Đến nội dung

Khoa Linh nội dung

Có 599 mục bởi Khoa Linh (Tìm giới hạn từ 20-04-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#716712 Cho $x,y>0$. Tìm GTNN của $A=\frac{(x+y)^{2...

Đã gửi bởi Khoa Linh on 19-10-2018 - 11:24 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho $x,y>0$. Tìm GTNN của $A=\frac{(x+y)^{2}}{xy^{2}}$

Cái này không có GTNN nhé bạn. Để ý trên tử là bậc 2, dưới mẫu là bậc 3. 

Cho $x=y$ thì $A=\dfrac{4x^2}{x^3}$. Khi cho $x$ càng lớn thì $A$ càng nhỏ. bạn xem lại đề nhé 




#716711 $\text{F},\,\text{A},\,\tex...

Đã gửi bởi Khoa Linh on 19-10-2018 - 11:16 trong Hình học phẳng

$AN$ cắt $BC$ tại $F$. Ta sẽ chứng minh $FM$ là tiếp tuyến.  $EN$ cắt $CM$ tại $J$, $AI$ cắt $BC$ tại $J$.  $MN$ cắt $BC$ tại $K$.

 

Ta có $\angle DIE=\angle DCB=\angle DAE \Rightarrow DEIA$ nội tiếp nên $\triangle BDE \sim  \triangle CAI (g.g)$

$\Rightarrow \angle BDE= \angle CAI$. (1)

 

Mặt khác $\dfrac{BF}{FJ}=\dfrac{EN}{NI}=\dfrac{BK}{KC}=\dfrac{BM}{MA} \Rightarrow MF \parallel AI $.

Suy ra $ \angle FMN =\angle IAC$ (hai góc có hai cạnh tương ứng song song). (2)

Từ (1) và (2) kết hợp $\angle BDM=\angle EMN=\angle ABC$  ta có 

 $ \angle FMN =\angle BDE \Leftrightarrow \angle BDM -  \angle BDE = \angle EMN -\angle FMN \Rightarrow \angle EDM= \angle EMF$.

Suy ra $MF$ là tiếp tuyến $(EDM)$. 

 

p/s: Diễn đàn dạo này buồn quá, cũng chả buồn lên check :(

 

Hình gửi kèm

  • vmf2.png



#716077 $\angle KAD= \angle LAE$

Đã gửi bởi Khoa Linh on 27-09-2018 - 22:59 trong Hình học phẳng

Cho hai đường tròn $(O)$ và $(O')$ cắt nhau tại hai điểm $A,B$. Kẻ cát tuyến $ADE$, một  đường thẳng song song với $DE$ cắt $(O)$ và $(O')$ tại $M,N,P,Q$ (như hình vẽ). $EN$ cắt $DM$ tại $K$, $DP$ cắt $EQ$ tại $L$. Chứng minh rằng $\angle KAD= \angle LAE$.

 

Hình gửi kèm

  • anhhieus.png



#715768 $\sqrt{ab}+\sqrt{bc}+\sqrt{ca...

Đã gửi bởi Khoa Linh on 20-09-2018 - 13:00 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho các số dương $a,b,c$ có tổng bằng 3. Chứng minh rằng: 

$\sqrt{ab}+\sqrt{bc}+\sqrt{ca} \geq ab+bc+ca$




#715705 ĐỀ THI CHỌN HSGQG TỈNH PHÚ THỌ

Đã gửi bởi Khoa Linh on 18-09-2018 - 21:39 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

                 ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA TỈNH PHÚ THỌ- NĂM HỌC: 2018-2019.

 

 

Bài 1: Cho dãy số thực $(a_n)_{n\ge 1}$ xác định bởi: $a_1=a_2=1,a_3=2$ và $a_{n+3}=\frac{a_{n+1}a_{n+2}+7}{a_n}$ với mọi số nguyên dương $n$.

a) Chứng minh rằng $a_n$ là số nguyên, với mọi số nguyên dương $n$.

b) Tìm giới hạn: $\lim\limits_{n\to +\infty}\frac{a_{2n+2}a_{2n}+a_{2n+1}^2}{a_{2n}a_{2n+1}}$.

Bài 2: Cho tam giác $ABC$ có đường tròn nội tiếp $(I)$ tiếp xúc với $BC,CA,AB$ lần lượt tại các điểm $D,E,F$. Gọi $M,N$ lần lượt là giao điểm của $AD,CF$ với $(I)$. Chứng minh rằng: $\frac{MN.FD}{MF.ND}=3$.

Bài 3: 

Tìm tất cả các hàm số $f:\mathbb{R}\to \mathbb{R}$ thỏa mãn:

$f(f(x)-y^2)=f(x^2)+y^2f(y)-2f(xy)\forall x,y\in \mathbb{R}$.

Bài 4: Một bảng ô vuông $ABCD$ kích thước $2018x2018$ gồm $2018^2$ ô vuông đơn vị, mỗi ô vuông đơn vị được điền bởi một trong ba số $-1,0,1$. Một cách điền số được gọi là đối xứng nếu mỗi ô có tâm trên đường chéo $AC$ được điển số $-1$ và mỗi cặp ô đối xứng  qua $AC$ được điền cùng một số $0$ hoặc $1$. Chứng minh rằng với mỗi cách điền số đối xứng bất kì, luôn tồn tại hai hàng có các số trong mỗi ô vuông đơn vị lần lượt theo thứ tự từ trái sang phải là $a_1,a_2,...,a_{2018}$ ở hàng thứ nhất, $b_1,b_2,...,b_{2018}$ ở hàng thứ hai sao cho $S=a_1b_1+a_2b_2+...+a_{2018}b_{2018}$ là một số chẵn. 

Bài 5: Chứng minh rằng:

a) Tồn tại $2018$ số nguyên dương liên tiếp là hợp số.

b) Tồn tại $2018$ số nguyên dương liên tiếp chứa đúng $2$ số nguyên tố.

Bài 6: Cho dãy số thực $(x_n)_{n\ge 0}$ thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:

a) $x_n=0$ khi và chỉ khi $n=0$.

b) $x_{n+1}=x_{[\frac{n+3}{2}]}^2+(-1)^n.x_{[\frac{n}{2}]}^2$ với mọi $n\ge 0$.

(Kí hiệu $[x]$ là số nguyên lớn nhất không vượt quá $x$).

Chứng minh rằng với mọi số nguyên dương $n$, nếu $x_n$ là số nguyên tố thì $n$ là số nguyên tố hoặc $n$ không có ước nguyên tố lẻ.

Bài 7: Cho tứ giác nội tiếp $ABCD$ có hai đường chéo cắt nhau tại $P$. Đường tròn ngoại tiếp các tam giác $APB,CPD$ cắt cạnh $BC$ theo thứ tự tại $E,F$. Gọi $I,J$ lần lượt là tâm đường tròn nội tiếp các tam giác $ABE,CDF$; hai đoạn thẳng $BJ$ và $CI$ cắt nhau tại $Q$. Đường tròn ngoại tiếp tam giác $AIB$ cắt đoan thẳng $BD$ tại $M$. Đường tròn ngoại tiếp tam giác $DJC$ cắt đoạn thẳng $AC$ tại $N$.

a) Chứng minh : $BIJC$ là tứ giác nội tiếp.

b) Chứng minh ba đường thẳng $IM,JN,PQ$ đồng quy.




#715676 $BC,QR$ và tiếp tuyến tại $P$ của $(O)$ đồng quy.

Đã gửi bởi Khoa Linh on 17-09-2018 - 22:09 trong Hình học

Cho $\triangle ABC$ nội tiếp $(O)$ có $M$ là trung điểm $BC$. Lấy $D,E \in BC$ và đối xứng nhau qua $M$. $AM,AD,AE$ cắt $(O)$ tại điểm thứ hai là $P,Q,R$. Chứng minh rằng $BC,QR$ và tiếp tuyến tại $P$ của $(O)$ đồng quy. 

 

Hình gửi kèm

  • aops.png



#715483 giới hạn của dãy $(a_n)$

Đã gửi bởi Khoa Linh on 12-09-2018 - 22:33 trong Dãy số - Giới hạn

Cho dãy số $(a_n)$ có $a_1,a_2>0$ và $a_{n+2}=\dfrac{2}{a_{n+1}+a_n}$. Tính giới hạn của dãy $(a_n)$




#715408 ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN MÔN TOÁN NĂM HỌC 2018 - 2019 TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐHSP HÀ...

Đã gửi bởi Khoa Linh on 11-09-2018 - 06:03 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

Nguồn: thầy Nguyễn Lê Phước

Hình gửi kèm

  • FB_IMG_15366203497205636.jpg



#715228 $2^{2003}-1$

Đã gửi bởi Khoa Linh on 05-09-2018 - 20:44 trong Số học

$2^{2003}-1$  là số nguyên tố hay hợp số, tại sao ? 




#715116 $\sqrt{1+a^2}+\sqrt{1+b^2}+\sqrt...

Đã gửi bởi Khoa Linh on 03-09-2018 - 07:33 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho $a,b,c \geq0$ thỏa mãn $a+b+c=1$. Chứng minh rằng

$\sqrt{1+a^2}+\sqrt{1+b^2}+\sqrt{1+c^2}+ab+bc+ca\geq 2+\sqrt{2}$




#715077 ĐỀ THI CHỌN ĐT QUỐC GIA TP HÒA BÌNH ( NGÀY 2 )

Đã gửi bởi Khoa Linh on 01-09-2018 - 23:48 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

$Câu 1 : (5 điểm )$ , Cho hai đường tròn $(O_{1})$ và $(O_{2})$ cắt nhau tại $A,B$. $CD$ là tiếp tuyến chung của hai đường tròn $(O_{1})$ và $(O_{2})$  với $C$ thuộc $(O)$ , $D$ thuộc $(O)$ , và $B$ gần $CD$ hơn $A$ 

a) Gọi $E$ là giao điểm của $BC$ và $AD$ , $F$ là giao điểm của $DB$ và $AC$  , chứng minh rằng  $EF$ song song với $CD$

b)Gọi $N$ là giao điểm của $AB$ và $EF$ , Lấy $K$ trên $CD$ sao cho $\widehat{BAC}=\widehat{DAK}$ . Chứng minh rằng $KE=KF$

 

$Câu 2 : (5 điểm )$  : Cho đa thức $P(x)=x^4+ax^3+bx^2+cx+d$ và $Q(x)=x^2 +px+q$ cùng thuộc $\mathbb{Q}[x]$ . Biết rằng hai đa thức cùng nhận giá trị âm trên khoảng $I$ có độ dài lớn hơn hai và ngoài khoảng $I$ chúng đều nhận giá trị không âm . Chứng minh rằng tồn tại $x_{o}\in \mathbb{R}$ đề $P(x_{o})<Q(x_{o})$

 

$Câu 3: ( 5 điểm )$ :Cho dãy số $(x_{n})$ xác định bởi :

$\left\{\begin{matrix} x_{o}=1\\ x_{1}=41\\ x_{n+2}= 3x_{n}+\sqrt{8(x_{n+1}^2+x_{n}^2)} \end{matrix}\right.$

Chứng minh rằng mọi số hạng của dãy đều là số nguyên

 

$Câu 4 : ( 5 điểm )$ Cho tập hơp $A=({-1;0;1})$ , tìm số các bộ $(a_{1};a_{2};....;a_{n})$ với $n\in \mathbb{N}^{*}$ thỏa mãn :ư

$i) a_{i}\in A ,\forall i=1,2,3,4,.....$

$ii)a_{i}-a_{i-1} \in A , \forall i=1,2,3,4....$

Bài 3

 
Note that $x_2=119\in\mathbb N$
 
$x_{n+2}=3x_n+\sqrt{8(x_{n+1}^2+x_n^2)}$ $\implies$ $x_{n+2}^2-6x_nx_{n+2}+9x_n^2=8(x_{n+1}^2+x_n^2)$
 
$\implies$ $9x_{n+2}^2-6x_nx_{n+2}+x_n^2=8(x_{n+2}^2+x_{n+1}^2)$
 
$\implies$ $3x_{n+2}-x_n=\sqrt{8(x_{n+2}^2+x_{n+1}^2)}$ (since trivially $x_{n+2}\ge \frac{x_n}3$)
 
$\implies$ $3x_{n+2}-x_n=x_{n+3}-3x_{n+1}$
 
And so $x_{n+3}=3x_{n+2}+3x_{n+1}-x_n$
And since $x_0,x_1,x_2\in\mathbb N$, this ends the required proof
(AOPS)



#715053 $\frac{PB}{AB}=\frac{PC}{AC...

Đã gửi bởi Khoa Linh on 01-09-2018 - 20:08 trong Hình học

Cho tam giác $ABC$, $P$ là một điểm trong tam giác, hình chiếu của $P$

lên $BC, CA, AB$ lần lượt là $A', B', C'$. Giả sử $A'B'=A'C$. Chứng minh rằng $\frac{PB}{AB}=\frac{PC}{AC}$

 attachicon.gifdáiodjoáid.jpg

Ta có: 

$A'PC'B$ nội tiếp có bán kính đường tròn ngoại tiếp là $R=\frac{PB}{2}$

Theo định lí sin thì ta có: $A'C'=\frac{PB}{2}.sinB$
Tương tự thì ta rút ra được: $\frac{PB}{PC}=\frac{sinC}{sinB}=\frac{AB}{AC}$




#714940 Cho hai đường tròn (O1) và (O2) tiếp xúc nhau....

Đã gửi bởi Khoa Linh on 29-08-2018 - 21:02 trong Hình học

Cho hai đường tròn (O1) và (O2) tiếp xúc nhau tại M. Một điểm A thay đổi trên đường tròn (O2), từ A vẽ hai tiếp tuyến AB, AC đến (O1) với B, C là hai tiếp điểm. BM, CM lần lượt cắt (O2) tại D và E. DE cắt tiếp tuyến tại A của (O2) tại F. Chứng minh rằng F thuộc một đường thẳng cố định khi A di chuyển trên (O2) không thẳng hàng với O1 và M.

 

 

 

Kẻ tiếp tuyến chung của hai đường tròn là $yz$. 

Ta có: $\widehat{MBA}=\widehat{BMy}=\widehat{DMz}=\widehat{DAM}\Rightarrow DA^2=DM.DB$

Tương tự ta có: $EM.EC=EA^2$ suy ra $DE$ là trục đẳng phương của đường tròn $(A;0)$ và $(O_1)$

Mà $F$ thuộc $DE$ nên $\wp _{F/(O_1)}=FA^2\Leftrightarrow \wp _{F/(O_1)}=\wp _{F/(O_2)}$

Vậy $F$ thuộc tiếp tuyến chung của hai đường tròn 

Hình gửi kèm

  • vmf.png



#714911 $U_n=\left (1+\frac{1}{n} \right )^...

Đã gửi bởi Khoa Linh on 28-08-2018 - 22:38 trong Dãy số - Giới hạn

Mình đã cố gắng hết sức dùng bđt mà ko thành, đành phải xét hàm thôi

Capturec35b94e2d4e90a0c.png

Em vừa nghĩ ra cách giải khác 

Ta đi chứng minh: $\left ( 1+\frac{1}{n} \right )^{n+1}>\left ( 1+\frac{1}{n+1} \right )^{n+2}\Leftrightarrow (n+1)^{2n+3}>n^{n+1}.(n+2)^{n+2}$

$\Leftrightarrow (n(n+2)+1)^{n+1}.(n+1)>(n(n+2))^{n+1}.(n+2)\Leftrightarrow \left ( 1+\frac{1}{n(n+2)} \right )^{n+1}>\frac{n+2}{n+1}=1+\frac{1}{n+1}$

Áp dụng  BĐT Bernoulli ta có: 

$\left ( 1+\frac{1}{n(n+2)} \right )^{n+1}>1+\frac{n+1}{n(n+2)}$

vậy ta cần chứng minh: $\frac{n+1}{n(n+2)}>\frac{1}{n+1}\Leftrightarrow (n+1)^2>n(n+2)$ (đúng)




#714899 $U_n=\left (1+\frac{1}{n} \right )^...

Đã gửi bởi Khoa Linh on 28-08-2018 - 20:40 trong Dãy số - Giới hạn

Chứng minh dãy số sau là dãy số giảm $(U_n)$: $U_n=\left (1+\frac{1}{n} \right )^{n+1} $ với $n\geq 1$




#714870 $\lim_{n\rightarrow +\propto}A$

Đã gửi bởi Khoa Linh on 27-08-2018 - 22:50 trong Dãy số - Giới hạn

Cho số $0<a<1$ và $A=a^1+a^2+...+a^n$ với $n\in\mathbb{N}^*$

Tính $\lim_{n\rightarrow +\propto}A$ theo $a$




#714771 [TOPIC] HÌNH HỌC ÔN THI VÀO THPT CHUYÊN 2018-2019

Đã gửi bởi Khoa Linh on 25-08-2018 - 13:54 trong Tài liệu - Đề thi

Sau một mùa hè tôi và bạn Tạ Công Hoàng (taconghoang) đã tổng hợp thành 1 file tài liệu:

https://khoalinhmath...thi-lop-10.html




#714760 TỔNG HỢP CÁC BÀI TOÁN HHP ÔN THI VÀO LỚP 10 THPT 2018-2019

Đã gửi bởi Khoa Linh on 24-08-2018 - 23:48 trong Tài liệu - Đề thi

Các anh làm tổng hợp các topic ôn tập số học ,đại số vào 10 k ? cho em xin file pdf ôn với ạ

Anh là chủ TOPIC nên làm mỗi cái đó coi như kỉ niệm thôi em à 

Sắp vào năm học rồi nên chắc không ai tổng hợp như anh đâu 

Em chịu khó xem lại nhé




#714758 TỔNG HỢP CÁC BÀI TOÁN HHP ÔN THI VÀO LỚP 10 THPT 2018-2019

Đã gửi bởi Khoa Linh on 24-08-2018 - 20:49 trong Tài liệu - Đề thi

Như các bạn đã biết, cách đây khoảng 3 tháng tôi có sáng lập một TOPIC hình học ôn thì vào THPT dưới sự cho phép của ĐHV THCS MoMo123. Trải qua một mùa hè thì tôi và bạn Tạ Công Hoàng đã gõ lại các bài toán và chỉnh sửa thêm khá là nhiều để hoàn thiện thành một tài liệu mong sẽ bổ ích cho các bạn khóa sau. 
Tham khảo tại đây:  https://khoalinhmath...thi-lop-10.html

TOPIC hình học mà tôi đã lập tại đây: https://diendantoanh...uyên-2018-2019/

 

Hình gửi kèm

  • cover (1).png



#714734 $(3-\sqrt{11})^{2k-2}+(3+\sqrt{11...

Đã gửi bởi Khoa Linh on 23-08-2018 - 23:27 trong Số học

Cho số nguyên dương $k$. Chứng minh rằng: 

$(3-\sqrt{11})^{2k-2}+(3+\sqrt{11})^{2k-2}\vdots 2^k$

 

p/s: Lâu không làm bây giờ không biết quy nạp kiểu gì. Nhờ mọi người giúp




#714730 $u_{n+1}=\frac{u_n+1}{3-\sqrt{u_...

Đã gửi bởi Khoa Linh on 23-08-2018 - 22:30 trong Dãy số - Giới hạn

Cho dãy số $(u_n)$ xác định bởi $u_1=0$, $u_2=2$, $u_{n+1}=\frac{u_n+1}{3-\sqrt{u_{n-1}}}$.

Tìm giới hạn của dãy số đã cho 




#714641 $a_{n+2}=\frac{1}{a_{n+1}}+...

Đã gửi bởi Khoa Linh on 21-08-2018 - 22:23 trong Dãy số - Giới hạn

Cho dãy số $(a_n):$ $a_1=a_2=1$; $a_{n+2}=\frac{1}{a_{n+1}}+a_n$ 

Tính $a_{2018}$




#714623 $f(m^2+n^2)=f^2(m)+f^2(n)\forall m,n \in \mathbb{N...

Đã gửi bởi Khoa Linh on 21-08-2018 - 10:24 trong Phương trình hàm

Tìm hàm $f:\mathbb{N}\rightarrow \mathbb{N}$ thỏa mãn $f(m^2+n^2)=f^2(m)+f^2(n)\forall m,n \in \mathbb{N}$ và $f(1)>0$




#714530 $H,I,O$ thẳng hàng

Đã gửi bởi Khoa Linh on 18-08-2018 - 22:47 trong Hình học phẳng

Cho tam giác $ABC$ nội tiếp $(O)$, một đường tròn $(K)$ đi qua $B,C$ cắt $AC$, $AB$ tại $D,E$. $BD$ cắt $CE$ tại $H$. $I$ là tâm của $KDE$. Chứng minh $H,I,O$ thẳng hàng.

 

Hình gửi kèm

  • dinh.png



#714248 Chứng minh: KI vuông góc với AP

Đã gửi bởi Khoa Linh on 12-08-2018 - 15:04 trong Hình học phẳng

Cho tam giác ABC nhọn có I là tâm đường tròn nội tiếp tam giác.Đường tròn tâm I tiếp xúc với BC,AC,AB lần lượt tại P,Q,R.QR và BC cắt nhau tại K.Chứng minh rằng: KI vuông góc với AP

Hình gửi kèm

  • jijijiji.PNG