Đến nội dung

peacemaker nội dung

Có 38 mục bởi peacemaker (Tìm giới hạn từ 24-04-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#403782 Đề thi Olympic sinh viên năm 2013 trường ĐHKHTN - ĐHQG Hà Nội

Đã gửi bởi peacemaker on 10-03-2013 - 20:09 trong Thảo luận về các kì thi, các kì kiểm tra Toán sinh viên

Lời giải môn Đại số:

Bài 2:
Ta có $det\left [ \begin{pmatrix} I_{n} & A \\ 0 & I_{n} \end{pmatrix} - \lambda I_{2n}\right ]=(1-\lambda)^{2n}$
Suy ra 1 là giá trị riêng của ma trận $\bigl(\begin{smallmatrix} I_{n} & A \\ 0 & I_{n} \end{smallmatrix}\bigr)$
Để ma trận trên chéo hóa được thì $0=rank( \bigl(\begin{smallmatrix} I_{n} & A \\ 0 & I_{n} \end{smallmatrix}\bigr) - 1.I_{2n})=rank\bigl(\begin{smallmatrix} 0 & A \\ 0 & 0 \end{smallmatrix}\bigr)=rank(A)$
Đến đây kết luận rằng A=0 là ma trận duy nhất thỏa mãn đề bài.

Bài 5:
a/ Từ điều kiện đề bài suy ra A là nghiệm của phương trình $x^5-1=0\Leftrightarrow (x-1)(x^4+x^3+x^2+x+1)=0$
Vì bậc cao nhất của đa thức tối tiểu của ma trận $A\in M_{3}(\mathbb{Q})$ là 3, và phương trình $x^4+x^3+x^2+x+1=0$ không có nghiệm thực trên $\mathbb{Q}$ nên A không là nghiệm của đa thức $x^4+x^3+x^2+x+1=0$. Từ đó suy ra A là nghiệm của phương trình $x-1=0\Leftrightarrow A=I$
b/ Kết luận sẽ không còn đúng nữa vì bậc cao nhất của đa thức tối tiểu của ma trận $A\in M_{4}(\mathbb{Q})$ là 4 nên tồn tại ma trận A sao cho đa thức đặc trưng (hay tối tiểu) của nó là $x^4+x^3+x^2+x+1$

Bài 3: (bài này chứng minh đầy đủ rất dài, mình xin tóm tắt các ý chính)
Sử dụng phương pháp quy nạp chứng minh $D_{n}=\frac{\prod_{1\leq i< j\leq n}(x_{i}-x_{j})(y_{i}-y_{j})}{\prod_{1\leq i,j\leq n}(1-x_{i}y_{j})}$

_ Tính $D_{2}=\begin{vmatrix} \frac{1}{1-x_{1}y_{1}} & \frac{1}{1-x_{1}y_{2}} \\ \frac{1}{1-x_{2}y_{1}} & \frac{1}{1-x_{2}y_{2}} \end{vmatrix}=\frac{(x_{1}-x_{2})(y_{1}-y_{2})}{(1-x_{1}y_{1})(1-x_{1}y_{2})(1-x_{2}y_{1})(1-x_{2}y_{2})}$

_ Giả sử $D_{k-1}=\frac{\prod_{1\leq i< j\leq (k-1)}(x_{i}-x_{j})(y_{i}-y_{j})}{\prod_{1\leq i,j\leq (k-1)}(1-x_{i}y_{j})}$, ta chứng minh:
$D_{k}=\frac{\prod_{1\leq i\leq (k-1)}(x_{i}-x_{n})(y_{i}-y_{n})}{(1-x_{n}y_{n})\prod_{1\leq i\leq (k-1)}(1-x_{n}y_{i})(1-x_{i}y_{n})}D_{k-1}$ (đoạn này mình dùng biến đổi sơ cấp + Laplace nên khá dài)

Bài 6: hình như diễn đàn có post vài lần rồi nhưng không nhớ cách CM :(



#403731 Đề thi Olympic sinh viên năm 2013 trường ĐHKHTN - ĐHQG Hà Nội

Đã gửi bởi peacemaker on 10-03-2013 - 18:27 trong Thảo luận về các kì thi, các kì kiểm tra Toán sinh viên

Môn thi: Đại số

Thời gian: 150'



Bài 1: Cho ánh xạ tuyến tính $f:M_{n}(\mathbb{R})\rightarrow \mathbb{R}$
a/ Chứng minh rằng tồn tại duy nhất ma trận C sao cho $f(A)=Tr(AC)$.
b/ Nếu thêm giả thiết $f(AB)=f(BA)$ với mọi $A,B$ thì tồn tại $\alpha \in \mathbb{R}$ sao cho $f(A)=\alpha Tr(A)$.

Bài 2: Tìm tất cả các ma trận vuông A cấp n sao cho ma trận


$$\begin{pmatrix} I_{n} &A \\ 0 & I_{n} \end{pmatrix}$$

là một ma trận chéo hóa được. Ở đó $I_{n}$ là ma trận đơn vị cấp n.

Bài 3: Cho $x_{i},y_{i},1\leq i\leq n$ là các số phức với $x_{i}y_{j} \neq 1$ với mọi cặp $x_{i},y_{j}$. Tính định thức $D_{n}$ của ma trận $M=(m_{i,j})_{n\times n}$, ở đó:

$$m_{i,j}=\frac{1}{1-x_{i}y_{j}}$$


Bài 4: Giả sử A và B là 2 ma trận unita cỡ $n\times n$ với hệ số phức. Chứng minh rằng $\left | det(A+B) \right |\leq 2^{n}$

Bài 5:
a/ Cho $A\in M_{3}(\mathbb{Q})$ là một ma trận thỏa mãn điều kiện $A^5=I$. Chứng minh rằng $A=I$
b/ Cho $A\in M_{4}(\mathbb{Q})$ là một ma trận thỏa mãn điều kiện $A^5=I$. Kết luận $A=I$ có còn đúng không? Tại sao?

Bài 6: Tìm tất cả các đa thức hệ số thực thỏa mãn:


$$P(x)P(x+1)=P(x^2),\forall x\in\mathbb{R}$$



Định nghĩa và ký hiệu:
(1) Tr(B) là vết của ma trận vuông B, được định nghĩa bằng tổng các phần tử trên được chéo chính của B
(2) $M_{n}(\mathbb{Q})=\left \{ (a_{i,j})_{n\times n}|a_{i,j}\in\mathbb{Q} \right \}$
(3) Giả sử $A=(a_{i,j})_{n\times n}$. Ma trận phụ hợp phức $A^*=(a_{i,j}^{*})_{n\times n}$ của A được định nghĩa như sau: $a_{i,j}^{*}=\bar{a_{j,i}}$.
Ma trận A được gọi là unita nếu $AA^*=A^*A=I$




Môn thi: Giải tích

Thời gian:120'



Bài 1: Tính giới hạn sau:


$$\lim_{x\to 0^+}\int_{x}^{2x}\frac{sin(2t)}{t^n}dt$$


Bài 2: Cho $g:\mathbb{R}\rightarrow \mathbb{R}$ là hàm số liên tục. Giả sử tồn tại một hàm khả vi $\varphi (x)$ sao cho:

$$\varphi' (x)=g(\varphi (x)),\forall x\in \mathbb{R}$$


Chứng minh rằng nếu $\lim_{x \to +\infty} \varphi (x)=b$ thì $g(b)=0$

Bài 3: Cho hai dãy số thực$\left \{ x_{n} \right \}_{0}^{\infty}$ và $\left \{ y_{n} \right \}_{0}^{\infty}$ thỏa mãn các điều kiện sau:
1. $x_{n+1}\geq x_{n},\forall n=0,1,2,...; x_{0}=0;\lim_{n \to \infty}x_{n}=+\infty$.
2. $\lim_{n \to \infty}y_{n}=1$.
Chứng minh rằng:

$$\lim_{N\to +\infty}\frac{\sum_{n=1}^{N}(x_{n}-x_{n-1})y_{n}}{x_{N}}=1$$


Bài 4: Cho hàm số $f:(0,+\infty)\rightarrow \mathbb{R}$ thỏa mãn các điều kiện sau:
1. $\displaystyle \lim_{x \to +\infty} \big[ f(x+1)-f(x) \big] = +\infty$.
2. $f$ bị chặn trên mọi khoảng con hữu hạn chứa trong $(0,+\infty)$.
Chứng minh rằng:

$$\lim_{x\to+\infty}\frac{f(x)}{x}=+\infty$$

Bài 5: Cho đa thức $P(x)=ax^3+bx^2+cx+d$ với các hệ số $a,b,c,d\in\mathbb{R}$ và $a \neq 0$. Giả sử tồn tại vô số các cặp số nguyên $(x,y),x\neq y$ sao cho $xP(x)=yP(y)$. Chứng minh rằng phương trình $P(x)=0$ có nghiệm nguyên.



#322290 $\lim_{x\rightarrow 0}\frac{e^{x^3}-\sqrt{1+x^3}}{si...

Đã gửi bởi peacemaker on 04-06-2012 - 09:26 trong Giải tích

Tìm \lim_{x\rightarrow 0}\frac{e^{x^3}-\sqrt{1+x^3}}{sin^2x.ln(1+x)}

P/s: Bài này không thể dùng L'Hospital đúng không?



#322289 $$\lim_{x\rightarrow 0}\frac{e^{x^3}-\sqrt{1+x^...

Đã gửi bởi peacemaker on 04-06-2012 - 09:24 trong Giải tích

Tìm $\lim_{x\rightarrow 0}\frac{e^{x^3}-\sqrt{1+x^3}}{sin^2x.ln(1+x)}$

P/s: Bài này không thể dùng L'Hospital đúng không?



#315603 Đăng kí tham gia Trường hè “Toán học cho sinh viên” Hà Nội, 8-28/7/2012

Đã gửi bởi peacemaker on 10-05-2012 - 16:02 trong Tin tức - Vấn đề - Sự kiện

Sắp xong năm nhất rồi mà mình mới học ĐSTT 1 và Giải tích 1 thôi, còn non kinh nghiệm lắm :(.
Không biết có nên tham gia không nhỉ :mellow:



#311892 $\begin{vmatrix}1&1 &1 &... &1 \\ -1&...

Đã gửi bởi peacemaker on 21-04-2012 - 21:58 trong Đại số tuyến tính, Hình học giải tích

Vừa học định thức xong, giải thử phát :lol:
Đặt ma trận vừa rồi là $D_{n}$ cỡ $n\times n$, ta có:
$D_{n}=\begin{vmatrix} 1 & 1 &1 & ...& 1 & 1\\ -1 & 2 & 0 & ... & 0 &0 \\ 0 & -1 & 2 & ... & 0 & 0\\ ... & ... & ... & ... & ... & ...\\ 0 & 0 & 0 & ... & 2 & 0\\ 0 & 0 & 0 & ... & -1 & 2 \end{vmatrix}$
Khai triển Laplace cho hàng cuối cùng ta có:
$D_{n}=2D_{n-1}+K_{n-1}$
Với $K_{n-1}=(-1)^{n+n-1}.(-1)\begin{vmatrix} 1 & 1 &1 & ...& 1 & 1\\ -1 & 2 & 0 & ... & 0 &0 \\ 0 & -1 & 2 & ... & 0 & 0\\ ... & ... & ... & ... & ... & ...\\ 0 & 0 & 0 & ... & 2 & 0\\ 0 & 0 & 0 & ... & -1 & 0 \end{vmatrix}$
_ Để ý rằng $K_{n-1}$ theo khai triển Laplace cho hàng cuối cùng ta suy ra $K_{n-1}=K_{n-2}=...=K_{3}=\begin{vmatrix} 1 & 1 & 1\\ -1 & 2 & 0\\ 0 & -1 & 0 \end{vmatrix}=(-1)^{2+3}.(-1)\begin{vmatrix} 1 & 1\\ -1 & 0 \end{vmatrix}=1$
_ $D_{1}=1$; $D_{2}=3$

Đến đây suy ra $D_{n}$ là dãy số thoả mãn:
$\left\{\begin{matrix} D_{1}=1\\D_{n}=2D_{n-1}+1 \end{matrix}\right.$
Nói chung là $D_n=2^n-1\forall n\geq 1$

P/s: _ Đây giống dàn ý hơn là bài giải :lol: bạn tự trình bày và kiểm tra nhé (mình mới kiểm tới $D_{3}=7$ thôi)
_ xusinst nói phải, chỉ ma trận vuông mới có định thức thôi...



#309106 $$\left\{\begin{array}{1}x^3 + y^3 + x^2(y + z) = xy...

Đã gửi bởi peacemaker on 08-04-2012 - 22:45 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Cộng cả 3 pt ta có:
$2(x^3+y^3+z^3)+x^2(y+z)+y^2(z+x)+z^2(x+y)=3xyz$
$\Leftrightarrow (x^3+y^3+z^3-3xyz)+[x^3+x^2(y+z)]+[y^3+y^2(z+x)]+[z^3+z^2(x+y)]=0$
$\Leftrightarrow (x+y+z)(x^2+y^2+z^2-xy-yz-zx)+x^2(x+y+z)+y^2(x+y+z)+z^2(x+y+z)=0$
$\Leftrightarrow (x+y+z)(2x^2+2y^2+2z^2-xy-yz-zx)=0$
$\Rightarrow x+y+z=0$ (do $\Rightarrow 2x^2+2y^2+2z^2-xy-yz-zx> 0 \forall x,y,z$)

Tới đây rút gọn hệ được về dạng sau:
$\left\{\begin{matrix} y^3=xyz+14\\ z^3=xyz-21\\ x^3=xyz+7 \end{matrix}\right.$ (2)

Nhân cả 3 pt của (2) ta có:
$(xyz)^3=(xyz+14)(xyz-21)(xyz+7)$
$\Leftrightarrow (xyz)^3=(xyz)^3+(14-21+7)(xyz)^2+(14.7-14.21-7.21)xyz-7.14.21$$\Leftrightarrow 7^3xyz=-7^3.6$$\Leftrightarrow xyz=-6$

Thay vào (2) ta nhận được hệ pt:
$\left\{\begin{matrix} y^3=-6+14\\ z^3=-6-21\\ x^3=-6+7 \end{matrix}\right.$$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} y^3=8\\ z^3=-27\\ x^3=1 \end{matrix}\right.$$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} y=2\\ z=-3\\ x=1 \end{matrix}\right.$
Đây là nghiệm duy nhất của pt...



#306592 Topic các bài toán chưa có lời giải đáp trên VMF

Đã gửi bởi peacemaker on 27-03-2012 - 19:37 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Bài 17:
Đề bài $\Leftrightarrow x^4-x+1+\frac{1}{x^4-x+1}+(x^2-2x+1)-2=0$
$\Leftrightarrow x^4-x+1+\frac{1}{x^4-x+1}=2-(x-1)^2$
Vế phải hiển nhiên $\leq 2$, dấu bằng xảy ra khi $x=1$
Xét $f(x)=x^4-x+1$ dễ dàng suy ra $f(x)> 0$ với mọi x
Áp dụng bđt Cauchy cho vế trái suy ra vế trái $\geq 2$, dấu bằng xảy ra khi $x=1$
Tới đây suy ra $x=1$ là nghiệm duy nhất của pt

Bài 5:
Đề bài $\Leftrightarrow(\frac{5}{3})^x=\frac{2}{5}$$\Leftrightarrow x=log_{\frac{5}{3}}\frac{2}{5}$

Bài 19:
TXĐ: $2x+1\leq 0\Leftrightarrow x\leq \frac{-1}{2}$
Đề bài $\Leftrightarrow (x+2)(\sqrt{2x^2+4x+6}+\sqrt{-2x-1})=(\sqrt{2x^2+4x+6}-\sqrt{-2x-1})(\sqrt{2x^2+4x+6}+\sqrt{-2x-1})$
$\Leftrightarrow(\sqrt{2x^2+4x+6}-\sqrt{-2x-1}-x-2)(\sqrt{2x^2+4x+6}+\sqrt{-2x-1})=0$
Do $\sqrt{2x^2+4x+6}+\sqrt{-2x-1}=\sqrt{2(x+1)^2+4}+\sqrt{-2x-1}>0$ với mọi x nên $\sqrt{2x^2+4x+6}-\sqrt{-2x-1}-x-2=0$
$\Leftrightarrow 2x^2+4x+6=(x+2+\sqrt{-2x-1})^2$
$\Leftrightarrow x^2+2x+3=2(x+2)\sqrt{-2x-1}=\frac{1}{2}(x+2+\sqrt{-2x-1})^2$ (thay vào pt trên)
$\Leftrightarrow 4(x+2)\sqrt{-2x-1}=(x+2+\sqrt{-2x-1})^2$
$\Leftrightarrow ((x+2)-\sqrt{-2x-1})^2=0$$\Leftrightarrow x+2=\sqrt{-2x-1}$$\Leftrightarrow (x+2)^2=-2x-1$
$\Leftrightarrow x^2+6x+5=0$ suy ra $x=-1$ và $x=-5$


Các câu còn lại bao giờ nghĩ tiếp...
P/s: câu 7 vs 11 bị trùng nhé



#302189 Đề thi chọn đội tuyển Olympic SV 2012 môn Giải tích - ĐHKHTN, ĐHQGHN

Đã gửi bởi peacemaker on 04-03-2012 - 17:47 trong Thảo luận về các kì thi, các kì kiểm tra Toán sinh viên

Đề thi chọn đội tuyển thi Olympic SV 2012 môn Đại số - ĐHKHTN - ĐHQGHN

Thời gian: 90'


Câu 1:
a/ Cho $p$ là một số nguyên tố, $\zeta _{p}=cos(\frac{2\pi }{p})+isin(\frac{2\pi}{p}) \in \mathbb{C}$ là một căn nguyên thủy bậc $p$ của đơn vị. Giả sử $\mathbb{Q}(\zeta _{p})={f(\zeta _{p})}$ với $f(X)$ là đa thứ có hệ số hữu tỷ. Chỉ ra rằng $\mathbb{Q}f(\zeta _{p})$ là một không gian vectơ con (trên $\mathbb{Q}$) của $\mathbb{C}$, và tính số chiều của $\mathbb{Q}f(\zeta _{p})$ xem như một $\mathbb{Q}$ - không gian vectơ.
b/ Trong trường hợp tổng quát, không giả thiết n là số nguyên tố, hãy dự đốn số chiều của $\mathbb{Q}f(\zeta _{n})$ xem như một $\mathbb{Q}$ - không gian vectơ.
Câu 2:
Cho một đa thức $P(x)$ bậc n hệ số thực với hệ số của bậc cao nhất là 1. Hãy tìm một ma trận $n\times n$ hệ số thực có đa thức đặc trưng bằng $P(x)$.
Câu 3:
Với mỗi ma trận vuông A, ta định nghĩa:

$sinA=\sum_{n=0}^{\infty }\frac{(-1)^n}{(2n+1)!}A^{2n+1}$

Tồn tại hay không một ma trận vuông cấp 2 hệ số thực sao cho:

$sinA=\bigl(\begin{smallmatrix} 1 &2012 \\ 0&1 \end{smallmatrix}\bigr)$

Câu 4:
Xét dãy số $(x_n)$ thỏa mãn: $x_{n+2}=ax_n+bx_{n+1}$ với $a,b$ là các hằng số. Đặt $A_n=\bigl(\begin{smallmatrix} x_{n}\\x_{n+1} \end{smallmatrix}\bigr)$. Khi đó:

$A_{n+1}=\bigl(\begin{smallmatrix} 0 &1 \\a &b \end{smallmatrix}\bigr)A_n$

Hãy viết $A_n$ theo $A_1$, với gợi ý đó hãy tìm công thức tính số hạng tổng quát của dãy Fibonacci.



#301736 Tính $ \sin^2 2x$ khi biết 1 đẳng thức lượng giác

Đã gửi bởi peacemaker on 01-03-2012 - 16:26 trong Phương trình, Hệ phương trình Lượng giác

TXĐ: $x\neq \frac{k\pi }{2}$
Điều kiện đề bài tương đương: $\frac{1}{tan^2x}+\frac{1}{cot^2x}+(\frac{1}{sin^2x}-1)+(\frac{1}{cos^2x}-1)=5$
$\Leftrightarrow cot^2x+tan^2x+cot^2x+tan^2x=5$
$\Leftrightarrow 2cot^2x+2tan^2x-4=1$
$\Leftrightarrow 2(tanx-cotx)^2=1$
$\Leftrightarrow \frac{(sin^2x-cos^2x)^2}{sin^2x.cos^2x}=\frac{1}{2}$
$\Leftrightarrow \frac{cos^22x}{sin^22x}=\frac{1}{8}$
Đến đây suy ra được $sin^22x=\frac{8}{9}$
Không biết có đúng không...



#300588 Tìm quỹ tích điểm C để tam giác ABC đều khi B chạy trên đường tròn

Đã gửi bởi peacemaker on 22-02-2012 - 22:22 trong Hình học phẳng

Bài này giải vắn tắt như sau không biết có đúng không:
Thực hiện phép quay 60 độ tâm A biến tam giác $OAB$ thành tam giác $O_{1}AC$, suy ra
_ Tam giác ABC đều
_ C nằm trên $(O_{1};R)$ là 1 đường tròn cố định
Chứng minh tương tự, ta cũng suy ra được quỹ tích tâm tam giác ABC là đường tròn $(I;\frac{R}{\sqrt{3}})$ với I là tâm tam giác $OO_{1}A$

P/s: Liệu bài này có thể được mở rộng như sau hay không:
Cho n giác đều A1A2...An có $A_{k}$ nằm trên đường tròn $(O;R)$ cố định và $A_{1}$ là điểm cố định bất kì trên mặt phẳng. Tìm quỹ tích các đỉnh còn lại và tâm đa giác đó.



#300564 tính độ dài cạnh $AB$, các bán kính đường tròn ngoại tiếp và nội ti...

Đã gửi bởi peacemaker on 22-02-2012 - 21:42 trong Hình học phẳng

Lập hệ pt
((1): Công thức trung tuyến) $4AM^2=2AB^2+2AC^2-BC^2\Leftrightarrow AB^2 +AC^2 =44$
((2): Hệ thức lượng) $BC^2=AB^2+AC^2-2AB.AC.cos(AB;AC)\Leftrightarrow AB^2+36-6AB=AC^2$
Giải hệ ra AB, AC. Sau đó dùng công thức tính diện tích để tìm 2 bán kính...



#300489 Tìm quỹ tích điểm C để tam giác ABC đều khi B chạy trên đường tròn

Đã gửi bởi peacemaker on 22-02-2012 - 17:38 trong Hình học phẳng

Cách của bạn có vấn đề: A là điểm bất kì trên mặt phẳng, không nhất thiết nằm trên đường tròn (O;R)



#300457 GHPT $2(x+y)=3(\sqrt[3]{x^2y}+\sqrt[3]{xy^2}$....

Đã gửi bởi peacemaker on 22-02-2012 - 11:34 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Đề như thế này phải không?
$\left\{\begin{matrix} 2(x+y)=3(\sqrt[3]{xy^2}+\sqrt[3]{x^2y})\\ \sqrt[3]{x}+\sqrt[3]{y}=6 \end{matrix}\right.$
Đặt $a=\sqrt[3]{x}$ và $b=\sqrt[3]{y}$ $\Rightarrow a;b\in \mathbb{R}$
Hệ ban đầu trở thành:
$$\left\{\begin{matrix} 2(a^3+b^3)=3(ab^2+ab^2)\\ a+b=6 \end{matrix}\right.$$$$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} 3(a^3+b^3)=a^3+3ab^2+3ab^2+b^3\\ a+b=6 \end{matrix}\right.$$
$$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} 3(a+b)(a^2-ab+b^2)=(a+b)^3\\ a+b=6 \end{matrix}\right.$$$$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} a^2-ab+b^2=12\\ a+b=6 \end{matrix}\right.$$
Đến đây bạn tự giải ra $(a;b)=(4;2)$ và $(2;4)$, suy ra nghiệm.



#299637 Tìm quỹ tích điểm C để tam giác ABC đều khi B chạy trên đường tròn

Đã gửi bởi peacemaker on 16-02-2012 - 15:49 trong Hình học phẳng

Cho điểm A và 1 điểm B di động trên đường tròn (O;R) cố định.
a/ Dựng tam giác đều ABC, tìm quỹ tích của C khi B chạy trên đường tròn.
b/ Tìm quỹ tích tâm của tam giác ABC khi B chạy trên đường tròn.

P/s: Bài này có thể giải được bằng toán THCS :lol:



#294709 Giải phương trình sau: $\frac{\sqrt{x+1}}{\sqrt{x+1}-...

Đã gửi bởi peacemaker on 19-01-2012 - 18:24 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Đầy đủ đoạn đó là như sau nếu bạn không hiểu:
$\frac{\sqrt{x+1}}{\sqrt{x+1}-\sqrt{3-x}}-\frac{\sqrt{3-x}}{\sqrt{x+1}-\sqrt{3-x}}=1$ (cái này hiển nhiên rồi)
Mà $\frac{\sqrt{x+1}}{\sqrt{x+1}-\sqrt{3-x}}=x-\frac{1}{2}$



#294169 Tìm min R của đường tròn đi qua 8 điểm có tọa độ nguyên

Đã gửi bởi peacemaker on 16-01-2012 - 16:18 trong Hình học phẳng

Mình mò được $R_{min}=\frac{\sqrt{10}}{2}$ khi tâm đường tròn có tọa độ $O(\frac{2m+1}{2};\frac{2n+1}{2})$ với $m,n\in Z$ không biết có đúng không, mọi người xem và giải cùng với!



#294166 Giải phương trình sau: $\frac{\sqrt{x+1}}{\sqrt{x+1}-...

Đã gửi bởi peacemaker on 16-01-2012 - 16:09 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

TXĐ:$x\in [-1;1)v(1;3]$
Từ đề bài suy ra:
$\frac{\sqrt{3-x}}{\sqrt{x+1}-\sqrt{3-x}}=x-\frac{3}{2}$
$\Rightarrow \frac{\sqrt{x+1}+\sqrt{3-x}}{\sqrt{x+1}-\sqrt{3-x}}=2x-2$
$\Leftrightarrow \frac{(\sqrt{x+1}+\sqrt{3-x})^2}{(\sqrt{x+1}+\sqrt{3-x})(\sqrt{x+1}-\sqrt{3-x})}=2x-2$
$\Leftrightarrow (\sqrt{x+1}+\sqrt{3-x})^2=(2x-2)^2$
Tới đây thì có nhiều cách giải rồi...



#293974 Tìm min R của đường tròn đi qua 8 điểm có tọa độ nguyên

Đã gửi bởi peacemaker on 15-01-2012 - 14:21 trong Hình học phẳng

Tìm bán kính nhỏ nhất của đường tròn đi qua 8 điểm có tọa độ nguyên



#290797 Rút ngẫu nhiên 5 quân bài từ 1 bộ tú lơ khơ gồm 52 quân.Tìm xác suất để trong...

Đã gửi bởi peacemaker on 29-12-2011 - 16:24 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

ban oi chon 5 quan trong 52 quan phai la C 5 cua 52 chu

Vì đây là rút ngẫu nhiên 5 cây nên hoán vị cũng được tính
Mà nếu không tính trường hợp hoán vị thì xác suất không thay đổi mấy đâu



#290642 Rút ngẫu nhiên 5 quân bài từ 1 bộ tú lơ khơ gồm 52 quân.Tìm xác suất để trong...

Đã gửi bởi peacemaker on 28-12-2011 - 17:56 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

Bài 1:
Số cách chọn 5 trong 52 quân là $_{52}^{5}\textrm{A}=311875200$
a) Full house (1 bộ 3, 1 bộ 2)
Số cách chọn bộ 3 là $_{4}^{3}\textrm{A}=24$; nhân với 13 bộ tứ quý
Số cách chọn bộ 2 là $_{4}^{2}\textrm{A}=12$; nhân với 12 bộ tứ quý (trừ tứ quý của bộ 3)
Có tổng cộng $24.13.12.12=44928$ tổ hợp 5 cây thỏa mãn full house
$\Rightarrow$ Xác suất ra full house sau 5 lần bốc là $\dfrac{44928}{311875200}\approx 1,44.10^{-4}$ = 0,0144%
b) Straight (5 quân liên tục)
Có 10 bộ 5 quân liên tục (nếu tính từ bộ A,2,3,4,5 đến bộ 10,J,Q,K,A), mỗi bộ có $4^{5}$ cách chọn và $5!$ hoán vị
Có tổng cộng $10.5!.4^5=1228800$ tổ hợp 5 cây thỏa mãn straight
$\Rightarrow$ Xác suất ra straight sau 5 lần bốc là $\dfrac{1228800}{311875200}\approx 3,94.10^{-3}$ = 0,394%

PS: Điều chỉnh tiêu đề đi nhé



#290295 Có bao nhiêu cách xếp 8 con xe lên bàn cờ vua sao cho không có con xe nào nằm...

Đã gửi bởi peacemaker on 26-12-2011 - 16:54 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

Trời, mình nhìn nhầm đề bài tưởng 8 con trên đường chéo chính thì mới không tính :(
Mà bài bạn Hoàng cũng có vấn đề:

Đặt con xe đầu tiên lên cột 1 thì có 6 cách (trừ đi hai ô nằm trên đường chéo).
Đặt con xe thứ hai lên cột 2 có 5 cách ( trừ đi hai ô nằm trên đường chéo chính và một ô nằm cùng hàng với con xe 1).

Nếu con Xe nằm ở B1 thì con Xe hàng 2 vẫn có 6 cách chọn vì ô nằm cùng hàng với con Xe 1 đó thuộc đường chéo chính mà
PS: Mình có 1 VD thỏa mãn: Xe F1, E2, A3, B4, G5, H6, D7, C8, đặt lên bàn cờ thử xem



#290048 Tìm A để đường thẳng Euler của tam giác ABC song song với BC

Đã gửi bởi peacemaker on 25-12-2011 - 10:44 trong Hình học phẳng

Mình giải thử bài 3 mọi người kiểm chứng:
Chia làm 2 trường hợp:
1/ d có $\leq 1$ giao điểm với $(O;R)$
Dựng đường thẳng $\Delta //d$ sao cho $\Delta$, đường tròn không thuộc 1 phía của d và $\Delta$ cách d 1 đoạn bằng R $\Rightarrow \Delta$ cố định
Ta có $d_{M;\Delta }=MO=R+R'\Rightarrow$ M cách đều 1 điểm và 1 đường thẳng cố định $\Rightarrow$ Tập hợp M là 1 parabol
Đặc biệt khi d tiếp xúc $(O;R)$ tại A thì tập hợp điểm M còn nằm trên đường thẳng OA
2/ d cắt đường tròn tại 2 điểm phân biệt A và B
Dựng đường thẳng $\Delta //d$ sao cho $\Delta$ cách d 1 đoạn bằng R $\Rightarrow$ có 2 đường $\Delta _{1}$ và $\Delta _{2}$ cố định thỏa mãn
Ta có $d_{M;\Delta }=MO=R+R'$ khi $(M;R')$ tiếp xúc ngoài và $d_{M;\Delta }=MO=R-R'$ khi $(M;R')$ tiếp xúc trong
$\Rightarrow$M cách đều 1 điểm và 1 đường thẳng cố định $\Rightarrow$ Tập hợp M là 2 parabol khác nhau



#290041 Có bao nhiêu cách xếp 8 con xe lên bàn cờ vua sao cho không có con xe nào nằm...

Đã gửi bởi peacemaker on 25-12-2011 - 10:20 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

Đặt 8 con xe vào 8 hàng A,B,C,D,E,F,G,H
$\Rightarrow$ Có 8 cách đặt xe ở hàng A, vd Xe Ak
$\Rightarrow$ 7 cách đặt xe ở hàng B (do ko tính cột k).....
$\Rightarrow$ 1 cách đặt xe hàng H
Có $8!$ cách; trừ 2 cách của đường chéo chính còn 40318 cách



#288041 CM: IE và IA là tiếp tuyến của đường tròn(O)

Đã gửi bởi peacemaker on 13-12-2011 - 19:58 trong Hình học

A nằm đâu vậy??? Em ko nói rõ ràng thế này ai giải được