Đến nội dung

Oai Thanh Dao nội dung

Có 57 mục bởi Oai Thanh Dao (Tìm giới hạn từ 21-04-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#551906 Định lý Đào

Đã gửi bởi Oai Thanh Dao on 06-04-2015 - 19:52 trong Tài liệu, chuyên đề, phương pháp về Hình học

Chứng minh định lý Simson mở rộng của hai tác giả Nguyễn Lê Phước và Nguyễn Chương Chí

 

File gửi kèm  Chung_minh_dinh_ly_mo_rong_duong_thang_Sim_Son.pdf   429.42K   711 Số lần tải




#550909 Định lý Fermat đã được chứng minh một cách ngắn gọn?

Đã gửi bởi Oai Thanh Dao on 02-04-2015 - 14:46 trong Lịch sử toán học

Thấy có bài báo này trên trang web của trường đại học Princeton, mọi người cho ý kiến nhé

 

http://www.princeton.edu/~aloo/fermat

File gửi kèm

  • File gửi kèm  fermat.pdf   135.12K   854 Số lần tải



#550497 Định lý Đào

Đã gửi bởi Oai Thanh Dao on 31-03-2015 - 17:09 trong Tài liệu, chuyên đề, phương pháp về Hình học

Mở rộng định lý Napoleon kết hợp với một lục giác:

 

Cho $ABCDEF$ là một lục giác bất kỳ, dựng ba tam giác đều $AGB$, $CHD$, $EIF$ cùng ra ngoài hoặc cùng vào trong(hình vẽ đính kèm là dựng ra ngoài). Ta gọi $A_1,B_1,C_1$ lần lượt là trọng tâm của các tam giác $FGC, BHE, DIA$ và $A_2,B_2,C_2$ lần lượt là trọng tâm của các tam giác $EGD, AHF, CIB$. Khi đó hai tam giác $A_1B_1C_1$ và $A_2B_2C_2$ là các tam giác đều và chúng thấu xạ.

 

New_Ge_Napoleon theorem associated with a hexagon.png
 

Let ABCDEF be a  hexagon, constructed three equilaterals $AGB, CHD, EIF$  all externally or internally (as in the figure).  Let $A_1,B_1,C_1$ be then the 
centroid of  $FGC, BHE, DIA$ respectively. Let $A_2,B_2,C_2$ be the centroid of  $EGD, AHF, CIB$ respectively. Then show that $A_1B_1C_1$, and $A_2B_2C_2$ form an equilateral triangle and them perpective.
 
Rõ ràng khi lục giác Suy biến thành một tam giác ta có định lý Napoleon.

File gửi kèm




#543383 Định lý Đào

Đã gửi bởi Oai Thanh Dao on 08-02-2015 - 10:01 trong Tài liệu, chuyên đề, phương pháp về Hình học

Định lý Gossard và một phiên bản mở rộng đẹp. 

http://tube.geogebra...student/m645553

 Xét tam giác $ABC$ , đường thẳng $L$ cắt đt Euler của $ABC$ ở $D$ và $L$ cắt $BC$ , $CA$ , $AB$ lần lượt ở $A_0 , B_0 , C_0$ . Gọi $(H_a,O_a) , (H_b,O_b) , (H_c,O_c)$ lần lượt là trực tâm, tâm ngt của $AB_0C_0,BC_0A_0,CA_0B_0$. Gọi $D_a , D_b , D_c$  nằm trên đt Euler  $AB_0C_0,BC_0A_0,CA_0B_0$ thỏa mãn: 

\[ \frac{\overline{D_aH_a}}{\overline{DaOa}}=\frac{\overline{D_bH_b}}{\overline{D_bO_b}}=\frac{\overline{D_cH_c}}{\overline{D_cO_c}} \space=\frac{\overline{DH}}{\overline{DO}}=t  \].

Tam giác $A_1B_1C_1$ tạo bởi 3 đường thẳng qua $D_a,D_b,D_c$ song song $BC , CA , AB$

Chứng minh:

1-$A_1B_1C_1$ vị tự và đối xứng với $ABC$ qua một điểm nằm trên đường thẳng $L$. Khi $t=\infty$  hoặc đường thẳng $L$ trùng với đường thẳng Euler vấn đề này suy biến thành định lý Zeeman-Gossard.

2-Đường thẳng Newton của bốn tứ giác tạo bởi các đường thẳng $(AB,BC,CA,L)$, $(AB,AC,B_1C_1,L)$, $(BC,BA,C_1A_1,L)$ và $(CA,CB,A_1B_1,L)$ cũng đi qua tâm vị tự của hai tam giác $ABC$ và $A_1B_1C_1$

(Phạm Khoa Bằng dịch từ Geogebratube)




#542925 Định lý Đào

Đã gửi bởi Oai Thanh Dao on 04-02-2015 - 09:06 trong Tài liệu, chuyên đề, phương pháp về Hình học

1-Cho $P$ tâm đẳng phương của ba đường tròn $(A),(B),( C )$. Cho đường tròn $(P)$ với tâm $P$. 
- Gọi $a$ là trục đẳng phương của $(P)$ và $(A)$, $A_1=a \cap BC$
- Gọi $b$ là trục đẳng phương của $(P)$ và $(B)$, $B_1=b \cap CA$
- Gọi $c$ là trục đẳng phương của $(P)$ và $( C )$, $C_1=c \cap AB$
Then $A_1,B_1,C_1$ thẳng hàng.
1.PNG
 
 



#541771 Định lý Đào

Đã gửi bởi Oai Thanh Dao on 25-01-2015 - 00:14 trong Tài liệu, chuyên đề, phương pháp về Hình học

Một mở rộng rất đẹp của định lý đường thẳng Simson. 

Cho tam giác ABC, và đường thẳng L đi qua tâm đường tròn ngoại tiếp của ABC. Cho một điểm P trên đường tròn ngoại tiếp. Cho đường thẳng AP,BP,CP cắt đường thẳng L tại Ap,Bp,Cp. A0,B0,C0 là chân đường cao của các điểm Ap,Bp,Cp lần lượt lên ba cạnh BC,CA,AB tạo thành các điểm thẳng hàng. Đường thẳng này chia đôi trực tâm và P. Khi P nằm trên đường thẳng L thì đường thẳng A0B0C0 là đường thẳng Simson nổi tiếng.

2.jpg

Hình động: http://tube.geogebra...student/m527653

 




#541770 Định lý Đào

Đã gửi bởi Oai Thanh Dao on 25-01-2015 - 00:05 trong Tài liệu, chuyên đề, phương pháp về Hình học

Mở rộng định lý Napoleon liên hệ với đường Kieppert hyperbola.

 

Cho $ABC$ là một tam giác, $F$ là điểm Fermat(thứ nhất hoặc thứ 2). $K$ là điểm nằm trên đường hyperbol Kiepert, $P$ là điểm nằm trên đường thẳng $FK$. $A_0$ là giao điểm của đường thẳng qua $P$ vuông góc với $BC$ và đường thẳng $AK$, định nghĩa $B_0,C_0$ tương tự. Chứng minh rằng $A_0B_0C_0$ là tam giác đều vị tự của tam giác Napoleon (ngoài hoặc trong)

 

1.jpg