Đến nội dung

Phạm Hữu Bảo Chung nội dung

Có 549 mục bởi Phạm Hữu Bảo Chung (Tìm giới hạn từ 21-04-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#445593 Tính tổng S= 1.5 +2.6 +........+n(n+4)

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 26-08-2013 - 20:53 trong Các bài toán Đại số khác

Giải
Ta có:
$S = 1.5 + 2.6 + ... + n(n + 4) = 1.(1 + 4) + 2.(2 + 4) + ... + n(n + 4)$
 
$S = \left (1^2 + 2^2 + ... + n^2\right ) + 4\left (1 + 2 + ... + n \right ) = \dfrac{n(n + 1)(2n + 1)}{6} + 4\dfrac{n(n + 1)}{2}$
 
$S = \dfrac{n(n + 1)(2n + 13)}{6}$



#444462 Tính thể tích khối tứ diện $ABCD$ và khoảng cách giữa 2 đường thẳng...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 21-08-2013 - 10:40 trong Hình học không gian

Giải
a) Theo định lý hàm số cos, tính được: $BC = a\sqrt{3}; BD = a$
Tam giác BDC vuông tại D nên suy ra $DC = a\sqrt{2}$
Do đó: $S_{\triangle BDC} = \dfrac{a^2\sqrt{2}}{2}$
 
Gọi M, N lần lượt là trung điểm của BC và BD.
- Do $\triangle$ ABD cân tại A $\Rightarrow$ AN $\perp$ BD
- M, N là trung điểm BC, BD $\Rightarrow $ MN // DC $\Rightarrow$ MN $\perp$ BD
Vậy: BD $\perp$ (AMN) $\Rightarrow$ BD $\perp$ AM
 
Mặt khác: $\triangle$ ABC cân tại A $\Rightarrow$ AM $\perp$ BC
Suy ra: AM $\perp$ (BCD) hay AM là đường cao của tứ diện.
 
Từ đó ta tính được: $V = \dfrac{1}{3}AM.S_{\triangle BDC} = \dfrac{1}{3}.\dfrac{a}{2}.\dfrac{a^2\sqrt{2}}{2} = \dfrac{a^3\sqrt{2}}{12}$
 
b) Dựng DE // BC, MH $\perp$ DE, MK $\perp$ AH
Ta có: $BC \perp MH$ và BC $\perp$ AM nên BC $\perp$ (AMH) 
$\Rightarrow$ BC $\perp$ MK $\Rightarrow$ DE $\perp$ MK
Mà MK $\perp$ AH. Điều này chứng tỏ: MK $\perp$ (ADE)
Khi đó: $d_{(BC; AD)} = d_{(BC; (ADE))} = d_{(M; (ADE))} = MK$
 
Dễ dàng tính được: $MH = \dfrac{BD.DC}{BC} = a\sqrt{\dfrac{2}{3}}$
Trong tam giác vuông AMH (vuông tại M), ta có:
$\dfrac{1}{MK^2} = \dfrac{1}{AM^2} + \dfrac{1}{MH^2} = \dfrac{11a^2}{2} \Rightarrow MK = \dfrac{a\sqrt{22}}{11}$



#444497 Tính thể tích khối tứ diện $ABCD$ và khoảng cách giữa 2 đường thẳng...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 21-08-2013 - 13:33 trong Hình học không gian

Mình có ý kiến về đoạn này, có thể chứng minh ngắn hơn: $\left\{\begin{matrix} AD=AB=AC\\ MB=MC=MD \end{matrix}\right.$

nên $AM$ là trục đường tròn ngoại tiếp tam giác $BCD$. Từ đó $AM$ vuông với $(BCD)$

Ừ! Tớ chưa được về cái đó :) Dù sao cũng cảm ơn cậu nhé!




#446517 Tính thể tích khối chóp $S.BCNM$

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 31-08-2013 - 12:35 trong Hình học không gian

Giải
Do SA $\perp$ (ABCD) $\Rightarrow \widehat{\left ( SB; (ABCD)\right )} = \widehat{SBA} = 60^o$
$\Rightarrow SA = AB.\tan{60^o} = a\sqrt{3}$ 
Trên (SAD), dựng Mx // AD. Do BC // AD nên suy ra Mx // BC. Vậy: Mx $\subset$ (MBC).
Khi đó: N = Mx $\cap$ SD và $\dfrac{SN}{SD} = \dfrac{SM}{SA}$
Ta có: 
$\dfrac{V_{S.BCM}}{V_{S.ABC}} = \dfrac{SM}{SA} = \dfrac{\dfrac{2a\sqrt{3}}{3}}{a\sqrt{3}} = \dfrac{2}{3}$
 
$\dfrac{V_{S.MNC}}{V_{S.ADC}} = \dfrac{SM}{SA}.\dfrac{SN}{SD} = \left ( \dfrac{SM}{SA}\right )^2 = \dfrac{4}{9}$
 
Mà: $V_{S.ABC} = V_{S.ADC} = \dfrac{1}{2}V_{S.ABCD}$
Do đó: $V_{S.BCNM} = V_{S.BCM} + V_{S.MNC} = \dfrac{5}{9}V_{S.ABCD} = \dfrac{5}{9}.\dfrac{1}{3}.SA.S_{ABCD} = \dfrac{10a^3\sqrt{3}}{27}$



#347325 Tính giá trị của cos!

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 16-08-2012 - 21:35 trong Công thức lượng giác, hàm số lượng giác

Tối ưu nhất, bạn có thể dùng công thức cộng cung:
Ta thấy:
$\cos{(\dfrac{3\pi}{4} + \dfrac{3k\pi}{2})} = \cos{\dfrac{3\pi}{4}}.\cos{\dfrac{3k\pi}{2}} - \sin{\dfrac{3\pi}{4}}.\sin{\dfrac{3k\pi}{2}}$

$= \dfrac{- \sqrt{2}}{2}.\cos{\dfrac{3k\pi}{2}} - \dfrac{\sqrt{2}}{2}\sin{\dfrac{3k\pi}{2}}$

Đối với k chẵn, tức $k = 2m \, (m \in Z)$

$\dfrac{- \sqrt{2}}{2}.\cos{\dfrac{3k\pi}{2}} - \dfrac{\sqrt{2}}{2}\sin{\dfrac{3k\pi}{2}}= \dfrac{- \sqrt{2}}{2}.\cos{3m\pi} - \dfrac{\sqrt{2}}{2}\sin{3m\pi}$

$\dfrac{- \sqrt{2}}{2}.\cos{3m\pi} = \dfrac{\pm \sqrt{2}}{2}$

Đối với k lẻ, tức $k = 2m + 1 \, (m \in Z)$


$\dfrac{- \sqrt{2}}{2}.\cos{\dfrac{3k\pi}{2}} - \dfrac{\sqrt{2}}{2}\sin{\dfrac{3k\pi}{2}}= \dfrac{- \sqrt{2}}{2}.\cos{(3m\pi + \dfrac{3\pi}{2})} - \dfrac{\sqrt{2}}{2}\sin{(3m\pi + \dfrac{3\pi}{2})}$

$= \dfrac{- \sqrt{2}}{2}.\sin{(3m\pi + \dfrac{3\pi}{2})} =\dfrac{\pm \sqrt{2}}{2}$



#412918 Tính giá trị biểu thức: $B=sin^2(\frac{\pi}{7...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 16-04-2013 - 00:00 trong Công thức lượng giác, hàm số lượng giác

Ta có:
$B = \sin^2{\dfrac{\pi}{7}} + \sin^2{\dfrac{2\pi}{7}} + \sin^2{\dfrac{3\pi}{7}}$

$B = \dfrac{3}{2} - \dfrac{\cos{\dfrac{2\pi}{7}} + \cos{\dfrac{4\pi}{7}} +\cos{\dfrac{6\pi}{7}}}{2}$

$B = \dfrac{3}{2} - \dfrac{2(\sin{\dfrac{4\pi}{7}}.\cos{\dfrac{2\pi}{7}} + \sin{\dfrac{4\pi}{7}}.\cos{\dfrac{4\pi}{7}} + \sin{\dfrac{4\pi}{7}}.\cos{\dfrac{6\pi}{7}})}{4\sin{\dfrac{4\pi}{7}}}$

$= \dfrac{3}{2} - \dfrac{\sin{\dfrac{6\pi}{7}} + \sin{\dfrac{2\pi}{7}} + \sin{\dfrac{8\pi}{7}} + \sin{\dfrac{10\pi}{7}} - \sin{\dfrac{2\pi}{7}}}{4\sin{\dfrac{4\pi}{7}}}$

 

Do $\sin{x} + \sin{(2\pi - x)} = 0$ nên:

$\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, \sin{\dfrac{6\pi}{7}} + \sin{\dfrac{8\pi}{7}} = 0$ và $\sin{\dfrac{10\pi}{7}} = - \sin{\dfrac{4\pi}{7}}$

 

Vậy: $B = \dfrac{3}{2} + \dfrac{1}{4} = \dfrac{7}{4}$




#449034 Tính các giá trị lượng giác của góc $\alpha$: $tan\a...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 09-09-2013 - 13:59 trong Công thức lượng giác, hàm số lượng giác

Do $- \pi < \alpha < 0 \Rightarrow \sin{\alpha} < 0 \Rightarrow \cos{\alpha} < 0$ vì $\tan{\alpha} > 0$

Ta có:
$\cos^2{\alpha} = \dfrac{1}{1 + \tan^2{\alpha}} = \dfrac{4}{5} \Rightarrow \cos{\alpha} = \dfrac{-2}{\sqrt{5}}$

$\Rightarrow \sin{\alpha} = \dfrac{-1}{\sqrt{5}} \Rightarrow \cot{\alpha} = 2$




#349851 Tính bán kính của đường tròn tâm C(-2;-2)

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 26-08-2012 - 13:04 trong Hình học phẳng

1) Ta có thể giải như sau:
Bán kính của đường tròn này chính là khoảng cách từ điểm $C$ đến đường thẳng $5x+12y=10$
Qua $C$ kẻ đường thẳng vuông góc xuống $\Delta$, cắt tại $H$
a) Phương trình đường thẳng CH là: $12x-5y=14$
b) Tọa độ điểm $H$ là: $(\frac{218}{169};\frac{50}{169})$
c) Độ dài đoạn thẳng $CH$ là $\frac{24}{13}$

1) Em vừa mới vào chương trình học lớp 10 nên làm theo cách lớp 9 thôi !
2) Anh tính sai rồi !
________________________
Ha ha ha ...!



@nthoangcuteo :)

Phương trình CH: $12(x + 2) - 5(x + 2) = 0 \Leftrightarrow 12x - 5y + 14 = 0$



#309585 Tính $B=(4x^{5}+4x^{4}-5x^{3}+5x-2)^{2}+2008$ khi $x=\fra...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 10-04-2012 - 23:16 trong Đại số

Cho biểu thức: $B=(4x^{5}+4x^{4}-5x^{3}+5x-2)^{2}+2008$. Tính giá trị của B khi $x=\frac{1}{2}.\sqrt{\frac{\sqrt{2}-1}{\sqrt{2}+1}}$

Giải

Ta có:
$x=\frac{1}{2}.\sqrt{\frac{\sqrt{2}-1}{\sqrt{2}+1}} = \dfrac{1}{2}.\sqrt{\dfrac{(\sqrt{2} - 1)^2}{(\sqrt{2} - 1)(\sqrt{2} + 1)}}$

$ = \dfrac{1}{2}.(\sqrt{2} - 1)$ (do $(\sqrt{2} - 1)(\sqrt{2} + 1) = \sqrt{2^2} - 1 = 1$)

Ta thấy:
$x = \dfrac{\sqrt{2} - 1}{2} \Leftrightarrow 2x + 1 = \sqrt{2} $

$\Rightarrow (2x + 1)^2 = 2 \Leftrightarrow 4x^2 + 4x - 1 = 0 \,\,\,\,\, (1)$
Mặt khác
$B = (4x^{5}+4x^{4}-5x^{3}+5x-2)^2 + 2008$


$= [(4x^5 + 4x^4 - x^3) - (4x^3 + 4x^2 - x) + 4x^2 + 4x - 1 - 1]^2 + 2008$

$= [(4x^2 + 4x - 1)(x^2 - x + 1) - 1]^2 + 2008 \,\,\,\,\, (2)$

Do đó, từ (1) và (2), ta suy ra:
$B = (0 - 1)^2 + 2008 = 2009$



#444586 tính

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 21-08-2013 - 20:25 trong Đại số

Giải
$A = \frac{1+3\sqrt{2}-2\sqrt{3}}{\sqrt{6}+\sqrt{3}+\sqrt{2}}$
 
$A = \dfrac{(\sqrt{3})^2 - (\sqrt{2})^2 + \sqrt{6}(\sqrt{3} - \sqrt{2})}{\sqrt{6}+\sqrt{3}+\sqrt{2}}$
 
$A = \dfrac{(\sqrt{3} - \sqrt{2})( \sqrt{3} + \sqrt{2} + \sqrt{6})}{\sqrt{6}+\sqrt{3}+\sqrt{2}} = \sqrt{3} - \sqrt{2}$



#444728 Tím công thức muối và tính phần trăm khối lượng

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 22-08-2013 - 12:39 trong Các môn tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học, Công nghệ)

Giải
- Nếu chỉ tạo thành 1 kết tủa thì một trong hai chất là F. Do chúng ở hai chu kỳ liên tiếp nên X, Y lần lượt là F và Cl. Bạn thử xem trường hợp này có thỏa mãn không nhé.
 
- Nếu cả 2 muối phản ứng với $AgNO_3$ đều tạo kết tủa:
Đặt CTC của hai muối là $Na\overline{A}$
PTPƯ: $Na\overline{A} + AgNO_3 \,\, \rightarrow \,\, Ag\overline{A} + NaNO_3$
Ta thấy: Kết tủa ở đây là: $Ag\overline{A}$
- Cứ 1 mol $Na\overline{A}$ thì thu được: $m_{kt} - m_{Na\overline{A}} = (108 - 23).1 = 85$ (g)
- Mà theo giả thiết: $m_{kt} - m_{Na\overline{A}} = 25,5$ (g)
Vậy có: $\dfrac{25,5}{85} = 0,3$ (mol) $Na\overline{A}$ tham gia phản ứng.
 
Khi đó: $\overline{M_{Na\overline{A}}} = \dfrac{31,84}{0,3} \approx 106,13 \Rightarrow M_{\overline{A}} \approx 83,13$ 
Vì X, Y là hai halogen liên tiếp và $M_X < M_{\overline{A}} < M_Y$ nên X, Y là Br và I.
 
Sử dụng sơ đồ đường chéo, ta tính được: $\dfrac{n_{NaBr}}{n_{NaI}} = 14 \Rightarrow n_{NaBr} = 0,28$ (mol) và $n_{NaI} = 0,02$ (mol).
 
Từ đó suy ra: % $m_{NaBr} = 90,58$ % và % $m_{NaI} = 9,42$ %
 
Em kiểm tra lại kết quả nhé. :)) Không biết đúng không nữa!



#329274 Tìm điều kiện của $m$ để PT có 4 nghiệm $x_1,x_2,x_3,x_4...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 26-06-2012 - 09:25 trong Đại số

Cho PT x4 +(2m2 - 1)x2 + 7m - 1 = 0 (1)
tìm điều kiện của m để PT có 4 nghiệm x1,x2,x3,x4 phân biệt và x12 + x22 + x32 + x42 =10


Giải

Đặt $t = x^2 \geq 0$, phương trình (1) trở thành:
$$t^2 + (2m^2 - 1).t + 7m - 1 = 0 \,\, (2)$$


Phương trình ban đầu có 4 nghiệm phân biệt khi và chỉ khi phương trình (2) có 2 nghiệm phân biệt dương. Điều này đồng nghĩa với:
$\left\{\begin{array}{l}\Delta_{(2)} = (2m^2 - 1)^2 - 4(7m - 1) > 0\\S_{(2)} = t_1 + t_2 > 0\\P_{(2)} = t_1.t_2 > 0\end{array}\right. \Rightarrow \left\{\begin{array}{l}4m^4 - 4m^2 - 28m + 5 > 0\\1 - 2m^2 > 0\\7m - 1 > 0\end{array}\right.$


$\Leftrightarrow \left\{\begin{array}{l}4m^4 - 4m^2 - 28m + 5 > 0\\\dfrac{- 1}{\sqrt{2}} < m < \dfrac{1}{\sqrt{2}}\\m < \dfrac{1}{7}\end{array}\right. \Leftrightarrow \left\{\begin{array}{l}4m^4 - 4m^2 - 28m + 5 > 0\\\dfrac{- 1}{\sqrt{2}} < m < \dfrac{1}{7}\end{array}\right.$

Ta sẽ xét tới điều kiện:
$$x_1^2 + x_2^2 + x_3^2 + x_4^2 = 10 \,\, (3)$$

Gọi $t_1; t_1$ lần lượt là 2 nghiệm dương của phương trình (2)

$\Rightarrow \left[\begin{array}{l} x^2 = t_1\\x^2 = t_2\end{array}\right. \Leftrightarrow \left[\begin{array}{l} x = \pm \sqrt{t_1}\\x = \pm \sqrt{t_2}\end{array}\right.$


Không mất tính tổng quát, giả sử $x_1 = \sqrt{t_1}; x_2 = - \sqrt{t_1}; x_3 = \sqrt{t_2}; x_4 = -\sqrt{t_2}$

$\Rightarrow x_1^2 + x_2^2 + x_3^2 + x_4^2 = 2t_1 + 2t_2 = 2(1 - 2m^2) \,\, (4)$


Từ (3) và (4), suy ra:
$2(1 - 2m^2) = 10 \Leftrightarrow 1 - 2m^2 = 5 \Leftrightarrow m^2 = -2$


Liệu có nhầm lẫn gì ở đây không nhỉ? :3



#338674 Tìm đa thức bậc 7 có hệ số nguyên $\alpha =\sqrt[7]{3...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 21-07-2012 - 22:23 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Yêu cầu đề bài có vẻ khá mơ hồ! :|



#350987 Tìm $x$ biết : $cosx=\frac{1}{\sqrt...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 30-08-2012 - 20:34 trong Các bài toán Lượng giác khác

Giải

Ta sẽ chứng minh: $VF = \cos{\dfrac{\pi}{24}}$

Thật vậy, ta có:
$\cos^2{\dfrac{\pi}{12}} = \dfrac{1 + \cos{\dfrac{\pi}{6}}}{2} = \dfrac{2 + \sqrt{3}}{4}$

$\Rightarrow \cos{\dfrac{\pi}{12}} = \sqrt{\dfrac{2 + \sqrt{3}}{4}} = \dfrac{\sqrt{3} + 1}{2\sqrt{2}} \,\, (\cos{\dfrac{\pi}{12}} > 0)$


Do đó:
$\cos^2{\dfrac{\pi}{24}} = \dfrac{1 + \dfrac{\sqrt{3} + 1}{2\sqrt{2}}}{2} = \dfrac{2\sqrt{2} + \sqrt{3} + 1}{4\sqrt{2}}$

$= \dfrac{(2\sqrt{2} + \sqrt{3} + 1)(2\sqrt{2} + \sqrt{3} - 1)}{4\sqrt{2}(2\sqrt{2} + \sqrt{3} - 1)} = \dfrac{(2\sqrt{2} + \sqrt{3})^2 - 1}{4\sqrt{2}(2\sqrt{2} + \sqrt{3} - 1)}$

$= \dfrac{5 + 2\sqrt{6}}{2\sqrt{2}(2\sqrt{2} + \sqrt{3} - 1)} = \dfrac{1}{2\sqrt{2}(2\sqrt{2} + \sqrt{3} - 1)(5 - 2\sqrt{6})}$


$\Rightarrow \cos{\dfrac{\pi}{24}} = \dfrac{1}{\sqrt{2\sqrt{2}(2\sqrt{2} + \sqrt{3} - 1)(5 - 2\sqrt{6})}} \,\, (\cos{\dfrac{\pi}{24}} > 0)$

Ta thấy:
$2\sqrt{2}(2\sqrt{2} + \sqrt{3} - 1)(5 - 2\sqrt{6}) = (8 + 2\sqrt{6} - 2\sqrt{2})(5 - 2\sqrt{6})$

$= \left[(5 + 2\sqrt{6}) + (3 - 2\sqrt{2})\right](5 - 2\sqrt{6})$

$= 1 + (\sqrt{2} - 1)^2(\sqrt{3} - \sqrt{2})^2$

$= 1 + \left(\sqrt{6} - 2 - \sqrt{3} + \sqrt{2}\right)^2$

Vậy:
$VF = \dfrac{1}{\sqrt{1 + \left(\sqrt{6} - 2 - \sqrt{3} + \sqrt{2}\right)^2}} = \cos{\dfrac{\pi}{24}}$


Khi đó, phương trình có nghiệm:
$x = \pm \dfrac{\pi}{24} + 2k\pi \,\, (k \in Z)$


P/S: :) (Có dùng máy tính để nhẩm nghiệm)



#350094 Tìm $x \in \mathbb{R}$ sao cho $\frac...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 27-08-2012 - 05:13 trong Các bài toán Lượng giác khác

Bài toán. Tìm $x \in \mathbb{R}$ sao cho $\frac{1}{3} \le \frac{{\tan 3x}}{{\tan x}} \le 3$

Giải

Điều kiện:
$\left\{\begin{array}{l}\cos{3x} \neq 0\\\cos{x} \neq 0\\sin{x} \neq 0\end{array}\right. \Leftrightarrow \left\{\begin{array}{l}3x \neq \dfrac{\pi}{2} + k\pi\\x \neq \dfrac{\pi}{2} + k\pi\\x \neq k\pi\end{array}\right.$

$\Leftrightarrow \left\{\begin{array}{l}x \neq \dfrac{\pi}{6} + \dfrac{k\pi}{3}\\x \neq \dfrac{\pi}{2} + k\pi\\x \neq k\pi\end{array}\right. \,\, (k \in Z)$

Ta có:
$\tan{3x} = \dfrac{\sin{3x}}{\cos{3x}} = \dfrac{3\sin{x} - 4\sin^3{x}}{4\cos^3{x} - 3\cos{x}}$


$= \dfrac{3\tan{x}(1 + \tan^2{x}) - 4\tan^3{x}}{4 - 3(1 + \tan^2{x})} = \dfrac{3\tan{x} - \tan^3{x}}{1 - 3\tan^2{x}}$

$\Leftrightarrow \dfrac{\tan{3x}}{\tan{x}} = \dfrac{3 - \tan^2{x}}{1 - 3\tan^2{x}}$

Do đó, ta cần giải BPT: $\dfrac{1}{3} \leq \dfrac{3 - t^2}{1 - 3t^2} \leq 3 \, (t = \tan{x})$

$\Leftrightarrow \left\{\begin{array}{l}\dfrac{3 - t^2}{1 - 3t^2} - \dfrac{1}{3} \geq 0\\\dfrac{3 - t^2}{1 - 3t^2} - 3 \leq 0\end{array}\right. \Leftrightarrow \left\{\begin{array}{l}\dfrac{8}{3(1 - 3t^2)} \geq 0\\\dfrac{8t^2}{1 - 3t^2 } \leq 0\end{array}\right.$

$\Leftrightarrow \left\{\begin{array}{l}1 - 3t^2 > 0\\t = 0\end{array}\right. \Rightarrow \left\{\begin{array}{l}\dfrac{-1}{\sqrt{3}} < x < \dfrac{1}{\sqrt{3}}\\\tan{x} = 0\end{array}\right.$


Hệ nói trên không thỏa mãn điều kiện $\tan{x} \neq 0$.
Vậy, bất phương trình ban đầu vô nghiệm.



#446852 Tìm $MinP=\cfrac{b\sqrt{b}}{2a+b+c...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 01-09-2013 - 14:42 trong Bất đẳng thức và cực trị

Giải
Ta có:
$\dfrac{b\sqrt{b}}{\sqrt{2a + b + c}} = \dfrac{2b^2}{\sqrt{4b(2a + b + c)}} \geq \dfrac{2b^2}{\dfrac{5b + 2a + c}{2}} = \dfrac{4b^2}{5b + 2a + c}$
 
Chứng minh tương tự với các biểu thức còn lại, suy ra:
$P \geq 4\left (\dfrac{b^2}{5b + 2a + c} + \dfrac{c^2}{5c + 2b + a} + \dfrac{a^2}{5a + 2c + b}\right )$
 
$\geq 4.\dfrac{(a + b + c)^2}{8(a + b + c)} = \dfrac{a + b + c}{2} = \dfrac{3}{2}$
 
Vậy: $Min_P = \dfrac{3}{2}$. Dấu "=" xảy ra khi $a = b = c = 1$



#449392 Tìm $k_{min}$ để $2\sqrt{x^2-x^4}+(1-...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 11-09-2013 - 14:47 trong Hàm số - Đạo hàm

Giải

ĐK: $- 1 \leq x \leq 1$

Đặt $t = |x| + \sqrt{1 - x^2} \, (1 \leq t \leq \sqrt{2}) \Rightarrow t^2 = 1 + 2\sqrt{x^2 - x^4}$

Ta được: $t^2 - 1 + (1 - k)t + 2 - k \leq 0 \Leftrightarrow \dfrac{t^2 + t + 1}{t + 1} \leq k \, (1)$

Khi đó, yêu cầu bài toán trở thành:

Tìm giá trị nhỏ nhất của k để: $\dfrac{t^2 + t + 1}{t + 1} \leq k$ đúng với mọi $t \in [1; \sqrt{2}]$

Xét hàm số: $f(t) = \dfrac{t^2 + t + 1}{t + 1}$ với $t \in [1; \sqrt{2}]$

Có: $f’(t) = \dfrac{t^2 + 2t}{(t + 1)^2} > 0$ $\forall$ $1 \leq t \leq \sqrt{2}$

Vậy hàm đồng biến trên $[1; \sqrt{2}]$, suy ra: $f(1) \leq f(x) \leq f(\sqrt{2})$

Khi đó, $\dfrac{t^2 + t + 1}{t + 1} \leq k$ đúng với mọi $t \in [1; \sqrt{2}]$ khi $k \geq f(\sqrt{2}) = 2\sqrt{2} - 1$

 

 




#457296 Tìm $A,B$ đối xứng với nhau qua $d:y=x+1$

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 12-10-2013 - 23:35 trong Hàm số - Đạo hàm

Giải

Ta có: $y = \dfrac{x^2 + x + 1}{x - 2} = x + 3 + \dfrac{7}{x - 2}$

Đặt $A\left (a; a + 3 + \dfrac{7}{a - 2} \right )$ và $ B\left (b; b + 3 + \dfrac{7}{b - 2} \right )$

Khi đó, để A, B đối xứng với nhau qua d thì: $\left\{\begin{matrix}AB \perp d\\d_{(A; (d))} = d_{(B; (d))}\end{matrix}\right.$

Hệ số góc của AB là:
$k_{AB} = \dfrac{y_B - y_A}{x_B - x_A} = \dfrac{b - a + \dfrac{7}{b - 2} - \dfrac{7}{a - 2}}{b - a} = 1 - \dfrac{7}{(a - 2)(b - 2)}$

Khi đó, để $AB \perp (d)$ thì: $k_(d).k_{AB} = -1 \Rightarrow k_{AB} = -1 \Rightarrow \dfrac{1}{(a - 2)(b - 2)} = \dfrac{2}{7}$

Ta có:

$d_{A; (d)} = \dfrac{\left | a + 1 - (a + 3 + \dfrac{7}{a - 2})\right |}{\sqrt{2}} = \dfrac{\left | 2 + \dfrac{7}{a - 2}\right |}{\sqrt{2}}$

Tương tự: $d_{B; (d)} = \dfrac{\left | 2 + \dfrac{7}{b - 2}\right |}{\sqrt{2}}$

Vậy:
$ d_{A; (d)} = d_{B; (d)} \Leftrightarrow \left | 2 + \dfrac{7}{a - 2}\right | =\left | 2 + \dfrac{7}{b - 2}\right | $

$\Rightarrow \left[\begin{matrix}2 + \dfrac{7}{a - 2} = 2 + \dfrac{7}{b - 2}\\2 + \dfrac{7}{a - 2} = - 2 - \dfrac{7}{b - 2}\end{matrix}\right. \Leftrightarrow \left[\begin{matrix}a = b\\\dfrac{1}{a - 2} + \dfrac{1}{b - 2} = \dfrac{-4}{7}\end{matrix}\right.$

Vì A, B phân biệt nên $a \neq b$. Vậy, ta có hệ:
$\left\{\begin{matrix}\dfrac{1}{(a - 2)(b - 2)} = \dfrac{2}{7}\\\dfrac{1}{a - 2} + \dfrac{1}{b - 2} = \dfrac{-4}{7}\end{matrix}\right.$

Hệ vô nghiệm.

 

 




#446501 Tìm max của: $ P= (x-y)(y-z)(z-x)(x+y+z)$

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 31-08-2013 - 10:39 trong Bất đẳng thức và cực trị

Giải
Vì trong 3 số $x - y, y - z, z - x$ luôn có ít nhất 2 số cùng dấu nên không mất tính tổng quát, giả sử: $x - y$ và $y - z$ cùng dấu.
+ Nếu 2 số đó cùng dương, suy ra: $x \geq y \geq z \Rightarrow z - x \leq 0 \Rightarrow P \leq 0$
+ Nếu 2 số đó cùng âm, suy ra: $x \leq y \leq z$
Khi đó, ta viết lại P dưới dạng:
$$P = (y - x)(z - y)(z - x)(x + y + z)$$
Do $x \geq 0$ nên ta có:
$P \leq y(z - y)(z - x)(x + y + z)$ 
 
$= \dfrac{1}{2\left (\sqrt{2} + 1\right )^2} \left [(2 + \sqrt{2})y\right].\left [ (\sqrt{2} + 1)(z - y) \right ].\sqrt{2}(z - x)(x + y + z)$
 
$\leq \dfrac{1}{2\left (\sqrt{2} + 1\right )^2}\left [\dfrac{\left ( 1 - \sqrt{2}\right)x + 2y + \left ( 2 + 2\sqrt{2}\right )z}{4}\right ]^4$
 
$\leq \dfrac{1}{2\left (\sqrt{2} + 1\right )^2}\left [ \dfrac{y + (1 + \sqrt{2})z}{4}\right ]^2$
 
$\leq \dfrac{1}{2\left (\sqrt{2} + 1\right )^2}\dfrac{\left [\left [ (\sqrt{2} + 1)^2 + 1^2\right ](y^2 + z^2)\right ]^2}{2^4}$
 
Do $y^2 + z^2 = 1 - x^2 \leq 1$ nên từ đó suy ra: $P \leq \dfrac{1}{4}$
Vậy: $Max_P = \dfrac{1}{4}$, dấu "=" xảy ra khi: $x = 0, y = \dfrac{\sqrt{2 - \sqrt{2}}}{2}, z = (\sqrt{2} + 1)y$



#422106 Tìm $m \in \mathbb{Z}$ để $\left...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 29-05-2013 - 23:13 trong Đại số

Cho hệ: $\left\{\begin{matrix}x+my=2 & \\ mx-2y=1 & \end{matrix}\right.$

 

a) Giải hệ khi m=2

 

b) Tìm  $m \in \mathbb{Z}$ để hệ có nghiệm x > 0 ; y > 0

 

c) Tìm  $m \in \mathbb{Z}$ để hệ có nghiệm nguyên duy nhất.

 

Giải

a) OK

b) Ta tính được:

$x = \frac{m + 4}{m^2 + 2}$

 

$y = \dfrac{2m - 1}{m^2 + 2}$

 

Vì vậy, để x, y > 0 thì $m \geq \dfrac{1}{2}$. Kết hợp với điều kiện $m \in Z$ để kết luận.

 

c) Ta thấy:
$2x - y = 2.\dfrac{m + 4}{m^2 + 2} - \dfrac{2m - 1}{m^2 + 2} = \dfrac{9}{m^2 + 2}$

 

Vì $x, y \in Z$ nên $2x - y \in Z$.

 

Do đó, $m^2 + 2$ phải là ước của 9. Mà $m^2 + 2 \geq 2$ nên nó chỉ có thể bằng 3 hoặc bằng 9.

 

- Nếu $m^2 + 2 = 3 \Leftrightarrow m = \pm 1$. Thử lại, ta nhận giá trị m = -1.

 

- Nếu $m^2 + 2 = 9 \Leftrightarrow m = \pm \sqrt{7}$. Do $m \in Z$ nên hai giá trị này bị loại.

 

Vậy, chỉ có m = -1 thỏa mãn yêu cầu đề bài.
 




#441984 Tìm m để $y=x^4-2mx^2+2m-1$ có 3 cực trị tao thành 1 tam...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 11-08-2013 - 14:35 trong Hàm số - Đạo hàm

Tìm  m  để  $y = x^4 - 2mx^2 + 2m - 1$ có 3 cực trị tao thành 1 tam giác có chu vi $4(1+\sqrt{65})$
Giải
TXĐ: D = R
Ta có: $y' = 4x^3 - 4mx$. Khi đó: $y' = 0 \Leftrightarrow 4x^3 - 4mx = 0 \Leftrightarrow \left[\begin{matrix}x = 0\\x^2 = m\end{matrix}\right. $
Hàm số có 3 cực trị khi phương trình $y' = 0$ có 3 nghiệm phân biệt. Vậy $m > 0$.
 
Gọi $A(0; 2m - 1)$; $B(\sqrt{m}; -m^2 + 2m - 1)$; $C(-\sqrt{m}; -m^2 + 2m - 1)$ là các điểm cực trị của hàm số.
Dễ thấy, $\triangle$ ABC cân tại A.Ta có: 
  • $AB = AC = \sqrt{(\sqrt{m})^2 + \left [ - m^2 + 2m - 1 - (2m - 1)\right]^2} = \sqrt{m + m^4}$
  • $BC = 2\sqrt{m}$
Do đó: $C_{\triangle ABC} = 2\sqrt{m} + 2\sqrt{m^4 + m} = 4(1 + \sqrt{65})$
 
Xét hàm số: $f(t) = 2\sqrt{t} + 2\sqrt{t^4 + t}$ có đạo hàm $f'(t) = \dfrac{1}{\sqrt{t}} + \dfrac{4t^3 + 1}{\sqrt{t + t^4}} > 0$ $\forall$ $t > 0$
Vậy, f(t) luôn đồng biến trên $(0; + \infty)$. Mà $f(m) = f(4)$. Vậy: m = 4.



#539993 sinA + sinB + sinC < 2(cosA + cosB + cosC).

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 07-01-2015 - 19:58 trong Công thức lượng giác, hàm số lượng giác

Ad xóa hộ tớ nhé. Gửi nhầm




#412908 Rút gọn $B=\frac{sin^3x+cos^3x}{sinx+cosx}+sinx...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 15-04-2013 - 22:58 trong Phương trình, Hệ phương trình Lượng giác

Bài 1.

ĐK: $\tan{x} \neq -1$

Ta có:
$B =\dfrac{\sin^3{x} + \cos^3{x}}{\sin{x} + \cos{x}} + \sin{x}\cos{x}$

 

$= \dfrac{(\sin{x} + \cos{x})(\sin^2{x} + \cos^2{x} - \sin{x}\cos{x})}{\sin{x} + \cos{x}} + \sin{x}\cos{x}$

$= \sin^2{x} + \cos^2{x} = 1$

 

Bài 2. Sử dụng 2 công thức: $\dfrac{\sin{x}}{\cos{x}} = \tan{x}$ và $\dfrac{1}{\cos^2{x}} = 1 + \tan^2{x}$

 

Ta được:
$A = \dfrac{\dfrac{3}{\cos^2{a}}}{\tan^2{a} - \tan{a} - 1}$

$= \dfrac{3(1 + \tan^2{a})}{\tan^2{a} - \tan{a} - 1}$

$= 15$




#333851 pt lượng giác: $sin2xcosx+sinxcosx=cos2x+sinx+cosx$

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 09-07-2012 - 22:47 trong Phương trình, Hệ phương trình Lượng giác

Giải phương trình:
$\sin{2x} \cos{x} + \sin{x} \cos{x} = \cos{2x} + \sin{x} + \cos{x}$

Giải

Phương trình tương đương:
$2.\sin{x}.\cos^2{x} + \sin{x}.\cos{x} - \sin{x} - \cos{x} + 1 - 2\cos^2{{x}} = 0$


$\Leftrightarrow 2\cos^2{x}(\sin{x} - 1) + (\sin{x} - 1)(\cos{x} - 1) = 0$

$\Leftrightarrow (\sin{x} - 1)(2\cos^2{x} + \cos{x} - 1) = 0$

$\Leftrightarrow (\sin{x} - 1)(\cos{x} + 1)(2\cos{x} - 1) = 0$

$\Leftrightarrow \left[\begin{array}{l} \sin{x} = 1\\\cos{x} = -1\\\cos{x} = \dfrac{1}{2}\end{array}\right. \Rightarrow \left[\begin{array}{l} x = \dfrac{\pi}{2} + 2k\pi\\x = \pi + 2k\pi\\x = \dfrac{\pm \pi}{3} + 2k\pi\end{array}\right. \,\, (k \in Z)$



#451947 PT

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 20-09-2013 - 22:22 trong Phương trình - Hệ phương trình - Bất phương trình

Giải

Đk: $x \leq \dfrac{5}{2}$

Phương trình tương đương:
$x(4x^2 + 1) = (3 - x)\sqrt{5 - 2x}$ 

$\Leftrightarrow 2x(4x^2 + 1) = (5 - 2x + 1)\sqrt{5 - 2x} \, (1)$
 

Từ điều kiện, suy ra: $VF = VT\geq 0 \Rightarrow x \geq 0$

Xét $f(t) = t(t^2 + 1)$ với $t \geq 0$ có $f’(t) = 3t^2 + 1 > 0 $ $\forall$ $t \in [0; + \infty)$

Vậy, hàm luôn đồng biến trên $[0; + \infty)$.

Mà (1) $\Leftrightarrow$ $f(2x) = f(\sqrt{5 - 2x}) \Leftrightarrow 2x = \sqrt{5 - 2x}$

Còn lại bạn tự giải nhé.