Đến nội dung

Hình ảnh

CM: $b^{2}a-a^{2}b\leq \frac{1}{4}$


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 6 trả lời

#1
Taylor

Taylor

    Lính mới

  • Thành viên
  • 3 Bài viết

Cho $0\leq a\leq b\leq 1$, CM: $b^{2}a-a^{2}b\leq \frac{1}{4}$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Taylor: 11-04-2013 - 19:15


#2
Oral1020

Oral1020

    Thịnh To Tướng

  • Thành viên
  • 1225 Bài viết

Ta có BĐT:
$xy \le \frac{(x+y)^2}{4}$. Vì BĐT này tương đương $(x-y)^2 \ge 0$ (đúng)
Dâu $"="$ xảy ra khi $x=y$
Áp dụng BĐT này ta có:
$ab^2-a^2b = ab(b-a)$ $\le$ $\frac{(ab+b-a)^2}{4}$ $(1)$
Mà vì $0$ be.gif $a$ be.gif $ b$ be.gif $1$ nên $(a+1)(1-b)$ lon.gif $0$ $\Longleftrightarrow$ $ab+b-a$ $\le$ $1$.
mà $ab+b-a$ $\ge$ $0$. nên $\Longrightarrow$ $(ab+b-a)^2$ $\le$ $1$ $(2)$
Từ $(1)$ và $(2)$ $\Longrightarrow $$ab^2-a^2b$ $\le$ $\frac{1}{4}$ (ĐPCM)
Dâu $"="$ xảy ra khi $ab=b-a$ và $b=1$ $\Longleftrightarrow$ $a=\frac{1}{2}$; $b=1$

--

Mình cũng ở BÌnh phước nên mình thấy đề này trong đề thi HSG BP nếu bạn có đề phiền bạn up giùm :D


"If I feel unhappy,I do mathematics to become happy.


If I feel happy,I do mathematics to keep happy."

Alfréd Rényi

Hình đã gửi


#3
Taylor

Taylor

    Lính mới

  • Thành viên
  • 3 Bài viết

Mình cũng có cách này nữa :Đặt P= $b^{2}a-a^{2}b$
$\Rightarrow$ P= ab(b-a)
Vì $0\leq a\leq b\leq 1$ $\Leftrightarrow$ $\left\{\begin{matrix} 0 & \leqslant ab & \leqslant a\\ 0 & \leqslant b-a& \leqslant 1-a \end{matrix}\right.$
Nhân vế theo về ta có: P$\leq$a(1-a)$\leq$$(\frac{a+(1-a)}{2})^{2}$=$\frac{1}{4}$

Dấu "=" $\Leftrightarrow$ $\left\{\begin{matrix} b=1& \\ a=1-a& \end{matrix}\right.$$\Rightarrow$$\Rightarrow \left\{\begin{matrix} a= \frac{1}{2}& \\ b= 1 & \end{matrix}\right.$
Mình ở Bình Long, vừa rồi bạn mình đi thi mình chỉ chép được mấy câu này, để mình mượn đề 


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Taylor: 12-04-2013 - 19:28


#4
25 minutes

25 minutes

    Thành viên nổi bật 2015

  • Hiệp sỹ
  • 2795 Bài viết

Cho $0\leq a\leq b\leq 1$, CM: $b^{2}a-a^{2}b\leq \frac{1}{4}$

Có cách khác như sau 

Do $b >a$ nên ta đặt $b=a+x,1>x>0$

Ta cần chứng minh $ax(a+x) \leq \frac{1}{4}$

Áp dụng AM-GM ta có $ax \leq \frac{(a+x)^2}{4}\Rightarrow ax(a+x) \leq \frac{(a+x)^2}{4}(a+x) \leq \frac{(a+x)^3}{4}=\frac{b^3}{4} \leq \frac{1}{4}$

Do đó ta có đpcm

Dấu = xảy ra khi $a=x=\frac{1}{2}\Leftrightarrow a=\frac{1}{2},b=1$


Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn.



Thảo luận BĐT ôn thi Đại học tại đây


#5
Tienanh tx

Tienanh tx

    $\Omega \textbf{Bùi Tiến Anh} \Omega$

  • Thành viên
  • 360 Bài viết

Cách 4: Ta chứng minh: $ab^2-ba^2 \leq a-a^2 \leq \dfrac{1}{4}$ (biến đổi tương đương hết nhé)

 

$\oplus$ Ta có: $ab^2-ba^2 \leq a-a^2$

$\Longleftrightarrow$ $ba^2-ab^2+a-a^2 \ge 0$

$\Longleftrightarrow$ $(a-ab^2)-(a^2-ba^2) \ge 0$

$\Longleftrightarrow$ $a(1-b)(1+b)-a^2(1-b) \ge 0$

$\Longleftrightarrow$ $(1-b)\left[a(1+b)-a^2 \right] \ge 0$

$\Longleftrightarrow$ $(1-b)\left[a-a^2 \right] \ge 0$ Do $(1+b) \ge 1$

$\Longleftrightarrow$ $(1-b)\left[a(1-a) \right] \ge 0$ (Luôn đúng do $(1-a) \ge 0 ; (1-b) \ge 0 ; a \ge 0$)

 

$\oplus$ Dễ thấy $a-b^2 \leq 0$ 

$\Longleftrightarrow$ $\left(a-\dfrac{1}{2} \right) \ge 0$

 

Từ 2 điều trên $\Longrightarrow$ $QED$

 


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Tienanh tx: 19-04-2013 - 21:25

$\cdot$ $( - 1) = {( - 1)^5} = {( - 1)^{2.\frac{5}{2}}} = {\left[ {{{( - 1)}^2}} \right]^{\frac{5}{2}}} = {1^{\frac{5}{2}}} =\sqrt{1}= 1$

$\cdot$ $\dfrac{0}{0}=\dfrac{100-100}{100-100}=\dfrac{10.10-10.10}{10.10-10.10}=\dfrac{10^2-10^2}{10(10-10)}=\dfrac{(10-10)(10+10)}{10(10-10)}=\dfrac{20}{10}=2$

$\cdot$ $\pi\approx 2^{5^{0,4}}-0,6-\left(\frac{0,3^{9}}{7}\right)^{0,8^{0,1}}$

$\cdot$ $ - 2 = \sqrt[3]{{ - 8}} = {( - 8)^{\frac{1}{3}}} = {( - 8)^{\frac{2}{6}}} = {\left[ {{{( - 8)}^2}} \right]^{\frac{1}{6}}} = {64^{\frac{1}{6}}} = \sqrt[6]{{64}} = 2$

 

 

 

 


#6
Tienanh tx

Tienanh tx

    $\Omega \textbf{Bùi Tiến Anh} \Omega$

  • Thành viên
  • 360 Bài viết

Cách 5: 

$\oplus$ Ta có: $ab^2-ba^2 \leq \dfrac{1}{4}$

$\Longleftrightarrow$ $ba^2-ab^2 + \dfrac{1}{4} \ge 0$

$\Longleftrightarrow$ $\left(ba^2-ba+\dfrac{b}{4} \right) + ba -ab^2 - \dfrac{b}{4} + \dfrac{1}{4} \ge 0$

$\Longleftrightarrow$ $b\left(a^2-a+\dfrac{1}{4} \right) + ba(1-b) + \dfrac{1-b}{4} \ge 0$

$\Longleftrightarrow$ $b\left(a-\dfrac{1}{2} \right)^2 + ba(1-b) + \dfrac{1-b}{4} \ge 0$ (Quá đúng)


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Tienanh tx: 19-04-2013 - 21:59

$\cdot$ $( - 1) = {( - 1)^5} = {( - 1)^{2.\frac{5}{2}}} = {\left[ {{{( - 1)}^2}} \right]^{\frac{5}{2}}} = {1^{\frac{5}{2}}} =\sqrt{1}= 1$

$\cdot$ $\dfrac{0}{0}=\dfrac{100-100}{100-100}=\dfrac{10.10-10.10}{10.10-10.10}=\dfrac{10^2-10^2}{10(10-10)}=\dfrac{(10-10)(10+10)}{10(10-10)}=\dfrac{20}{10}=2$

$\cdot$ $\pi\approx 2^{5^{0,4}}-0,6-\left(\frac{0,3^{9}}{7}\right)^{0,8^{0,1}}$

$\cdot$ $ - 2 = \sqrt[3]{{ - 8}} = {( - 8)^{\frac{1}{3}}} = {( - 8)^{\frac{2}{6}}} = {\left[ {{{( - 8)}^2}} \right]^{\frac{1}{6}}} = {64^{\frac{1}{6}}} = \sqrt[6]{{64}} = 2$

 

 

 

 


#7
Tienanh tx

Tienanh tx

    $\Omega \textbf{Bùi Tiến Anh} \Omega$

  • Thành viên
  • 360 Bài viết

Cách 6: 

$\oplus$ Ta có: $ab^2-ba^2 \leq \dfrac{1}{4}$ 

$\Longleftrightarrow$ $4a^2b-4ab^2+1 \ge 0$, Ta đi chứng minh $f(a)=4a^2b-4ab^2+1 \ge 0$

$\oplus$ Ta có:

$\Delta{\mathbf{a}}=(-4b^2)^2-4.4b.1$

$=16b^4-16b $

$= -16b(1-b^3)$

$= -16b(1-b)(b^2+b+1)\leq 0$

$\Longrightarrow$ $f(a)$ luôn cùng dấu với hệ số của $a^2$ là $4b$

Mà $4b \ge 0$ $\Longrightarrow$ $f(a) \ge 0$

$\Longrightarrow$ $QED$

$\oplus$ Dấu $"="$  $\Longleftrightarrow$ $\left\{\begin{matrix}\Delta = 0& \\ a=\dfrac{4b^2}{8b}& \end{matrix}\right.$

$\Longrightarrow$ $a=\dfrac{1}{2}; b = 1$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Tienanh tx: 19-04-2013 - 22:44

$\cdot$ $( - 1) = {( - 1)^5} = {( - 1)^{2.\frac{5}{2}}} = {\left[ {{{( - 1)}^2}} \right]^{\frac{5}{2}}} = {1^{\frac{5}{2}}} =\sqrt{1}= 1$

$\cdot$ $\dfrac{0}{0}=\dfrac{100-100}{100-100}=\dfrac{10.10-10.10}{10.10-10.10}=\dfrac{10^2-10^2}{10(10-10)}=\dfrac{(10-10)(10+10)}{10(10-10)}=\dfrac{20}{10}=2$

$\cdot$ $\pi\approx 2^{5^{0,4}}-0,6-\left(\frac{0,3^{9}}{7}\right)^{0,8^{0,1}}$

$\cdot$ $ - 2 = \sqrt[3]{{ - 8}} = {( - 8)^{\frac{1}{3}}} = {( - 8)^{\frac{2}{6}}} = {\left[ {{{( - 8)}^2}} \right]^{\frac{1}{6}}} = {64^{\frac{1}{6}}} = \sqrt[6]{{64}} = 2$

 

 

 

 





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh