Đến nội dung

Hình ảnh

Đề thi chọn HSG tỉnh Phú Yên lớp 9 THCS - Năm học 2012-2013


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 7 trả lời

#1
sieucuong1998

sieucuong1998

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 24 Bài viết

Hình đã gửi

Câu 1.(5,0 điểm)
a) Cho $A=\sqrt{2012}-\sqrt{2011}$, $B=\sqrt{2013}-\sqrt{2012}$.
So sánh $A$ và $B$.
b) Tính giá trị biểu thức: $C=\sqrt[3]{15 \sqrt{3}+26} $ $-\sqrt[3]{15 \sqrt{3}-26} $.
c) Cho $2x^{3}=3y^{3}=4z^{3}$ và $ \frac{1}{x} + \frac{1}{y} + \frac{1}{z} = 1 $. Chứng minh rằng: $\frac{\sqrt[3]{2x^{2}+3y^{2}+4z^{2}}}{\sqrt[3]{2}+\sqrt[3]{3}+\sqrt[3]{4}}=1$.
Câu 2.(3,0 điểm) Giải phương trình $\frac{1}{\left ( x^{2}+2x+2 \right )^{2}} + \frac{1}{\left ( x^{2}+2x+3 \right )^{2}}=\frac{5}{4}$.
Câu 3.(4,0 điểm) Giải hệ phương trình:

Hình đã gửi

Câu 4.(3,0 điểm) Cho tam giác $ABC$. Gọi $Q$ là điểm trên cạnh $BC$ ($Q$ khác $B, C$). Trên cạnh $AQ$ lấy điểm $P$ ($P$ khác $A, Q$). Hai đường thẳng qua $P$ song song với $AC, AB$ lần lượt cắt $AB, AC$ tại $M, N$.
a) Chứng minh rằng: $\frac{AM}{AB}+\frac{AN}{AC}+\frac{PQ}{AQ}=1 $.
b) Xác định vị trí điểm $Q$ để $\frac{AM.AN.PQ}{AB.AC.AQ}=\frac{1}{27} $.
Câu 5.(3,0 điểm) Cho nửa đường tròn tâm $O$ đường kính $AB$. Điểm $C$ thuộc bán kính $OA$. Đường vuông góc với $AB$ tại $C$ cắt nửa đường tròn $(O)$ tại $D$. Đường tròn tâm $I$ tiếp xúc với nửa đường tròn $(O)$ và tiếp xúc với các đoạn thẳng $CA$, $CD$. Gọi $E$ là tiếp điểm của $AC$ với đường tròn $(I)$. Chứng minh rằng $BD=BE$.
Câu 6.(2,0 điểm) Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức $P=1-xy$, trong đó $x, y$ là các số thực thỏa mãn điều kiện: $x^{2013}+y^{2013}=2x^{1006}y^{1006}$.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi sieucuong1998: 01-03-2013 - 16:49


#2
duong vi tuan

duong vi tuan

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 229 Bài viết

Hình đã gửi

Câu 1.(5,0 điểm)
a) Cho $A=\sqrt{2012}-\sqrt{2011}$, $B=\sqrt{2013}-\sqrt{2012}$. So sánh $A$ và $B$.
b) Tính giá trị biểu thức: $C=\sqrt[3]{15 \sqrt{3}+26} $ $-\sqrt[3]{15 \sqrt{3}+26} $
c) Cho $2x^{3}=3y^{3}=4z^{3}$ và $ \frac{1}{x} + \frac{1}{y} + \frac{1}{z} = 1 $. Chứng minh rằng: $\frac{1}{2}$



bài so sánh dễ nhất : $A=\frac{1}{\sqrt{2011}+\sqrt{2012}}$
$B=\frac{1}{\sqrt{2012}+\sqrt{2013}}$. do $\sqrt{2012}+\sqrt{2013}\geq \sqrt{2012}+\sqrt{2011}$
nên A>B

b) 2 số giống nhau quá , ko biết có nhìn nhầm ko . C=0
C0 .
c) ko hiểu ??

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi duong vi tuan: 01-03-2013 - 14:19

NGU
Hình đã gửi

#3
banhgaongonngon

banhgaongonngon

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1046 Bài viết

Hình đã gửi

Câu 2.(3,0 điểm) Giải phương trình $\frac{1}{\left ( x^{2}+2x+2 \right )^{2}} + \frac{1}{\left ( x^{2}+2x+3 \right )^{2}}=\frac{5}{4}$.


Đặt $x^{2}+2x+2=a$ với $a\geq 1$ ta có PT trở thành

$\frac{1}{a^{2}}+\frac{1}{a^{2}+2a+1}=\frac{5}{4} \Leftrightarrow \frac{2a^{2}+2a+1}{a^{4}+2a^{3}+a^{2}}=\frac{5}{4} \Leftrightarrow 5a^{4}+10a^{3}-3a^{2}-8a-4=0 \Leftrightarrow (a-1)(a+2)(5a^{2}+5a+2)=0$



#4
banhgaongonngon

banhgaongonngon

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1046 Bài viết

Câu 3.(4,0 điểm) Giải hệ phương trình:

Hình đã gửi


Đặt $\left\{\begin{matrix} 2x+y=a\\ 2x-y=b \end{matrix}\right.$. Ta có hệ mới

$\left\{\begin{matrix} 8a^{2}-10ab-3b^{2}=0\\ a-\frac{2}{b}=2 \end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} a=-\frac{1}{4}b\\ a-\frac{2}{b}=2 \end{matrix}\right.\vee \left\{\begin{matrix} a=\frac{3}{2}b\\ a-\frac{2}{b}=2 \end{matrix}\right.$



#5
banhgaongonngon

banhgaongonngon

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1046 Bài viết

Chưa hiểu 1a nó ra sao


Ta có $\left\{\begin{matrix} A=\sqrt{2012}-\sqrt{2011}=\frac{\left ( \sqrt{2011} \right )^{2}-\left ( \sqrt{2011} \right )^{2}}{\sqrt{2012}+2011}=\frac{1}{\sqrt{2011}+\sqrt{2012}}\\ B=\sqrt{2013}-\sqrt{2012}=\frac{\left ( \sqrt{2013} \right )^{2}-\left ( \sqrt{2012} \right )^{2}}{\sqrt{2012}+\sqrt{2013}}=\frac{1}{\sqrt{2012}+\sqrt{2013}} \end{matrix}\right.$
Do $\sqrt{2013}>\sqrt{2011}\Rightarrow \sqrt{2012}+\sqrt{2013}>\sqrt{2011}+\sqrt{2012}>0\Rightarrow \frac{1}{\sqrt{2012}+\sqrt{2013}}<\frac{1}{\sqrt{2011}+\sqrt{2013}}$

#6
LNH

LNH

    Bất Thế Tà Vương

  • Hiệp sỹ
  • 581 Bài viết
Câu 6:
TH1:Với $x=y=0$ thì $P=1$
TH2:Với $x,y\ne 0$
${{x}^{2013}}+{{y}^{2013}}=2{{x}^{1006}}{{y}^{1006}}$
$\Leftrightarrow 1=\frac{{{x}^{1007}}}{2{{y}^{1006}}}+\frac{{{y}^{1007}}}{2{{x}^{1006}}}\Leftrightarrow 1={{(\frac{{{x}^{1007}}}{2{{y}^{1006}}}+\frac{{{y}^{1007}}}{2{{x}^{1006}}})}^{2}}\ge 4\frac{{{x}^{1007}}{{y}^{1007}}}{4{{x}^{1006}}{{y}^{1006}}}=xy\Leftrightarrow 1-xy\ge 0$
Vậy $minP=0$
Khi đó $x=y=1$

#7
C a c t u s

C a c t u s

    Fly

  • Thành viên
  • 339 Bài viết

Câu 5.(3,0 điểm) Cho nửa đường tròn tâm $O$ đường kính $AB$. Điểm $C$ thuộc bán kính $OA$. Đường vuông góc với $AB$ tại $C$ cắt nửa đường tròn $(O)$ tại $D$. Đường tròn tâm $I$ tiếp xúc với nửa đường tròn $(O)$ và tiếp xúc với các đoạn thẳng $CA$, $CD$. Gọi $E$ là tiếp điểm của $AC$ với đường tròn $(I)$. Chứng minh rằng $BD=BE$.

Không hiểu đường tròn (I) là bất kỳ à bạn?
-----
P.s: PY thi sớm nhỉ

Kỳ tích là tên gọi khác của sự nỗ lực


#8
Zaraki

Zaraki

    PQT

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 4273 Bài viết

b) Tính giá trị biểu thức: $C=\sqrt[3]{15 \sqrt{3}+26} $ $-\sqrt[3]{15 \sqrt{3}-26} $.

Lời giải.
Bổ đề. $a+b+c=0 \Leftrightarrow a^3+b^3+c^3=3abc$. (tự chứng minh)

Quay lại bài toán. Ta chọn $C=a, \; - \sqrt[3]{15 \sqrt3+26}=b, \; \sqrt[3]{15 \sqrt3-26}= c$.
Khi đó $a+b+c=0$. Do đó $$\begin{aligned} a^3+b^3+c^3=3abc & \Leftrightarrow C^3+ \left( - \sqrt[3]{15 \sqrt 3 +26} \right)^3 + \left( \sqrt[3]{15 \sqrt 3 -26 } \right)^3 \\ & = -3C \cdot \sqrt[3]{ \left( 15 \sqrt3 -26 \right) \left( 15 \sqrt3+26 \right)} \\ & \Leftrightarrow C^3-52= 3C \\ & \Leftrightarrow (C-4)(C^2+4C+13)=0 \end{aligned}$$
Vậy $\boxed{C=4}$.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Phạm Quang Toàn: 03-03-2013 - 22:44

Discovery is a child’s privilege. I mean the small child, the child who is not afraid to be wrong, to look silly, to not be serious, and to act differently from everyone else. He is also not afraid that the things he is interested in are in bad taste or turn out to be different from his expectations, from what they should be, or rather he is not afraid of what they actually are. He ignores the silent and flawless consensus that is part of the air we breathe – the consensus of all the people who are, or are reputed to be, reasonable.

 

Grothendieck, Récoltes et Semailles (“Crops and Seeds”). 





2 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 2 khách, 0 thành viên ẩn danh