Đến nội dung

An Infinitesimal nội dung

Có 155 mục bởi An Infinitesimal (Tìm giới hạn từ 24-04-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#720421 tính $limy_n$ , với $y_n=\sum_{k=1}^{n}\frac{kx_k}{1...

Đã gửi bởi An Infinitesimal on 23-02-2019 - 09:37 trong Dãy số - Giới hạn

Cho dãy số $(x_n)$ xác định bởi:

$\left\{\begin{matrix} x_1=\frac{1}{2};\\ x_{n+1}=\frac{nx_n^2}{1+(n+1)x_n} \end{matrix}\right. ,\forall n\in \mathbb{N}^\ast$

 

Chứng minh rằng $x_n\leqslant\frac{1}{n(n+1)}$ và tính $limy_n$ , với $y_n=\sum_{k=1}^{n}\frac{kx_k}{1+(k+1)x_k}.$

 

Giúp em với ạ, có thể chỉ mỗi phần chứng minh đầu tiên là được rồi ạ.

 

Nếu $x_n\leqslant\frac{1}{n(n+1)}$ thì $x_{n+1}\le nx_n^2 \le \frac{1}{n(n+1)^2} \le \frac{1}{(n+1)(n+2)} \forall n\ge 2.$

Dễ dàng kiểm nghiệm với $n=1, 2.$




#720341 tính $limy_n$ , với $y_n=\sum_{k=1}^{n}\frac{kx_k}{1...

Đã gửi bởi An Infinitesimal on 19-02-2019 - 23:26 trong Dãy số - Giới hạn

Cho dãy số $(x_n)$ xác định bởi:

$\left\{\begin{matrix} x_1=\frac{1}{2};\\ x_{n+1}=\frac{nx_n^2}{1+(n+1)x_n} \end{matrix}\right. ,\forall n\in \mathbb{N}^\ast$

 

Chứng minh rằng $x_n\leqslant\frac{1}{n(n+1)}$ và tính $limy_n$ , với $y_n=\sum_{k=1}^{n}\frac{kx_k}{1+(k+1)x_k}$

 

Giúp em với ạ, có thể chỉ mỗi phần chứng minh đầu tiên là được rồi ạ.

 

Em thử dùng qui nạp kết hợp với khảo sát hàm số!




#720200 $\lim_{x \to+ \infty }\left ( 1+\frac...

Đã gửi bởi An Infinitesimal on 15-02-2019 - 16:14 trong Dãy số - Giới hạn

Tính giới hạn: $\lim_{x \to+ \infty }\left ( 1+\frac{2}{x-3sinx} \right )^{x+cosx}$

 


 

Tính giới hạn: $\lim_{x \to+ \infty }\left ( 1+\frac{2}{x-3sinx} \right )^{x+cosx}$

 

Ta có 

 

$$\left ( 1+\frac{2}{x-3sinx} \right )^{x+cosx}= \left[ \left ( 1+\frac{2}{x-3sinx} \right )^{\frac{x-3\sin x}{2}}\right]^{\frac{2(x+cosx)}{x-3sinx}}.$$

 

Hơn nữa, vì $\lim_{x\to \infty}(x-3sinx)=\infty $ nên

\[\lim_{x\to \infty}\left ( 1+\frac{2}{x-3sinx} \right )^{\frac{x-3\sin x}{2}}=e,\]

và 

\[\lim_{x\to \infty}\frac{2(x+cosx)}{x-3sinx}=2.\]

Do đó, giới hạn cần tìm bằng $e^2.$




#720106 trao doi

Đã gửi bởi An Infinitesimal on 12-02-2019 - 16:19 trong Dãy số - Giới hạn

tinh gioi han cua ham so sau khi x tien toi -2

              $\frac{x^{2}+2x}{x^{2}+4x+4}$

Minh lam ra am vo cung nhung sao dap an cu ra + - vo cung ay . 

 

 

Giới hạn không tồn tại.




#719957 giải tích hàm nhiều biến

Đã gửi bởi An Infinitesimal on 06-02-2019 - 12:34 trong Giải tích

cảm ơn nhiều ạ
mà tại sao cái link sách này: http://darknmt.wordp...p-giải-tich-a2/ em nhấn vào thì PAGE NOT FOUND ạ  


   

 

 

https://www.nguyenqu...ch-A2.ver4_.pdf




#719703 giải tích hàm nhiều biến

Đã gửi bởi An Infinitesimal on 25-01-2019 - 12:10 trong Giải tích

Chào mọi người,
Mình là sinh viên năm nhất chuyên ngành Toán, vào HKII này mình sẽ học môn Giải tích hàm nhiều biến. Mọi người có ai biết tài liệu (chủ yếu sách bài tập có hướng dẫn giải chi tiết) để tự học tốt môn này thì giới thiệu giúp mình với ạ.
Mình cảm ơn mọi người nhiều.

 

 

 

https://toantink10.w...p-giải-tich-a2/




#718265 Xét hội tụ $\int_{0}^{1}\frac{\s...

Đã gửi bởi An Infinitesimal on 09-12-2018 - 06:12 trong Giải tích

[Tìm hàm $g$ để áp dụng tiêu chuẩn so sánh]

Ta có thể thấy $|\ln x|\ll x^{-\alpha}$, với bất kỳ số thực dương $\alpha$.

 

Khi $x\to 0^{+}.$




#718264 Xét hội tụ $\int_{0}^{1}\frac{\s...

Đã gửi bởi An Infinitesimal on 09-12-2018 - 06:11 trong Giải tích

Xét sự hội tụ của các tích phân

1. $\int_{0}^{1}\frac{\sqrt[5]{x^{2}+x^{3}}lnx}{x(2-x)}dx$

 

[Tìm hàm $g$ để áp dụng tiêu chuẩn so sánh]

 

TPSR tại $0$.

 

Chú ý phân tích các số hạng mà tử và mẫu bằng 0 hoặc tiến về 0, tiến về  $\infty$ khi $x\to 0.$

(Khi các số hạng mà hàm số xác định tại 0 hoặc giới hạn của "số hạng đó" khi $x\to 0$ là một số thực hữu hạn thì loại chúng khỏi "hàm" g. )

Ta sẽ tạm ký hiệu $f\sim g$ nếu $\lim_{x\to 0} \left|\frac{f(x)}{g(x)}\right|$ là một số thực khác 0 nào đó.

 

Khi đó, $\sqrt[5]{x^2+x^5} \sim x^{2/5}\ln x$, và $x(2-x) \sim x.$ 

 

Xét $f(x)= \frac{\sqrt[5]{x^2+x^5}\ln x}{x(2-x)}$

Chính vì thế ta chọn hàm $g(x):= \frac{x^{2/5}\ln x}{x}=\frac{\ln x}{x^{3/5}}.$

 

Đến đây, ta có thể có làm theo một trong hai hướng khác nhau để tìm ra lời giải.

 

Lời giải 1 (phần đầu+ phần tiếp theo sau).

Ta nhận thấy $\lim_{x\to 0} \left|\frac{f(x)}{g(x)}\right|= \frac{1}{2}\neq 0.$

Áp dụng tiêu chuẩn so sánh dạng giới hạn, các TPSR $\int_0^1 |f(x)|dx$ và  $\int_0^1 |g(x)|dx$ cùng tích chất hội tụ. Do đó, nếu $\int_0^1 |g(x)|dx$ hội tụ thì $\int_0^1 f(x)dx$ hội tụ. 

 

Đến đây, dùng tích phân từng phần, dùng quy tắc l'Hospital, ta có thể kiểm chỉ ra $\int_0^1 x^{-3/5}\ln xdx$ hội tụ.

 

Lời giải 2 (phần đầu+ phần tiếp theo sau).

Hàm $g$ vẫn chưa đơn giản. Ta có thể thấy $|\ln x|\ll x^{-\alpha}$, với bất kỳ số thực dương $\alpha$.

 

Như vậy, ta sẽ cố tình 'đa thức hóa' một cách triệt để (thật ra là 'lũy thừa hóa').

Vì thế ta có thể chọn $h(x)= \frac{1}{x^{3/5+\alpha}}.$ Ngoài ra, ta mong muốn áp dụng được thì chọn $\alpha>0$ sao cho $3/5+\alpha<1$. Thí dụ chọn $\alpha=\frac{1}{5}.$

 

Vì thế, khi chọn $h(x)= \frac{1}{x^{4/5}},$ ta có

i) Ta nhận thấy $\lim_{x\to 0} \left|\frac{f(x)}{h(x)}\right|=0.$

 

ii) $\int_0^1 h(x)dx$ hội tụ.

 

 

Áp dụng tiêu chuẩn so sánh dạng giới hạn,  nếu $\int_0^1 |h(x)|dx$ hội tụ thì $\int_0^1 f(x)dx$ hội tụ. 

Suy ra $\int_0^1 f(x)dx$ hội tụ. 

 

Em thử áp dụng để giải bài 2!

 

 

 

 

 




#718226 Xét hội tụ $\int_{0}^{1}\frac{\s...

Đã gửi bởi An Infinitesimal on 08-12-2018 - 02:01 trong Giải tích

Xét sự hội tụ của các tích phân

1. $\int_{0}^{1}\frac{\sqrt[5]{x^{2}+x^{3}}lnx}{x(2-x)}dx$

2. $\int_{1}^{+\infty }\frac{lnx}{2+\sqrt[3]{x^{5}}}dx$

3. $\int_{0}^{1}\frac{sin(\pi x).ln(x-1)}{\sqrt{(x-1)^{3}}}$

 

Mọi người cho e xin phương pháp hay tài liệu giải các dạng này với ạ. E thực sự rất cần !

 

Dùng tiêu chuẩn so sánh "dạng giới hạn" thôi!

 

Bài 3 sai!




#718214 $y_{n}=\sum_{k=1}^{n}\frac{(-1)^{k}}{x_{k+1}+x_{k}+3}$

Đã gửi bởi An Infinitesimal on 07-12-2018 - 18:14 trong Dãy số - Giới hạn

Cho dãy $(x_{n})$ xác định như sau: $x_{1}=2,x_{2}=10;x_{n+2}=\frac{8x_{n+1}^{2}-x_{n+1}x_{n}}{x_{n+1}+x_{n}},n\geqslant 1.$

Với mỗi số nguyên dương n, đặt $y_{n}=\sum_{k=1}^{n}\frac{(-1)^{k})}{x_{k+1}+x_{k}+3}$.

Chứng minh rằng dãy $y_{n}$ có giới hạn hữu hạn khi n dần ra vô cực và tìm giới hạn đó.

 

https://diendantoanh...rac-1kx-k1x-k3/




#718213 Tính giá trị $\frac{f^{(16)}(0)}{16!...

Đã gửi bởi An Infinitesimal on 07-12-2018 - 17:43 trong Giải tích

Cho hàm số f(x) = cos(2.$x^{4}$ - $x^{12}$). Tính giá trị $\frac{f^{(16)}(0)}{16!}$.

 

Vì $\cos u=1-\frac{u^2}{2}+\frac{u^4}{4!}+\text{o}{(u^4)}$ nên

$f(x)=\cos {(2x^4-x^{12})}=1-\frac{(2x^4-x^{12})^2}{2}+\frac{(2x^4-x^{12})^4}{4!}+\text{o}{(x^{16})}=...+\fra{29}{3}x^{16}+\text{o}{(x^{16})}.$

Suy ra $\frac{f^{(16)}(0)}{16!}=\frac{29}{3}.$




#717816 $\left [ f(ax+b) \right ]^{(n)}=a^{n}f^...

Đã gửi bởi An Infinitesimal on 25-11-2018 - 18:19 trong Giải tích

Chứng minh rằng nếu hàm số $f(x)$ có đạo hàm cấp n thì: 

$\left [ f(ax+b) \right ]^{(n)}=a^{n}f^{(n)}(ax+b)$

 

Dùng quy nạp sẽ thu được đpcm!




#717769 Tìm giới hạn

Đã gửi bởi An Infinitesimal on 24-11-2018 - 20:55 trong Dãy số - Giới hạn

1/ lim($\frac{1}{n^{2}+1}+\frac{2}{n^{2}+2}+...+\frac{n}{n^{2}+n}$)

2/ lim ($\frac{1}{\sqrt{n^{2}+1}}+\frac{1}{\sqrt{n^{2}+2}}+...+\frac{1}{\sqrt{n^{2}+n}}$)

 

1/  Vì  $\frac{k}{n^2+n}\le  \frac{k}{n^2+k}\le \frac{k}{n^2+1}\forall k\le n$ nên $$\frac{\sum_{k=1}^n k}{n^2+k}\sum_{k=1}^n \frac{k}{n^2+k} \le \frac{\sum_{k=1}^n k}{n^2+1}\,\forall n\in \mathbb{N}.$$

Áp dụng định lý kẹp, ta suy ra giới hạn cần tìm bằng $\frac{1}{2}.$

 

2/ Ta có $$ \frac{n}{\sqrt{n^2+n}}\le \sum_{k=1}^n \frac{1}{\sqrt{n^2+k}} \le \frac{n}{\sqrt{n^2+1}} \forall n\in \mathbb{N}.$$

Áp dụng định lý kẹp, ta suy ra giới hạn cần tìm bằng $1.$




#717697 Mọi người làm giúp e bài cực trị 2 biến này với

Đã gửi bởi An Infinitesimal on 21-11-2018 - 21:28 trong Giải tích

Tìm tất cả cực trị của hàm số 2 biến sau: 

$f(x,y)= x^{4}+y^{4}-x^{2}-xy-y^{2}$ 
Ở chỗ $(x,y)=(0,0)$ thì e không biết làm. Mong mọi người làm giúp e với ạ

 

Cách 1:

Dùng điều kiện đủ.

 

Cách 2:

Ta có 

$$f(x,y)\le \left(x^2+y^2\right)^2 -\frac{x^2+y^2}{2} \le 0=f(0,0)\,  \forall (x,y) \in B_{\frac{1}{\sqrt{2}}}(0,0).$$

Suy ra $(0,0)$ là điểm cực đại địa phương của hàm số.




#717684 Bài toán về tích phân

Đã gửi bởi An Infinitesimal on 21-11-2018 - 18:44 trong Giải tích

Em xin chào các anh chị trên diễn đàn ạ. Nhờ mọi người giúp em bài này với, em cảm ơn nhiều ạ.

1. Xét tính hội tụ của tích phân suy rộng:

$\int_{1}^{+\infty}\frac{ln(1+x)}{x^{2}}dx$

 

Tồn tại số thực dương $M$  sao cho $0<\ln (1+x) \le \sqrt{x}\, \forall x\ge M.$
Từ đó suy ra TPSR hội tụ.




#717661 Hãy tìm x,y và A,B?

Đã gửi bởi An Infinitesimal on 20-11-2018 - 19:11 trong Đại số tuyến tính, Hình học giải tích

Cho 2 ma trận A, B sao cho $A.B= \begin{pmatrix} 5 & 11\\ 11 & 25 \end{pmatrix}$, $B.A=\begin{pmatrix} x & 14\\ 14 & y \end{pmatrix}$. Hãy tìm x,y và A,B.

 

Dùng $\det(AB)=\det(BA)$ và $\text{trace}(AB)=\text{trace}(BA).$




#717554 Bất đẳng thức tích phân

Đã gửi bởi An Infinitesimal on 17-11-2018 - 17:56 trong Giải tích

Bất đẳng thức (Maclaurin, Cauchy)
Giả thiết $f(x)$ là một hàm đơn điệu giảm $\left(0,+\infty\right)$. Khi đó ta luôn có $$ \sum_{k=1}^{n}f(k)\leq \int_{a}^{b}f(x)dx\leq \sum_{k=0}^{n-1}f(k)$$
Đẳng thức xảy ra khi $f(x)$ là hàm nghịch biến.

Liệu ta có thể tổng quát bất đẳng thức trên thành

$$ \int_{a}^{b+1}f(x)dx\leq \sum_{k=a}^{b}f(k)\leq \int_{a}^{b}f(x)dx\leq \sum_{k=a-1}^{b-1}f(k)\quad a,b\in\mathbb N^*$$

Đẳng thức xảy ra khi nào ?

 

Bạn xem kỹ cái đánh giá chính để dẫn đến BĐT gốc thì sẽ auto tự trả lời được vấn đề mới.   




#717354 Toán Cao Cấp

Đã gửi bởi An Infinitesimal on 10-11-2018 - 17:46 trong Đại số tuyến tính, Hình học giải tích

1, tìm tất cả các ma trận vuông cấp 2 sao cho bình phương của nó băng ma trận không
2, tìm tất cả các ma trận vuông cấp 2 sao cho bình phương của nó bằng ma trận đơn vị

 

Bạn thử dùng tính chất $A^2-(a+d)+(ad-bc)I_2=0,$ trong đó $A=\begin{bmatrix} a &b\\ c&d\end{bmatrix}.$




#717232 Chứng minh rằng hai phương trình $AX=0$ và $(A+A^2+...+A^n)X=0...

Đã gửi bởi An Infinitesimal on 04-11-2018 - 23:04 trong Đại số tuyến tính, Hình học giải tích

Cho $A$ là ma trận vuông cấp $n$ và $A^k=0$ với $k$ nguyên dương cho trước. Ký hiệu

 

$X=\begin{bmatrix} x_1\\ x_2\\ \vdots \\ x_n \end{bmatrix}$

Chứng minh rằng hai phương trình $AX=0$ và $(A+A^2+...+A^n)X=0$ đương đương.

 

 

Từ giả thiết, ta có $I-A$ khả nghịch.

Ta có

$(A+A^2+...+A^n)X=0 \iff (I+A+A^2+...+A^n)X=X.$

$\iff (I-A)(I+A+A^2+...+A^n)X=(I-A)X.$

$\iff (I-A^{n+1})X=X-AX$

($A^{n+1}=0$)

$\iff AX=0.$ 




#717126 Tìm y^(n) nếu y =e^xcosx

Đã gửi bởi An Infinitesimal on 01-11-2018 - 23:10 trong Giải tích

a) y=e^xcosx
b) y^(n)(0) nếu y=arcsinx

 

1) Dùng công thức Newton- Leibniz.

 

2) Dùng khai triển Maclaurin của hàm $\arcsin x.$




#717068 $det(A) \vdots m$.

Đã gửi bởi An Infinitesimal on 30-10-2018 - 21:35 trong Đại số tuyến tính, Hình học giải tích

Cho $A$ là ma trận vuông cấp $n$, $A \in M_n(\mathbb{Z})$.

1. Chứng minh rằng với mọi số nguyên $k$ là một giá trị riêng của $A$ thì $det(A) \vdots k$.

2. Giả sử $m$ là một số nguyên và mỗi dòng của $A$ có tổng bằng $m$. Chứng minh rằng $det(A) \vdots m$. 

 

1) Đa thức đặng trưng $P(\lambda)=\det(A-\lambda I_n)$ là đa thức hê số nguyên và hệ số tự do chính là $\det(A).$

Từ $P(k)=0$, ta có $k$ là ước của hệ số tự do. Suy ra ĐPCM.

 

2) Dùng phép biến đổi: $c_1= c_1+c_2+...+c_n$. Suy ra ĐPCM.




#717000 $u_{n}=\sqrt{1+u_{n-1}}

Đã gửi bởi An Infinitesimal on 28-10-2018 - 20:26 trong Dãy số - Giới hạn

tính giới hạn

1.              $u_{n}=\sqrt{1+u_{n-1}} , u_{0}=\sqrt{3}$

2,              $u_{n}=\frac{1}{2}+\frac{(u_{n-1})^{2}}{2}, u_{1}=\frac{1}{2}$

 

1) Dãy giảm bị chặn dưới bởi 0. Giới hạn của dãy là $\frac{1+\sqrt{5}}{2}.$

 

2) Dãy tăng và bị chặn trên bởi $1$.  Giới hạn của dãy là $1$.




#716793 $\lim_{x->0^+} \frac{lnx}{1+2lnx...

Đã gửi bởi An Infinitesimal on 21-10-2018 - 20:38 trong Dãy số - Giới hạn

$\lim_{x->0^+} \frac{\ln x}{1+2\ln x}$

 

\[\lim_{x\to 0^{+}}\frac{\ln x}{1+2\ln x}= \lim_{x\to 0^{+}}\frac{1}{\frac{1}{\ln x}+2}=\frac{1}{0+2}=\frac{1}{2}.\]

 

Lưu ý: $\lim_{x\to 0^{+}} \ln x= -\infty.$




#716792 $\int_{0}^{2} \frac{x.sin(x)}...

Đã gửi bởi An Infinitesimal on 21-10-2018 - 20:35 trong Tích phân - Nguyên hàm

$\int_{0}^{2} \frac{x.sin(x)}{1+2cos(x)^2}dx$

Basara nên xem lại đề.




#716791 Khai triển Taylor của hàm: $Ln(2x+1)$ tại $x=2$

Đã gửi bởi An Infinitesimal on 21-10-2018 - 20:34 trong Giải tích

Khai triển Taylor của hàm

                                           $Ln(2x+1)$ tại $x=2$

 

Basara có vấn đề khó khăn gì với nó?