Đến nội dung

linhlun97 nội dung

Có 63 mục bởi linhlun97 (Tìm giới hạn từ 25-04-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#458817 $tanA.tanB+tanB.tanC+tanC.tanA\geq 3+\frac{1}{c...

Đã gửi bởi linhlun97 on 20-10-2013 - 11:48 trong Công thức lượng giác, hàm số lượng giác

A,B,C có điều kiện gì ko bạn?




#456621 bất đẳng thức dãy số $ v_1 + v_2 + ... + v_n < 2014 $

Đã gửi bởi linhlun97 on 10-10-2013 - 18:30 trong Dãy số - Giới hạn

b. 

Có: $v_n=\frac{u_n}{u_{n+1}-1}=\frac{2014u_n}{u_n^2+2013u_n-2014}=\frac{2014u_n}{(u_n-1)(u_n+2014)}$

Do đó : $v_1+v_2+...+v_n<2014$

<=> $\sum _{k=1}^{n}\frac{2014u_k}{(u_k-1)(u_k+2014)}<2014$

<=>  $\sum _{k=1}^{n}\frac{2015u_k}{(u_k-1)(u_k+2014)}<2015$ $(1)$

mà $\frac{2015u_k}{(u_k-1)(u_k+2014)}=\frac{(u_{k}+2014)-(u_k-1)}{(u_k-1)(u_k+2014)}=\frac{1}{u_k-1}-\frac{1}{u_k+2014}$

=> $v_1+v_2+....+v_n=1-\frac{1}{u_k+2014}$

Do đó $(1)$ <=> $\frac{1}{u_k+2014}>-2014$ (luôn đúng vì $\frac{1}{u_k+2014}>0.-2014$)

Bạn xem hộ mình chỗ bôi đỏ, mình chưa rõ lắm




#456620 Cho tam giác ABC, S là diện tích tam giác, p là nửa chu vi tam giác. a) CMR:...

Đã gửi bởi linhlun97 on 10-10-2013 - 18:21 trong Hình học

a)

Gọi $D,E,F$ làn lượt là tiếp điểm của đường tròn nội tiếp tam giác với $BC,CA,AB$

KHi đó$S=S_{BCI}+S_{CAI}+S_{BAI}=\frac{1}{2}(BC.ID+CA.IE+AB.IF)=p.r$

b) $\frac{S}{h_a}+\frac{S}{h_b}+\frac{S}{h_c}=\frac{1}{2}(a+b+c)=p=\frac{S}{r}$

=>dpcm

c) Không mất tính tổng quát, giả sử $h_a\leq h_b\leq h_c$ 

$\Rightarrow \frac{1}{h_a}\geq \frac{1}{h_b}\geq \frac{1}{h_c}$

$\Rightarrow \frac{1}{h_a}\geq \frac{1}{3}$

$\Rightarrow h_a\leq 3$

Mặt khác $\frac{1}{h_a}< \frac{1}{r}=1\Rightarrow h_a>1\Rightarrow h_a\geq 2$

vậy $h_a=2$ hoặc $h_a=3$

Nếu $h_a=2$ 

$\frac{1}{h_b}+\frac{1}{h_c}=1-\frac{1}{2}=\frac{1}{2}$(**)

Ta có$a\geq b\geq c$ do $h_a\leq h_b\leq h_c$(*)

Để $a,b,c$ là 3 cạnh tam giác thì ta chỉ cần $b+c> a$ (1) do khi $a\geq b\geq c$ (theo(*)) ta sẽ có ngay $a+c>b, a+b>c$

$(1)\Leftrightarrow \frac{S}{h_b}+\frac{S}{h_c}> \frac{S}{h_a}$

$\Leftrightarrow \frac{1}{h_b}+\frac{1}{h_c}> \frac{1}{h_a}=\frac{1}{2}$ mâu thuẫn với (**)

Vậy loại trường hợp này

Suy ra $h_a=3$$\Rightarrow h_b\geq h_c\geq 3$(i)

$\frac{1}{h_b}+\frac{1}{h_c}=1-\frac{1}{3}=\frac{2}{3}$

$\frac{1}{h_b}\geq \frac{1}{h_c}$

Suy ra $\frac{1}{h_b}\geq \frac{1}{3}\Rightarrow h_b\leq 3$

mà $h_b\geq 3$ theo (i)

Vậy $h_b=3\Rightarrow h_c=3$

Suy ra dpcm




#456523 Giải phương trình: $\left | 4x + \frac{1}{x...

Đã gửi bởi linhlun97 on 09-10-2013 - 23:45 trong Đại số

Bài 2

a) Để pt có 4 nghiệm phân biệt thì 2 hệ pt, bpt  sau cần có 2 nghiệm phân biệt

$\left\{\begin{matrix}x>1 \\ x^2-4x+m=x-1 \end{matrix}\right.$

$\left\{\begin{matrix}x<1 \\ x^2-4x+m=1-x \end{matrix}\right.$

Sử dụng biệt thức$\Delta$ và định lý Viet

b)Tương tự




#456520 Giải phương trình: $\left | 4x + \frac{1}{x...

Đã gửi bởi linhlun97 on 09-10-2013 - 23:40 trong Đại số

Bài 1: 

Vì$4x.\frac{1}{x}=4>0$ nên

VT$= |4x|+|\frac{1}{x}|\geq 2\sqrt{|4x.\frac{1}{x}|}=4$

VP$=4-(x-\frac{1}{2})^2\leq 4$

VT=VP $\Leftrightarrow x=\frac{1}{2}$




#456508 $4\sqrt{x+2}+\sqrt{22-3x}=x^{2}+...

Đã gửi bởi linhlun97 on 09-10-2013 - 23:07 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

DKXD $-2\leq x\leq \frac{22}{3}$

pt$\Leftrightarrow 4(\sqrt{x+2}-\frac{x}{3}-\frac{4}{3})+(\sqrt{22-3x}+\frac{x}{3}-\frac{14}{3})=x^2-x-2$

Sử dụng lượng liên hợp

Kết luận pt có 2 nghiệm x=-1, x=2




#456500 $\sqrt{\frac{1-x}{1+x}}+\sq...

Đã gửi bởi linhlun97 on 09-10-2013 - 22:50 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Mình nghĩ Ý của bạn TranLeQuyen là đặt $a=\sqrt{\frac{1-x}{1+x}}$ $\Rightarrow a\geq 0$

Khi đó $VT=f(a)=4a+\frac{1}{a}+\sqrt{\frac{1}{2}(a^2+\frac{1}{a^2})}$

Sau đó xét miền giá trị của f(a) bằng kiến thức đạo hàm 




#456497 Từ các chữ số 0,1,2,3,5,7,8 có thể lập được bao nhiêu số gồm ba chữ số khác n...

Đã gửi bởi linhlun97 on 09-10-2013 - 22:43 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

Bài 1

Gọi tập hợp  các số có 3 chữ số khác nhau lập từ 9 c/s đã cho là A

 $|A|=$$A_{9}^{3}-\frac{A_{9}^{3}}{9}=448$

Gọi B là tập các số thuộc A lớn hơn 572

Khi đó $|B|=179$

Gọi C là tập các số thỏa yêu cầu bài toán $|C|=269$




#456481 Tìm $M\epsilon \Delta$ sao cho MA+MB min

Đã gửi bởi linhlun97 on 09-10-2013 - 22:27 trong Đại số

Gọi A' là điểm đối xứng với A qua $\Delta$

Khi đó $MA+MB=MA'+MB\geq A'B=const$

$Min (MA+MB)=A'B\Leftrightarrow M=A'B\cap \Delta$

Từ đó bạn viết pt A'B và $Delta$, lúc đó sẽ tìm được tọa độ điểm M




#456470 $a^{3}+b^{3}+c^{3}$

Đã gửi bởi linhlun97 on 09-10-2013 - 22:02 trong Bất đẳng thức và cực trị

 Gọi$c=max {a,b,c}\Rightarrow 1\leq c\leq 2\Rightarrow (c-1)(c-2)\leq 0$

$\Rightarrow c^2-3c\leq -2$

Mà $a^3+b^3\leq (a+b)^3=(3-c)^3$

Khi đó$a^3+b^3+c^3\leq (3-c)^3+c^3=27+9c^2-27c=27+9(c^2-3c)\leq 27-2.9=9$

$"="\Leftrightarrow a=0,b=1,c=2$ và các hoán vị




#456428 cho hình chóp SABCD , ABCD hình vuông cạnh =a ,SA vuông góc với đáy .SA=2x

Đã gửi bởi linhlun97 on 09-10-2013 - 20:47 trong Hình học không gian

Dựng hình vuông ACDE (trong mặt phẳng đáy)

suy ra $ED\parallel AC\Rightarrow (SED)\parallel AC\Rightarrow d(AC,SD)=d(AC,SED)=d(A,SED)$

Ta có $SA\perp (ABCD)\Rightarrow SA\perp ED$

và $AE\perp ED$ (do ACDE là hình vuông)

$\Rightarrow (SAE)\perp ED$

dựng $AK\perp SE$

mà $AK\subset (SAE)\perp ED$

suy ra$AK\perp(SED)$

$\Rightarrow AK=d(A,(SED))$

$\Rightarrow \frac{1}{AK^2}=\frac{1}{SA^2}+\frac{1}{EA^2}$

VẬY $d(AC,SD)=\frac{2xa}{\sqrt{4x^2+a^2}}$




#456421 Tìm GTLN, GTNN của $P=x\left ( x^{2}+y \right )+y...

Đã gửi bởi linhlun97 on 09-10-2013 - 20:28 trong Bất đẳng thức và cực trị

Lời giải. Ta có $$P=x^3+y^3+2xy= 2011(x^2-xy+y^2)+2xy= 2011(x^2+y^2)-2009xy= \dfrac{2009}{2}(x-y)^2+ \dfrac{2013}{2}(x^2+y^2) \ge \dfrac{2013}{2} \cdot \dfrac{(x+y)^2}{2} \ge \dfrac{2013 \cdot 2011^2}{4}.$$

Dấu đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi $x=y= \dfrac{2011}{2}$. $\blacksquare$

$x,y$ nguyên dương mà bạn




#456251 Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn Ninh Thuận

Đã gửi bởi linhlun97 on 08-10-2013 - 22:12 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

Bài 2 nha mọi người

$a_{n+2}-7a_{n+1}=7a_{n+1}-a_n$

$\Rightarrow$(a_{n+2}-7a_{n+1})^2=2^2.3(2a_{n+1}-1)(2a_{n+1}+1)$=(7a_{n+1}-a_n)^2$

$a_{n+2}^2-14a_{n+2}.a_{n+1}=-14a_{n+1}.a_n+a_n^2$

Cho n chạy từ 1 dến n

Ta thu được $a_{n+2}^2+a_{n+1}^2-14a_{n+2}.a_{n+1}=a_1^2+a_0^2-14a_1a_0=-12$

$(a_{n+2}-7a_{n+1})^2=2^2.3(2a_{n+1}-1)(2a_{n+1}+1)$

suy ra $(2a_{n+1}-1)(2a_{n+1}+1)=3m^2$

$gcd(2a_{n+1}-1,2a_{n+1}+1)=1$

Và $(2a_{n+1}+1)\vdots 3$(quy nạp)

$\Rightarrow (2a_{n+1}+1)=3x,x\in \mathbb{Z}$

Suy ra $(2a_{n+1}-1).x=m^2$

Mà $(2a_{n+1}-1,x)=1$

=>dpcm




#456173 Tìm m để hs có cực đại, cực tiểu tại x1, x2 sao cho:

Đã gửi bởi linhlun97 on 08-10-2013 - 20:20 trong Hàm số - Đạo hàm

$y'=x^2-2mx-3m$

Hàm số có 2 điểm cực trị $\Leftrightarrow y'$ có 2 nghiệm phân biệt $\Leftrightarrow \Delta '=1+3m> 0\Leftrightarrow m> \frac{-1}{3}$

$x_{1},x_{2}$ là 2 nghiệm của pt $y'=0$

$\Rightarrow x_{1}^2=2mx_{1}+3m$ và $x_{2}^2=2mx_{2}+3m$

Mặt khác theo định lý Viet, ta có $x_{1}+x_{2}=2m$

Khi đó $\dfrac{x_1^2 + 2mx_2 + 9m}{m^2} + \dfrac{m^2}{x_2^2 + 2mx_1 + 9m} = 2$

$\Leftrightarrow \frac{2mx_{1}+3m+2mx_{2}+9m}{m^2}+\frac{m^2}{2mx_{2}+3m+2mx_{1}+9m}=2$

$\Leftrightarrow \frac{4m^2+12m}{m^2}+\frac{m^2}{4m^2+9m}=2$

Từ đó kết hợp điều kiện sẽ tìm được $m$

Hi vọng bạn xem cách giải của mình và cho ý kiến :D




#456023 Cho hình chóp S.ABC có AB=5a , BC=6a , CA=7a.Các mặt bên SAB , SBC , SCA tạo...

Đã gửi bởi linhlun97 on 07-10-2013 - 23:17 trong Hình học không gian

Gọi H là hình chiếu của S lên (ABC)

Vẽ $HM,HN,HP$ lần lượt vuông góc với $AB,BC,CA$

Khi đó $HM=HN=HP=cot(60).SH=r$

Suy ra H là tâm đường tròn nội tiếp tam giác ABC 

Hoặc là tâm đường tròn bàng tiếp góc A, hoặc B hoặc C của tam giác ABC

TH1, H là tâm đường tròn nội tiếp

Khi đó $S=p.r=\sqrt{p(p-a)(p-b)(p-c)}=6\sqrt{6}a^2$

Suy ra $r=\frac{2\sqrt{6}}{3}$

vậy$V_{ABCD}=8\sqrt{3}a^3$

Các trường hợp còn lại tương tự




#455974 Tìm GTLN, GTNN

Đã gửi bởi linhlun97 on 07-10-2013 - 21:27 trong Bất đẳng thức - Cực trị

Ta có $x+y-1=\sqrt{2x-4}+\sqrt{y+1}\leq \sqrt{(x-2+y+1)(2+1)}=\sqrt{3(x+y-1)}$ (bdt Bunhiakovski)

Suy ra $0\leq x+y-1\leq 3\Leftrightarrow 1\leq x+y=t\leq 4$

Xét$f(t)=t^2+\sqrt{9-t}+\frac{1}{\sqrt{t}}, t\in [1,4]$

$f'(t)=2t+\frac{1}{2\sqrt{9-t}}-\frac{1}{2\sqrt{t^3}}> 0 \forall t\in [1,4]$

Suy ra $f(t)$ đồng biến trên [1,4]

Max$f(t)= f(4)\Leftrightarrow x=4,y=-1$

Min $f(t)= f(1)\Leftrightarrow x=2,y=-1$




#455969 Tính thể tích khối chóp, khoảng cách giữa 2 đường thẳng chéo nhau AB và SC

Đã gửi bởi linhlun97 on 07-10-2013 - 21:09 trong Hình học không gian

 

$\overrightarrow{AB}.\overrightarrow{SC}=(\overrightarrow{SB}-\overrightarrow{SA}).\overrightarrow{SC}=-10$

$AB^2=SA^2+SB^2-2.SA.SB.cos\widehat{ASB}=13$

$\Rightarrow cos (\overrightarrow{AB},\overrightarrow{SC})=\frac{2}{\sqrt{13}}$$\Rightarrow sin(\overrightarrow{AB},\overrightarrow{SC})=\frac{3}{\sqrt{13}}$

ta có $V_{S.ABC}=\frac{1}{6}.d(AB,SC).sin(AB,SC)$

Vậy $d(AB,SC)=\frac{10\sqrt{13}}{3}$

Lấy đâu ra cây này đây $V_{S.ABC}=\frac{1}{6}.d(AB,SC).sin(AB,SC)$

 

 

 

 

$\overrightarrow{AB}.\overrightarrow{SC}=(\overrightarrow{SB}-\overrightarrow{SA}).\overrightarrow{SC}=-10$

$AB^2=SA^2+SB^2-2.SA.SB.cos\widehat{ASB}=13$

$\Rightarrow cos (\overrightarrow{AB},\overrightarrow{SC})=\frac{2}{\sqrt{13}}$$\Rightarrow sin(\overrightarrow{AB},\overrightarrow{SC})=\frac{3}{\sqrt{13}}$

ta có $V_{S.ABC}=\frac{1}{6}.d(AB,SC).sin(AB,SC)$

Vậy $d(AB,SC)=\frac{10\sqrt{13}}{3}$

Lấy đâu ra cây này đây $V_{S.ABC}=\frac{1}{6}.d(AB,SC).sin(AB,SC)$

 

 

Mình nhầm tí CT cưối cùng

chính xác là như vậy. Cho tứ diện ABCD thì $V_{ABCD}=\frac{1}{6}.AB.CD.sin(AB,CD).d(AB,CD)$

trong nhiều tài liệu bạn có thể tìm được




#455820 Tính thể tích khối chóp, khoảng cách giữa 2 đường thẳng chéo nhau AB và SC

Đã gửi bởi linhlun97 on 06-10-2013 - 23:42 trong Hình học không gian

$\overrightarrow{AB}.\overrightarrow{SC}=(\overrightarrow{SB}-\overrightarrow{SA}).\overrightarrow{SC}=-10$

$AB^2=SA^2+SB^2-2.SA.SB.cos\widehat{ASB}=13$

$\Rightarrow cos (\overrightarrow{AB},\overrightarrow{SC})=\frac{2}{\sqrt{13}}$$\Rightarrow sin(\overrightarrow{AB},\overrightarrow{SC})=\frac{3}{\sqrt{13}}$

ta có $V_{S.ABC}=\frac{1}{6}.AB.SC.d(AB,SC).sin(AB,SC)$

Vậy $d(AB,SC)=2/3$




#455818 Tính thể tích khối chóp, khoảng cách giữa 2 đường thẳng chéo nhau AB và SC

Đã gửi bởi linhlun97 on 06-10-2013 - 23:31 trong Hình học không gian

Trên SB lấy B', trên SC lấy C' sao cho SB'=SC'=SA=3

Khi đó sẽ tính được $AB'=3, AC'=3\sqrt{2},B'C'=3\sqrt{3}$ 

Suy ra tam giác AB'C' vuông tại A

Xét hình chóp $S.AB'C'$ Có SA=SB'=SC'

nên hình chiếu của S lên mp (AB'C') là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác AB'C', và đó chính là trung điểm B'C', gọi là H

Ta sẽ tính được $SH=\frac{3}{\sqrt{2}}$

Khi đó $$V_{S.AB'C'}=\frac{1}{3}.SH.S_{AB'C'}=\frac{1}{3}.\frac{3}{\sqrt{2}}.\frac{1}{2}.3.3\sqrt{2}=\frac{3}{4}$$

Mặt khác $\frac{V_{S.AB'C'}}{V_{S.ABC}}=\frac{SA.SB'.SC'}{SA.SB.SC}=\frac{9}{20}$

VẬY $V_{S.ABC}=5/3$

vè cơ bản tư tưỡng là thế, còn tính toán bạn kiểm tra lại nhé :D




#455785 $x_{n+1} = x_n+\dfrac{x_n^2}{n^2}$

Đã gửi bởi linhlun97 on 06-10-2013 - 22:03 trong Dãy số - Giới hạn

Bạn ơi, bạn xem lại đề hộ mình cái

Hình như đây là bài dãy số trong đề Đồng Tháp, có thề tham khảo ở đây http://forum.mathsco...ead.php?t=45074




#455706 CMR: $a+b> 4$ & $b+c\geqslant abc$

Đã gửi bởi linhlun97 on 06-10-2013 - 19:44 trong Bất đẳng thức và cực trị

Câu 2:

$(a+b+c)^2\geq 4a(b+c)$$\Leftrightarrow 4\geq a(b+c)$

 Suy ra $(b+c)^2\geq 4bc\geq bc.a(b+c)$

$\Rightarrow b+c\geq abc$




#454591 giải hpt sau 2)$\left\{\begin{matrix} x+y+...

Đã gửi bởi linhlun97 on 01-10-2013 - 23:48 trong Đại số

Các phương trình này bạn đưa về 2 ẩn là $S=x+y$ và $P=xy$ rồi sử dụng định lý Viet mà làm




#453482 $\lim\sum_{k=1}^{n}=\dfrac{x_...

Đã gửi bởi linhlun97 on 27-09-2013 - 22:24 trong Dãy số - Giới hạn

Sử dụng quy nạp đó bạn ơi, theo mình là thế




#453309 cho số nguyên tố p có dạng 2013k+2( k là số nguyên dương) và a,b là hai số ng...

Đã gửi bởi linhlun97 on 26-09-2013 - 23:08 trong Số học

Ta chứng minh bổ đề sau đây

$x,y\in \mathbb{N}, p\in\mathbb{P}, p\geq 3, p\equiv 3 (mod2)$ thì

 $x^3\equiv y^3 (mod p)\Leftrightarrow x\equiv y (mod p)$

nếu $x\vdots 3 \Rightarrow dpcm$

Nếu $x\overline{\vdots } \Rightarrow y\overline{\vdots }\Rightarrow (x,p)=(y,p)=1$

Áp dụng định lý Fermat nhỏ, ta có

$x^{p-1}=x^{3k+1}\equiv 1\equiv (x^3)^k.x\equiv (y^3)^k.x (modp)$

$y^{p-1}=y^{3k+1}=(y^3)^k.y\equiv 1 (mod p)$

Mặt khác $(x,p)=(y,p)=1$

suy ra dpcm

vậy ta chứng minh được bổ đề

 

áp dụng vào bài toán cho $p=2013k+2\equiv 2 (mod3)$

gt$\Rightarrow x^3\equiv -y^3 (mod p)\Rightarrow x+y\vdots p$(1)

$\Rightarrow (x+y)^2\vdots p$$

Mà$x^2-xy+y^2=(x+y)^2-3xy\vdots p$

Suy ra $xy\vdots p$ (2) (vì (3,p)=1)

Từ (1),(2) =>dpcm




#453298 a, Nếu a,b,c không là độ dài 3 cạnh của một tam giác thì $(a+b+c)(\...

Đã gửi bởi linhlun97 on 26-09-2013 - 22:41 trong Bất đẳng thức và cực trị

bài toán này có thể tổng quát thành như sau

 Cho các số thực dương $a_{i},i=\overline{1,n}$ và $n\geq 3$

$n^2+1> (a_{1}+a_{2}+...+a_{n})(\frac{1}{a_{1}}+\frac{1}{a_{2}}+...+\frac{1}{a_{n}})$

Chứng minh rằng $a_{i},a_{j},a_{k}$ là độ dài 3 cạnh tam giác