Đến nội dung

Phạm Hữu Bảo Chung nội dung

Có 549 mục bởi Phạm Hữu Bảo Chung (Tìm giới hạn từ 27-04-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#446858 Tìm min $P=\sum(xyz+1)-x-y-z$

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 01-09-2013 - 14:57 trong Bất đẳng thức và cực trị

Giải
Ta có:
$\left(xyz+1\right)\left(\dfrac{1}{x}+\dfrac{1}{y}+\dfrac{1}{z}\right)+\dfrac{x}{y}+\dfrac{y}{z}+\dfrac{z}{x}-x-y-z$
 
$= xy + yz + zx + \dfrac{1}{x}+\dfrac{1}{y}+\dfrac{1}{z}+\dfrac{x}{y}+\dfrac{y}{z}+\dfrac{z}{x}-x-y-z$
 
Ta có: 
$xy + \dfrac{x}{y} - x + \dfrac{1}{x} \geq 2\sqrt{xy.\dfrac{x}{y}} - x + \dfrac{1}{x} = x + \dfrac{1}{x} \geq 2$
 
Thực hiện tương tự với các biểu thức còn lại rồi cộng vế theo vế, suy ra: $P \geq 6$
Dấu "=" xảy ra khi $x = y = z = 1$



#423955 tìm Min $P=\sum \sin \frac{A}{2}+...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 04-06-2013 - 23:03 trong Bất đẳng thức và cực trị

Giải

Chú ý bất đẳng thức:

$0 < \sin{\dfrac{A}{2}} + \sin{\dfrac{B}{2}} + \sin{\dfrac{C}{2}} \leq \dfrac{3}{2}$

 

Ta có:
$P = \sin{\dfrac{A}{2}} + \sin{\dfrac{B}{2}} + \sin{\dfrac{C}{2}} + \cot^2{\dfrac{A}{2}} + \cot^2{\dfrac{B}{2}} + \cot^2{\dfrac{C}{2}}$

$\Leftrightarrow P = \sin{\dfrac{A}{2}} + \sin{\dfrac{B}{2}} + \sin{\dfrac{C}{2}}$ + $\dfrac{1}{\sin^2{\dfrac{A}{2}}} + \dfrac{1}{\sin^2{\dfrac{B}{2}}} + \dfrac{1}{\sin^2{\dfrac{C}{2}}} - 3$

Do A, B, C là số đo 3 góc của 1 tam giác nên ta luôn có $\sin\dfrac{A}{2}, \sin\dfrac{B}{2},\sin\dfrac{C}{2} > 0$
Nhận thấy:

$8\sin\dfrac{A}{2} + 8\sin\dfrac{A}{2} + \dfrac{1}{\sin^2\dfrac{A}{2}} \geq 3\sqrt[3]{64} = 12$

Do đó:
$P \geq 3.12 - 3 - 15(\sin\dfrac{A}{2} + \sin\dfrac{B}{2} + \sin\dfrac{C}{2}) \geq \dfrac{21}{2}$

Vậy $Min_P = \dfrac{21}{2}$. 
Dấu "=" xảy ra khi $A = B = C = \dfrac{\pi}{3}$




#442306 Tìm min $P=\sum \frac{ab}{2c+3ab}$ với $a+b+c=1$

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 12-08-2013 - 21:44 trong Bất đẳng thức và cực trị

Bài 2.
Giải
Ta có: $x + \dfrac{1}{x + 1} = \dfrac{x^2 + x + 1}{x + 1} = \dfrac{\dfrac{3}{4}(x + 1)^2 + \dfrac{1}{4}(x - 1)^2}{x + 1} \geq \dfrac{3}{4}(x + 1)$
 
Do đó: $P \geq \left ( \dfrac{3}{4}\right )^3(x + 1)(y + 1)(z + 1) \geq \left ( \dfrac{3}{4}\right )^3.8\sqrt{xyz} \geq \dfrac{27}{8}$
 
Vậy: $Min_{P} = \dfrac{27}{8}$ khi $x = y = z = 1$



#446850 Tìm min $A=\left(1+x\right)\left(1+\frac{1...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 01-09-2013 - 14:33 trong Bất đẳng thức và cực trị

Giải
Ta có:
$A=\left(1+x\right)\left(1+\dfrac{1}{y}\right)+\left(1+y\right)\left(1+\dfrac{1}{x}\right)$
 
$= 2 + x + y + \dfrac{1}{x} + \dfrac{1}{y} + \dfrac{x}{y} + \dfrac{y}{x} \geq 4 + x + y + \dfrac{1}{x} + \dfrac{1}{y}$
 
Mặt khác, ta có:
$x + \dfrac{1}{2x} \geq \sqrt{2}$
 
$y + \dfrac{1}{2y} \geq \sqrt{2}$
 
$\dfrac{1}{2}\left (\dfrac{1}{x} + \dfrac{1}{y} \right ) \geq \dfrac{2}{x + y} \geq \dfrac{2}{\sqrt{2(x^2 + y^2)}} = \sqrt{2}$
 
Vậy $A \geq 4 + 3\sqrt{2}$. Dấu "=" xảy ra khi $x = y = \dfrac{1}{\sqrt{2}}$



#445914 Tìm min $A=\frac{x^2y}{\left(x^2+y^2\right...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 28-08-2013 - 16:48 trong Bất đẳng thức và cực trị

Giải
Đặt $t = \dfrac{x^2}{y^2}$
Từ giả thiết, ta có:
$22\dfrac{x^2}{y^2} + \dfrac{2}{y^2} = 8\dfrac{x^4}{y^4} + 6 + \dfrac{1}{y^4}$
 
$\Rightarrow 8t^2 - 22t + 6 = - \left ( \dfrac{1}{y^2} - 1\right )^2 + 1 \leq 1 \Rightarrow \dfrac{1}{4} \leq t \leq \dfrac{5}{2}$
 
Khi đó:
$A=\dfrac{x^2y}{\left(x^2+y^2\right)\left(\sqrt{4x^2+y^2}+y\right)} = \dfrac{\dfrac{x^2}{y^2}}{\left ( \dfrac{x^2}{y^2} + 1\right ) \left ( \sqrt{4\dfrac{x^2}{y^2} + 1} + 1\right )}$
 
$\Rightarrow A = \dfrac{t}{(t + 1)\left ( \sqrt{4t + 1} + 1\right )}$
 
Xét hàm số $f(t) = \dfrac{t}{(t + 1)\left ( \sqrt{4t + 1} + 1\right )}$ trên $\left [ \dfrac{1}{4}; \dfrac{5}{2}\right ]$
 
Có: $f'(t) = \dfrac{-2t^2 + 2t + \sqrt{4t + 1} + 1}{(t + 1)^2\sqrt{4t + 1}\left ( \sqrt{4t + 1} + 1\right )^2}$
Khi đó: $f'(t) = 0 \Leftrightarrow -2t^2 + 2t + \sqrt{4t + 1} + 1 = 0 \Leftrightarrow t = 2$
 
Vì vậy, ta tìm được: $Min_A = \underset{\forall t \in \left [\dfrac{1}{4}; \dfrac{5}{2} \right ]}{Min_{f(t)}} = f\left (\dfrac{1}{4} \right ) = \dfrac{\sqrt{2} - 1}{5}$
 
Dấu "=" xảy ra khi $t = \dfrac{1}{4}$ và $y^2 = 1$. Khi đó: $y = 1$ và $x = \pm \dfrac{1}{2}$



#338180 Tìm max, min của: $y=2(1+\sin2x\cos4x)-\frac{1}...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 20-07-2012 - 21:26 trong Bất đẳng thức và cực trị

b) $y=2(1+\sin2x\cos4x)-\frac{1}{2}(\cos4x-\cos8x)$

Giải

Ta có:
$y = 2(1+\sin2x\cos4x)-\frac{1}{2}(\cos{4x}-\cos{8x})$

$= 2 + 2\sin{2x}.\cos{4x} - \dfrac{1}{2}(\cos{4x}-\cos{8x})$

$= 2 + \sin{6x} - \sin{2x} - \sin{2x}.\sin{6x}$


$= (1 + \sin{6x})(1 - \sin{2x}) + 1$

Do $|\sin{\alpha}| \leq 1\Rightarrow \left\{\begin{array}{l}-1 \leq \sin{6x} \leq 1\\-1 \leq \sin{2x} \leq 1\end{array}\right.$


- Vì $\sin{6x} \geq - 1; \sin{2x} \leq 1$ nên:
$y = (1 + \sin{6x})(1 - \sin{2x}) + 1 \geq 1 \Rightarrow Min_{y} = 1$
Dấu "=" xảy ra khi: $\left[\begin{array}{l} \sin{6x} = -1\\\sin{2x} = 1\end{array}\right. \Leftrightarrow \left[\begin{array}{l} \sin{2x} = 1\\\sin{2x} = \dfrac{- 1}{2}\end{array}\right.$

$\Leftrightarrow \left[\begin{array}{l}x = \dfrac{\pi}{4} + k\pi\\x = \dfrac{-\pi}{12} + k\pi\end{array}\right. \,\, (k \in Z)$


- Mặt khác: $\sin{6x} \leq 1; \sin{2x} \geq -1$ nên:
$y = (1 + \sin{6x})(1 - \sin{2x}) + 1 \leq 2.2 + 1 = 5 \Rightarrow Max_{y} = 5$


Dấu "=" xảy ra khi: $\left\{\begin{array}{l}\sin{2x} = -1\\\sin{6x} = 1\end{array}\right. \Leftrightarrow \sin{2x} = -1$

$\Leftrightarrow x = \dfrac{- \pi}{4} + k\pi \,\, (k \in Z)$



#446849 Tìm max $P=\left(a-b\right)^3+\left(b-c\right)^3+...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 01-09-2013 - 14:23 trong Bất đẳng thức và cực trị

Giải
Chú ý: Nếu x + y + z = 0 thì $x^3 + y^3 + z^3 = 3xyz \,\,\, (1)$
Do $(a - b) + (b - c) + (c - a) = 0$ nên từ (1):
$\Rightarrow P=\left(a-b\right)^3+\left(b-c\right)^3+\left(c-a\right)^3 =3(a - b)(b - c)(c - a)$
 
Do có ít nhất 2 trong 3 số $a - b, b - c, c - a$ cùng dấu nên không mất tính tổng quát, giả sử $a - b$ và $b - c$ cùng dấu. Ta thấy:
- Nếu $a - b$ và $b - c$ cùng dương thì $a \geq b \geq c \Rightarrow c - a \leq 0 \Rightarrow P \leq 0$
- Nếu $a - b$ và $b - c$ cùng âm thì $a \leq b \leq c$, khi đó: $P = 3(b - a)(c - b)(c - a)$
Do $a \geq 0$ nên ta có: 
$P \leq 3bc(c - b) = \dfrac{6}{(2 - \sqrt{3})(\sqrt{3} - 1)}.b.(2 - \sqrt{3})c.\dfrac{\sqrt{3} - 1}{2}(c - b)$
 
$\leq \dfrac{6}{(2 - \sqrt{3})(\sqrt{3} - 1)}\left [ \dfrac{b + \left (2 - \sqrt{3} \right )c + \dfrac{\sqrt{3} - 1}{2}(c - b)}{3}\right ]^3 = \dfrac{\sqrt{3}}{6}(b + c)^3$
 
Do $b + c = 1 - a \leq 1$ nên từ đó suy ra: $P \leq \dfrac{\sqrt{3}}{6}$
Dấu "=" xảy ra khi $a = 0, b = \dfrac{3 - \sqrt{3}}{6}, c = \dfrac{3 + \sqrt{3}}{6}$



#429968 Tìm m để PT $x+3(m-3x^2)^2=m$có nghiệm.

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 23-06-2013 - 12:18 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Giải

Đặt $y = m - 3x^2$
Phương trình ban đầu tương đương:
$\left\{\begin{matrix}x + 3y^2 = m\\3x^2 + y = m\end{matrix}\right.$ $\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}3(x^2 - y^2) - (x - y) = 0\\3x^2 + y = m\end{matrix}\right.$

$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}(x - y)[3(x + y) - 1] = 0\\3x^2 + y = m\end{matrix}\right.$

 

Từ đây, biện luận theo phương trình bậc hai với x.



#311726 Tìm m để phương trình: $x^{2}-2mx-m+2$=0 có hai nghiệm $x_{1},...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 20-04-2012 - 21:38 trong Tài liệu - Đề thi

Tìm m để phương trình: $x^{2}-2mx-m+2$=0 có hai nghiệm $x_{1},x_{2}$ sao cho biểu thức: $(x_{1}x_{2})^{4} + \frac{1}{16}(x_{1}+x_{2})^{4}$ đạt giá trị nhỏ nhất

Giải

Điều kiện để phương trình có nghiệm là: Biệt thức $\Delta' \geq 0$

$\Leftrightarrow (- m)^2 - (-m + 2) \geq 0 \Leftrightarrow m^2 + m - 2 \geq 0$

$\Leftrightarrow \left[\begin{array}{l} m \geq 1\\m \leq -2\end{array}\right.$

Theo định lý Viets, ta có:
$\left\{\begin{array}{l}x_1 + x_2 = 2m\\x_1.x_2 = - m + 2\end{array}\right.$


Do đó:
$P = (x_{1}x_{2})^{4} + \frac{1}{16}(x_{1}+x_{2})^{4} = (2 - m)^4 + \dfrac{1}{16}(2m^4) = (2 - m)^4 + m^4$

Mặt khác, ta có:
$A^4 + B^4 \geq \dfrac{(A^2 + B^2)^2}{2} \geq \dfrac{(A + B)^4}{8}$

Áp dụng BĐT nói trên với A = 2 - m; B = m, ta có:
$P \geq \dfrac{(m + 2 - m)^4}{8} = \dfrac{2^4}{8} = 2$

Vậy $min_{P} = 2$. Dấu "=" xảy ra khi m = 1 (thỏa mãn điều kiện có nghiệm của PT).



#451793 Tìm m để phương trình $(x^2-1)(x+3)(x+5)=m$ có 4 nghiệm phân biệt

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 20-09-2013 - 12:02 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Giải

Phương trình tương đương:
$\left [ (x - 1)(x + 5)\right ]\left [ (x + 1)(x + 3)\right ] = m$
$\Leftrightarrow (x^2 + 4x - 5)(x^2 + 4x + 3) = m$

 

Đặt $a = x^2 + 4x + 4 = (x + 2)^2 \geq 0$, ta được:
$(t - 9)(t - 1) = m \Leftrightarrow t^2 - 10t + 9 - m = 0 \, (1)$

Phương trình ban đầu có 4 nghiệm thực phân biệt khi (1) có hai nghiệm phân biệt dương, tức là:
$\left\{\begin{matrix}\Delta = (- 5)^2 - (9 - m) > 0\\S = 10 > 0 (TM)\\P = 9 - m > 0\end{matrix}\right.$

Bạn tự giải tiếp nhé :D




#317450 Tìm m để hệ sau có nghiệm thực duy nhất

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 17-05-2012 - 21:43 trong Đại số

Ừ, chỉ có 1 nghiệm S thỏa mãn đề bài. Nên nó cũng chỉ có một nghiệm P thỏa mãn.
Ở đây người ta yêu cầu hệ có nghiệm duy nhất, tức là một cặp số (x; y) duy nhất chứ không phải một tổng x + y duy nhất.

Không liên quan nhiều đến bài này nhưng mà xem một chút nhé:
Chẳng hạn: Ta tìm được:
x + y = 6 là duy nhất (S = const ) nhưng...
có biết bao nhiêu cặp số thỏa mãn điều này? Có tới hàng ngàn, hàng triệu, hàng tỉ số thỏa mãn:
(0; 6); (6; 0); (5; 1); (4; 2); (3; 3)…….(1006; -1000)….
Các cặp số đó có tích khác nhau, do đó, ta cần phải cố định tích của chúng. Chẳng hạn tích của chúng là 5. Vậy bây giờ, có 2 cặp thỏa mãn điều này: (1; 5) và (5; 1)
Vì thế tích của chúng bằng 5 không thể giúp hệ ban đầu có cặp nghiệm duy nhất.
Với tích bằng 9, dễ thấy, chỉ có một nghiệm thỏa mãn đề bài là (x; y) = (3; 3). Vậy tích bằng 9 thỏa mãn yêu cầu.
Vậy thì làm sao bây giờ? Nếu không có một nghiệm S duy nhất thì chắc chắn là không thể có một cặp nghiệm duy nhất rồi !? Chẳng lẽ phải ăn may sao. Phải tìm được S duy nhất, tìm được một P thỏa mãn có nghiệm duy nhất. Đáng tiếc rằng, trên đời, chỉ có được vài ba bài toán hên như thế và có cả đống bài toán không thể làm điều này, cụ thể như bài toán ban đầu…

Nhớ rằng chúng ta bỏ quên mất một điều kiện là: Để tồn tại x, y thỏa mãn x + y = S; xy = P thì $S^2 \geq 4P$
Do đó, chẳng hạn ta tìm được 2 S phân biệt. Từ đó ta dễ dàng có 2 giá trị P.
Nhưng…chỉ có một cặp trong số đó thỏa mãn điều kiện: $S^2 \geq 4P$, cặp còn lại thì không! Đành ngậm ngùi dứt áo ra đi vậy J
Vì vậy, ta vẫn có quyền hi vọng rằng trong 2 cặp số nào đó. Có một cặp (S; P) cho nghiệm duy nhất (x; y) (Khi đó thì x = y) và cặp còn lại không thỏa mãn đề bài!

P/S: Chủ topic, bước thứ 2 kể từ chỗ: Điều kiện để hệ có nghiệm...Tớ đã bỏ đi (làm tắt) một trường hợp đấy :).
Ai bảo vô nghiệm, nên tớ bỏ:

$\sqrt{\dfrac{m + 6}{3}} \geq 0 > -2 - \sqrt{m + 4}$



#317402 Tìm m để hệ sau có nghiệm thực duy nhất

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 17-05-2012 - 20:47 trong Đại số

Bạn có thể trình bày được chứ, theo mình thì như vậy là OK rồi ? :icon6:



Với một S duy nhất, một P duy nhất. Ta luôn có thể có 2 nghiệm khác nhau thỏa mãn phương trình:

$X^2 - SX + P = 0$

Do ở đây, vai trò của x và y như nhau nên trường hợp mà bạn xét không đủ dữ kiện để nói rằng, hệ có nghiệm duy nhất!

Bạn thử lại xem... Với $S = -1; P = \dfrac{-3}{2}$

Hệ có 2 cặp nghiệm phân biệt :)



#317394 Tìm m để hệ sau có nghiệm thực duy nhất

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 17-05-2012 - 20:39 trong Đại số

Tìm m để hệ sau có nghiệm thực duy nhất $\left\{\begin{matrix} x^2+xy+y^2=m+6 & \\ 2x+xy+2y=m& \end{matrix}\right.$

Giải

Đây là hệ đối xứng loại 1.
Do đó, nếu phương trình có một nghiệm $(x_0; y_0)$ thì nó cũng có nghiệm $(y_0; x_0)$.
Vì vậy, hệ nói trên có nghiệm thực duy nhất khi $x = y$

Khi đó, hệ ban đầu tương đương:
$\left\{\begin{array}{l}3x^2 = m + 6\\x^2 + 4x = m\end{array}\right.$


Điều kiện để hệ nói trên có nghiệm:
$\left\{\begin{array}{l}m + 6 \geq 0\\2^2 + m \geq 0\\\pm\sqrt{\dfrac{m + 6}{3}} = -2 \pm \sqrt{m + 4}\end{array}\right.$


$\Leftrightarrow \left\{\begin{array}{l}m \geq -4\\\left[\begin{array}{l} \sqrt{\dfrac{m + 6}{3}} = -2 + \sqrt{m + 4}\\- \sqrt{\dfrac{m + 6}{3}} = -2 + \sqrt{m + 4}\\- \sqrt{\dfrac{m + 6}{3}} = -2 - \sqrt{m + 4}\end{array}\right.\end{array}\right.$

$\Leftrightarrow \left\{\begin{array}{l}m \geq -4\\\left[\begin{array}{l} \sqrt{\dfrac{m + 6}{3}} + 2= \sqrt{m + 4}\\2 = \sqrt{\dfrac{m + 6}{3}} + \sqrt{m + 4}\\\sqrt{\dfrac{m + 6}{3}} = 2 + \sqrt{m + 4}\end{array}\right.\end{array}\right.$

$\Leftrightarrow \left\{\begin{array}{l}m \geq -4\\\left[\begin{array}{l} 2\sqrt{\dfrac{m + 6}{3}} = \dfrac{m - 3}{3} \,\,\, (1)\\-\dfrac{2m + 3}{3} = \sqrt{\dfrac{(m + 6)(m + 4)}{3}} \,\,\, (2)\\-\dfrac{m + 9}{3} = 2\sqrt{m + 4} \,\,\, (3)\end{array}\right.\end{array}\right.$

Ta có:
$(1) \Leftrightarrow \left\{\begin{array}{l}m \geq 3\\m^2 - 18m - 63 = 0 \end{array}\right. \Leftrightarrow m = 21$

$(2) \Leftrightarrow \left\{\begin{array}{l}m \leq \dfrac{-3}{2}\\m^2 - 18m - 63 = 0\end{array}\right. \Leftrightarrow m = -3$

$(3)$ vô nghiệm do $\forall \, m\geq - 4 \Rightarrow \dfrac{-m - 9}{3} < 0 \leq 2\sqrt{m + 4}$

Vậy $\left[\begin{array}{l} m = - 3\\m = 21\end{array}\right.$

* Với m = -3, hệ ban đầu tương:
$\left\{\begin{array}{l}x^2 + xy + y^2 = 3\\2x + xy + 2y = -3\end{array}\right. \Rightarrow \left\{\begin{array}{l}(x + y)^2 + 2(x + y) = 0\\x^2 + xy + y^2 = 3\end{array}\right.$

$\Rightarrow \left[\begin{array}{l}x = - y\\x = -y - 2\end{array}\right.$
Thế các giá trị này vào hệ ban đầu, ta thấy không thỏa mãn có nghiệm thực duy nhất.

* Với m = 21, hệ ban đầu tương đương:
$\left\{\begin{array}{l}x^2 + xy + y^2 = 27\\2x + 2y + xy = 21\end{array}\right. \Leftrightarrow \left\{\begin{array}{l}(x + y)^2 + 2(x + y) - 48 = 0\\x^2 + xy + y^2 = 27\end{array}\right.$


$\Leftrightarrow \left\{\begin{array}{l}x^2 + xy + y^2 = 27 \\\left[\begin{array}{l}x = -y - 8\\x = 6 - y\end{array}\right.\end{array}\right.$
Thế các giá trị này vào, giải ra, ta thấy hệ có nghiệm duy nhất x = y = 3.
Vậy với m = 21, hệ có nghiệm duy nhất!



#344898 Tìm m để $\Delta$ cắt (C) tại 2 điểm phân biệt sao cho diện tí...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 08-08-2012 - 22:10 trong Hình học phẳng

Cho đường tròn ©: x2 + y2 + 4x + 4y +6 =0
$\Delta$ : x + my - 2m + 3 =0
Gọi I là tâm đường tròn ©. Tìm m để $\Delta$ cắt © tại 2 điểm phân biệt sao cho diện tích tam giác IAB lớn nhất.

Giải

Ta có: $I(-2; -2); R_{©} = \sqrt{2}$

Nhận thấy: $S_{\triangle IAB} = \dfrac{1}{2}IA.IB.\sin{AIB} \leq \dfrac{1}{2}R^2$

Do đó: $S_{\triangle IAB Max} = \dfrac{1}{2}R^2 = 1$
Điều này xảy ra khi: $\sin{AIB} = 1 \Rightarrow \widehat{AIB} = 90^o $

$\Rightarrow $ Tam giác AIB là tam giác vuông.


- Gọi H là hình chiếu của I trên AB, ta có:
$\dfrac{1}{IH^2} = \dfrac{1}{IA^2} + \dfrac{1}{IB^2} = \dfrac{2}{R^2} = 1$

$\Rightarrow IH = 1 \Leftrightarrow d(I; \Delta) = 1$

$\Leftrightarrow \dfrac{|-2 - 2m - 2m + 3|}{\sqrt{m^2 + 1}} = 1 \Leftrightarrow (1 - 4m)^2 = m^2 + 1$

$\Leftrightarrow 15m^2 - 8m = 0 \Leftrightarrow \left[\begin{array}{l} m = 0\\m = \dfrac{8}{15}\end{array}\right.$



#456340 Tìm GTNN của M=$x^{4}+y^{4}-x^{2}y^{2...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 09-10-2013 - 13:00 trong Bất đẳng thức và cực trị

Giải

Đặt xy = t

Từ giả thiết, ta có: $(x + y)^2 = 3xy + 1 \geq 0 \Rightarrow t \geq \dfrac{-1}{3}$

Mặt khác: $xy = x^2 + y^2 - 1 \geq 2xy - 1 \Rightarrow t \leq 1$

Ta có:
$M = x^4 + y^4 - x^2y^2 = (x^2 + y^2)^2 - 3x^2y^2 $
$M = (t + 1)^2 - 3t^2 = -2t^2 + 2t + 1 = -\dfrac{2}{3}(3t + 1)(t - 1) + \dfrac{2}{3}t + \dfrac{1}{3}$

 

Vì $\dfrac{-1}{3} \leq t \leq 1 \Rightarrow (3t + 1)(t - 1) \leq 0$

Vậy: $M \geq \dfrac{2}{3}t + \dfrac{1}{3} \geq \dfrac{1}{9}$

Kết luận: $Min_M = \dfrac{1}{9}$ khi $x = - y = \dfrac{1}{\sqrt{3}}$ và ngược lại.

 

 




#443319 Tìm GTLN của bt: $\frac{5a^{2}+4c^{2}+4ac+...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 16-08-2013 - 13:05 trong Bất đẳng thức và cực trị

Giải
Ta có: 
$(4ac - 1)^2 + (a - 2c)^2 \geq 0$
 
$\Leftrightarrow 16a^2c^2 - 8ac + 1 + a^2 - 4ac + 4c^2 \geq 0$
 
$\Leftrightarrow 16(a^2c^2 + a^2 + c^2 + 1) \geq 12ac + 15a^2 + 12c^2 + 15$
 
$\Leftrightarrow 3(4ac + 5a^2 + 4c^2 + 5) \leq 16(a^2 + 1)(c^2 + 1)$
 
$\Leftrightarrow \dfrac{5a^2 + 4ac + 4c^2 + 5}{(a^2 + 1)(c^2 + 1)} \leq \dfrac{16}{3}$
 
Dấu "=" xảy ra khi: $\left\{\begin{matrix}ac = \dfrac{1}{4}\\a = 2c\end{matrix}\right. \Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}a = \dfrac{1}{\sqrt{2}}\\c = \dfrac{1}{2\sqrt{2}}\end{matrix}\right.$



#451322 Tìm GTLN ,GLTNN của hàm số (Gấp)

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 17-09-2013 - 22:03 trong Các bài toán Lượng giác khác

Giải

Đặt $\cos{x} = t \, (-1 \leq t \leq 1)$, ta được:

$y = f(t) = t^3 - 6t^2 + 9t + 5$

Xét hàm số f(t) trên $[-1; 1]$ có $f’(t) = 3t^2 - 12t + 9 = 3(t - 1)(t - 3) \geq 0 \forall$ $t \in [-1; 1]$

Vậy, hàm đồng biến trên [-1; 1]. Khi đó: $f(-1) \leq f(t) \leq f(1)$

Vậy:

$Max_y = 9$ khi $t = 1 \Rightarrow x = k2\pi \, (k \in Z)$

$Min_y = -11$ khi $t = -1 \Rightarrow x = \pi + k2\pi \, (k \in Z)$

 

 




#448817 Tìm giái trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất của $P=x+y+\sqrt{xy-...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 08-09-2013 - 14:09 trong Bất đẳng thức - Cực trị

Giải

ĐK: $x \geq 1$ và $y \geq 1$

Đặt $\sqrt{x - 1} + \sqrt{y - 1} = a \geq 0\Rightarrow a^2 = x + y - 2\sqrt{xy - x - y + 1}$

Từ giả thiết, ta có:

$\left ( \sqrt{x - 1} + \sqrt{y - 1}\right )^2 + \sqrt{x - 1} + \sqrt{y - 1} = 2 + \sqrt{(x - 1)(y - 1)} \geq 2$

 

Áp dụng BĐT: $\sqrt{(x - 1)(y - 1)} \leq \dfrac{(\sqrt{x - 1} + \sqrt{y - 1})^2}{4} = \dfrac{a^2}{4}$

 

$\Rightarrow 2 \leq a^2 + a \leq 2 + \dfrac{a^2}{4} \Leftrightarrow 1 \leq a \leq \dfrac{2\sqrt{7} - 2}{3}$ (Do $a \geq 0$ )

 

Ta có: $P = 4 - a \geq 4 - \dfrac{2\sqrt{7} - 2}{3}  = \dfrac{14 - 2\sqrt{7}}{3}$

Ta lại có: $P = 4 - a \leq 4 - 1 = 3$

 

Vậy $Min_P = \dfrac{14 - 2\sqrt{7}}{3}$. Dấu “=” xảy ra khi $x = y = \dfrac{17 - 2\sqrt{7}}{9}$

Và $Max_P = 3$ khi $x = 2; y = 1$ và ngược lại.

 

 

 




#449550 Tìm giá trị nhỏ nhất và lớn nhất của $P=\frac{2\left(x^2+...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 12-09-2013 - 00:48 trong Bất đẳng thức và cực trị

Giải

Nếu $y = 0 \Rightarrow P = 2$

Với $y \neq 0$. Đặt $t = \dfrac{x}{y}$. Ta có:

$P = \dfrac{2x^2 + 12xy}{1 + 2xy + y^2} = \dfrac{2x^2 + 12xy}{x^2 + 2y^2 + 2xy} = \dfrac{2t^2 + 12t}{t^2 + 2t + 2}$

Xét hàm số: $f(t) = \dfrac{2t^2 + 12t}{t^2 + 2t + 2}$

Có $f’(t) = \dfrac{-8t^2 + 8t + 24}{(t^2 + 2t + 2)^2}$; $f’(t) = 0 \Leftrightarrow t = \dfrac{1 \pm \sqrt{13}}{2}$

Lập bảng biến thiên, ta tìm được:
$P_{max} = 2\sqrt{13} - 4$ và $P_{min} = -2\sqrt{13} - 4$

Bạn tự tìm giá trị của x, y tương ứng nhé.

 

 

 




#445592 Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 26-08-2013 - 20:48 trong Bất đẳng thức và cực trị

Bài 1.

Giải

Ta có: $P = x^2 + y^2 + z^2 - xy - yz - zx = \dfrac{1}{2}\left [ (x - y)^2 + (y - z)^2 + (z - x)^2\right ] \geq 0$
Vậy: $Min_P = 0$ khi $x = y = z = 1$
 
Giả sử $x \leq y \leq z$. Dễ thấy: $x \leq 1$ và $z \geq 1$. Đặt $x = 1 - a; z = 1 + b, y = 1 + a - b \, (0 \leq a, b \leq 1)$
Khi đó, biến đổi P và rút gọn, ta được:$P = 3(a^2 + b^2 - ab)$
Dễ thấy: Nếu $a \leq b$ thì $P = 3b^2 + 3a(a - b) \leq 3$
Tương tự: Nếu $b \leq a$ thì $P = 3a^2 + 3b(b - a) \leq 3$
Vì vậy: $Max_P = 3$. Dấu "=" xảy ra khi $x = 0, y = 1, z = 2$ và các hoán vị.
Bài 3.
Giải
Từ giả thiết, ta có: $x + y + z + 6 \geq x^2 + y^2 + z^2 \geq \dfrac{(x + y + z)^2}{3}$
Do đó: $-3 \leq x + y + z \leq 6$
Vì x, y, z > 0 nên $0 < x + y + z \leq 6$
Từ đó ta có:
$P = \dfrac{1}{x + y + 1} + \dfrac{1}{y + z + 1} + \dfrac{1}{z + x + 1} \geq \dfrac{9}{2(x + y + z) + 3} \geq \dfrac{3}{5}$
Vậy: $Min_P = \dfrac{3}{5}$ khi $x = y = z = 2$
 
Sai thì thôi bạn nhé :D

 




#447853 tìm giá trị nhỏ nhất của $x+\frac{1}{y(x-8y)}...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 04-09-2013 - 21:27 trong Đại số

Giải

Ta có:
$A = x + \dfrac{1}{y(x – 8y)} = x + \dfrac{8}{8y(x – 8y)}$

$\geq x + \dfrac{8}{\dfrac{(8y + x – 8y)^2}{4}} = x + \dfrac{32}{x^2}$

 

$= \dfrac{x}{2} + \dfrac{x}{2} + \dfrac{32}{x^2} \geq 3\sqrt[3]{8} = 6$

 

Vậy, $Min_A = 6$
Dấu “=” xảy ra khi: $\dfrac{x}{2} = \dfrac{32}{x^2}$ và $8y = x – 8y$. Suy ra: $x = 4, y =\dfrac{1}{4}$

 

 




#444516 Tìm giá trị nhỏ nhất của $tan^{2}\alpha +tan^{2...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 21-08-2013 - 15:09 trong Hình học không gian

Theo bất đẳng thức Cô - si, với hai số dương a, b, ta có; $a + b \geq 2\sqrt{ab}$
Áp dụng BĐT nói trên với 2 số dương: $\dfrac{\tan^2{\alpha}}{4}$ và $\cot^2{\alpha}$

Với đẳng thức: $\tan{\alpha}.\cot{\alpha} = 1$ thì ta có điều nói trên.

Lưu ý: Ở đây, ta dự đoán dấu "=" xảy ra khi $\alpha = \beta = \gamma \Rightarrow \cos{\alpha} = \dfrac{1}{\sqrt{3}}$
Suy ra: $\tan{\alpha} = \sqrt{2}; \cot{\alpha} = \dfrac{1}{\sqrt{2}} \Rightarrow \dfrac{\tan^2{\alpha}}{4} =\cot^2{\alpha}$

 




#444388 Tìm giá trị nhỏ nhất của $tan^{2}\alpha +tan^{2...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 20-08-2013 - 21:39 trong Hình học không gian

Giải
Dựng OK $\perp$ BC, OH $\perp$ AK
Theo giả thiết: OA, OB, OC đôi một vuông góc. Vậy: OA $\perp$ OB và OA $\perp$ OC.
$\Rightarrow$ OA $\perp$ (OBC) $\Rightarrow$ OA $\perp$ OK. Hay: Tam giác OAK vuông tại O.
 
Do OA $\perp$ (OBC) nên BC $\perp$ OA. Mà OK $\perp$ BC nên BC $\perp$ (OAK).
Suy ra: BC $\perp$ AK
Điều này chứng tỏ: $\widehat{\left ( (OBC); (ABC)\right )} = \widehat{OKA} = \alpha$
 
Nhận thấy: OH $\perp$ AK mà tam giác AOK vuông.
Do đó: $\widehat{OKA} = \widehat{HOA} \Rightarrow \cos{\alpha} = \dfrac{OH}{OA}$
Chứng minh tương tự, ta có: $\cos{\beta} = \dfrac{OH}{OB}; \cos{\gamma} = \dfrac{OH}{OC}$
 
Mặt khác: $\dfrac{1}{OH^2} = \dfrac{1}{OA^2} + \dfrac{1}{OK^2} = \dfrac{1}{OA^2} + \dfrac{1}{OB^2} + \dfrac{1}{OC^2}$
 
$\Rightarrow \cos^2{\alpha} + \cos^2{\beta} + \cos^2{\gamma} = 1$
 
Ta có: $\dfrac{\tan^2{\alpha}}{4} + \cot^2{\alpha} \geq 2\sqrt{\dfrac{\cot^2{\alpha}\tan^2{\alpha}}{4}} = 1$
Vì vậy:
$P = \tan^2{\alpha} + \tan^2{\beta} + \tan^2{\gamma} + \cot^2{\alpha} + \cot^2{\beta} + \cot^2{\gamma}$
 
$\geq 3 + \dfrac{3}{4} \left ( \tan^2{\alpha} + \tan^2{\beta} + \tan^2{\gamma}\right ) $
 
$= 3 + \dfrac{3}{4} \left ( \dfrac{1}{\cos^2{\alpha}} + \dfrac{1}{\cos^2{\beta}} + \dfrac{1}{\cos^2{\gamma}} - 3\right ) $
 
$\geq 3 + \dfrac{3}{4} \left ( \dfrac{9}{\cos^2{\alpha} + \cos^2{\beta} + \cos^2{\gamma}} - 3 \right ) = \dfrac{15}{2}$
 
Vậy, $Min_P = \dfrac{15}{2}$
Dấu "=" xảy ra khi: $\cos{\alpha} = \cos{\beta} = \cos{\gamma} = \dfrac{1}{\sqrt{3}}$



#464519 Tìm giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của các hàm số sau

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 15-11-2013 - 19:58 trong Hàm số - Đạo hàm

Bài 2.

Giải

TXĐ: $x \in [0; + \infty]$
Với $x \geq 0 \Rightarrow (x + \sqrt{x})^\sqrt{2} \geq 0$

Hàm số có $Min_y = 0$ đạt được khi x = 0

Hàm số này không có giá trị lớn nhất!




#445995 Tìm diện tích lớn nhất của một tam giác có tất cả các cạnh không lớn hơn...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 28-08-2013 - 21:06 trong Hình học phẳng

Giải

Gọi a, b, c là độ dài 3 cạnh của tam giác. Theo giả thiết: $a, b, c \leq 1$.
Đặt $p = \dfrac{a + b + c}{2} \leq \dfrac{3}{2}$.
Khi đó, theo công thức Hê rông, ta có:
$S = \sqrt{p(p - a)(p - b)(p - c)} \leq \sqrt{p\left (\dfrac{p - a + p - b + p - c}{3} \right )^3} = \sqrt{p.\dfrac{p^3}{27}} = \dfrac{p^2}{3\sqrt{3}} \leq \dfrac{\left (\dfrac{3}{2} \right )^2}{3\sqrt{3}} = \dfrac{\sqrt{3}}{4}$
 
Vậy: $Max_S = \dfrac{\sqrt{3}}{4}$. Dấu "=" xảy ra khi a = b = c = 1.