Đến nội dung

yellow nội dung

Có 365 mục bởi yellow (Tìm giới hạn từ 26-04-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#379248 Chuyên mục : Trao đổi các bài toán casio .

Đã gửi bởi yellow on 21-12-2012 - 11:59 trong Các dạng toán khác

Bài toán:
Cho $u_1=1$ ; $u_2=\sqrt[3]{2}$ ; $u_3=\sqrt[3]{2+\sqrt[3]{3}}$; ...
Tính giá trị của $u_{2010}$. Kết quả lấy đủ 10 chữ số. Nêu quy trình bấm phím liên tục để tính $u_n$ (n>7)

Đây là bài $7$ trong đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh năm 2010 - 2011 của Thừa Thiên Huế
Mình xin được giải bài này như sau:
Tính $u_8$:
9 SHIFT STO D
SHIFT $\sqrt[3]{`}$ 8 SHIFT STO A
ALPHA D ALPHA = ALPHA D - 1 ALPHA :
ALPHA A ALPHA = SHIFT $\sqrt[3]{`}$ ( ALPHA D - 1 + ALPHA A )
Ấn = liên tục cho đến khi thấy $D = 3$, bấm tiếp = ta được kết quả $u_8$
Tương tự như thế ta sẽ có $u_n \approx 1,544984701$ với $n>7$. Suy ra $u_{2010}\approx1,544984701$



#379149 Chứng minh trọng tâm $G$ của $\Delta ABC$ cố định

Đã gửi bởi yellow on 20-12-2012 - 21:20 trong Hình học


$BC \cap (O;r) = D$
Hạ $OI \perp MD$. Dễ dàng chứng minh: $A,O,D:thẳng hàng$
Không mất tính tổng quát, giả sử B,M,I,D,C thẳng hàng theo thứ tự đó
Lần lượt theo Pythagore, ta có:
$MA^2+MB^2+MC^2=4OI^2+(IB-IM)^2+(MI+IC)^2$
$=4OI^2)+IB^2-2BI.IM+IM^2+IM^2+2IM.IC+IC^2$
$=2(r^2+R^2):const$
b, Gọi $G$ là trọng tâm $\triangle ABC$, mà $AI$ là trung tuyến.
Vậy với cách xác định điểm $G$ như trên, $G$ cũng là trọng tâm $\triangle AMD$
$\Rightarrow \frac{MG}{MO} = \frac{2}{3}$
Mà $O:const \Rightarrow G:const$

Làm thế nào để c/m $A, O, D$ thằng hàng anh. Em chứng minh mà chẳng biết đúng sai thế nào nữa!



#379142 Tính độ dài $AB$

Đã gửi bởi yellow on 20-12-2012 - 21:03 trong Hình học

Anh ơi, làm thế nào c/m được hai tam giác $AMK$ và $BO'K$ đồng dạng vậy anh



#379136 Chứng minh rằng: $EF=\frac{1}{2}MP$

Đã gửi bởi yellow on 20-12-2012 - 20:25 trong Hình học

Mọi người giúp mình bài này tí, đang kẹt quá!



#379135 Tính độ dài $AB$

Đã gửi bởi yellow on 20-12-2012 - 20:21 trong Hình học

2 đường tròn ngoài nhau thì không có công thức tổng quát dựa trên bk 2 đường tròn đâu em

Anh ơi, em sửa lại đề rồi, anh xem giúp em với!



#379132 Tính độ dài $AB$

Đã gửi bởi yellow on 20-12-2012 - 20:10 trong Hình học

Độ dài tiếp tuyến chung sẽ phụ thuộc vào 2 bán kính, và khoảng cách giữa 2 tâm đường tròn nữa đó em

Tiếp tuyến chung trong và tiếp tuyến chung ngoài đều không được hả anh?



#379130 Chứng minh trọng tâm $G$ của $\Delta ABC$ cố định

Đã gửi bởi yellow on 20-12-2012 - 20:03 trong Hình học

Cho hai đường tròn đồng tâm $O$ có bán kính $R$ và $r$ ($R>r$). $A$ và $M$ là $2$ điểm thuộc đường tròn nhỏ, qua $M$ vẽ dây $BC$ của đường tròn lớn sao cho $BC\perp AM$.
a) Tính $MA^2+MB^2+MC^2$ theo $R$ và $r$.
b) Chứng minh: trọng tâm $G$ của $\Delta ABC$ cố định.



#379113 Tính độ dài $AB$

Đã gửi bởi yellow on 20-12-2012 - 19:05 trong Hình học

Cho $2$ đường tròn $(O;R)$ và $(O';R')$ tiếp xúc ngoài nhau ($R>r$). $AB$ là tiếp tuyến chung của hai đường tròn
($A\in (O;R),B\in (O';R')$). Tính độ dài $AB$



#379106 $S_{ABC}$

Đã gửi bởi yellow on 20-12-2012 - 18:28 trong Hình học

Trên cạnh $AC$ của $\Delta ABC$ nhọn lấy điểm $D$ sao cho $AD=a$ ; $DC=b$ ($a<b$) và $BD$ là đường cao của $\Delta ABC$. Đường tròn đường kính $b$ đi qua $A$ và $D$ tiếp xúc với đường tròn ngoại tiếp $\Delta DBC$ tại $D$. Tính $S_{ABC}$



#379044 Giải phương trình nghiệm nguyên: $x^3-x^2y+3x-2y-5=0$

Đã gửi bởi yellow on 20-12-2012 - 12:56 trong Số học

Ta có $y= \frac{x^3+3x-5}{x^2+2}= x+ \frac{x-5}{x^2+2}$.
Để $x,y \in \mathbb{Z}$ thì $x^2+2 \mid x-5$, suy ra $x^2+2 \mid (x-5)(x+5)$, nên $x^2+2 \mid 27$ hay $x^2+2 \in \{ \pm 1; \pm 3; \pm 9; \pm 27 \}$.
Lại có $x^2+2 \ge 2 \; \forall x \in \mathbb{Z}$ nên chỉ có thể $x^2+2 \in \{ 3,9,27 \}$.
Ta tìm được $x= \pm 1, \pm 5$. Thử lại thì thấy chỉ có $x=-1,x=5$ thỏa mãn. Đến đây dễ tìm $y$.

Bạn ơi cho mình hỏi cái dấu gạch thẳng đó có nghĩa là gì vậy và vì sao $x^2+2 \mid (x-5)(x+5)$ $\Rightarrow$ $x^2+2 \mid 27$



#378888 Tìm vị trí điểm $M$ trên $AB$ sao cho đoạn thằng $MN...

Đã gửi bởi yellow on 19-12-2012 - 18:58 trong Hình học

Cho đoạn thằng $AB$ cố định có điểm M nằm giữa hai điểm $A$ và $B$. Trên cùng một nửa mặt phẳng có bờ là đường thằng $AB$ vẽ các hình vuông $AMED$ và $BMCF$. Các đường tròn $(O_1)$ và $(O_2)$ ngoại tiếp hình vuông trên cắt nhau tại điểm thứ hai $N$ khác $M$.
a) Chứng minh rằng $A, N, C$ thẳng hàng và $E, N, B$ thằng hàng.
b) Chứng minh rằng đường thẳng $MN$ luôn đi qua một điểm cố định khi $M$ di động trên đoạn thằng $AB$
c) Tìm vị trí điểm $M$ trên $AB$ sao cho đoạn thằng $MN$ có độ dài lớn nhất.
d) Trung điểm $I$ của đoạn thằng $O_1O_2$ chạy trên đường nào khi $M$ di động trên $AB$?



#378887 Chứng minh: $\frac{GB}{BC}=\frac{HD...

Đã gửi bởi yellow on 19-12-2012 - 18:50 trong Hình học

Mình không biết bạn biết cái này chưa, nhưng cũng post lên
http://diendantoanho...ề-việc-vẽ-hinh/



#378886 Chứng minh: $\frac{GB}{BC}=\frac{HD...

Đã gửi bởi yellow on 19-12-2012 - 18:49 trong Hình học

[attachment=12624:Doc1.doc]Thu lai cai!
Sao chua duoc nhi? Minh muon hinh hien len tren topic co!

Định dạng file .doc không được đâu bạn, phải là file ảnh thì mới được!
Bạn có thể dùng photoshop hoặc là Paint của Window



#378885 Chứng minh rằng không có số nguyên tố $n$ nào thoả mãn hệ thức...

Đã gửi bởi yellow on 19-12-2012 - 18:47 trong Số học

a) Chứng minh rằng nếu $p$ là số nguyên tố lớn hơn $3$ thì $(p^2-1)\vdots 24$
b) Chứng minh rằng không có số nguyên tố $n$ nào thoả mãn hệ thức:
$$n^3+2006n=2008^{2008}+1$$



#378884 Giải phương trình nghiệm nguyên: $x^3-x^2y+3x-2y-5=0$

Đã gửi bởi yellow on 19-12-2012 - 18:44 trong Số học

Giải phương trình nghiệm nguyên: $x^3-x^2y+3x-2y-5=0$



#378883 Tính $S=x\sqrt{y^2+b}+y\sqrt{x^2+b}$...

Đã gửi bởi yellow on 19-12-2012 - 18:42 trong Đại số

Cho $a=(x+\sqrt{x^2+b})(y+\sqrt{y^2+b})\neq 0$. Tính $S=x\sqrt{y^2+b}+y\sqrt{x^2+b}$ theo $a$ và $b$



#378882 Tính các góc của $\Delta ABC$

Đã gửi bởi yellow on 19-12-2012 - 18:39 trong Hình học

Cho $\Delta ABC$ có đường trung tuyến $AM$, đường phân giác $AD$ và đường cao $AH$ chia $\widehat{BAC}$ thành $4$ góc bằng nhau ($M,D,H\in BC$). Tính các góc của $\Delta ABC$



#378881 Chuyên mục : Trao đổi các bài toán casio .

Đã gửi bởi yellow on 19-12-2012 - 18:34 trong Các dạng toán khác

Bạn có thể cho mình biết tại sao lại dùng D=D+4 không ?

Thế này bạn nhé, từ dãy số ta thấy được quy luật từng số như sau:
$S_1=81$

$S_2=S_1+(9+6)^2$

$S_3=S_1+S_2+(9+6+4)^2$ (Số hạng được cộng thêm thì bằng số hạng cộng thêm của số trước cộng thêm 4)

$S_4=S_1+S_2+S_3+(9+6+4+4)^2$

$S_5=S_1+S_2+S_3+S_4+(9+6+4+4+4)^2$
............



#378868 Chứng minh: $\frac{GB}{BC}=\frac{HD...

Đã gửi bởi yellow on 19-12-2012 - 18:15 trong Hình học

Minh thu post cai hinh xem duoc ko!
file:///C:/DOCUME~1/anh/LOCALS~1/Temp/msohtml1/01/clip_image002.jpg

KO duoc rui! Chan ghe . Ai biet chi minh voi!!!!

Bạn gửi bài rồi, kick vào Tệp đính kèm



#378658 Tìm các giá trị nguyên $x, y$ thoả mãn đẳng thức: $(y+2)x^2+1=...

Đã gửi bởi yellow on 18-12-2012 - 20:30 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Ta có $x^{2}-5x+14=x^{2}-6x+9+x+5=(x-3)^{2}+x+5\geq x+5\geq x+1+4\geq 4\sqrt{x+1}$
Dấu "=" xãy ra khi x=3

Bạn ơi cho mình hỏi vì sao $x+1+4\geq 4\sqrt{x+1}$



#378622 Tìm các giá trị nguyên $x, y$ thoả mãn đẳng thức: $(y+2)x^2+1=...

Đã gửi bởi yellow on 18-12-2012 - 18:13 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

a) Giải phương trình: $4\sqrt{x+1}=x^2-5x+14$
b) Tìm các giá trị nguyên $x, y$ thoả mãn đẳng thức: $(y+2)x^2+1=y^2$



#378620 Chứng minh rằng: $EF=\frac{1}{2}MP$

Đã gửi bởi yellow on 18-12-2012 - 18:08 trong Hình học

Cho hình thang $ABCD (AD//BC)$ ngoại tiếp đường tròn $(O;R)$. $AB, BC, CD, DA$ tiếp xúc với $(O;R)$ tại $M, N, P, Q$. $AN$ cắt $BQ$ tại $E, DN$ cắt $CQ$ tại $F$. Chứng minh rằng: $EF=\frac{1}{2}MP$



#378616 Chứng minh rằng $OI//AD$

Đã gửi bởi yellow on 18-12-2012 - 17:55 trong Hình học

Cho $(O;R)$ nội tiếp hình thang $ABCD$ $(\widehat{A}=\widehat{D}=90^o)$. $AC$ cắt $BD$ tại $I$. Chứng minh rằng $OI//AD$.



#378615 Chứng minh $M, O, N$ thẳng hàng

Đã gửi bởi yellow on 18-12-2012 - 17:48 trong Hình học

Cho $(O;R)$ nội tiếp $\Delta ABC$, tiếp xúc với $BC$ tại $D$. $M$ là trung điểm của $BC$. $N$ là trung điểm của AD. Chứng minh $M, O, N$ thẳng hàng



#378611 Tính $DF$ theo $R$

Đã gửi bởi yellow on 18-12-2012 - 17:44 trong Hình học

Cho $(O;R)$ nội tiếp $\Delta ABC$, tiếp xúc với $BC$ tại $D$. Trên $BC$ lấy điểm $E$ sao cho $BD=CE$, $AE$ cắt $(O;R)$ tại $F$ ($F$ khác phía với $D$ so với $O$). Tính $DF$ theo $R$