Đến nội dung

leminhnghiatt nội dung

Có 1000 mục bởi leminhnghiatt (Tìm giới hạn từ 19-04-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#689289 Tính GTLN và GTNN

Đã gửi bởi leminhnghiatt on 02-08-2017 - 16:29 trong Công thức lượng giác, hàm số lượng giác

1/ Tính giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số $y=4^{|sinx|}+2^{|cosx|+2}$

B1:

Đặt $|\sin x|=t \rightarrow |\cos x|=\sqrt{1-t^2}$ ($0 \leq t \leq 1$)

Ta có: $y=4^t+2^{\sqrt{1-t^2}+2}$

Với $t=0 \rightarrow y=8$

Với $t=1 \rightarrow y=9$

$\rightarrow y'=2 \ln 2 (4^t-\dfrac{t.2^{\sqrt{1-t^2}+1}}{\sqrt{1-t^2}})$

$\rightarrow y'=0 \rightarrow 4^t-\dfrac{t.2^{\sqrt{1-t^2}+1}}{\sqrt{1-t^2}}=0$

$\rightarrow \dfrac{2^{2t+1}}{2t}=\dfrac{2^{\sqrt{1-t^2}+1}}{\sqrt{1-t^2}}$

Xét hàm $f(a)=\dfrac{2^{a+1}}{a}$ với $(a>0$).

Xét $f'(a)=\dfrac{2^{a+1}(\ln 2-1)}{a^2}>0 \rightarrow$ hàm luôn đồng biến

$\rightarrow f(2t)=f(\sqrt{1-t^2}) \rightarrow 2t=\sqrt{1-t^2} \rightarrow t=\sqrt{\dfrac{1}{5}}$ hoặc $t=-\sqrt{\dfrac{1}{5}}$

Ta có: $f(\sqrt{\dfrac{1}{5}})=...; \ f(-\sqrt{\dfrac{1}{5}})=...$

Ta thấy $f(\sqrt{\dfrac{1}{5}})=f_{max}$ và $f(-\sqrt{\dfrac{1}{5}})=f_{min}$

$\rightarrow \sin x=... \rightarrow x=....$




#689287 Tính GTLN và GTNN

Đã gửi bởi leminhnghiatt on 02-08-2017 - 16:06 trong Công thức lượng giác, hàm số lượng giác

2/ Cho $x,y$ thay đổi thỏa mãn:

$2x^2+3y^2>1$ và $2015-log_{(2x^2+3y^2)}(3x+2y)^{2015}\leq 0$

Tính giá trị lớn nhất của biểu thức: $P=3x+2y$

B2:

$2015-\log_{2x^2+3y^2}(3x+2y)^{2015} \leq 1$

$\rightarrow \log_{2x^2+3y^2} (\dfrac{2x^2+3y^2}{3x+2y})^{2015} \leq \log_{2x^2+3y^2}1$

$\rightarrow 2x^2+3y^2 \leq 3x+2y$

Ta có: $(2x^2+3y^2)(\dfrac{9}{2}+\dfrac{4}{3}) \geq (3x+2y)^2$ (BĐT Bu-nhi-a)

$\rightarrow (3x+2y).(\dfrac{9}{2}+\dfrac{4}{3}) \geq (3x+2y)^2 \rightarrow 3x+2y \leq \dfrac{35}{6}$

Dấu "=" xảy ra khi: $\dfrac{2x}{3}=\dfrac{3y}{2}$ và $3x+2y=\dfrac{35}{6} \rightarrow x=\dfrac{3}{2}$ và $y=\dfrac{2}{3}$




#688117 Tính $I$

Đã gửi bởi leminhnghiatt on 20-07-2017 - 09:33 trong Tích phân - Nguyên hàm

Hì, mk cảm ơn =)) Có vẻ cậu có duyên giúp mình toàn mấy câu sai đề nhỉ :D

 

À, giúp mình luôn câu này nữa nhé :) Câu này mk cx bí cách làm  :D Còn casio thì làm ra đc đáp án A :)

2017-07-19_150953.png

 

 

$I=\int^{\ln 5}_0 \dfrac{e^x \sqrt{e^x-1}}{e^x+3} dx=\int^{\ln 5}_0 \dfrac{\sqrt{e^x-1}}{e^x+3} d e^x$

 

Đặt $\sqrt{e^x-1}=t \rightarrow \dfrac{d e^x}{2\sqrt{e^x-1}}=dt \rightarrow d e^x=2(e^x-1) dt$ và $e^x=t^2+1$

 

Đổi cận ta được tích phân:

 

$I=\int^2_0 \dfrac{2t^2}{t^2+4} dt$

 

Đặt $t=2\tan a \rightarrow dt=\dfrac{2 da}{\cos^2 a}$

 

Đổi cận ta được tích phân:

 

$I=\int^{\pi/4}_0 \dfrac{4\tan^2 a}{\tan^2+1}.\dfrac{1}{\cos^2 a} da=\int^{\pi/4}_0 (4\tan^2 a) \ da =4 \int^{\pi/4}_0 (\dfrac{1}{\cos^2 a}-1) da $

 

$=4(\tan a-a) |^{\pi/4}_0=4-\pi$




#688104 Tính độ dài các cạnh hình hộp

Đã gửi bởi leminhnghiatt on 20-07-2017 - 08:38 trong Hình học không gian

Ùm cái đoạn sau dùng Cauchy 3 số cũng được

ukm, là Cauchy ba số mà




#688082 Tính $I$

Đã gửi bởi leminhnghiatt on 19-07-2017 - 21:58 trong Tích phân - Nguyên hàm

Bài này mk làm hoài ko ra kết quả nữa ... Ko biết là bị sai trong bước tính toán ở đâu nữa. Mong mọi người giúp đỡ ^^ 

attachicon.gif2017-07-19_150349.png

 

Đặt $\left\{\begin{matrix}u=\ln x \\ dv=x^2dx \end{matrix}\right. \rightarrow \left\{\begin{matrix} du=\dfrac{1}{x} dx \\ v=\dfrac{x^3}{3} \end{matrix}\right.$

$\rightarrow \int^e_1 x^2 \ln x dx=\ln x. \dfrac{x^3}{3} |^e_1- \int ^e_1 \dfrac{x^2}{3} dx =\ln x .\dfrac{x^3}{3} |^e_1-\dfrac{x^3}{9} |^e_1=\dfrac{2.e^3+1}{9}$

 

T nghĩ đây là đáp án đúng vì t đã thử lại bằng máy tính 




#687727 Tính độ dài các cạnh hình hộp

Đã gửi bởi leminhnghiatt on 16-07-2017 - 20:17 trong Hình học không gian

Cho khối hộp chữ nhật ABCD.A'B'C'D' có thể tích là 1 đvdt. Gọi I, J lần lượt là trung điểm AA', CD. Tính độ dài các cạnh hình hộp biết rằng khoảng cách giữa CI và A'J lớn nhất

 

 

Đặt $AD=x,CD=y,DD'=z \rightarrow xyz=1$

 

Lấy $M$ là TĐ $CC'$. Ta có: $IC // A'M \rightarrow IC // (A'JM) \rightarrow d(IC,A'J)=d(C,(A'JM))$

 

Kẻ $CD' \cap JM=N$. Chứng minh được: $\dfrac{CN}{D'N}=\dfrac{1}{3}$

$\rightarrow d(C,(A'JM))=\dfrac{1}{3}d(D,(A'JM))$

Kẻ $D'K \perp JM$. Trong hình chữ nhật $CDC'D'$ tính được $D'K=\dfrac{3yz}{2\sqrt{y^2+z^2}}$

 

Vậy $d(D,(A'JM))^2=\dfrac{AD'^2.D'K^2}{AD'^2+D'K^2}=\dfrac{9x^2y^2z^2}{4x^2(y^2+z^2)+9y^2z^2}=\dfrac{9}{4x^2(y^2+z^2)+9y^2z^2}$

 

Đặt $P=\dfrac{9}{4x^2(y^2+z^2)+9y^2z^2}=\dfrac{9}{4x^2y^2+4x^2z^2+9y^2z^2} \leq \dfrac{3}{\sqrt[3]{114x^2y^2z^2}}=\dfrac{3}{\sqrt[3]{114}}$

 

Vậy $d(IC,A'J)$ đạt max khi $\left\{\begin{matrix} xy=zx \\ 2xy=3yz \end{matrix}\right.$ $\rightarrow$ $\left\{\begin{matrix} x=\dfrac{3z}{2} \\ y=z \\ z=\sqrt[3]{\dfrac{2}{3}} \end{matrix}\right.$ 




#687636 Tính thể tích hình chóp có đáy lục giác đều (với các cạnh là parabol ...)

Đã gửi bởi leminhnghiatt on 15-07-2017 - 20:15 trong Hình học không gian

20107935_566343760202972_482039835_o.png

 

Bài này nếu làm theo hướng tích phân thì nên làm ntn mn




#683727 Bán kính $R$ của mặt cầu ngoại tiếp hình chóp $S.ABC$ là ?

Đã gửi bởi leminhnghiatt on 08-06-2017 - 23:30 trong Hình học không gian

Bài toán: Cho hình chóp $S.ABC$ có $SA=\frac{a.\sqrt{3}}{2},$ các cạnh còn lại bằng $a.$ Bán kính $R$ của mặt cầu ngoại tiếp hình chóp $S.ABC$ là ?

Gọi $K$ là trung điểm $BC$

Ta có: $SB=SC, AB=AC,KB=KC \rightarrow (SAK)$ là mặt phẳng trung trực của $BC$

Kẻ $SH \perp AK \rightarrow SH \perp (ABC)$

Lấy $O$ là tâm mặt đáy. Dựng $Ox // SH \rightarrow Ox \perp (ABC)$

Lấy TĐ $SA$ là $M$. Dễ thấy $\Delta SAK$ đều $\rightarrow KM$ là đường trung trực $SA$

Lấy $KM$ giao $Ox$ ở $I$. Khi đó ta có: $I$ là tâm mặt cầu ng tiếp chóp $S.ABC$

Bh ta đi tính bán kính $SI$

Xét trong $\Delta SAK$ ta tính được: $SK=\dfrac{3a}{4}; KI=\dfrac{1}{3} \rightarrow MI=\dfrac{5}{2}$

$\rightarrow SI=\sqrt{MI^2+SM^2}=\dfrac{\sqrt{13}a}{6}$

 

p/s: đây là cách mình áp dụng tính chất hình học không gian thuần túy và không đc tối ưu như cách anh chanhquocnghiem đăng ở trên. Bạn có thể tham khảo thêm




#683224 C/m: $cos^2\alpha +cos^2\beta $ là 1 hằng số.

Đã gửi bởi leminhnghiatt on 05-06-2017 - 16:29 trong Hình học không gian

 

Trong mp(P) cho đường tròn (O) đk AB. 


Trên đường thẳng (d) vuông góc với (P) tại A lấy điểm S sao cho SA=AB.
 
C đối xứng với B qua A. Đường thẳng $(\Delta )$ di động qua C và cắt (O) tại 2 điểm M, N.
 
Gọi $\alpha $ và $\beta $ lần lượt là số đo của góc giữa 2 mp (SBM) và (SBN) với (P).
 
C/m: $cos^2\alpha +cos^2\beta $ là 1 hằng số.

 

Dễ thấy: góc giữa $(SBM)$ và $(P)$ là $\angle SMA$; góc giữa $(SBN)$ và $(P)$ là $\angle SNA$

 

Ta có: $\cos ^2 a+\cos^2 b=\dfrac{1}{\dfrac{SA^2}{AM^2}+1}+\dfrac{1}{\dfrac{SA^2}{SN^2}+1}$

Đặt $AN=x;AB=d \rightarrow BN^2=d^2-x^2$

 

Dễ dàng lập được các đẳng thức sau: $\dfrac{AN}{CM}=\dfrac{CN}{CB}; \ \dfrac{AM}{BN}=\dfrac{CA}{CM}$

$\rightarrow \dfrac{AN}{CM}=\dfrac{CA.BN}{AM.CB}=\dfrac{BN}{2AM}$

$\rightarrow 2AM.AN=BN.BM$

$\rightarrow 4AM^2.AN^2=BN^2.BM^2$

$\rightarrow 4. AM^2.x^2=(d^2-x^2).(d^2-AM^2)$

$\rightarrow AM^2=\dfrac{d^2(d^2-x^2)}{3x^2+d^2}$

Thay vào ta có:

$\cos^2 a+\cos^2 b=\dfrac{1}{\dfrac{3x^2+d^2}{d^2-x^2}+1}+\dfrac{1}{\dfrac{d^2}{x^2}+1}=...=\dfrac{1}{2}$

 

Vậy $\cos^2 a+\cos^2 b=\dfrac{1}{2}$ (const)




#682923 Tìm thể tích hình chóp S.ABC

Đã gửi bởi leminhnghiatt on 03-06-2017 - 17:46 trong Hình học không gian

Cho hình chóp S.ABC, trong đó SA vuông góc với mặt đáy ABC. Đáy là tam giác cân tại A, đồ dài trung tuyên AD=a,; cạnh bên SB tạo với mặt đáy một góc α và tạo với mặt phẳng (SAD) góc β. Tìm thể tích hình chóp S.ABC

Dễ thấy $BD \perp (SAD)$

Đặt $BD=x$

Ta có: $SB=\dfrac{x}{\sin b}; SA=\dfrac{x.\sin a}{\sin b}; AB=\dfrac{x.\cos a}{\sin b}$

 

Trong $\Delta ABD$ ta có: $AB^2=BD^2+AD^2 \rightarrow x^2=\dfrac{\sin^2 b}{\cos^2 a- \sin^2 b}$

 

Ta có: $V_{SABC}=\dfrac{1}{3}.SA.S_{ABC}=\dfrac{1}{3}.\dfrac{x^2.a.\sin a}{\sin b}=\dfrac{a.\sin b.\sin a}{3(\cos^2a- \sin^2b)}$




#682690 Tính $d(AB', CD')$

Đã gửi bởi leminhnghiatt on 01-06-2017 - 22:09 trong Hình học không gian

Bài toán: Cho hình lăng trụ tứ giác $ABCD.A'B'C'D'$ có đáy $ABCD$ là hình thang cân có đáy lớn $AD=a\sqrt{2}$ biết $CD \perp (ABA'B')$ và $A'B' \perp (CDC'D')$.Góc hợp bởi $BC'$ và $(ABCD)$ là $60^o$, góc hợp bởi $A'D$ và $(ABCD)$ là $\alpha$ sao cho $\tan \alpha =\dfrac{\sqrt{3}}{2}$. Tính $d(AB', CD')$

$A'B' \perp (CDC'D') \rightarrow AB \perp (CDC'D') \rightarrow (ABCD) \rightarrow (CDC'D')$ (1)

TT ta có: $CD \perp (ABA'B') \rightarrow (ABCD) \perp (ABA'B')$ (2)

Từ (1) và (2) suy ra giao tuyến của $(ABA'B')$ và $(CDC'D')$ vuông góc với $(ABCD)$

$\Rightarrow AA' \perp (ABCD)$

Xét $\Delta ADA' \rightarrow AA'=\dfrac{a\sqrt{6}}{2}$

Xét $\Delta C'CB \rightarrow CB=\dfrac{a\sqrt{2}}{2}$

Ta thấy: $AB \perp CD$ nên $AB$ cắt $CD$ tạo thành tam giác cân

Tính được: $AB=CD=\dfrac{a}{2}; \ A'B=\dfrac{a\sqrt{7}}{2}$

Ta có: $BC // A'D'; A'B=CD' \rightarrow BCA'D'$ là hình thang cân

Lấy giao $AB'$ và $A'B$ là $I$

Xét trong $(A'BCD')$ kẻ $IK // CD' \rightarrow CD' // (AKB) \rightarrow d(CD',AB)=d(CD',(AKB'))=d(D',(AKB')$

Kéo dài $A'B$ cắt $CD'$ tại $P \rightarrow \dfrac{BC}{A'D'}=\dfrac{PB}{PA'}=\dfrac{1}{2}$

$\rightarrow \dfrac{A'I}{A'P}=\dfrac{AK}{AD'}=\dfrac{1}{4}$

$\rightarrow d(D',(AKB'))=3d(A',(AKB'))$

Dễ thấy $AK \perp BK$ (dựa py-ta-go đảo) $\rightarrow d(A',(AKB'))=\dfrac{AA'.A'K}{\sqrt{AA'^2+A'K^2}}=\dfrac{a\sqrt{78}}{26}$

$\rightarrow d(CD',AB')=3d(A',(AKB'))=\dfrac{3a\sqrt{78}}{26}$




#679919 Tính xác suất để Trí và Đức có được phần thưởng giống nhau.

Đã gửi bởi leminhnghiatt on 08-05-2017 - 00:17 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

Để tặng quà cho 7 HSG người ta dùng 6 quyển sách Toán giống nhau, 5 quyển sách Lý giống nhau, 3 quyển sách Hóa giống nhau. Mỗi HS được tặng 2 quyển sách khác loại. Trong 7 HS trên có hai bạn Trí và Đức. Tính xác suất để Trí và Đức có được phần thưởng giống nhau.

cái bài này hôm trước Linh nó hỏi, nhưng không gian mẫu không chắc lắm, c ra cái không gian mẫu ntn mà có đc đáp án kia vậy




#676758 Đề thi HSG lớp 11 tỉnh Lạng Sơn năm học 2016 - 2017

Đã gửi bởi leminhnghiatt on 09-04-2017 - 16:58 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

Câu 5: 

Số cách lập dãy có 6 chữ số khác nhau  là:

$n(\Omega)= 10.9.8.7.6.5=151200$

Số cách lập số có 6 chữ số khác nhau mà 2 chữ số $1,2$ đứng cạnh nhau và $3,4$ đứng cạnh nhau là:

$n(A)=2!.2!.C^2_6.4!=1440$

Số cách lập các số có 6 chữ số mà 2 chữ số $1,2$ đứng cạnh nhau là:

$n(A)=2!.C^4_8.5!=16800$

Số cách lập các số có 6 chữ số mà 2 chữ số $3,4$ đứng cạnh nhau là:

$n(C)=16800$ (tương tự như $1,2$ đứng cạnh nhau)

Vậy xác xuất để xác suất để bốc được một thẻ có ghi các chữ số $1, 2, 3, 4$, nhưng chữ số $1, 2$ không đứng cạnh nhau và chữ số $3, 4$ không đứng cạnh nhau là:

$P=\dfrac{n(\Omega)-n(B)-n(C)+n(A)}{n(\Omega)}=\dfrac{248}{315}$




#676753 Đề thi HSG lớp 11 tỉnh Lạng Sơn năm học 2016 - 2017

Đã gửi bởi leminhnghiatt on 09-04-2017 - 16:02 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

Em nghĩ không gian mẫu là $n(\Omega)= 10.9.8.7.6.5=151200$.

Để tớ sửa lại




#676750 Đề thi HSG lớp 11 tỉnh Lạng Sơn năm học 2016 - 2017

Đã gửi bởi leminhnghiatt on 09-04-2017 - 15:35 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

spam

(ad ẩn bài viết này giúp mình với) 




#676745 Đề thi HSG lớp 11 tỉnh Lạng Sơn năm học 2016 - 2017

Đã gửi bởi leminhnghiatt on 09-04-2017 - 15:05 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

Câu 4: 
a, Lấy $K$ là trung điểm $AA'$ dễ thấy $BC // KM$ nên $B,C,K,M$ đồng phẳng
Ta chứng minh đc: $AN \perp BK$. Lại có: $BC \perp (AA'BB') \rightarrow BC \perp AN \rightarrow AN \perp (BCKM) \rightarrow AN \perp CM$

b, Lấy P là trung điểm $A'D' \rightarrow PM // A'D \rightarrow A'D // (CMP) \rightarrow d(A'D,CM)=d(A'D,(CMP))=d(D,(CMP))$

 

Kẻ $DH \perp  PM, DL \perp CH \rightarrow DL \perp (CMP) \rightarrow d(D,(CMP))=DL$

 

$\Delta DHM \sim \Delta PD'M \rightarrow DH=\dfrac{a\sqrt{2}}{4}$

 

$\rightarrow DL=\dfrac{DC.DH}{\sqrt{DC^2+DH^2}}=\dfrac{a}{3}$

Vậy $d(A'D,CM)=\dfrac{a}{3}$




#676676 $\dfrac{\cos(\dfrac{B}{2}-\...

Đã gửi bởi leminhnghiatt on 08-04-2017 - 23:42 trong Bất đẳng thức và cực trị

Câu hỏi: Chứng minh rằng với mọi tam giác $ABC$ ta luôn có:

 

$$\dfrac{\cos(\dfrac{B}{2}-\dfrac{C}{2})}{\sin \dfrac{A}{2}}+\dfrac{\cos(\dfrac{C}{2}-\dfrac{A}{2})}{\sin \dfrac{B}{2}}+\dfrac{\cos(\dfrac{A}{2}-\dfrac{B}{2})}{\sin \dfrac{C}{2}} \leq 2(\dfrac{\tan \dfrac{A}{2}}{\tan \dfrac{B}{2}}+\dfrac{\tan \dfrac{B}{2}}{\tan \dfrac{C}{2}}+\dfrac{\tan \dfrac{C}{2}}{\tan \dfrac{A}{2}})$$




#676674 Có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên có 5 chữ số chia hết cho 3

Đã gửi bởi leminhnghiatt on 08-04-2017 - 23:34 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

Câu hỏi: Từ các chữ số thuộc tập hợp $A=${$0;1;2;3;4;5$} có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên có 5 chữ số và số đó chia hết cho 3

 




#675828 Lăng trụ đứng ABC.A'B'C' có $\widehat{BAC}=90...

Đã gửi bởi leminhnghiatt on 31-03-2017 - 20:06 trong Hình học không gian

Lăng trụ đứng ABC.A'B'C' có $\widehat{BAC}=90^o, AB=a, AC=a\sqrt{3}$. BCC'B' là hình vuông. M, N lần lượt là trung điểm CC' và B'C'. Tính d(AB;MN)

Mình có cách này ngắn hơn xíu

 

Lấy H là trung điểm $AC' \rightarrow NH // AB' \rightarrow NH // AB \rightarrow d(AB,MN)=d(AB, (MNH))=d(B,(MNH))$

Dễ chứng minh được $d(B,(MNH))=3 d(C',(MNH))$

Ta có: $d(C',(MNH))=\dfrac{C'H.C'M}{\sqrt{C'H^2+C'M^2}}=\dfrac{a\sqrt{21}}{7}$

$\rightarrow d(B,(MNH))=3 d(C',(MNH))=\dfrac{3a\sqrt{21}}{7}$

Vậy $d(AB,MN)=\dfrac{3a\sqrt{21}}{7}$




#674997 cho tứ diện S.ABC Tính góc giữa (SAC) và (SBC)

Đã gửi bởi leminhnghiatt on 21-03-2017 - 23:38 trong Hình học không gian

cho tứ diện S.ABC có đáy là tam giác ABC vuông tại B. $\widehat{ACB}=30^o$. Hai mặt phẳng (SAB) và (SAC) cùng vuông góc với mặt đáy. Biết (SBC) tạo với mặt đáy một góc 45 độ. 

a. Tính góc giữa (SAC) và (SBC)

b. Gọi M là trung điểm AB. Tính góc giữa SM và (SBC)

a, $(SAB), (SAC)$ cùng vuông góc đáy $\rightarrow SA \perp (ABC)$ 

GS: $AB=1$

Dễ thấy: $\angle SBA=45^o$

Kẻ $BH \perp AC, HK \perp SC \rightarrow \angle[(SAC);(SBC)]=\angle(BK,HK)$

Tính đc: $SA=1; CH=\dfrac{3}{2}, SC=\sqrt{5}, BH=\dfrac{\sqrt{3}}{2}$

$\Delta CHK \sim \Delta CSA \rightarrow HK=\dfrac{3\sqrt{5}}{10}$

$\rightarrow \tan HKB=\dfrac{HB}{HK}=\dfrac{\sqrt{15}}{3} \rightarrow \angle HKB=52^o14'$

 

b, Lấy $L$ là trung điểm $SB  \rightarrow AL \perp SB$ ($\Delta SAB$ vuông cân tại $A$)

CM đc: $(SAB) \perp (SBC) \rightarrow AL \perp (SBC)$

Lấy $N$ là trung điểm $BL \rightarrow MN // AL \rightarrow MN \perp (SBC)$

Vậy góc cần tính là $\angle MSB$

Tính được $SM=\dfrac{\sqrt{5}}{2}; SB=\sqrt{2}; MB=\dfrac{1}{2}$

Dựa vào định lí hàm Cô-sin suy ra $\angle MSB$




#673663 $\left(\int h(x)dx\right)'=\int h'(x)dx$ ?

Đã gửi bởi leminhnghiatt on 07-03-2017 - 20:50 trong Tích phân - Nguyên hàm

Cho h(x) liên tục và xác định trên (a;b). Xét tính đúng sai các mệnh đề sau

 

(1) $\left(\int h(x)dx\right)'=\int h'(x)dx$
 
(2) Nếu h(x) đồng biến trên (a;b) thì h(x) cũng đồng biến trên từng khoảng (a;c) và (c;b) với c ∈(a;b)

Ý (1) đúng vì: $\int h'(x) dx =h(x); (\int h(x) dx)'=h(x) \rightarrow  \int h'(x) dx =(\int h(x) dx)'$

 

Ý (2) đúng vì: $h(x)$ đồng biến trên $(a,b)$ nên trên khoảng $(a;c)$ và $(c,b)$  đồ thị của nó vẫn là 1 đường nét liền có hướng từ dưới lên, từ trái sang phải nên trên hai khoảng này $h(x)$ vẫn đồng biến




#672928 Đêm Wembley 26/2/2017 (giờ Anh)

Đã gửi bởi leminhnghiatt on 27-02-2017 - 16:04 trong Góc giao lưu

Hôm qua thực sự là một trận đấu xúc động, sau 2 bàn thắng sớm của MU ở hiệp 1, rồi thế cân bằng lập lại ngay ở đầu hiệp hai, cuối cùng là quả hạ bệ quyết định của vị thánh Ibra ngay phút thứ 87, tất cả quá tuyệt vời, một trận đấu kịch tính đến phút chót, Ibra đã thực sự đem đến MNSD cảm xúc bùng nổ,.... cảm xúc mà đã lâu lắm rồi người ta không được thấy ở MU từ thời David moyes, Van gal ....... 

Dáng dấp của một quỷ đỏ dưới thời Sir thực sự đã dần trở lại, em tin MU sẽ ngày càng thành công dù họ có những bước tiến chậm chạp đầu mùa

MU vô địch, Ibra vô địch, Mourinho vô địch,... 




#672641 Tìm $lim\frac{\sqrt{5-x^3}-\sqrt[3]{x...

Đã gửi bởi leminhnghiatt on 24-02-2017 - 21:19 trong Dãy số - Giới hạn

Vẫn hướng đi cũ: TS = $(\sqrt{5-x^{3}}-\sqrt{5-x})+(2-\sqrt{x^{2}-7})+(\sqrt{5-x}-2)$. Đến đây bạn nhân liên hợp vào sẽ được nhân tử x-1 và khử nó với mẫu rồi thay x=1 vào là tìm được lim

Thực ra cậu k cần thêm hạng tử $\sqrt{5-x}$ vào, có lẽ không thêm vào bài làm sẽ đơn giản đi

Tử số chỉ tách như này là đủ:

$(\sqrt{5-x^3}-2)+(2-\sqrt[3]{x^2+7})=\dfrac{(1-x)(x^2+x+1)}{\sqrt{5-x^3}+2}+\dfrac{(1-x)(1+x)}{4+\sqrt[3]{x^2+7}+\sqrt[3]{x^2+7}^2}$

Tới đây khử đc $(x-1)$ ở tử và mẫu ....




#672639 Kiểm tra $\lim_{x \rightarrow 3} \frac{...

Đã gửi bởi leminhnghiatt on 24-02-2017 - 21:11 trong Dãy số - Giới hạn

$\lim_{x \rightarrow 3} \frac{\sqrt{4x-3}+\sqrt{x+1}-\sqrt{8x+1}}{x-3}$

$=\lim_{x \rightarrow 3} \frac{\sqrt{4x-3}+3+\sqrt{x+1}+2-\sqrt{8x+1}-5}{x-3}$

$=\lim_{x \rightarrow 3} \frac{(\sqrt{4x-3}+3)+(\sqrt{x+1}+2)-(\sqrt{8x+1}+5)}{x-3}$

$=\lim_{x \rightarrow 3} \frac{\sqrt{4x-3}+3}{x-3}+ \frac{\sqrt{x+1}+2}{x-3}-\frac{\sqrt{8x+1}-5}{x-3}$

$=\lim_{x \rightarrow 3} \frac{(\sqrt{4x-3}+3)(\sqrt{4x-3}-3)}{x-3}+ \frac{\sqrt({x+1}+2)(\sqrt{x+1}-2)}{x-3}-\frac{(\sqrt{8x+1}-5)(\sqrt{8x+1}+5)}{x-3}$

$=\lim_{x \rightarrow 3} \frac{4x-3-9}{x-3}+\frac{x+1-4}{x-3}+\frac{8x+1-25}{x-3}$

 

Bài này cậu làm sai ở bước nhân liên hợp. Và mình nghĩ cách nhóm như trên cx chưa hợp lí lắm

 

 

$\lim_{x \rightarrow 3} \dfrac{(\sqrt{4x-3}-3)+(\sqrt{x+1}-2)+(5-\sqrt{8x+1})}{x-3}$

 

$=\lim_{x \rightarrow 3} \dfrac{\dfrac{4(x-3)}{\sqrt{4x-3}+3}+\dfrac{x-3}{\sqrt{x+1}+2}-\dfrac{8(x-3)}{5+\sqrt{8x+1}}}{x-3}$

 

$= \lim_{x \rightarrow 3} \dfrac{4}{\sqrt{4x-3}+3}+\dfrac{1}{\sqrt{x+1}+2}-\dfrac{8}{5+\sqrt{8x+1}}$

 

$=\dfrac{7}{60}$




#672520 Tính góc giữa đường thẳng và mặt phẳng

Đã gửi bởi leminhnghiatt on 23-02-2017 - 21:05 trong Hình học không gian

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình chữ nhật với AB = 4a, AD = $4a\sqrt{3}$. Tam giác SAB vuông tại S và nằm trong mp vuông góc với mp ABCD. Biết SA = 2a. GỌi I là trung điểm của BC. Tính góc giữa SC và mp SDI

Mình cx đang hơi thắc mắc về lời giải của người bạn đó, bạn có thể đăng bài lên đây hoặc chỉ hướng giải thôi để mình tham khảo đc không