Đến nội dung

Phạm Hữu Bảo Chung nội dung

Có 549 mục bởi Phạm Hữu Bảo Chung (Tìm giới hạn từ 21-04-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#449030 $\sqrt{x-2+\sqrt{2x-5}}+\sqrt{x+...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 09-09-2013 - 13:15 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Giải

ĐK: $x \neq 0; \dfrac{\sqrt{x^2 + 4356} + x}{x}, x\sqrt{4356} ­ - x^2 \geq 0$

Nhận xét:
$\sqrt{x\left (\sqrt{x^2 + 4356} - x\right )} = \sqrt{\dfrac{4356x}{\sqrt{x^2 + 4356} + x}} = 66\sqrt{\dfrac{x}{\sqrt{x^2 + 4356} + x}}$

 

Vậy, đặt: $t = \sqrt{\dfrac{\sqrt{x^2 + 4356} + x}{x}} \geq 0$, ta được:

$t - \dfrac{66}{t} = 5 \Leftrightarrow t^2 - 5t - 66 = 0 \Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}t = 11\\t = -6\end{matrix}\right.$

Vì $t \geq 0$ nên $t = 11$. Suy ra:

$\dfrac{\sqrt{x^2 + 4356} + x}{x} = 121 \Leftrightarrow \sqrt{x^2 + 4356} = 120x$

$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}x \geq 0\\14399x^2 = 4356\end{matrix}\right. \Leftrightarrow x = \sqrt{\dfrac{4356}{14399}}$ 

 

 




#415600 $tan(a+b)=2tana$

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 30-04-2013 - 16:49 trong Phương trình, Hệ phương trình Lượng giác

Ta có:
$\tan{(a + b)} = 2\tan{b}$

$\Leftrightarrow \dfrac{\sin{(a + b)}}{\cos{(a + b)}} = 2\dfrac{\sin{b}}{\cos{b}}$

$\Leftrightarrow \sin{(a + b)}.\cos{b} = 2\cos{(a + b)}.\sin{a}$

$\Leftrightarrow \dfrac{1}{2}\left[ \sin{(2a + b)} + \sin{b}\right] = \sin{(2a + b)} - \sin{b}$

$\Leftrightarrow \sin{(2a + b)} = 3\sin{b}$

 

Vậy, ta có điều phải chứng minh.




#450964 [Bất phương trình chứa căn]$\frac{x-\sqrt{x}...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 16-09-2013 - 17:35 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Bài 3.

Giải

ĐK: $x \geq \dfrac{2}{3}$

Bất phương trình tương đương:

$(x^2 - x - 2) + \left (\sqrt{x + 2} - \sqrt{3x - 2} \right ) \leq 0$

$\Leftrightarrow (x - 2)(x + 1) + \dfrac{4 - 2x}{\sqrt{x + 2} + \sqrt{3x - 2}} \leq 0$

$\Leftrightarrow (x - 2)\left [ x + 1 - \dfrac{2}{\sqrt{x + 2} + \sqrt{3x - 2}}\right ] \leq 0$

Ta thấy, với $x \geq \dfrac{2}{3}$ thì $x + 1 - \dfrac{2}{\sqrt{x + 2} + \sqrt{3x - 2}} \geq \dfrac{10 - 3\sqrt{6}}{6} > 0$

Vậy, bất phương trình ban đầu tương đương: $x \leq 2$
Kết hợp điều kiện, ta có: $\dfrac{2}{3} \leq x \leq 2$

 

 




#450968 [Bất phương trình chứa căn]$\frac{x-\sqrt{x}...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 16-09-2013 - 17:57 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Bài 2

Giải

ĐK: $x \geq \dfrac{5}{3}$

Bất phương trình tương đương:
$2x\left (\sqrt{3x - 5} + \sqrt{4x - 3}\right ) < 5\left (\sqrt{2x + 9} - 3 \right )\left (\sqrt{2x + 9} + 3 \right )$

$\Leftrightarrow 2x\left (\sqrt{3x - 5} + \sqrt{4x - 3}\right ) < 10x$

$\Leftrightarrow \sqrt{3x - 5} + \sqrt{4x - 3} < 5$ (Do $x \geq \dfrac{5}{3}$)

$\Leftrightarrow (x - 3)\left ( \dfrac{3}{\sqrt{3x - 5} + 2} + \dfrac{4}{\sqrt{4x - 3} + 3}\right ) < 0$

$\Leftrightarrow x < 3$

Kết hợp với điều kiện, ta có: $\dfrac{5}{3} \leq x < 3$

 

 




#450962 [Bất phương trình chứa căn]$\frac{x-\sqrt{x}...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 16-09-2013 - 17:24 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Bài 1.

Giải

ĐK: $x \geq 0$

Nhận thấy: $\sqrt{2(x^2 - x + 1)} = \sqrt{2\left ( x - \dfrac{1}{2}\right )^2 + \dfrac{3}{2}} > 1$

Vậy: $1 - \sqrt{2(x^2 - x + 1)} < 0$

Bất phương trình tương đương:

$x - \sqrt{x} \leq 1 - \sqrt{2(x^2 - x + 1)}$
Do x = 0 không phải là nghiệm nên chia hai vế cho $\sqrt{x}$, ta được:
$\sqrt{x} - 1 - \dfrac{1}{\sqrt{x}} + \sqrt{2\left ( x + \dfrac{1}{x} - 1\right )} \leq 0$

 

Đặt: $\sqrt{x} - \dfrac{1}{\sqrt{x}} = t \Rightarrow t^2 + 2 = x + \dfrac{1}{x}$, ta được:
$t - 1 + \sqrt{2t^2 + 2} \leq 0$

Bạn tự giải tiếp nhé :)




#459268 Giải pt:(3x^{2}-6x)(\sqrt{2x-1}+1)=2x^{3}-...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 22-10-2013 - 19:43 trong Bất đẳng thức và cực trị

Giải

ĐK: $x \geq \dfrac{1}{2}$

Phương trình tương đương:
$3x(x - 2)(\sqrt{2x - 1} + 1) = (x - 2)(2x^2 - x + 2)$

$\Leftrightarrow (x - 2)\left [2x^2 - x + 2 – 3x(\sqrt{2x - 1} + 1)\right ] = 0$

$\Leftrightarrow \left[\begin{matrix}x = 2\\2x^2 - 4x + 2 – 3x\sqrt{2x - 1} = 0 \, (1)\end{matrix}\right.$

 

Ta có: $(1) \Leftrightarrow 2x^2 - 3x\sqrt{2x - 1} - 2(2x - 1) = 0$

$\Leftrightarrow (2x + \sqrt{2x - 1})(x - 2\sqrt{2x - 1}) = 0$

Còn lại bạn tự giải nhé.

 

 




#349512 [MHS2013] Trận 1 - PT - HPT - BPT - HBPT Đại số

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 25-08-2012 - 11:19 trong Thi giải toán Marathon cấp THPT 2013

Gọi là mở rộng chắc là hơi quá đáng vì trên thực tế, hướng giải này khá quen thuộc.
Giải hệ: $\left\{\begin{array}{l}a(x) + b(x).t(y) = c(x)\\f(x) + m.t(y) + h(y).g(x) = 0\end{array}\right.$

Chìa khóa để giải bài toán này đó là tìm được một cặp nghiệm $(x; y) = (x_0; y_0)$ của hệ sao cho $g(x_0) = 0$ (Đây là hạn chế của "mở rộng" này).

Khi đó, từ phương trình thứ nhất của hệ: $t(y) = \dfrac{c(x) - a(x)}{b(x)}$

Thế vào phương trình thứ hai:
$f(x) + m.\dfrac{c(x) - a(x)}{b(x)} + h(y).g(x) = 0$


Do $x_0; y_0$ là một nghiệm của hệ thỏa mãn $g(x_0) = 0$

Do đó, ta có thể tách được:

$$f(x) + m.\dfrac{c(x) - a(x)}{b(x)} = (x - x_0).k(x)$$

Từ đó, giải các hệ thu được.
:)
VD: Giải hệ:
$\left\{\begin{array}{l}\sqrt{1 - x^{1000}}(y + 2) = 1 \,\, (1)\\x^3 + x^2y + x^2 + y = x - 1 \,\, (2)\\(x + 1)^2 + 5y + 3xy^2 + 4 = 0\,\, (3)\end{array}\right.$

Giải

ĐK: $1 - x^{1000} \geq 0 \Leftrightarrow -1 \leq x \leq 1$
Nhận thấy $(x; y) = (0; -1)$ là một nghiệm của hệ.
Ta sẽ lần lượt biến đổi (2) và (3):
Ta có:
$(2) \Leftrightarrow x^3 + x^2(y + 1) + y + 1 = x$

$\Leftrightarrow x^3 + (x^2 + 1)(y + 1) = x \Leftrightarrow y + 1 = \dfrac{x - x^3}{x^2 + 1}$


Lại có:
$(3) \Leftrightarrow x^2 + 2x + 3xy^2 + 5y + 5 = 0$

$\Leftrightarrow x^2 + 2x + 5(y + 1) + 3xy^2 = 0$

$\Rightarrow x^2 + 2x + 5\dfrac{x - x^3}{x^2 + 1} + 3xy^2 = 0$

$\Leftrightarrow x(x + 2 + 5\dfrac{1 - x^2}{x^2 + 1} + 3y^2) = 0$

Do $-1 \leq x \leq 1$ nên $x + 2 + 5\dfrac{1 - x^2}{x^2 + 1} + 3y^2 > 0$


Với x = 0, suy ra $y = -1$.



#349479 [MHS2013] Trận 1 - PT - HPT - BPT - HBPT Đại số

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 25-08-2012 - 00:03 trong Thi giải toán Marathon cấp THPT 2013

Giải


Nhận thấy x = 0 không phải là nghiệm của hệ.


Do đó:
Từ phương trình thứ nhất của hệ, suy ra:
$$y^2 = \dfrac{5 - x^3}{3x}$$


Thế vào (2), ta được:
$x^2 + \dfrac{5 - x^3}{3x} - 13x + 3 + 5y(1 - 2x) = 0$

$\Leftrightarrow \dfrac{2x^3 - 39x^2 + 9x + 5}{3x} + 5y(1 - 2x) = 0$

$\Leftrightarrow \dfrac{(2x - 1)(x^2 - 19x - 5)}{3x} - 5y(2x - 1) = 0$

$\Rightarrow (2x - 1)\left[\dfrac{x^2 - 19x - (x^3 + 3xy^2)}{3x} - 5y \right] = 0$

$\Leftrightarrow (2x - 1)\dfrac{- x + 19 + x^2 + 3y^2 + 15y}{3} = 0$

$\Leftrightarrow \left[\begin{array}{l}2x - 1 = 0\\x^2 - x + 3y^2 + 15y + 19 = 0\end{array}\right. \Leftrightarrow \left[\begin{array}{l}x = \dfrac{1}{2}\\(x - \dfrac{1}{2})^2 + 3(y + \dfrac{5}{2})^2 = 0\end{array}\right.$


$\Leftrightarrow \left[\begin{array}{l}x = \dfrac{1}{2}\\\left\{\begin{array}{l}x = \dfrac{1}{2}\\y = \dfrac{-5}{2}\end{array}\right. (KTM)\end{array}\right.$

Với $x = \dfrac{1}{2}$, từ (1), suy ra: $y = \pm \dfrac{\sqrt{13}}{2}$.

Thử lại, ta nhận cả 2 cặp nghiệm nói trên.

Kết luận: Hệ phương trình có hai nghiệm: $(x; y) = { (\dfrac{1}{2}; \dfrac{\sqrt{13}}{2}); (\dfrac{1}{2}; \dfrac{- \sqrt{13}}{2})} $


Điểm bài: 10

S=48−(24−20)+3×10+4+0=78



#444497 Tính thể tích khối tứ diện $ABCD$ và khoảng cách giữa 2 đường thẳng...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 21-08-2013 - 13:33 trong Hình học không gian

Mình có ý kiến về đoạn này, có thể chứng minh ngắn hơn: $\left\{\begin{matrix} AD=AB=AC\\ MB=MC=MD \end{matrix}\right.$

nên $AM$ là trục đường tròn ngoại tiếp tam giác $BCD$. Từ đó $AM$ vuông với $(BCD)$

Ừ! Tớ chưa được về cái đó :) Dù sao cũng cảm ơn cậu nhé!




#444462 Tính thể tích khối tứ diện $ABCD$ và khoảng cách giữa 2 đường thẳng...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 21-08-2013 - 10:40 trong Hình học không gian

Giải
a) Theo định lý hàm số cos, tính được: $BC = a\sqrt{3}; BD = a$
Tam giác BDC vuông tại D nên suy ra $DC = a\sqrt{2}$
Do đó: $S_{\triangle BDC} = \dfrac{a^2\sqrt{2}}{2}$
 
Gọi M, N lần lượt là trung điểm của BC và BD.
- Do $\triangle$ ABD cân tại A $\Rightarrow$ AN $\perp$ BD
- M, N là trung điểm BC, BD $\Rightarrow $ MN // DC $\Rightarrow$ MN $\perp$ BD
Vậy: BD $\perp$ (AMN) $\Rightarrow$ BD $\perp$ AM
 
Mặt khác: $\triangle$ ABC cân tại A $\Rightarrow$ AM $\perp$ BC
Suy ra: AM $\perp$ (BCD) hay AM là đường cao của tứ diện.
 
Từ đó ta tính được: $V = \dfrac{1}{3}AM.S_{\triangle BDC} = \dfrac{1}{3}.\dfrac{a}{2}.\dfrac{a^2\sqrt{2}}{2} = \dfrac{a^3\sqrt{2}}{12}$
 
b) Dựng DE // BC, MH $\perp$ DE, MK $\perp$ AH
Ta có: $BC \perp MH$ và BC $\perp$ AM nên BC $\perp$ (AMH) 
$\Rightarrow$ BC $\perp$ MK $\Rightarrow$ DE $\perp$ MK
Mà MK $\perp$ AH. Điều này chứng tỏ: MK $\perp$ (ADE)
Khi đó: $d_{(BC; AD)} = d_{(BC; (ADE))} = d_{(M; (ADE))} = MK$
 
Dễ dàng tính được: $MH = \dfrac{BD.DC}{BC} = a\sqrt{\dfrac{2}{3}}$
Trong tam giác vuông AMH (vuông tại M), ta có:
$\dfrac{1}{MK^2} = \dfrac{1}{AM^2} + \dfrac{1}{MH^2} = \dfrac{11a^2}{2} \Rightarrow MK = \dfrac{a\sqrt{22}}{11}$



#448556 Viết phương trình tiếp tuyến biết bình phương khoảng cách

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 07-09-2013 - 20:52 trong Hàm số - Đạo hàm

Giải

Gọi phương trình tiếp tuyến thỏa mãn đề bài là: (d): $y = kx + m$

Tọa độ tiếp điểm của (d) và (C) là: $M(x_o; y_o)$, ta có:

$\left\{\begin{matrix}k = \dfrac{4}{(x_o + 2)^2}\\kx_o + m = \dfrac{2x_o}{x_o + 2}\end{matrix}\right. \Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}k = \dfrac{4}{(x_o + 2)^2}\\m = \dfrac{2x_o^2}{x_o + 2}\end{matrix}\right.$

Khi đó: (d) có phương trình: $y = \dfrac{4}{(x_o + 2)^2}x + \dfrac{2x_o^2}{(x_o + 2)^2}$

Khoảng cách từ A đến (d) được xác định bằng:
$d_{(A; (d))} = \dfrac{|-2k - 2 + m|}{\sqrt{k^2 + 1}}$

$\Rightarrow d^2_{(A; (d))} = \dfrac{(2k - m + 2)^2}{k^2 + 1} = \dfrac{\left ( \dfrac{8}{(x_o + 2)^2} - \dfrac{2x_o^2}{(x_o + 2)^2} + 2\right )^2}{\dfrac{16}{(x_o + 2)^4} + 1}$

$\Leftrightarrow \dfrac{192}{25} = \dfrac{64(x_o + 2)^2}{(x_o + 2)^4 + 16}$

 

Đặt $a = (x_o + 2)^2$, ta được:
$\dfrac{3}{25} = \dfrac{a}{a^2 + 16} \Leftrightarrow 3a^2 - 25a + 48 = 0 \Leftrightarrow \left[\begin{matrix}a = \dfrac{16}{3}\\a = 3\end{matrix}\right.$

Việc còn lại là thay vào :) Bạn thử kiểm tra lại kết quả cái nhé.

 

 




#431810 Giải phương trình $\sqrt{4x^{2}+x+6}=4x-2+7...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 30-06-2013 - 13:45 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Giải
ĐK: $x \geq -1$
- Nhận thấy x = -1 không phải là nghiệm của phương trình.
- Đặt $2x - 1 = a; \sqrt{x + 1} = b \, (b > 0)$
Phương trình ban đầu trở thành:
$\sqrt{a^2 + 5b^2} = 2a + 7b$ 
 
$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} a^2 + 5b^2 = (2a + 7b)^2\\2a + 7b \geq 0\end{matrix}\right.$
 
$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}3a^2 + 28ab + 44b^2 = 0\\a \geq \dfrac{-7b}{2}\end{matrix}\right.$ 
 
$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}(3a + 22b)(a + 2b) = 0\\a \geq \dfrac{-7b}{2}\end{matrix}\right.$
 
+ Nếu $\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}3a + 22b = 0\\a \geq \dfrac{-7b}{2}\end{matrix}\right.$ $\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}a = \dfrac{-22b}{3}\\a \geq \dfrac{-7b}{2}\end{matrix}\right. \, (1)$
 
Do $b > 0 \Rightarrow \dfrac{-22b}{3} < \dfrac{-7b}{2}$. Vì vậy (1) vô nghiệm.
 
+   Nếu $\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}a + 2b = 0\\a \geq \dfrac{-7b}{2}\end{matrix}\right. \Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}a = -2b\\a \geq \dfrac{-7b}{2}\end{matrix}\right.$ $\Leftrightarrow a = -2b $
 
$\Rightarrow 2x - 1 = -2\sqrt{x + 1}$ $\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} x \leq \dfrac{1}{2}\\4x^2 - 8x - 3 = 0\end{matrix}\right.$
 
$\Leftrightarrow x = 1 - \dfrac{\sqrt{7}}{2}$



#594272 Xác suất không khỏi bệnh của người bệnh.

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 18-10-2015 - 16:07 trong Xác suất - Thống kê

Giải
Đặt A: " Bệnh nhân được xác định đúng triệu chứng"
B: "Bệnh nhân được chẩn đoán đúng bệnh"
C" Bệnh nhân được chữa khỏi"
H" Bệnh nhân không được chữa khỏi khi đến khám và điều trị"
Ta thấy: $H = \bar{A} + A\bar{B} + AB\bar{C}$. 
Theo giả thiết: $P(A) = 0,9; P(B/A) = 0,8; P(C/AB) = 0,9$ 
Vậy: $P(H) =  P(\bar{A} + A\bar{B} + AB\bar{C}) = P(\bar{A}) + P(A\bar{B}) + P(AB\bar{C})$
$= P(\bar{A}) + P(A).P(\bar{B}/A) + P(A).P(B/A).P(\bar{C}/AB) $
$= 0,1 + 0,9.0,2 + 0,9.0,8.0,1 = 0,352 $
 



#313421 VMF - Đề thi thử số 6

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 30-04-2012 - 08:43 trong Năm 2012

2. Giải bất phương trình: $\sqrt 6 \left( {{x^2} - 3x + 1} \right) + \sqrt {{x^4} + {x^2} + 1} \leqslant 0\,\,;\,\,x \in \mathbb{R}$

Giải

Đặt: $\left\{\begin{array}{l}A = \sqrt{x^2 - x + 1} \geq \dfrac{\sqrt{3}}{2}\\B = \sqrt{x^2 + x + 1} \geq \dfrac{\sqrt{3}}{2}\end{array}\right.$
Ta thấy:
$x^2 - 3x + 1 = 2(x^2 - x + 1 ) - (x^2 + x + 1) = 2A^2 - B^2$


$x^4 + x^2 + 1 = (x^2 + 1)^2 - x^2 = (x^2 + 1 - x)(x^2 + 1 + x) = AB$

Do đó, BPT ban đầu trở thành:
$\sqrt{6}(2A^2 - B^2) + AB \leq 0$

$\Leftrightarrow 2\sqrt{6}A^2 + AB - \sqrt{6}B^2 \leq 0 \,\,\,\, (2)$


Do $B \geq \dfrac{\sqrt{3}}{2} > 0 \Rightarrow B^2 > 0$.
Chia hai vế của BPT (2) cho $B^2$, ta được:
$2\sqrt{6}(\dfrac{A}{B})^2 + \dfrac{A}{B} - \sqrt{6} \leq 0$


$\Leftrightarrow \dfrac{- \sqrt{6}}{3} \leq \dfrac{A}{B} \leq \dfrac{\sqrt{6}}{4}$

Vì $A, B > 0 \Rightarrow \dfrac{A}{B} > 0 > \dfrac{- \sqrt{6}}{3}$

Do đó, ta chỉ cần tìm các giá trị x thỏa mãn:
$\dfrac{A}{B} = \sqrt{\dfrac{x^2 - x + 1}{x^2 + x + 1}}\leq \dfrac{\sqrt{6}}{4}$


BPT trên tương đương:
$\dfrac{x^2 - x + 1}{x^2 + x + 1} \leq \dfrac{3}{8} $


$\Leftrightarrow 8(x^2 - x + 1) \leq 3(x^2 + x + 1) \Leftrightarrow 5x^2 - 11x + 5 \leq 0$

$\Leftrightarrow \dfrac{11 - \sqrt{21}}{10} \leq x \leq \dfrac{11 + \sqrt{21}}{10}$



#328915 $sin2x-12(sinx-cosx)+12=0$

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 25-06-2012 - 07:13 trong Phương trình, Hệ phương trình Lượng giác

Cảm ơn mọi người nhiều nghen. Công thức nói trên em cũng đọc rồi nhưng để làm nhanh gọn nên em không để ý. Hì.



#328835 $sin2x-12(sinx-cosx)+12=0$

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 24-06-2012 - 21:45 trong Phương trình, Hệ phương trình Lượng giác

Giải phương trình

$$sin2x-12(sinx-cosx)+12=0$$

Giải

Phương trình tương đương:
$12(\sin{x} - \cos{x}) - 12 - \sin{2x} = 0$

$\Leftrightarrow (\sin^2{x} + \cos^2{x} - \sin{2x}) + 12(\sin{x} - \cos{x}) - 13 = 0$


$\Leftrightarrow (\sin{x} - \cos{x})^2 + 12(\sin{x} - \cos{x}) - 13 = 0$


$\Leftrightarrow \left[\begin{array}{l} \sin{x} - \cos{x} = 1\\\sin{x} - \cos{x} = - 13\end{array}\right.$

Vì $\sin{x}; \cos{x} \in [-1; 1] \Rightarrow -2 \leq \sin{x} - \cos{x} \leq 2$.

Do đó, ta chọn điều kiện $\sin{x} - \cos{x} = 1$.

Ta có hệ:
$\left\{\begin{array}{l}\sin{x} = \cos{x} + 1\\\sin^2{x} + \cos^2{x} = 1\end{array}\right. \Leftrightarrow \left\{\begin{array}{l}\sin{x} = \cos{x} + 1\\(\cos{x} + 1)^2 + \cos^2{x} = 1\end{array}\right.$

$\Leftrightarrow \left\{\begin{array}{l}\sin{x} = \cos{x} + 1\\2\cos{x}(\cos{x} + 1) = 0\end{array}\right. \Leftrightarrow \left\{\begin{array}{l}\sin{x} = \cos{x} + 1\\\left[\begin{array}{l} \cos{x} = 0\\\cos{x} = - 1\end{array}\right.\end{array}\right.$


$\Leftrightarrow \left[\begin{array}{l} \left\{\begin{array}{l}\cos{x} = 0\\\sin{x} = 1\end{array}\right.\\\left\{\begin{array}{l}\cos{x} = - 1\\\sin{x} = 0\end{array}\right.\end{array}\right.$

$\Rightarrow \left[\begin{array}{l}x = \dfrac{\pi}{2} + 2k\pi\\x = \pi + 2k\pi\end{array}\right. \,\, (k \in Z)$



#451793 Tìm m để phương trình $(x^2-1)(x+3)(x+5)=m$ có 4 nghiệm phân biệt

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 20-09-2013 - 12:02 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Giải

Phương trình tương đương:
$\left [ (x - 1)(x + 5)\right ]\left [ (x + 1)(x + 3)\right ] = m$
$\Leftrightarrow (x^2 + 4x - 5)(x^2 + 4x + 3) = m$

 

Đặt $a = x^2 + 4x + 4 = (x + 2)^2 \geq 0$, ta được:
$(t - 9)(t - 1) = m \Leftrightarrow t^2 - 10t + 9 - m = 0 \, (1)$

Phương trình ban đầu có 4 nghiệm thực phân biệt khi (1) có hai nghiệm phân biệt dương, tức là:
$\left\{\begin{matrix}\Delta = (- 5)^2 - (9 - m) > 0\\S = 10 > 0 (TM)\\P = 9 - m > 0\end{matrix}\right.$

Bạn tự giải tiếp nhé :D




#377987 [MHS2013] Trận 15 - Phương pháp tọa độ trong mp và giải tam giác

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 16-12-2012 - 09:18 trong Thi giải toán Marathon cấp THPT 2013

Giải

Do M thuộc ©: $(x - 1)^2 + (y - 1)^2 = 25$

Do đó $x_M, y_M \leq 6$.

Ta có:
$MA + 2MB = \sqrt{(x_M - 7)^2 + (y_M - 9)^2} + 2\sqrt{x_M^2 + (y_M - 8)^2}$

$= \sqrt{(7 - x_M)^2 + (9 - y_M)^2} + \sqrt{(2x_M)^2 + (16 - 2y_M)^2}$


Chỗ này phải viết ngược lại là $= \sqrt{(7 - x_M)^2 + (9 - y_M)^2} + \sqrt{(16 - 2y_M)^2+(2x_M)^2}$

Áp dụng BĐT Mincopxki và Bunhia côpxki, ta có:

Bất đẳng thức Bunhiakovski thì có thể không chứng minh, chứ Mincopxki (BĐT tam giác) thì phải chứng minh bằng toạ độ (vecto) nhé!

$MA + 2MB \geq \sqrt{(23 - x_M - 2y_M)^2 + (2x_M - y_M + 9)^2}$

$\geq \dfrac{|2.(23 - x_M - 2y_M) + 1. (2x_M - y_M + 9)|}{\sqrt{2^2 + 1^2}}$

$= \dfrac{55 - 5y_M}{\sqrt{5}} \geq \dfrac{25}{\sqrt{5}} = 5\sqrt{5}$
$\quad$ (chỗ này phải giải thích vì sao $y_M\le 6$, dù là đơn giản)

Vậy $Min_{MA + 2MB} = 5\sqrt{5}$

Dấu "=" xảy ra khi:

$\left\{\begin{matrix} (7 - x_M).2x_M = (9 - y_M)(16 - 2y_M)\\ (x_M - 1)^2 + (y_M - 1)^2 = 25\\ 23 - x_M - 2y_M = 2(2x_M - y_M + 9)\end{matrix}\right.$

(Thiếu điều kiện $y_M=6$)

$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} x_M = 1\\y_M = 6\end{matrix}\right.$

Khi đó: $M = (1; 6)$

____________________________
Thêm một bạn nữa "Đại Số hoá" Hình học giải tích! (BĐT hoá)
Điểm bài làm: $d=7$
$S=\left\lfloor\dfrac{52-37}{2}\right\rfloor+3\times 7=28$



#342647 Giải phương trình $sin2x + (1+2cos3x)sinx = 2sin^{2}(2x+\frac{...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 01-08-2012 - 21:56 trong Các bài toán Lượng giác khác

Giải các phương trình sau:
b) $1 + sinx.sin\frac{x}{2} - sin^{2}x.cos\frac{x}{2} = 2cos^{2}(\frac{\pi }{4}-\frac{x}{2})$

Giải


b, Phương trình tương đương:
$1 + \sin{x}.\sin{\frac{x}{2}} - \sin^2{x}.\cos{\frac{x}{2}} = 1 + \cos{\dfrac{\pi}{2} - x}$

$\Leftrightarrow \sin{x}(\sin{\frac{x}{2}} - \sin{x}.\cos{\frac{x}{2}} - 1) = 0$


$\Leftrightarrow \left[\begin{array}{l} \sin{x} = 0 \, (1)\\\sin{\frac{x}{2}} - \sin{x}.\cos{\frac{x}{2}} - 1 = 0 \,\, (2)\end{array}\right. $

- Ta có: $(1) \Leftrightarrow x = k\pi \,\, (k \in Z)$

- Ta lại có:
$(2) \Leftrightarrow \sin{\frac{x}{2}} - 2\sin{\dfrac{x}{2}}.\cos^2{\frac{x}{2}} - 1 = 0$

$\Leftrightarrow \sin{\frac{x}{2}} - 1 - 2\sin{\dfrac{x}{2}}(1 - \sin^2{\dfrac{x}{2}}) = 0$


$\Leftrightarrow (\sin{\dfrac{x}{2}} - 1)(2\sin^2{\dfrac{x}{2}} + 2\sin{\dfrac{x}{2}} + 1) = 0 \Leftrightarrow \left[\begin{array}{l} \sin{\dfrac{x}{2}} = 1\\2\sin^2{\dfrac{x}{2}} + 2\sin{\dfrac{x}{2}} + 1 = 0 \, (VN)\end{array}\right.$

$\Leftrightarrow \dfrac{x}{2} = \dfrac{\pi}{2} + 2k'\pi \Leftrightarrow x = \pi + 4k'\pi \,\, (k' \in Z)$

Nói tóm lại, phương trình có nghiệm: $x = k\pi \,\, (k \in Z)$



#366996 Thảo luận: Các bài toán thi Violympic THCS

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 04-11-2012 - 11:33 trong Các dạng toán khác

Tam giác ABC cân tại A nên 2 góc còn lại ($\widehat{BCA}$ và $\widehat{ABC} $) luôn nhỏ hơn 90 độ rồi chứ nhỉ!



#343112 GPT $(2sin^2x-1)tan^22x+3(cos^2x-1)=0$

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 03-08-2012 - 16:37 trong Phương trình, Hệ phương trình Lượng giác

Giải

a,
ĐK: $\cos{2x} \neq 0 \Leftrightarrow 2x \neq \dfrac{\pi}{2} + k\pi \Leftrightarrow x \neq \dfrac{\pi}{4} + \dfrac{k\pi}{2}$

Phương trình ban đầu tương đương:
$-\cos{2x}.\dfrac{\sin^2{2x}}{\cos^2{2x}} - 3(1 - \cos^2{x}) = 0$


$\Leftrightarrow \dfrac{\sin^2{2x}}{\cos{2x}} + 3\sin^2{x} = 0$

$\Leftrightarrow \sin^2{x}(\dfrac{4\cos^2{x}}{\cos{2x}} + 3) = 0$


$\Leftrightarrow \sin^2{x}(\dfrac{4\cos^2{x} + 3(2\cos^2{x} - 1)}{\cos{2x}}) = 0$

$\Leftrightarrow \sin^2{x}\dfrac{10\cos^2{x} - 3}{\cos{2x}} = 0$

$\Leftrightarrow \left[\begin{array}{l} \sin{x} = 0\\\cos{x} = \pm\sqrt{\dfrac{3}{10}}\end{array}\right. \Leftrightarrow \left[\begin{array}{l} x = k\pi\\x = \pm \arccos{\pm \sqrt{\dfrac{3}{10}}} + 2k\pi\end{array}\right. \,\, (k \in Z)$


$\Leftrightarrow \left[\begin{array}{l} x = k\pi\\x = \pm \dfrac{\arccos{\dfrac{-2}{5}}}{2}+ k\pi\end{array}\right. \,\, (k \in Z)$

b,
Phương trình tương đương:
$(\sin{x} + \cos{x})(\sin^2{x} + \cos^2{x} - \sin{x}\cos{x}) + 2\sin^2{x} - (\sin^2{x} + \cos^2{x}) = 0$

$\Leftrightarrow (\sin{x} + \cos{x})(1 - \sin{x}\cos{x}) + \sin^2{x} - \cos^2{x} = 0$

$\Leftrightarrow (\sin{x} + \cos{x})(1 - \sin{x}\cos{x} + \sin{x} - \cos{x}) = 0$

$\Leftrightarrow (\sin{x} + \cos{x})( 1 + \sin{x})(1 - \cos{x}) = 0$

$\Leftrightarrow \left[\begin{array}{l} \sin{x} = -\cos{x}\\\sin{x} = -1\\\cos{x} = 1\end{array}\right. \Leftrightarrow \left[\begin{array}{l} x = \dfrac{-\pi}{4} + k\pi\\x = \dfrac{- \pi}{2} + 2k\pi\\x = 2k\pi\end{array}\right. \,\, (k \in Z)$


c, $4^x-2^{x+1}+2(2^x-1)\sin(2^x+y-1)+2=0$


Giải

Phương trình ban đầu tương đương:
$(2^x)^2 - 2.2^x + 2(2^2 - 1)\sin(2^x+y-1)+2 = 0 \,\, (1)$


Đặt $2^x - 1 = a \Leftrightarrow 2^x = a + 1 > 0$. Phương trình (1) trở thành:

$(a + 1)^2 -2(a + 1) + 2 + 2a\sin{(a + y)} = 0$

$\Leftrightarrow a^2 + 1 + 2a\sin{(a + y)} = 0$

$\Leftrightarrow [a^2 + 2a\sin{(a + y)} + \sin^2{(a + y)}] + 1 - \sin^2{(a + y)} = 0$


$\Leftrightarrow [a + \sin{(a + y)}]^2 + 1 - \sin^2{(a + y)} = 0$

Nhận thấy: $VT \geq 0 = VF $. Do đó, phương trình có nghiệm khi:

$\left\{\begin{array}{l}a + \sin{(a + y)} = 0\\\left[\begin{array}{l} \sin{(a + y)} = 1\\\sin{(a + y)} = -1\end{array}\right.\end{array}\right. \Rightarrow \left[\begin{array}{l} \left\{\begin{array}{l}\sin{(a + y)} = -a\\\sin{(a + y)} = 1\end{array}\right. \,\,\, (1)\\\left\{\begin{array}{l}\sin{(a + y)} = -a\\\sin{(a + y)} = -1\end{array}\right. \,\,\, (2)\end{array}\right.$


Ta sẽ giải từng phương trình:
- Ta có:
$(1) \Rightarrow \left\{\begin{array}{l}a = -1\\\sin{(y - 1)} = 1\end{array}\right.$


Hệ nói trên vô nghiệm vì khi $a = -1 \Rightarrow 2^x = 0 (VL)$

- Ở hệ còn lại, ta có:
$(2) \Rightarrow \left\{\begin{array}{l}a = 1\\\sin{(y + 1)} = -1\end{array}\right. \Rightarrow \left\{\begin{array}{l}2^x = 2\\y + 1 = \dfrac{-\pi}{2} + 2k\pi\end{array}\right.$


$\Leftrightarrow \left\{\begin{array}{l}x = 1\\y = \dfrac{-\pi}{2} - 1 + 2k\pi \,\, (k \in Z)\end{array}\right.$



#313300 CMR nếu $\Delta ABC$ có sin2A + sin2B=4sinAsinB thì $...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 29-04-2012 - 15:07 trong Công thức lượng giác, hàm số lượng giác

2. CMR nếu $\Delta ABC$ có
$$\frac{sin A + sin B}{cosA + cosB}= \frac{1}{2}(tanA + tan B)$$
thì $\Delta ABC$ cân

Giải

Ta có:
$\frac{sin A + sin B}{cosA + cosB}= \frac{1}{2}(tanA + tan B)$

$\Leftrightarrow \dfrac{2\sin{(\dfrac{A + B}{2})}.\cos{(\dfrac{A - B}{2})}}{2\cos{(\dfrac{A + B}{2})}.\cos{(\dfrac{A - B}{2})}} = \dfrac{1}{2}(\dfrac{\sin{A}}{\cos{A}} + \dfrac{\sin{B}}{\cos{B}})$

$\Leftrightarrow \dfrac{\sin{(\dfrac{A + B}{2}})}{\cos{(\dfrac{A + B}{2})}} = \dfrac{1}{2}.\dfrac{\sin{A}.\cos{B} + \sin{B}\cos{A}}{\cos{A}.\cos{B}}$

$\Leftrightarrow \dfrac{\sin{(\dfrac{A + B}{2})}}{\cos{(\dfrac{A + B}{2})}} = \dfrac{\sin{(A + B)}}{2\cos{A}.\cos{B}}$

$\Leftrightarrow \dfrac{\sin{(\dfrac{A + B}{2})}}{\cos{(\dfrac{A + B}{2})}} = \dfrac{\sin{(\dfrac{A + B}{2})}.\cos{(\dfrac{A + B}{2})}}{\cos{A}.\cos{B}}$

$\Leftrightarrow [\cos{(\dfrac{A + B}{2})}]^2 = \cos{A}.\cos{B} \,\,\,\,\, (\sin{(\dfrac{A + B}{2})} \neq 0) $

$\Leftrightarrow \dfrac{\cos{(A + B)} + 1}{2} = \dfrac{1}{2}(\cos{(A + B)} + \cos{(A - B)}) $

$\Leftrightarrow \cos{(A - B)} = 1 \Rightarrow A - B = 2k\pi$

Mặt khác $0 < A; B < \pi $, do đó:
$A - B = 0 \Rightarrow A = B \Rightarrow$ Tam giác ABC cân tại C.



#445899 Cho (C) : y = mx3 - 3mx2 + (2m + 1)x + 3 - m Tìm m để (C) có CĐ, CT. CMR: khi...

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 28-08-2013 - 15:51 trong Hàm số - Đạo hàm

Giải
a) TXĐ: D = R
Ta có: $y' = 3mx^2 - 6mx + 2m + 1$
+ Nếu m = 0, $y' = 1 > 0$, hàm đồng biến trên R. Khi đó, hàm không có cực đại, cực tiểu. (Loại)
+ Nếu $m \neq 0$, hàm số ban đầu có cực đại, cực tiểu khi $y' = 0$ có hai nghiệm phân biệt.
Khi đó: $\Delta = (-3m)^2 - 3m(2m + 1) > 0 \Leftrightarrow 3m^2 - 3m > 0 \Leftrightarrow \left[\begin{matrix}m > 1\\m < 0\end{matrix}\right.$
b) Ta có: $y = y' \left ( \dfrac{x}{3} - \dfrac{1}{3}\right ) + \dfrac{-2m + 2}{3}x + \dfrac{10 - m}{3}$
 
Vì vậy, phương trình đi qua hai điểm cực trị là: $d: y = \dfrac{-2m + 2}{3}x + \dfrac{10 - m}{3}$
 
Gọi $A(x_o; y_o)$ là một điểm cố định (nếu có) của đường thẳng d.
Khi đó, ta có: $y_o = \dfrac{-2m + 2}{3}x_o + \dfrac{10 - m}{3}$
$\Leftrightarrow -m(2x_o + 1)+ 2x_o - 3y_o + 10 = 0 \Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}2x_o + 1 = 0\\2x_o - 3y_o + 10 = 0\end{matrix}\right. \Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}x_o = \dfrac{-1}{2}\\y_o = 3\end{matrix}\right.$
 
Vậy, đường thẳng qua hai điểm cực trị của hàm số ban đầu đi qua 1 điểm cố định là: $A\left (\dfrac{-1}{2}; 3 \right )$



#330259 Đề thi tuyển sinh chuyên Thăng Long Đà Lạt 2012

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 29-06-2012 - 16:15 trong Tài liệu - Đề thi

Câu 8.(1,5) Cho x,y là hai số dương thỏa: $x^3+y^3=x-y$.CM $x^2+y^2<1$

Giải

Do x, y dương nên $x^3 + y^3 > 0 \Rightarrow x > y$

Ta có: $x^3+y^3=x-y \Rightarrow \dfrac{x^3 + y^3}{x - y} = 1$

Do đó, để CM $x^2+y^2<1$, ta chỉ cần CM $x^2 + y^2 < \dfrac{x^3 + y^3}{x - y} \,\, (1)$

Ta thấy:
$(1) \Leftrightarrow (x^2 + y^2)(x - y) < x^3 + y^3$

$\Leftrightarrow x^3 - x^2y + y^2x - y^3 < x^3 + y^3$

$\Leftrightarrow 2y^3 + x^2y - y^2x > 0 \Leftrightarrow y(2y^2 - xy + x^2) > 0$


$\Leftrightarrow y[(x - \dfrac{y}{2})^2 + \dfrac{7y^2}{4}] > 0 $

BĐT trên luôn đúng với x, y > 0.



#330265 Đề thi tuyển sinh chuyên Thăng Long Đà Lạt 2012

Đã gửi bởi Phạm Hữu Bảo Chung on 29-06-2012 - 16:29 trong Tài liệu - Đề thi

Không hiểu sao khi mình nhấn sửa ở bài viết phía trên thì mấy dấu $\geq $ đều trở thành #6... gì vậy nhỉ. Thông cúm cho tớ nghen!
Câu 9.(1,5) Chứng minh rằng không tồn tại các số tự nhiên m, n sao cho
$\frac{1}{4}(m-n)(m+n)[1+(-1)^{m+n}]=2013$

@minhtuyb: Với m + n chẵn, ta đâu thể khẳng định được rằng: $1 + (- 1)^{m + n} = 0$


Giải

Ta có thể đánh giá như sau:

Dễ thấy: $m > n \geq 0$ vì nếu $m \leq n$ thì $VT \leq 0 \neq VF$


- Với m, n khác tính chẵn, lẻ. Khi đó m + n lẻ, suy ra:
$$1 + (-1)^{m + n} = 1 - 1 = 0$$
Khi đó, $VT = 0 \neq 2013 = VF$.

- Với m, n cùng tính chẵn lẻ. Khi đó:
$m + n; m - n \, \vdots \, 2$ và $1 + (- 1)^{m + n} = 2$

Suy ra: $\frac{1}{4}(m-n)(m+n)[1+(-1)^{m+n}] \, \vdots \, 2 $
Mà: $2003 \not \vdots \, 2$
Vì thế, $VT \neq VF$

Nói tóm lại, không tồn tại các số tự nhiên m, n thỏa mãn đề bài.