Đến nội dung

rongthan nội dung

Có 28 mục bởi rongthan (Tìm giới hạn từ 27-04-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#471824 $\sum \frac{a}{b^{2}+c^{2}+...

Đã gửi bởi rongthan on 19-12-2013 - 21:43 trong Bất đẳng thức - Cực trị



cho a,b,c >0 thỏa mãn ab+bc+ca=1. CMR $\sum \frac{a}{b^{2}+c^{2}+2}\geq \frac{3\sqrt{3}}{8}$

 

Trước hết ta có:

$P= \sum \dfrac{a}{b^2+c^2+2}= \sum \dfrac{a}{(b+c)(2a+b+c)} $

ta cần chứng minh BDT:

$\sum \dfrac{a}{(b+c)(2a+b+c)} \ge \dfrac{3\sqrt{3(ab+bc+ca)}}{8}$

Dễ dàng nhận thấy đây là 1 BDT đồng bậc. Do vậy ta chuẩn hoá: $a+b+c=1$

Và ta sẽ chứng minh BDT mạnh hơn 1 chút:

$\sum \dfrac{a}{(b+c)(2a+b+c)} \ge \dfrac{3}{8}$

Xét:

$\sum \dfrac{a}{(b+c)(2a+b+c)} -a = \dfrac{a}{1-a^2}-a = \dfrac{a^3}{1-a^2}= \dfrac{a^3}{(b+c)(2a+b+c)}$

Mà: $ \left[ \sum \dfrac{a^3}{(b+c)(2a+b+c)} \right]. \left[ \sum \dfrac{a(2a+b+c)}{b+c} \right] \ge \left[ \sum \dfrac{a^2}{b+c} \right] ^2$

Đến đây đặt: $t= \sum \dfrac{a^2}{b+c} \ge \dfrac{a+c+b}{2} \ge \dfrac{\sqrt{3(ab+bc+ca)}}{2}$

Thì: $VT \ge \dfrac{t^2}{2t+1}$

Hàm này đồng biến trên $\left[ \dfrac{\sqrt{3}}{2}; + \infty \right]$

nên ta có đpcm.

Dấu đẳng thức khi $a=b=c= \dfrac{1}{\sqrt{3}}$




#471818 $\sum \frac{a}{b^{2}+c^{2}+...

Đã gửi bởi rongthan on 19-12-2013 - 21:32 trong Bất đẳng thức - Cực trị




#398577 $2013!$ tận cùng bằng bao nhiêu chữ số $0$

Đã gửi bởi rongthan on 20-02-2013 - 17:54 trong Số học

1/ $2013!$ tận cùng bằng bao nhiêu chữ số $0$
2/ Tim số $n$ sao cho $n!$ tận cùng bằng $500$ chữ số 0
3/Tồn tại hay không số $n$ sao cho $n!$ tận cùng bằng $3111996$ chữ số 0

1/$501$
2/$ n \in [2005;2009]$
3/$ n \in [12448000;12448004]$



#398559 $$\left\{\begin{matrix} x^{2...

Đã gửi bởi rongthan on 20-02-2013 - 17:08 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Bạn ơi, bạn có thế làm rõ hơn cái phần "thay vào (2) ta có: ..." ko - mình còn kẹt chút ở phần đó, cụ thể là thay cái ở trên vào (2) thế nào và biến đổi ra sao

ý mình là thay điều kiện ở trên vào biểu thức $(2)$
$0=2x^3+3x^2+6y-12x+13 \geq2x^3+3x^2-12x+7$ ( vì $y \geq -1$)



#398421 $\sum {\frac{1}{{x\left( {y...

Đã gửi bởi rongthan on 19-02-2013 - 22:36 trong Bất đẳng thức và cực trị

Bđt mạnh hơn sau có đúng không?
\[
\sum {\frac{1}{{x\left( {y + z} \right)}}} \ge \frac{{3\sqrt 3 }}{{x + y + z}},\left( 1 \right)
\]

cái này có đk gì không vậy?



#398366 $(\sqrt{a} + \sqrt{b})(\frac{1...

Đã gửi bởi rongthan on 19-02-2013 - 21:28 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho a,b > 0. CMR : $(\sqrt{a} + \sqrt{b})(\frac{1}{\sqrt{a+3b}}+\frac{1}{\sqrt{b+3a}})\leq 2(*)$


$(*) \Leftrightarrow \frac{1}{\sqrt{a+3b}}+\frac{1}{\sqrt{b+3a}} \leq \frac{2}{\sqrt{a} + \sqrt{b}}$
$\Leftrightarrow -(\sqrt{a}-\sqrt{b})^{2}\frac{4\sqrt{ab}}{(\sqrt{a}+\sqrt{b}+\sqrt{a+3b})(\sqrt{a}+\sqrt{b}+\sqrt{b+3a})\sqrt{b+3a}\sqrt{a+3b}} \leq 0$



#398343 $\int_{0}^{1}\frac{\ln(x+1)...

Đã gửi bởi rongthan on 19-02-2013 - 21:06 trong Tích phân - Nguyên hàm

Ak. bài 1 mình làm được rồi đặt t= Pi/2 - x là xong :lol: :lol:

cận bài 1 từ $0$ đến $\frac{\pi}{6}$ thì sao đặt thế được??



#398127 $\left\{\begin{matrix} 2x^{2}y+y...

Đã gửi bởi rongthan on 18-02-2013 - 21:48 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

$\left\{\begin{matrix}
2x^{2}y+y^{3} = 2x^{4}+x^{6}\\(x+2)\sqrt{y+1} = (x+1)^{2}

\end{matrix}\right.$

chia pt $(1)$ cho $x^{3}$ rồi khảo sát hàm số: $f(t)=t^{3}+2t$ ta suy ra $y=x^{2}$
thay vào phương trình dưới ta được:
$(x+2)\sqrt{x^{2}+1} = (x+1)^{2}$
$<=>\sqrt{x^{2}+1}=x+\frac{1}{x+2}$
$<=>\frac{1}{\sqrt{x^{2}+1}+x}=\frac{1}{x+2}$
$<=>x=\sqrt{3}$ hoặc $x=-\sqrt{3}$



#398043 $\left\{\begin{matrix}x^{2}(y+1)=6y-2 & \\...

Đã gửi bởi rongthan on 18-02-2013 - 19:37 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

có thể tìm x qua he đầu luôn lấy trên trừ dưới

Phải là cộng vế chứ?



#397944 $\left\{\begin{matrix}2(x+y)^{3}...

Đã gửi bởi rongthan on 18-02-2013 - 13:34 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

TH1 sao x+y>0

mình gõ nhầm nghiệm đã sửa trong bài rồi!
Cách khác à? Mình sẽ thử



#397942 $\left\{\begin{matrix}x^{2}(y+1)=6y-2 & \\...

Đã gửi bởi rongthan on 18-02-2013 - 13:27 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

$\left\{\begin{matrix}x^{2}(y+1)=6y-2 & \\ x^{4}y^{2}+2x^{2}y^{2}+y(x^{2}+1)=12y^{2}-1 & \end{matrix}\right.$

Ta có:
$\left\{\begin{matrix}(x^{2}+1)^{2}+\frac{x^{2}+1}{y}+\frac{1}{y}=13\\ \frac{x^{2}+1}{y}+x^{2}+1+\frac{1}{y}=7 \end{matrix}\right.$
$<=>\left\{\begin{matrix}x^{2}+1+\frac{1}{y}=4\\ \frac{x^{2}+1}{y}=3\end{matrix}\right.$
hoặc $\left\{\begin{matrix} x^{2}+1+\frac{1}{y}=-5\\ \frac{x^{2}+1}{y}=12\end{matrix}\right.$



#397934 $\left\{\begin{matrix}2(x+y)^{3}...

Đã gửi bởi rongthan on 18-02-2013 - 13:08 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Giải hệ phương trình: $\left\{\begin{matrix}2(x+y)^{3}+4xy-3=0(1)&&\\(x+y)^{4}-2x^{2}-4xy+2y^{2}+x-3y+1=0(2)\end{matrix}\right.$

Ta có:$(2)<=>(x+y)^{4}-2(x+y)^{2}+x+y+(2y-1)^{2}=0$
$\Rightarrow (x+y)^{4}-2(x+y)^{2}+x+y \leq 0$
$<=>x+y \in [\frac{\sqrt{5}-1}{2};1]$ hoặc $x+y \in [-\frac{1+\sqrt{5}}{2};0]$
+/ Nếu $ x+y \in [\frac{\sqrt{5}-1}{2};1]$ thì $(2)<=>(2y-1)^{2}+(x+y)(x+y-1)^{2} \leq 0$( vì $0< x+y \leq 1$)
$\Rightarrow x= y=\frac{1}{2}$
+/ Nếu $x+y \in [-\frac{1+\sqrt{5}}{2};0]$
Đặt $t=|x+y|$ thì
$(1) \Rightarrow t^{2} \geq 4xy =2t^{3}+3 \geq 3t^{2}+2$ rõ ràng vô lí
Vậy $(x;y)=(\frac{1}{2};\frac{1}{2})$ là nghiệm duy nhất.



#397803 Giải HPT

Đã gửi bởi rongthan on 17-02-2013 - 20:17 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Giải HPT

cao nhân giúp mình với ạ, đang cần rất gấp.
cám ơn trước :D

Thế này nhé vì bài này cũng không khó nên mình chỉ nói qua thôi.
$\left\{\begin{matrix}x=\frac{2}{3}x_{0}\\ y=\frac{9}{4}y_{0}\end{matrix}\right.$
thay vào hệ ta thu được hệ đối xứng loại II.



#397797 $$\left\{\begin{matrix} x^{2...

Đã gửi bởi rongthan on 17-02-2013 - 20:00 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Giải hpt:
$\left\{\begin{matrix} x^{2}y^{2}-2x+y^2=0(1)\\2x^3+3x^2+6y-12x+13=0(2) \end{matrix}\right.$

$(1)<=>y^{2}=\frac{2x}{x^{2}+1} \Rightarrow \left\{\begin{matrix}y \in [-1;1] \\ x \geq 0\end{matrix}\right.$
thay vào $(2)$ ta có:
$2x^{3}+3x^{2}-12x+7 \leq 0$
$<=>(2x+7)(x-1)^{2} \leq 0 \Rightarrow \left\{\begin{matrix}x=1\\y=-1\end{matrix}\right.$



#397402 $2x^2+2x+1=2\sqrt{4x+1}$

Đã gửi bởi rongthan on 16-02-2013 - 19:29 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Giải pt:
$2x^2+2x+1=2\sqrt{4x+1}$

Đặt $t=2x+1$thì ta được:
$t^{2}+1=4\sqrt{2t-1}$
Lại đặt tiếp: $\alpha=\sqrt[3]{\frac{97+9\sqrt{113}}{54}}+\sqrt[3]{\frac{97-9\sqrt{113}}{54}}$
thì ta thu được:
$(t+\alpha)^{2}=\alpha(\sqrt{2t-1}+\frac{2}{\alpha})^{2}$



#397387 $x^2+3xz+z^2=1 \\ 3y^2+3yz+z^2=4 \\ x^2-xy+y^2=m$

Đã gửi bởi rongthan on 16-02-2013 - 18:59 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Xét x=y=z=0 không phải là nghiệm của hệ
*Nếu x=0 hệ trở thành $\left\{\begin{matrix}z^2=1 & & \\ 3y^2+3yz+z^2=4 & & \\ y^2=m & & \end{matrix}\right.$ $\Rightarrow m=\frac{3\pm \sqrt{5}}{2}$
*Nếu y=0 hệ trở thành $\left\{\begin{matrix}x^2+3xz+z^2=1 & & & \\ z^2=4 & & & \\ x^2=m & & & \end{matrix}\right.$ $\Rightarrow m=15\pm 6\sqrt{6}$
*Nếu z=0 hệ trở thành $\left\{\begin{matrix}x^2=1 & & & \\ 3y^2=4 & & & \\ x^2-xy+y^2=m & & & \end{matrix}\right.$ $\Rightarrow m=\frac{7\pm 2\sqrt{3}}{4}$
*Nếu x,y,z khác 0
Đặt $x=ay,x=bz\Rightarrow x=ay=bz$ $(a,b\neq 0)$
$\Rightarrow y=\frac{bz}{a},x^2=axy$ hay $y^2=\frac{b^2z^2}{a^2},xy=\frac{x^2}{a}$
$(1)\Leftrightarrow bz^2+3bz.\frac{bz}{a}+z^2=1\Leftrightarrow z^2=\frac{a}{ab^2+a+3b^2}$
$\Rightarrow y^2=\frac{b^2}{a(ab^2+a+3b^2)},x^2=\frac{a^2b^2}{ab^2+a+3b^2}$

$(2)\Leftrightarrow \frac{3b^2}{a(ab^2+a+3b^2)}+\frac{3b.a}{a(ab^2+a+3b^2)}+\frac{a}{ab^2+a+3b^2}=4$ $\Leftrightarrow 3b^2+3ab-4a^2b^2-12ab^2-3a^2=0$ (*)
Ta có $(1)\Leftrightarrow \frac{a^2b^2}{ab^2+a+3b^2}+\frac{a}{ab62+a+3b^2}+\frac{3ab^2}{ab^2+a+3b^2}=1\Leftrightarrow (ab^2-b^2)(a+3)=0\Leftrightarrow a=1\vee a=-3,(b\neq 0)$
Với a=1 thay vào (*) ta được $-13b^2+3b-3=0$ (Vô nghiệm)
Với a=-3 thay vào (*) ta được $b^2-3b-9=0\Leftrightarrow b=\frac{3\pm 3\sqrt{5}}{2}$
Khi đó $x=-3y$ và thay vào (1) ta được $z^2=1\Leftrightarrow z=\pm 1$
Nếu $b=\frac{3+3\sqrt{5}}{2}$ thì:
* z=1$\Rightarrow y=-\frac{1+\sqrt{5}}{2}\Rightarrow x=\frac{3+3\sqrt{5}}{2}$
$(3)\Leftrightarrow m=\frac{39+13\sqrt{5}}{2}$
* z=-1$\Rightarrow y=\frac{1+\sqrt{5}}{2}\Rightarrow x=-\frac{3+3\sqrt{5}}{2}$
$(3)\Leftrightarrow m=\frac{39+13\sqrt{5}}{2}$
Nếu $b=\frac{3-3\sqrt{5}}{2}$ thì
* z=1 $\Rightarrow y=\frac{-1+\sqrt{5}}{2}\Rightarrow x=\frac{3-3\sqrt{5}}{2}$
$(3)\Leftrightarrow \frac{39-13\sqrt{5}}{2}$
* z=-1 $\Rightarrow y=\frac{1-\sqrt{5}}{2}\Rightarrow x=\frac{-3+3\sqrt{5}}{2}$
$(3)\Leftrightarrow m=\frac{39-13\sqrt{5}}{2}$
Thử lại m thỏa yêu cầu bài toán
Vậy $m\in \left \{ \frac{39\pm 13\sqrt{5}}{2};\frac{3\pm \sqrt{5}}{2};15\pm 6\sqrt{6};\frac{7\pm 2\sqrt{3}}{4} \right \}$ thì hệ có nghiệm

Chỗ bôi đỏ mình thấy không được chính xác cho lắm. Theo mình nghĩ thì chỗ bôi xanh hoàn toàn suy ra từ $(1)$ bây giờ bạn lại thay nguyên vào $(1)$ mình nghĩ sẽ ra điều hiển nhiên mới đúng chứ?? Không tin hãy thay lại thử xem!!!



#397376 $\left\{\begin{matrix} x\log_23+...

Đã gửi bởi rongthan on 16-02-2013 - 18:35 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Giải hệ phương trình :
$\left\{\begin{matrix} x\log_23+\log_2y=y+\log_2x(1)\\x\log_312+\log_3x=y+\log_3y(2)\end{matrix}\right.$

$(1) <=>\frac{y}{x}=\frac{2^{y}}{3^{x}}$
$(2) <=> \frac{x}{y}=\frac{3^{y}}{12^{x}}$
Nhân vế suy ra $y=2x$
thay vào $(1) \Rightarrow y=log_{\frac{9}{2}}2$



#397372 Định $a$ để hệ sau có nghiệm $\left\{\begi...

Đã gửi bởi rongthan on 16-02-2013 - 18:18 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Định $a$ để hệ sau có nghiệm $\left\{\begin{array}{l}x^2+(y+3)^2\leq 4\\y=2ax^2\end{array}\right.$

Với $\forall a \in \mathbb{R}$ thì $(0;0)$ luôn là nghiệm của hệ??



#397123 $\left\{\begin{matrix} x+\sqrt{x...

Đã gửi bởi rongthan on 15-02-2013 - 21:45 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Giải hệ
$\left\{\begin{matrix} x+\sqrt{x^2-2x+5}=3y+\sqrt{y^2+4}\\ x^2-y^2-3x+3y+1=0 \end{matrix}\right.$

Giải hệ
$\left\{\begin{matrix} x+\sqrt{x^2-2x+5}=3y+\sqrt{y^2+4}\\ x^2-y^2-3x+3y+1=0 \end{matrix}\right.$

Cộng vế hai phương trình ta thu được:
$f((x-1)^{2})=f(y^{2})$
Với $f(t)=t+\sqrt{t+4}$ mà ta có $f'(t) \geq 0$
$\Rightarrow (x-1)^{2}=y^{2}$
Đến đây thay vào phương trình $(2)$



#397116 Giải bpt: $ x^3 + (3x^2 -4x - 4)\sqrt{x+1}\leq 0$

Đã gửi bởi rongthan on 15-02-2013 - 21:30 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Giải bất phương trình :

1/ $( 2 + \sqrt{x^2 -2x +5})(x+1) + 4x\sqrt{x^2 + 1} \leq 2x\sqrt{x^2 - 2x +5}$

2/ $ x^3 + (3x^2 -4x - 4)\sqrt{x+1}\leq 0$

Giải bất phương trình :

1/ $( 2 + \sqrt{x^2 -2x +5})(x+1) + 4x\sqrt{x^2 + 1} \leq 2x\sqrt{x^2 - 2x +5}$

Ta thu gọn:
$(1-x)\sqrt{(1-x)^{2}+4}+2(1-x) \leq -2x\sqrt{(-2x)^{2}+4}-2x$
Xét hàm số: $f(t)=t\sqrt{t^{2}+4}+2t$
$f'(t) \geq 0$
$\Rightarrow f(x-1) \leq f(-2x) <=>x\leq \frac{1}{3}$



#396927 $4x^{2}+\sqrt{2x+3}\geq 8x+1$

Đã gửi bởi rongthan on 15-02-2013 - 13:44 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Các anh chị giải giúp em mấy bài này với ạ

1)Giải hệ pt
$\left\{\begin{matrix} 7x^{3}+y^{3}+3xy(x-y)-12x^{2}+6x=1\\ \sqrt[3]{4x+y+1}+\sqrt{3x+2y}=4 \end{matrix}\right.$
2)Giải Hệ pt
$\left\{\begin{matrix} x+\frac{1}{x^{2}+1}=y+\frac{1}{y^{2}+1}\\ \sqrt{9x^{2}+\frac{4}{y^{2}}}=\frac{3x^{2}+2x-2}{y} \end{matrix}\right.$
3)Giảj pất pt

$4x^{2}+\sqrt{2x+3}\geq 8x+1$
3 ngày nữa là thầy chủ nhiệm kiểm tra .anh chị giúp em vớiHình đã gửi tết xong là quên sạch rồi Hình đã gửi

Các anh chị giải giúp em mấy bài này với ạ

1)Giải hệ pt
$\left\{\begin{matrix} 7x^{3}+y^{3}+3xy(x-y)-12x^{2}+6x=1(1)\\ \sqrt[3]{4x+y+1}+\sqrt{3x+2y}=4(2) \end{matrix}\right.$
2)Giải Hệ pt
$\left\{\begin{matrix} x+\frac{1}{x^{2}+1}=y+\frac{1}{y^{2}+1}(3)\\ \sqrt{9x^{2}+\frac{4}{y^{2}}}=\frac{3x^{2}+2x-2}{y}(4) \end{matrix}\right.$
3)Giảj pất pt

$4x^{2}+\sqrt{2x+3}\geq 8x+1(5)$
3 ngày nữa là thầy chủ nhiệm kiểm tra .anh chị giúp em vớiHình đã gửi tết xong là quên sạch rồi Hình đã gửi

Vì đây là bài tập nên mình chỉ nói qua thôi:
Bài 1:$(1)<=>(x-y)^{3}=(2x-1)^{2}$ thế vào (2) ta thu được nghiệm duy nhất: $(x;y)=(2;-1)$.
Bài 2:Từ $(3) \Rightarrow x=y$ thế vào (4) ta đặt $t=3x+\frac{2}{x}$ rồi bình phương lên.
Bài 3:Ta có:$(5)<=>|\sqrt{2x+1}-\frac{1}{2}| \leq 2x+\frac{3}{2}$.



#396900 $\int_{0}^{1}\frac{\ln(x+1)...

Đã gửi bởi rongthan on 15-02-2013 - 12:37 trong Tích phân - Nguyên hàm

Tính :
$\int_{0}^{\frac{\pi}{6}}(\sqrt[3]{\cos x} - \sqrt[3]{\sin x})\text{dx}$
$\int_{0}^{\frac{\pi}{2}}\frac{4\cos x - 3\sin x+1}{4\sin x+3\cos x+5}\text{dx}$
$\int_{0}^{1}\frac{\ln(x+1)}{x^2+1}\text{dx}$

Tính :
$\int_{0}^{\frac{\pi}{6}}(\sqrt[3]{\cos x} - \sqrt[3]{\sin x})\text{dx}$
$\int_{0}^{\frac{\pi}{2}}\frac{4\cos x - 3\sin x+1}{4\sin x+3\cos x+5}\text{dx}$
$\int_{0}^{1}\frac{\ln(x+1)}{x^2+1}\text{dx}$


Bài 1: mình tạm thời chưa nghĩ ra
Bài 2: Bạn sử dụng $A(4\sin x+3\cos x+5)+B(4\sin x+3\cos x+5)'=4\cos x - 3\sin x$
Phần số còn thừa ra thì bằng cách đặt $sin\alpha =\frac{4}{5}$ ta thu đươc $arctan$.
Bài 3:Đầu tiên đặt $x=tan(\alpha+\frac{\pi}{4})$ sau đó khai triển ra với chú ý là:
$ln\cos\alpha=\frac{1}{2}ln(1-sin^{2}\alpha)$



#396793 Chứng minh rằng: $(f_{(n)}(\alpha))^3 -f_{(n)}(...

Đã gửi bởi rongthan on 14-02-2013 - 23:51 trong Phương trình - Hệ phương trình - Bất phương trình

Từ điều kiện $f(x) \in \mathbb{Q} [x], \alpha \in \mathbb{R}$ thỏa mãn
$$\alpha^3-\alpha =f^3(\alpha) -f(\alpha) =33^{1999} (*)$$
ta thay$\alpha :=f(\alpha)$ vào đẳng thức (*) thì thu được:
$$f_{(2)}^{3}(\alpha)-f_(2)(\alpha)=f^3(\alpha) -f(\alpha)=33^{1999} (**)$$
sau $n-1$ lần thay như vậy ta có:
$$(f_{(n)}(\alpha))^3 -f_{(n)}(\alpha) =33^{1999}$$(dpcm)



#396780 $ 2x+ \frac{x-1}{x}=\sqrt [2] {\...

Đã gửi bởi rongthan on 14-02-2013 - 23:21 trong Phương trình - Hệ phương trình - Bất phương trình

Giải phương trình:$$ 2x+ \frac{x-1}{x}=\sqrt [2] {\frac{x-1}{x}} + 3\sqrt [2] {\frac{x^2-1}{x}} $$

Ta có:
$\frac{x-1}{x}- \sqrt{\frac{x-1}{x}}(3\sqrt{x+1}+1)+2x=0$
<=>$ \left\{\begin{matrix} \sqrt{\frac{x-1}{x}}=2+2\sqrt{x+1}(1)& \\ \sqrt{\frac{x-1}{x}}=\sqrt{x+1}-1(2)& \end{matrix}\right.$
$(1) <=> \left\{\begin{matrix} \sqrt{3(1-x)}-2\sqrt{x+1}=2x& \\ x \in (-1;0)& \end{matrix}\right.$
từ đó giải ra.
Làm tương tự với phương trình (2)



#396769 giải phương trình lượng giác$....(\cos (\pi y)+\cos (...

Đã gửi bởi rongthan on 14-02-2013 - 23:01 trong Phương trình - Hệ phương trình - Bất phương trình

xét biểu thức $3x^{2}-2\sqrt{3}(\cos (\pi y)+\cos (\pi x))x+4$ có
$\Delta' =(cos(\pi x)+cos(\pi y))^{2}-4 =< 0$
$\Rightarrow 3x^{2}-2\sqrt{3}(\cos (\pi y)+\cos (\pi x))x+4 \geq 0$
Mặt khác: $\sqrt{\frac{3}{2}x^{2}-2y^{2}+2z^{2}+10z+6y+\frac{\sqrt{3}}{2}x-17} \geq 0$
Do đó ta có $VT \geq 0=VP$
$\Rightarrow$ dấu bằng
<=>$ \left\{\begin{matrix} \cos(\pi x)=\cos(\pi y)=1 (1)& \\ \sqrt{\frac{3}{2}x^{2}-2y^{2}+2z^{2}+10z+6y+\frac{\sqrt{3}}{2}x-17}=0 (2)& \\x=\frac{2}{\sqrt{3}} (3)& \end{matrix}\right.$
$\Rightarrow$ PTVN( Vì (1) mâu thuẫn với (3))