

Angel Phoenix

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 18 Bài viết
Bài 1. (2,5 điểm)
Cho biểu thức $P = \frac{\sqrt{n+1}-1}{\sqrt{n+1}+1}+\frac{\sqrt{n+1}+3}{\sqrt{n+1}-3}-\frac{n-\sqrt{n+1}+7}{n-2\sqrt{n+1}-2}$ với $n\in \mathbb{N},n\neq 8$
a/ Rút gọn biểu thức $Q=\frac{P}{n+3\sqrt{n+1}+1}$ với $n\in \mathbb{N},n\neq 8$
b/ Tìm tất cả các giá trị n ( $n\in \mathbb{N},n\neq 8$ ) sao cho P là một số nguyên tố.

1a/ $P=\frac{\sqrt{x+1}}{\sqrt{x+1}-3}=>Q=\frac{1}{x-8}$
1b/ P = 2 là số nguyên tố khi n = 35
Bài 2. (2,0 điểm)
a/ Tìm x, biết: $2\sqrt{x+4}-4\sqrt{2x-6}=x-7$
b/ Giải hệ phương trình: $\left\{\begin{matrix} x+6=4\sqrt{y-4}\\ y+10=6\sqrt{z-9}\\ z-16=2\sqrt{x-1} \end{matrix}\right.$
2a/

$2\sqrt{x+4}-4\sqrt{2x-6}=x-7 \Leftrightarrow 2(\sqrt{x+4}-3)-4 \left ( \sqrt{2x-6}-2 \right )=x-5 \Leftrightarrow \frac{2(x-5)}{\sqrt{x+4}+3}-\frac{8(x-5)}{\sqrt{2x-6}+2}=x-5 \Leftrightarrow \begin{bmatrix} x=5\\ \frac{1}{\sqrt{x+4}+3}=1+\frac{8}{\sqrt{2x-6}+2} \end{bmatrix}$

Cách khác : đặt $\sqrt{x+4}=a,\sqrt{2x-6}=b \Rightarrow x-7 = b^2-a^2 + 3$
$\Rightarrow b^2 - a^2 + 3 = 2a - 4b \Leftrightarrow (b+2)^2=(a+1)^2$
Giải ra rồi đối chiếu đk + thử lại ta được x = 5

2b/

[/center]
Cộng theo vế 3 pt ta được:
$x+y+z=4\sqrt{y-4}+6\sqrt{z-9}+2\sqrt{x-1}$
$\Leftrightarrow x-1-2\sqrt{x-1}+1+y-4-4\sqrt{y-4}+4+z-9-6\sqrt{z-9}+9=0$
$\Leftrightarrow (\sqrt{x-1}-1)^{2}+(\sqrt{y-4}-2)^{2}+(\sqrt{z-9}-3)^{2}=0$
Đến đây cho từng bình phương bằng 0 là tìm được nghiệm


Bài 3. (2,0 điểm)
a/ Cho hàm số bậc nhất $y = ax + b$ có đồ thị đi qua điểm M(1;4). Biết rằng đồ thị của hàm số đã cho cắt trục Ox tại điểm P có hoành độ dương và cắt trục Oy tại điểm Q có tung độ dương. Tìm a và b sao cho OP + OQ nhỏ nhất ( với O là gốc tọa độ )
b/ Tìm số tự nhiên có 2 chữ số. Biết rằng nếu lấy tổng của 2 chữ số ấy cộng với 3 lần tích của 2 chữ số ấy thì bằng 17.

Bài 3a)M thuộc $(d): y = ax + b$ nên $a + b = 4$ hay $ b = 4 - a.$ Khi đó: $(d): y = ax + 4 - a$
Theo đề, ta có $P(\frac{a-4}{a}; 0), Q(0; 4 - a)$ và $\frac{a - 4}{a} > 0; 4 - a > 0 \Rightarrow a < 0$
$OP + OQ = \frac{a - 4}{a} + 4 - a = - a - \frac{4}{a} + 5$
Vì $ a < 0$ nên $- a > 0; \frac{-4}{a} > 0$. Áp dụng BĐT Cauchy cho 2 số dương $ - a$ và $\frac{-4}{a} $ ta được: $OP + OQ \geq 2.2 + 5 = 9$
Khi đó $Min(OP + OQ) = 9 \Leftrightarrow a = - 2 , b = 6$


3b / như cách bạn banhgaongonngon
$a+b+3ab=17\Leftrightarrow 9ab+3a+3b=51\Leftrightarrow (3a+1)(3b+1)=52$

Bài 4. (2,0 điểm)
Cho tam giác ABC. Gọi I là tâm đường tròn nội tiếp tam giác ABC, qua I vẽ đường thẳng vuông góc với đường thẳng CI, đường thẳng này cắt các cạnh AC, BC lần lượt tại M và N.
a/ Chứng minh rằng hai tam giác IAM và BAI đồng dạng.
b/ Chứng minh rằng $\frac{AM}{BN}= \left ( \frac{AI}{BI} \right )^2.$

Hình đã gửi
a/ $\widehat{IAM}+\widehat{IBN}+\widehat{MCI}=90^{\circ}$
$\widehat{IMC}+\widehat{MCI}=90^{\circ}$ $\Rightarrow \widehat{IAM}+\widehat{AIM}+\widehat{MCI}=90^o$
$\Rightarrow \widehat{ IBN} =\widehat{AIM}\Rightarrow \widehat{ABI}=\widehat{AIM}$
$\Rightarrow$ hai tam giác IAM và BAI đồng dạng.
b/ Chứng minh tương tự câu a => hai tam giác IBN và ABI đồng dạng
$\Rightarrow \left\{\begin{matrix} AM.AB=AI^2\\ BN.AB=BI^2 \end{matrix}\right.$
$\Rightarrow$ đpcm


Bài 5. (1,5 điểm)
Cho tam giác ABC có $\widehat{BAC}$ là góc tù. Vẽ các đường cao CD và BE của tam giác ABC ( D nằm trên đường thẳng AB, E nằm trên đường thẳng AC). Gọi M,N lần lượt là chân đường vuông góc của các điểm B và C trên đường thẳng DE. Biết rằng $S_{1}$ là diện tích tam giác ADE, $S_{2}$ là diện tích tam giác BEM và $S_{3}$ là diện tích tam giác CDN. Tính diện tích tam giác ABC theo $S_{1},S_{2},S_{3}.$

Bài 5: Đã tìm được cách làm THCS :D
Ta sẽ chứng minh $S_{ABC}=S=S_1+S_2+S_3 \quad (1)$. Thật vậy:
Hình đã gửi
Dễ chứng minh rằng $ME=ND$ (bằng cách lấy thêm trung điểm $MN,BC$).
\[
\begin{array}{l}
S = S_{MNBC} - S_{BMD} - S_{CNE} + S_1 \\
\Rightarrow S - S_1 = S_{MNBC} - S_{BMD} - S_{CNE} \\
\end{array}
\]
Cho nên (1) tương đương với\[
\begin{array}{l}
S_2 + S_3 = S_{MNBC} - S_{BMD} - S_{CNE} \\
\Leftrightarrow S_{MNBE} = \left( {S_2 + S_{BMD} } \right) + \left( {S_3 + S_{CNE} } \right) = \frac{1}{2}MB\left( {ME + MD} \right) + \frac{1}{2}CN\left( {ND + NE} \right) \\
\Leftrightarrow S_{MNBE} = \frac{1}{2}MB\left( {ND + MD} \right) + \frac{1}{2}CN\left( {ME + NE} \right) = \frac{1}{2}\left( {MB + CN} \right)MN \\
\end{array}
\]
Đẳng thức cuối luôn đúng nên (1) được chứng minh.


Cách dùng đồng dạng :
$\Delta BEM$ đồng dạng $\Delta BCD$
$\Rightarrow \frac{S_{2}}{S_{BCD}}=\frac{BE^2}{BC^2}$
$\Rightarrow \frac{S_{2}}{S+S_{ADC}}=\frac{BE^2}{BC^2}(1)$
$\Delta ECN$ đồng dạng $\Delta BCD$
$\Rightarrow \frac{S_{ECN}}{S_{BCD}}=\frac{EC^2}{BC^2}$
$\Rightarrow \frac{S_{1}+S_{3}+S_{ADC}}{S+S_{ADC}}=\frac{EC^2}{BC^2}(2)$
$(1),(2) \Rightarrow \frac{S_{1}+S_{2}+S_{3}+S_{ADC}}{S+S_{ADC}}=1 \Rightarrow S_{BAC}=S_{1}+S_{2}+S_{3}$


Cách khác : Hình đã gửi
Chứng minh $S_{BEC}+S_{CDB}=HK . BC$
Chứng minh $S_{IHM}=S_{FHN}$
BIFC là hình bình hành
Chứng minh $S_{IFCB}=S_{MNCB}=HK.BC$
$\Rightarrow S_{MNCB}=S_{BEC}+S_{CDB}$
$\Rightarrow S_{BAC}=S_{1}+S_{2}+S_{3}$

Đừng Sợ Hãi Khi Phải
Đối Đầu Với Một Đối Thủ Mạnh Hơn
Mà Hãy Vui Mừng Vì
Bạn Có Cơ Hội Chiến Đấu Hết Mình!






Được gắn nhãn với một hoặc nhiều trong số những từ khóa sau: lớp 9, đà nẵng, đề thi, chọn học sinh giỏi

1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh